intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá nguy cơ độc tố vi nấm aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1 và zearalenon trong thực phẩm tại Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá nguy cơ độc tố vi nấm aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1 và zearalenon trong thực phẩm tại Thanh Hóa đánh giá nguy cơ của các loại độc tố này trong chế độ ăn đối với sức khỏe người sử dụng cũng đã được tiến hành với Bắc Giang, Thái Bình và Hà Giang. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá nguy cơ của các loại độc tố trên với sức khỏe của người sử dụng tại Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá nguy cơ độc tố vi nấm aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1 và zearalenon trong thực phẩm tại Thanh Hóa

  1. Đánh giá nguy cơ độc tố vi nấm aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1 và zearalenon trong thực phẩm tại Thanh Hóa Đỗ Hữu Tuấn1, Thái Nguyễn Hùng Thu2* 1 Cục An toàn thực phẩm 2 Trường Đại học Dược Hà Nội Summary The risk assessment of four mycotoxins in foods including aflatoxin B1, fumonisin B1, ochratoxin A and zearalenone were conducted in Thanh Hoa. Samples inculuded corn, rice, peanut and sesame. Results of analysis of samples showed the presence of the studied mycotoxins in all sampling locations. Aflatoxin B1 was detected with a high rate and was present in all different matrices, while ochratoxin A, fumonisin B1 and zearalenone were found mainly in maize. The investigation of food consumption in the two provinces was also conducted to determine the daily consumption of rice, corn, peanut and sesame. The results were used to assess the risk of four mycotoxins in Thanh Hoa province. The risk assessment results show that carcinogenic risk of aflatoxin B1 is estimated at about from 0.67 to 1.34 cancer cases per year per 100.000 people with population groups in Thanh Hoa. In addition, the comparison of the exposure dose of fumonisin B1 and zearalenone compared to their PMTDI (provisional maximum tolerable daily intake) showed no risk to these 2 compounds in the diet of people in Thanh Hoa. However, a portion of the population may be at risk for ochratoxin A because the 95% percentile of these groups exceeds the estimated PMTDI. The results indicated the need to further improve the control of these mycotoxins in Vietnam. Keywords: Mycotoxin, aflatoxin B1, fumonisin B1, ochratoxin A, zearalenone, risk assessment, food, Thanh Hoa. Đặt vấn đề Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở miền Bắc Việt Độc tố vi nấm (mycotoxin, ĐTVN) là các chất Nam rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài chuyển hóa thứ cấp do một số loài vi nấm như vi nấm có khả năng sinh độc tố. Theo quy định Aspergillus, Penicillium và Fusarium... sinh ra. tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn Sự có mặt của độc tố vi nấm trong thực phẩm ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm (QCVN có thể gây ra các độc tính cấp hoặc gây ung thư, 8-1:2011/BYT), các độc tố vi nấm cần được gây đột