intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá phương pháp giảng dạy Blended Learning tại các trường đại học Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá phương pháp giảng dạy Blended Learning tại các trường đại học Việt Nam" nhằm làm rõ về cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy Blended Learning đang áp dụng trong các trường đại học ở Việt Nam, thông qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quá trình chuyển đổi số cho các trường đại học trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá phương pháp giảng dạy Blended Learning tại các trường đại học Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 19. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BLENDED LEARNING TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ThS. Nguyễn Ngọc Đính* Tóm tắt Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, việc nhanh chóng chuyển đổi các phương pháp giảng dạy truyền thống sang giảng dạy áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong đó, phương pháp giảng dạy theo hình thức Blended Learning đã xuất hiện từ lâu, nhưng việc áp dụng và thực hiện nó một cách có hiệu quả trở nên vô cùng quan trọng đối với các trường đại học nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung. Bài viết này nhằm làm rõ về cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy Blended Learning đang áp dụng trong các trường đại học ở Việt Nam, thông qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quá trình chuyển đổi số cho các trường đại học trong nước. Từ khóa: Blended Learning; giáo dục đại học; chuyển đổi số 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học trực tuyến đang ngày càng phổ biến trong giáo dục đại học, bắt buộc các nhà giáo dục phải đối mặt với các thách thức giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và xu hướng mới đang thịnh hành. Thật vậy, các nhà lãnh đạo đang gặp thử thách trong việc định vị các cơ sở giáo dục của họ để đáp ứng nhu cầu kết nối của sinh viên trong tương lai cũng như đáp ứng kỳ vọng và yêu cầu ngày càng tăng về trải nghiệm cũng như kết quả học tập có chất lượng cao hơn. Với bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy mạng Internet, CNTT và truyền thông đang thay đổi phần lớn xã hội, có lý do chính đáng để tin rằng nó cũng có tác động và định hình cho giáo dục đại học trong thế kỷ 21. Chuyển đổi môi trường học tập trong giáo dục đại học trong một thế giới ngày càng điện tử hóa là rất quan trọng để đảm bảo rằng các lợi ích của học viên được thu nhận đầy đủ (Williams, 2002). Theo quan điểm của Hicks, Reid và George (2001), có nhu cầu đối với các trường đại học về việc “cung cấp giáo dục cho một bộ phận dân số lớn hơn và đa dạng hơn, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời và thực hành dựa trên công nghệ trong dạy học”’. * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 174
  2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguồn gốc của sự chuyển đổi bắt nguồn từ khả năng người học trực tuyến được kết nối với một cộng đồng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, không bị ràng buộc về thời gian, địa điểm hoặc hoàn cảnh. Hiện nay, việc chuyển từ phương pháp dựa vào sách vở sang phương pháp học tập dựa trên Internet với cách tiếp cận Face to Face (F2F) ngày càng phổ biến đã tác động lớn lên giáo dục đại học dựa trên cơ sở khuôn viên trường truyền thống. Về điểm này, Chủ tịch Đại học Penn State cho rằng, sự hội tụ của giáo dục tại lớp học và trực tuyến là “‘xu hướng chưa được công nhận lớn nhất trong giáo dục đại học ngày nay” (Young, 2002). Mục đích của bài viết này là thảo luận về xu hướng đang nổi lên trong giáo dục đại học, đó là kết hợp học tập dựa vào sách và công nghệ Internet với cách tiếp cận F2F - thường được gọi đơn giản là “Blended Learning”. Phương pháp học tập Blended Learning là một chiến lược hiệu quả và ít rủi ro nhằm định vị các trường đại học trước sự phát triển mạnh mẽ về CNTT sẽ diễn ra trong vài năm tới. Khi xã hội và công nghệ đang thay đổi cơ bản cách chúng ta giao tiếp và học hỏi, điều này chắc chắn sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Việc chuyển sang Blended Learning được thúc đẩy nhanh hơn nữa bởi bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, tác động lớn đến mô hình giáo dục truyền thống. Công nghệ đám mây và Internet cung cấp sự linh hoạt về thời gian và địa điểm và cho việc giáo dục không giới hạn. Điều này không dẫn đến sự biến mất của phương pháp giáo dục tại lớp học trong khuôn viên trường, nhưng sẽ khiến các nhà giáo dục nhận ra cách tốt nhất là sử dụng cả học trực tiếp và học trực tuyến cho mục đích giáo dục đại học. 2. PHƯƠNG PHÁP BLENDED LEARNING Nói một cách đơn giản nhất, Blended Learning là sự tích hợp giữa trải nghiệm học tập trực tiếp F2F trong lớp học với trải nghiệm học tập trực tuyến. Với phương pháp học tập này, người học vừa có thể mở rộng trải nghiệm trong quá trình học tập truyền thống kết hợp với những đổi mới trong cách thức truyền tải của giáo viên. Họ có thể tìm hiểu, khai thác sâu dựa trên kho dữ liệu kiến thức to lớn trên Internet. Để bắt đầu, điều quan trọng là phân biệt Blended Learning với các hình thức học tập kết hợp trực tuyến khác. Blended Learning được phân biệt với học tập nâng cao trong lớp học hoặc trải nghiệm học tập trực tuyến hoàn toàn (xem Hình 1). Tuy nhiên, mức độ hay tỷ lệ của việc học trực tuyến trong Blended Learning chưa được phân định rõ ràng. Trên thực tế, Blended Learning là sự tích hợp hiệu quả của hai thành phần chính (học trực tiếp và công nghệ Internet) cả hai thành phần này đều có yếu tố quan trọng như nhau. Thiết kế Blended Learning thể hiện sự khác biệt lớn so với một trong hai cách tiếp cận nêu trên. Nó đại diện cho sự tái nhận thức và tổ chức lại động lực cho việc dạy và học, không có hai thiết kế Blended Learning nào giống hệt nhau, do đó Blended Learning là tương đối phức tạp hơn so với hai cách trên. Hình 1. Quá trình của E-Learning E-Learning Nâng cao Blended Online 175
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Khi chúng ta có hiểu biết vững chắc về thuộc tính của Internet, cũng như kiến thức về cách tích hợp hiệu quả công nghệ Internet với các đặc điểm có giá trị nhất của học tập trực tiếp, thì có thể tạo ra thay đổi về bản chất và chất lượng trong trải nghiệm giáo dục. Trọng tâm của lập luận trên là chất lượng và số lượng của tương tác và gắn kết trong một cộng đồng học tập, đạt được thông qua sự tích hợp có hiệu quả công nghệ Internet. Tập trung vào các đặc tính của Internet, chúng ta biết rằng, phần lớn sự hài lòng và thành công của trải nghiệm Blended Learning có thể là do khả năng tương tác của công nghệ truyền thông Internet (Garrison và Cleveland Innes, 2003; Swan, 2001). Điều làm cho Blended Learning trở nên đặc biệt hiệu quả là khả năng tạo điều kiện cho cộng đồng cùng nhau tìm hiểu. Cộng đồng mang lại sự ổn định, ảnh hưởng tới sự gắn kết, cân bằng giữa giao tiếp và khả năng truy cập thông tin vô hạn trên Internet. Các cộng đồng cũng tạo điều kiện cho đối thoại tự do và cởi mở, tranh luận phản biện, thương lượng và thỏa thuận - là những đặc điểm của giáo dục đại học. Ví dụ, khi bắt đầu một khóa học, rất thuận lợi khi có một lớp học trực tiếp để gặp gỡ và xây dựng cộng đồng. Ngược lại, thảo luận một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự phản biện, có thể được thực hiện tốt hơn thông qua một diễn đàn thảo luận trên Internet. Blended Learning được tạo điều kiện triển khai với các hệ thống quản lý học tập