intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá phát triển sức bền của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 Trung tâm TDTT quận Thủ Đức với việc áp dụng kế hoạch huấn luyện sau 16 tuần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua 16 tuần tập luyện cùng với kế hoạch huấn luyện áp dụng hệ thống 20 bài tập phát triển sức bền được lựa chọn thông qua phương pháp phỏng vấn, kết quả cho thấy: sức bền (sức bền chung và sức bền chuyên môn) của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT quận Thủ Đức được cải thiện rõ rệt ở 8/8 test đáng giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá phát triển sức bền của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 Trung tâm TDTT quận Thủ Đức với việc áp dụng kế hoạch huấn luyện sau 16 tuần

  1. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CỦA NAM VĐV CẦU LÔNG LỨA TUỔI 17-18 TRUNG TÂM TDTT QUẬN THỦ ĐỨC VỚI VIỆC ÁP DỤNG KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN SAU 16 TUẦN TS. Phan Ngọc Huy, ThS. Trần Thị Cảng, ThS. Trần Anh Đức Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Qua 16 tuần tập luyện cùng với kế hoạch huấn luyện áp dụng hệ thống 20 bài tập phát triển sức bền được lựa chọn thông qua phương pháp phỏng vấn, kết quả cho thấy: sức bền (sức bền chung và sức bền chuyên môn) của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT quận Thủ Đức được cải thiện rõ rệt ở 8/8 test đáng giá. Có thể kết luận rằng kế hoạch huấn luyện mà tác giả đã xây dựng là có hiệu quả và đạt được mục tiêu là phát triển sức bền cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT quận Thủ Đức. Từ khóa: Sức bền chung, sức bền chuyên môn, kế hoạch huấn luyện, nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT quận Thủ Đức 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng công tác huấn luyện sức bền của trung tâm TDTT quận Thủ Đức đang có một số bất cập, sức bền của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 có dấu hiệu giảm dần trong thời gian gần đây. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá xã hội. Chỉ thị 36- CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng ngày 24/3/1994 đã khẳng định “Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác Thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á…”[1]. Cầu lông là môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 1960. Tuy nó xuất hiện muộn hơn so với một số môn thể thao khác nhưng nó nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Sự phát triển của môn cầu lông phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay vì cơ sở vật chất của môn thể thao này rất đơn giản lại dễ chơi. Trong những cuộc thi đấu quốc tế, các VĐV cầu lông Việt Nam tham dự mới ở mức độ cọ sát, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng hiện nay ngôi bá chủ thế giới lại thuộc về các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan ngoài ra Trung Quốc, Hàn Quốc xa hơn nữa là Thụy Điển, Đan Mạch là những nước cường quốc về cầu lông và nó được phát triển rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. [2] Cầu lông đỉnh cao đòi hỏi VĐV phải hội tụ đầy đủ các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo. Qua các giải thi đấu quốc gia và quốc tế ta càng thấy rõ những hạn chế trong công tác đào tạo VĐV cầu lông đỉnh cao, đặc biệt là về sức bền. Trong đó sức bền đóng vai trò rất quan trọng, một VĐV có kỹ thuật khá ổn định mà sức bền không tốt thì chưa chắc đã giành thắng lợi trong một trận đấu. Do đó muốn nghiên cứu đúng 478