biến, gây quái thai ở người và động vật. kiểm soát bao gồm aflatoxin (AF), ochratoxin A (OTA), fumonisin B1 (FUB1), deoxynivalenol (DON) và zearalenon (ZEA). Đã có nhiều nghiên Chịu trách nhiệm: Thái Nguyễn Hùng Thu cứu cho thấy sự có mặt của các độc tố vi nấm Email: tnht22@yahoo.com này trong thực phẩm ở Việt Nam, chủ yếu là các Ngày nhận: 21/02/2022 loại ngũ cốc và hạt có dầu. Phần lớn các nghiên Ngày phản biện: 18/3/2022 cứu tập trung vào các vùng núi cao hoặc các Ngày duyệt bài: 24/3/2022 vùng nông thôn nơi điều kiện bảo quản thực 52 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  2. phẩm không được đảm bảo. phương được tính toán dựa trên thông tin thu Kết quả phân tích độc tố vi nấm trong thập được từ việc khảo sát lượng tiêu thụ thực 996 mẫu thu thập từ 5 địa phương là Bắc Giang, phẩm được thực hiện đồng thời với việc lấy Hà Giang, Hà Nội, Thái Bình và Thanh Hóa trên mẫu của nhóm nghiên cứu tương tự như với 4 loại thực phẩm đã được công bố [1]. Đánh giá Bắc Giang, Thái Bình [2] và Hà Giang [3]. Các hộ việc phơi nhiễm với bốn loại độc tố nấm (AFB1, gia đình đã được điều tra về lượng thực phẩm FUB1, OTA, ZEA) từ thực phẩm gồm gạo, ngô, gồm gạo, ngô, lạc và vừng sử dụng hàng ngày lạc và vừng đối với 4 nhóm tuổi khác nhau. Từ của từng thành viên. Mỗi tỉnh thực hiện điều tra đó, đánh giá nguy cơ của các loại độc tố này tại 2 xã, mỗi xã điều tra 30 hộ gia đình. Khảo sát trong chế độ ăn đối với sức khỏe người sử dụng tập trung vào tổng lượng gạo, ngô, lạc và vừng cũng đã được tiến hành với Bắc Giang, Thái tiêu thụ hàng ngày. Cũng tương tự như với các Bình [2] và Hà Giang [3]. Tiếp theo, nghiên cứu nghiên cứu trên, vì lạc và vừng thường được này được thực hiện để đánh giá nguy cơ của trộn lẫn với nhau trong bữa ăn nên dữ liệu cho các loại độc tố trên với sức khỏe của người sử hai loại thực phẩm này đã được kết hợp và các dụng tại Thanh Hóa. giá trị cao hơn được chọn để tính toán liều phơi Phương pháp nghiên cứu nhiễm. Tất cả dữ liệu tiêu thụ thực phẩm được Lấy mẫu và xác định hàm lượng độc tố ước tính cho 4 nhóm tuổi khác nhau là từ 3 - 6 vi nấm tuổi, 7 - 11 tuổi, 12 - 18 tuổi và nhóm trên 18 Tổng số 192 mẫu gồm 49 mẫu ngô, 48 mẫu tuổi. Hơn nữa, mức độ phơi nhiễm trung bình và gạo, 46 mẫu lạc và 49 mẫu vừng đã được thu phân vị 95% (P95) đã được tính toán để tính thập tại các chợ tại Thanh Hóa. Các mẫu đều có đến sự thay đổi của dữ liệu tiêu thụ thực phẩm. hình thức bên ngoài bình thường, không có dấu Quá trình điều tra cũng kết hợp xác định cân hiệu của nấm mốc. Lượng mẫu tối thiểu được nặng trung bình của các nhóm tuổi nghiên cứu lấy là 1 kg, được đóng túi kín, mã hóa và ở địa phương. chuyển về phòng thí nghiệm thuộc Viện Kiểm Liều phơi nhiễm (LPN, g/kg tt/ngày) của các nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia ĐTVN từ một nhóm thực phẩm được tính theo để kiểm nghiệm xác định các độc tố vi nấm. công thức sau [6]: LPN = (HLĐ V × TTTPTB) / CNTB Mẫu được xử lý bằng phương pháp QuEChERS Trong đó: và phân tích bằng thiết bị LC-MS/MS. Phương HLĐTVN là hàm lượng độc tố vi nấm (g/kg); pháp đã được thẩm