ảo như: Blackboard WebCT, Moodle và các nền tảng web 2.0 khác được sử dụng kết nối học tập hợp tác giữa sinh viên và giảng viên (Edward et al., 2018). Theo đó, Aguti et al. (2014) cho biết, 80% các cơ sở ở các khu vực phát triển sử dụng chủ động phương pháp Blended Learning để hỗ trợ việc dạy và học, với 97% các cơ sở được báo cáo đang triển khai một hoặc nhiều hình thức học tập qua trung gian công nghệ thông tin. Hình 2 chỉ ra rằng, thiết kế và loại hình giảng dạy Blended Learning bao gồm các hoạt động trực tuyến như: sách, tài liệu đọc, công cụ viết trực tuyến, bảng tin, liên kết web, hướng dẫn, diễn đàn thảo luận, tài liệu tham khảo, mô phỏng, câu đố… (Anthony et al., 2019). Ngược lại, giảng dạy F2F bao gồm các bài giảng, hoạt động trong phòng thí nghiệm, thực hành kỹ năng đánh giá, thuyết trình, cá nhân/nhóm và các cuộc thảo luận do giảng viên thực hiện để kiểm tra hiệu quả học tập của sinh viên (Sun và Qiu, 2017). Hình 2. Đặc điểm của Blended Learning Hoạt động F2F Hoạt động trực tuyến Bài giảng trên lớp Hoạt động học tập cá nhân Thảo luận cá nhân/nhóm Hoạt động học tập hợp tác Hoạt động phòng thí nghiệm Đào tạo trên web Thuyết trình Turor trực tuyến, blog, phòng chat Tương tác sinh viên Thảo luận trực tuyến Tương tác sinh viên - giảng viên Đánh giá sinh viên Trung gian Trung gian con người công nghệ Blended learning (F2F + Online) 176
  4. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Blended Learning có thể phân loại một cách tổng quát thành các mô hình sau tùy theo đặc thù người học và cách tổ chức các lớp học (Garrison và Kanuka, 2004): - Face To Face Driver (Giảng dạy trực tiếp): Mô hình này hoạt động tốt nhất cho các lớp học đa dạng, trong số đó người học hoạt động ở nhiều cấp độ không giống nhau về năng lực cũng như trình độ. Nói chung, chỉ một số người học sẽ tham gia vào các thành phần học tập trực tuyến. Người học ở cấp độ thành thục trên cấp lớp của họ sẽ được tiến hành với tốc độ nhanh hơn. Việc này ngăn ngừa sự nhàm chán bằng cách cung cấp những thách thức thích hợp cho học viên có khả năng cao. Người học ở cấp độ thành thạo dưới cấp lớp của họ được cung cấp khắc phục kỹ năng thích hợp trong một nỗ lực để tăng tốc độ học tập. - Rotation (Sự luân phiên): Sinh viên xoay vòng thông qua thời khóa biểu của các môn học trực tuyến độc lập và các lớp học trực diện với giảng viên. Mô hình này thích hợp với các học sinh chưa có kỹ năng đồng đều. - Flex (Linh hoạt): Hầu hết các chương trình giảng dạy được cung cấp thông qua một nền tảng kỹ thuật số và giáo viên có sẵn để tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Nó phụ thuộc rất nhiều vào việc giảng dạy trực tuyến, với các giáo viên đóng nhiệm vụ là người hướng dẫn. Mô hình này dường như được sử dụng nhiều nhất và thành công nhất trong các môi trường thay thế. Các môi trường thay thế trong đó người học tham gia vào các chương trình vừa học vừa làm. - Labs (Phòng thực hành): Tất cả các chương trình giảng dạy được phân phối thông qua nền tảng kỹ thuật số nhưng ở một địa điểm phù hợp. Sinh viên thường tham gia các lớp học truyền thống trong mô hình này. - Self-blend (Tự học): Mô hình cho phép sinh viên học các môn học ngoài chương trình truyền thống. Sinh viên có thể chọn gia tăng cách học truyền thống của họ với khóa học trực tuyến. - Online driver (Học trực tuyến): Sinh viên hoàn thành toàn bộ khóa học thông qua một nền tảng online với giảng viên. Tất cả các chương trình đào tạo và dạy học đều được phân phối thông qua nền tảng kỹ thuật số và gặp gỡ trực diện được thiết lập và xuất hiện khi cần thiết. 