  2. trình độ của một VĐV cầu lông là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với việc đào tạo cầu lông hiện nay để đem lại một lực lượng hùng hậu tranh giành thứ hạng cao trong khu vực và thế giới.[2] Trong thời kỳ đổi mới, phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ và có những chuyển biến cả về lượng và chất. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến thể thao thành tích cao, một bộ phận cấu thành của nền TDTT Việt Nam. Với những tấm huy chương đạt được trong các cuộc thi đấu quốc tế ở khu vực, châu lục và thế giới, thể thao thành tích cao đã góp phần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành trong giao lưu quốc tế và nhanh chóng hoà nhập với trình độ thể thao khu vực. Tuy vậy, những thành tích mà thể thao thành tích cao đạt được vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, ngành TDTT nước ta đã xác định thể thao thành tích cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành mà trước tiên phải từng bước hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia xuất phát từ việc đào tạo VĐV trẻ.[3] Kết quả kiểm tra 10 nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT quận Thủ Đức, cho thấy: sức bền chung và sức bền chuyên của những VĐV này chưa đạt yêu cầu, cần được cải hiện để có thể cạnh tranh với trình độ của những VĐV trong và ngoài nước. [4] 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp toán thống kê, phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp kiểm tra sư phạm. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiệu quả của kế hoạch huấn luyện áp dụng 20 bài tập phát triển sức bền được thể hiện thông qua 8 test đánh được chia làm 2 nhóm: - Nhóm sức bền chung: Chạy 4x10m (s), Chạy 1500m (s), Chống đẩy (số lần), Nhảy dây đơn 2 phút (số lần) - Nhóm sức bền chuyên môn: Chạy Zíczắc (s), Di chuyển tiến lùi mô phỏng động tác lốp cầu 2 phút (số lần), Di chuyển ngang sân đơn 2 phút (số lần), Di chuyển nhặt cầu 6 góc sân 2 phút (số lần) Kết quả so sánh thành tích trung bình ở 8 test đáng giá trước và sau khi áp dụng kế hoạch huấn luyện được thể hiện qua bảng 3.1 như sau. Bảng 3.1: So sánh thành tích trung bình ở từng test đánh giá sức bền nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 trung tâm TDTT Quận Thủ Đức (n=10) X TT TEST Trước Sau W% t0.05 p TN TN 1 Chạy 4x10m (s) 5.57 5.16 7.53 3.118
  3. 4 Chống đẩy (số lần) 27.1 33.3 20.53 2.301
  4. - Chạy Zíczắc (s): Thành tích trung bình trước thực nghiệm của nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 17- 18 của trung tâm TDTT Quận Thủ Đức là X = 6.94 (s), thành tích trung bình sau thực nghiệm là X = 6.88 (s) cải thiện hơn so với trước thực nghiệm thể hiện ở nhịp tăng trưởng W% = 0.94%. Với t0.05= 2.891 lớn hơn tbảng, sự khác biệt giữa 2 lần có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p
  5. 320 315 315 310 303 305 300 295 Nhảy dây đơn 2 phút (số lần) W% = 3.97% Trước TN Sau TN Biểu đồ 3.5: Thành tích trung bình trước và sau thực nghiệm của Test Nhảy dây đơn 2 phút (số lần) - Di chuyển tiến lùi mô phỏng động tác lốp cầu 2 phút (số lần): Thành tích trung bình trước thực nghiệm của nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 17- 18 của trung tâm TDTT Quận Thủ Đức là X = 40 (số lần), thành tích trung bình sau thực nghiệm là X = 45.3 (số lần) cải thiện hơn so với trước thực nghiệm thể hiện ở nhịp tăng trưởng W% = 12.43%. Với t0.05= 2.265 lớn hơn tbảng, sự khác biệt giữa 2 lần có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p
  6. 48 47 46 44 42 42 40 Di chuyển ngang sân đơn 2 phút (số lần) W% = 10.5% Trước TN Sau TN Biểu đồ 3.7: Thành tích trung bình trước và sau thực nghiệm của Test Di chuyển ngang sân đơn 2 phút (số lần) - Di chuyển nhặt cầu 6 góc trên sân 2 phút (số lần) Thành tích trung bình trước thực nghiệm của nam VĐV Cầu lông lứa tuổi 17- 18 của trung tâm TDTT Quận Thủ Đức là X = 19.2 (số lần), thành tích trung bình sau thực nghiệm là X = 23.2 (số lần) cải thiện hơn so với trước thực nghiệm thể hiện ở nhịp tăng trưởng W% = 19.39 %. Với t0.05= 2.401 lớn hơn tbảng, sự khác biệt giữa 2 lần có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, chỉ thị số 36-CT/TW ngày 29/03/1994, Ban bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới. 2. Cầu lông, (2011), Trường Đại Học TDTT Đà Nẵng. 3. Nghị quyết 08-NQ/TW (2011): Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 4. Trần Viết Nghĩa, (2020), Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 của trung tâm TDTT quận Thủ Đức. 484
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2