định theo tiêu chuẩn châu TTTPTB là tiêu thụ thực phẩm trung bình Âu [4] và được tiến hành tại phòng thí nghiệm (kg/người/ngày); đạt ISO/IEC 17025. CNTB là cân nặng trung bình (kg); Đánh giá phơi nhiễm tt là cân nặng cơ thể (thể trọng). Do tỷ lệ mẫu không phát hiện thấy độc tố vi Đánh giá nguy cơ nấm (kết quả dưới LOD hoặc LOQ) lớn hơn Nguy cơ của OTA, ZEA và FUB1 đến sức 50% tổng số mẫu [1] nên hàm lượng độc tố vi khỏe người sử dụng được đánh giá bằng cách nấm trong mẫu được xác định theo hướng dẫn so sánh liều tiêu thụ với giá trị PMTDI của của Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu: Giới chúng, đó là 0,5 µg/kg bw/ngày (đối với ZEA) và hạn dưới (LB) được tính bằng cách thay mẫu 2,0 µg/kg bw/ngày (đối với FUB1) hoặc PMTWI không phát hiện bởi giá trị "0" và thay mẫu phát của OTA (0,1 µg/kg bw/tuần). Trong đó, PMTDI hiện thấp hơn LOQ bởi LOD, giới hạn trên (UB) là liều tối đa hàng ngày dung nạp được được xác định bằng cách thay mẫu không phát (Provisional maximum tolerable daily intake) và hiện bằng LOD và thay mẫu phát hiện thấp hơn PMTWI là liều tối đa hàng tuần dung nạp được LOQ bởi LOQ [5]. (Provisional maximum tolerable weekly intake). Dữ liệu tiêu thụ thực phẩm trung bình ở địa Nguy cơ của AFB1 đối với sức khỏe người TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 53
  3. sử dụng cũng được đánh giá thông qua nguy cơ Tiềm năng trung bình = 0,3  0,2 + 0,01  0,8 = tăng ung thư gan của cộng đồng (tương tự như [2,3]). 0,068 và nguy cơ gây ung thư (ca ung Để đánh giá nguy cơ ung thư gan do phơi thư/năm/100.000 người) như sau: Nguy cơ gây nhiễm AFB1, giá trị tiềm năng trung bình được ung thư = Tiềm năng trung bình  Liều phơi tính dựa trên tỷ lệ dân số Việt Nam nhiễm HBV nhiễm. và ước tính nguy cơ ung thư gan do AFB1 của Kết quả và bàn luận nhóm dân số âm tính với HBV là 0,01 ca/năm àm ượng độc tố vi nấm trên 100.000 người và nhóm dân số dương tính Phương pháp xác định đồng thời độc tố vi với HBV là 0,3 ca/năm trên 100.000 người ứng nấm đã được thẩm định trên các nền mẫu với 1 ng AFB1/kg bw/ngày [7]. Theo một nghiên nghiên cứu. LOD và LOQ của các độc tố vi nấm cứu trước đây, tỷ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam có xác định được với AFB1 là 0,1 và 0,3 µg/kg với thể lên tới 20% trong dân số nói chung [8]. Do FUB1 là 25 và 75 µg/kg với OTA là 0,5 và đó, tỷ lệ lưu hành là 20% được sử dụng để tính 1,5 µg/kg với ZEA là 0,5 và 1,5 µg/kg [5]. Các toán giá trị tiềm năng trung bình (ca ung giá trị này được sử dụng trong đánh giá liều thư/năm/100.000 người với 1 ng AFB1/kg phơi nhiễm. Kết quả phân tích độc tố vi nấm có bw/ngày) là: trong 192 mẫu ngô, gạo, lạc và vừng thu thập tại Thanh Hóa được tóm tắt ở bảng 1 và bảng 2. Bảng 1. Kết quả xác định độc tố vi nấm trong các mẫu thu thập tại Thanh Hóa. Ngô (n = 50) Gạo (n = 48) Lạc (n = 46) Vừng (n = 49) Độc tố Tổng n’ n’ TB Max n’ TB Max n’ TB Max n’ TB Max AFB1 35 13 25,3 94,5 6 19,0 93,0 12 19,8 159,0 4 10,8 20,0 AFB2 15 5 5,5 11,0 1 11,0 11,0 6 4,4 21,0 3 1,8 2,0 AFG1 4 3 21,3 35,0 0 - - 1 11,0 11,0 0 - - AFG2 0 0 - - 0 - - 0 - - 0 - - FUB1 21 20 432,6 1662,0 0 - - 1 12,0 12,0 0 - - OTA 10 7 13,6 44,0 0 - - 3 8,7 23,0 0 - - ZEA 7 7 64,3 132,0 0 - - 0 - - 0 - - n’ là số mẫu bị nhiễm ĐTVN; TB và Max là hàm lượng trung bình và cao nhất ( µg/kg). Bảng 2. Số lượng và tỷ lệ mẫu vượt giới hạn cho phép AFB1 FUB1 OTA ZEA Mẫu n % n % n % n % Ngô (49) 13 26,53 2 4,08 6 12,24 0 - Gạo (48) 2 4,17 0 - 0 - 0 - Lạc (46) 5 10,87 0 - 1 2,17 0 - Vừng (49) 2 4,08 0 - 0 - 0 - Các giá trị giới hạn trên (UB) và giới hạn LOD và LOQ và hàm lượng độc tố vi nấm có dưới (LB) đã được tính toán dựa trên các giá trị trong mẫu tại Thanh Hóa như ở bảng 3. 54 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  4. Bảng 3. Giá trị hàm lượng trung bình các độc tố vi nấm được sử dụng để đánh giá nguy cơ AFB1 ( µg/kg) FUB1 ( µg/kg) OTA ( µg/kg) ZEA ( µg/kg) Loại mẫu Số lượng LB UB LB UB LB UB LB UB Ngô 49 5,31 5,39 127,0 129,0 1,95 2,38 64,50 64,90 Gạo 48 1,94 2,04 0 25,0 0 0,50 0 0,50 Lạc 46 4,87 4,96 0 25,0 0,57 1,03 0 0,50 Vừng 49 1,65 1,74 0 25,0 0 0,50 0 0,50 Đối với AFB1, các giá trị LB, UB tương ứng Giá trị LB và UB của ZEA trong ngô tại tại Thanh Hóa xấp xỉ tại Bắc Giang và cao hơn Thanh Hóa là 64,50 và 64,90 µg/kg cao hơn giá so với Thái Bình [2] nhưng thấp hơn tại Hà trị tương ứng tại các địa phương đã khảo sát. Giang [3]. Trên gạo, giá trị LB và UB tại Thanh Không có mẫu gạo, lạc và vừng nào bị nhiễm Hóa (1,94 và 2,04 µg/kg) cao hơn so với các địa ZEA. phương đã khảo sát ở trên. Tất cả các mẫu được thu thập trong nghiên Giá trị LB và UB của FUB1 trong ngô tại cứu này đều là mẫu có vẻ ngoài bình thường, Thanh Hóa (127,0 và 129,0 µg/kg) khá cao so không bị tổn thương. Tuy nhiên, sự có mặt của với Bắc Giang, Thái Bình [2] tuy có thấp hơn so các độc tố vi nấm (đặc biệt là AFB1) trong các với tại Hà Giang (154,0 và 169,0 µg/kg) [3]. mẫu cho thấy vẫn có nguy cơ người sử dụng Không có mẫu gạo, lạc và vừng nào bị phát hiện phơi nhiễm với các độc tố vi nấm này. có nhiễm FUB1. Đánh giá ượng tiêu thụ thực phẩm Giá trị LB và UB của OTA tại Thanh Hóa Lượng tiêu thụ của 4 loại thực phẩm tại trong ngô là 1,95 và 2,38 µg/kg thấp hơn so với Thanh Hóa thu được qua kết quả điều tra được Hà Giang và tương đương các địa phương tóm tắt trong bảng 4 cùng cân nặng của các khác. Các giá trị này thấp hơn trong lạc tại nhóm tuổi. Lạc và vừng được sử dụng cùng với Thanh Hóa. Không có mẫu gạo và vừng nào bị nhau nên lượng tiêu thụ được tính chung và phát hiện nhiễm FUB1. tính theo lượng lớn hơn tương tự như [2,3]. Bảng 4. Lượng tiêu thụ thực phẩm (g/người/ngày) và cân nặng trung bình theo nhóm tuổi Gạo Ngô Lạc và vừng Nhóm tuổi, Số Cân nặng Trung Trung giới tính lượng cơ thể (kg) Trung bình P95 P95 P95 bình bình 3-6 31 13,6 165,2 240,0 8,0 40,0 1,1 4,3 7 - 11 56 21,5 227,2 342,9 15,0 57,1 2,1 5,7 12 - 18 26 40,7 262,4 437,5 28,6 85,7 3,4 8,6 > 18 119 56,0 300,5 480,0 31,0 85,7 3,9 12,9 Nam > 18 57 62,8 339,3 522,9 31,1 85,7 4,6 14,3 Nữ > 18 62 49,7 264,9 448,1 31,0 85,7 3,2 9,9 Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy lượng vừng không đáng kể. Cỡ mẫu trong nghiên cứu thực phẩm chủ yếu được sử dụng là gạo, tỷ lệ thực tế là 60 hộ gia đình/tỉnh, nhưng sự phân bố sử dụng ngô khá thấp và tỷ lệ sử dụng lạc và giữa các nhóm tuổi khác nhau có sự khác biệt. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 55
  5. Điều này dẫn đến mức độ dao động của kết quả trong thực phẩm và mức tiêu thụ thực phẩm, và giá trị phân vị 95% (P95) có thể được sử liều phơi nhiễm với 4 loại độc tố AFB1, FUB1, dụng để tính đến sự dao động này. OTA và ZEA đã được tính cho từng nhóm tuổi Đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe tại Thanh Hóa với các độc tố vi nấm như ở Dựa trên kết quả hàm lượng độc tố vi nấm bảng 5. Bảng 5. Liều phơi nhiễm của các độc tố vi nấm (ng/kg bw/ngày) tại Thanh Hóa Trung bình P95 Độc tố Nhóm tuổi LB UB LB UB 3-6 27,2 28,5 51,9 54,0 7 - 11 24,8 26,0 46,8 48,6 12 - 18 16,8 17,5 33,4 34,7 AFB1 > 18 13,8 14,4 26,3 27,3 Nam > 18 13,6 14,2 24,9 25,9 Nữ > 18 14,1 14,7 27,9 29,0 3-6 74,7 383,6 373,5 836,4 7 - 11 88,6 359,1 337,3 754,6 12 - 18 89,2 256,0 267,4 550,9 FUB1 > 18 70,3 209,0 194,4 423,2 Nam > 18 62,9 202,6 267,4 395,6 Nữ > 18 79,2 216,9 267,4 457,8 3-6 1,2 7,6 5,9 16,3 7 - 11 1,4 7,1 5,3 14,7 12 - 18 1,4 5,0 4,2 10,7 OTA > 18 1,1 4,1 3,1 8,3 Nam > 18 1,0 4,0 2,8 7,8 Nữ > 18 1,3 4,2 3,5 8,9 3-6 37,9 44,3 189,7 200,0 7 - 11 45,0 50,7 171,3 180,6 12 - 18 45,3 48,9 135,8 142,2 ZEA > 18 35,7 38,7 98,7 103,8 Nam > 18 31,9 34,9 88,0 93,0 Nữ > 18 40,2 43,2 111,2 116,6 Nguy cơ của AFB1 đối với sức khỏe người chuẩn liều từ thực phẩm sống sang thực phẩm sử dụng được đánh giá thông qua nguy cơ tăng chín, nguy cơ gây ung thư gan của AFB1 đối ung thư gan của cộng đồng (số lượng ca ung với Thanh Hóa đã được tính toán và trình bày ở thư trên 100.000 dân mỗi năm). Căn cứ trên liều bảng 6. phơi nhiễm, tiềm năng gây ung thư và hiệu 56 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
  6. Bảng 6. Nguy cơ gây ung thư gan của AFB1 tại Thanh Hóa Nguy cơ gây ung thư gan của AFB1 Nhóm tuổi (ca ung thư/năm/100.000 dân) LB trung bình UB trung bình LB P95 UB P95 3-6 1,28 1,34 2,44 2,53 7 - 11 1,17 1,22 2,19 2,28 12 - 18 0,79 0,82 1,57 1,63 > 18 0,65 0,68 1,23 1,28 Nam > 18 0,64 0,67 1,17 1,21 Nữ > 18 0,66 0,69 1,31 1,36 Kết quả cho thấy nguy cơ ung thư gan tại nhóm tuổi cao hơn. Thanh Hóa tuy thấp hơn Hà Giang [3] nhưng cao Nguy cơ của FUB1 đến sức khỏe người sử hơn Thái Bình và Bắc Giang [2] với giá trị UB dụng được đánh giá bằng cách so sánh liều dao động từ 0,67 đến 1,34 ca ung phơi nhiễm với giá trị PMTDI 2,0 µg/kg bw/ngày. thư/năm/100.000 dân. Về mặt xu hướng, tại Các kết quả ở hình 1 cho thấy liều phơi nhiễm Thanh Hóa nguy cơ ung thư cao gặp phải ở của tất cả các nhóm tuổi nghiên cứu tại Thanh nhóm tuổi nhỏ (3 - 6 tuổi) và giảm dần ở các Hóa đều thấp hơn so với giá trị PMTDI. Hình 1. So sánh liều phơi nhiễm với PMTDI của FUB1 và ZAE tại Thanh Hóa Nguy cơ của ZEA đến sức khỏe người sử của OTA từ PMTWI là 0,014 µg/kg bw/ngày dụng được đánh giá bằng cách so sánh liều được sử dụng để đánh giá nguy cơ. Hình 2 cho phơi nhiễm với giá trị PMTDI của ZEA thấy cũng như tại Bắc Giang, với Thanh Hóa (0,5 µg/kg bw/ngày). Kết quả thu được như mặc dù mức phơi nhiễm trung bình chưa vượt trong hình 1 cho thấy nguy cơ có thể gặp phải ở quá PMTDI, tuy nhiên ở các nhóm tuổi nhỏ Thanh Hóa nhưng rất thấp giá trị trung bình chỉ (nhóm từ 3 đến 6 tuổi và nhóm từ 7 đến 11 tuổi) khoảng 20% so với PMTDI. mức phơi nhiễm phân vị 95% UB đã vượt quá Nguy cơ của OTA đến sức khỏe người sử PMTDI (vượt 103 - 114%) nhưng thấp hơn tại dụng được đánh giá bằng cách so sánh liều Bắc Giang (vượt 125%). Kết quả cho thấy có phơi nhiễm với giá trị PMTDI của OTA. Tuy một bộ phận dân số các nhóm tuổi này có thể nhiên chỉ có giá trị PMTWI của OTA là có nguy cơ đối với OTA trong chế độ ăn. 0,1 µg/kg bw/tuần, do đó giá trị ước tính PMTDI TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022 57
  7. Hình 2. So sánh liều phơi nhiễm với PMTDI của OTA tại Thanh Hóa Kết luận Lâm, Thái Nguyễn Hùng Thu (2019), “Đánh giá Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh nguy cơ độc tố vi nấm aflatoxin B1, ochratoxin A, sống, với tập tục bảo quản lương thực đơn fumonisin B1 và zearalenon trong thực phẩm tại giản. Kết quả phân tích các độc tố cho thấy đây tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Dược học, 523, tr. 54-60. cũng là địa phương có tỷ lệ thực phẩm bị nhiễm 4. Đỗ Hữu Tuấn, Thái Nguyễn Hùng Thu, các độc tố vi nấm khá cao. Kết quả đánh giá Trần Cao Sơn, Lê Thị Hồng Hảo (2017), “Xác cho thấy tại Thanh Hóa ít nguy cơ đối với FUB1 nhận hiệu lực của phương pháp xác định đồng và ZEA trong gạo, ngô, lạc và vừng nhưng nguy thời một số độc tố vi nấm trong thực phẩm theo cơ có thể gặp phải với AFB1 và OTA. Do vậy quy định châu Âu”, Tạp chí Dược học, 496, tr. cần có những biện pháp hạn chế các nguy cơ 63-66. của các độc tố vi nấm tại Việt Nam nói chung và 5. E. F. S. A. EFSA (2010), “Management of Thanh Hóa nói riêng. left-censored data in dietary exposure ài iệu tham khảo assessment of chemical substances”, EFSA 1. Đỗ Hữu Tuấn, Trần Cao Sơn, Lê Thị Hồng Journal, Vol. 8, No. 3, pp. 1557. Hảo, Thái Nguyễn Hùng Thu (2019), “Hàm 6. WHO (2009), Principles and methods for lượng độc tố vi nấm trong ngũ cốc và hạt có dầu the risk assessment of chemicals in food. ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam”, 7. Pitt J. I., Wild C. P., Baan R. A., Tạp chí Dược học, 518, tr. 37-42. Gelderblom W. C., Miller J. D., Riley R. T., et al. 2. Đỗ Hữu Tuấn, Trần Cao Sơn, Lê Thị Hồng (2012), “Improving public health through Hảo, Lê Danh Tuyên, Thái Nguyễn Hùng Thu mycotoxin control”, International Agency for (2019), “Đánh giá nguy cơ độc tố vi nấm Research on Cancer, Lyon, France. aflatoxin B1, ochratoxin A, fumonisin B1 và 8. Nguyen V. T. (2012), “Hepatitis B infection zearalenon trong thực phẩm tại Bắc Giang và in Vietnam: Current issues and future Thái Bình”, Tạp chí Dược học, 521, tr. 41-47. challenges”, Asia Pacific Journal of Public 3. Đỗ Hữu Tuấn, Trần Cao Sơn, Vũ Tùng Health, 24 (2), pp. 361–373. 58 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC SỐ 44 - THÁNG 3/2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2