3. ÁP DỤNG BLENDED LEARNING TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Tại Mỹ, việc dạy và học trên môi trường Internet được sự ủng hộ và trợ cấp ngân sách từ Chính phủ Mỹ từ những năm đầu thời kỳ bùng nổ Internet. Theo số liệu từ Hiệp hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (ASTD), vào đầu năm 2000 đã có gần 47% các trường đại học và nghề nghiệp đưa vào sử dụng các phương pháp dạy học trực tuyến, đến cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học và cao đẳng áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Hàng năm, số học viên tham gia tăng lên rõ rệt đến 33%. Việc chuyển sang đào tạo online còn được áp dụng rộng rãi sang cả các doanh nghiệp trong nước. Không những tại Mỹ, châu Âu cũng rất chú trọng phát triển giáo dục trực tuyến. Với dự đoán từ IDC, quy mô thị trường ở châu Âu sẽ tăng rất mạnh trong những năm tới. Điển hình là dự án mạng lưới giáo dục xuyên châu Âu (EuroPace), được hợp tác xây dựng bởi 36 trường đại học hàng đầu tại châu Âu hợp tác với Công ty Docent của Mỹ. 177
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tại châu Á, dạy học trực tuyến vẫn đang trong quá trình phát triển do sự khác biệt về văn hóa cũng như cách dạy học F2F truyền thống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, các quốc gia châu Á dù muốn hay không cũng đang phải chuyển dần sang đào tạo trực tuyến, đi đầu phải kể đến các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore. Tại Việt Nam, sự phát triển của giáo dục trực tuyến bắt đầu từ những năm 2000 với các hội thảo tổ chức bàn về giáo dục trực tuyến như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2000, Hội nghị giáo dục năm 2001 và Hội thảo khoa học về nghiên cứu và triển khai E-Learning vào năm 2005 do Viện Công nghệ Thông tin Đại học Quốc gia và Khoa CNTT - Trường Đại học Bách khoa tổ chức. Tuy nhiên, hình thức đào tạo Blended Learning là tương đối khác biệt so với E-Learning như đã nêu ra ở trên, cần có một nghiên cứu áp dụng để có thể cụ thể hóa và kết hợp được mặt mạnh của phương pháp F2F và đào tạo trực tuyến cho giáo dục đại học trong nước. Sau đây là một số chương trình đào tạo trực tuyến tiêu biểu của các đại học trong nước. Chương trình đào tạo trực tuyến công nghệ thông tin FUNix của Đại học FPT, cung cấp bằng Kỹ sư phần mềm và các chứng chỉ nghề nghiệp lĩnh vực CNTT. Chương trình này chính thức ra mắt vào ngày 13/10/2015, khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 20/11/2015. Toàn bộ chương trình học online tại FUNiX được chia thành 8 học kỳ, mỗi kỳ 4 tháng. Trong 8 kỳ học, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp như: Công dân số, Lập trình viên ứng dụng mobile, Lập trình viên ứng dụng doanh nghiệp, Kỹ sư phần mềm cơ bản, Môi trường kinh doanh, Chuyên viên CNTT, Môi trường làm việc CNTT, Kỹ sư phần mềm. Sau mỗi kỳ sinh viên được nhận một chứng chỉ có giá trị độc lập và có cơ hội tìm kiếm việc làm tương ứng. Hoàn thành toàn bộ chương trình học, sinh viên trở thành kỹ sư và bằng cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Trung tâm Đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội thành lập ngày 28/7/2009, triển khai đào tạo từ xa, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Ngoài ra, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cũng áp dụng hình thức đào tạo E-Learning với thời lượng online chiếm 90% và offline là 10%, trường còn giới thiệu chương trình “Cử nhân trực tuyến chất lượng cao”. Hiện nay, mô hình E-Leaning đã được rất nhiều trường đại học trong nước áp dụng. Mô hình Blended Learning đã được triển khai thực tế tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2016 theo mô hình Blended Learning với thời lượng cho E-Learning là 30% thời lượng và phương pháp truyền thống còn lại là 70%. Theo các mô hình lớp học (Garrison và Kanuka, 2004), hệ thống được triển khai theo cách Online driver (học trực tuyến) dành cho các môn học Ngoại ngữ, Tin học và sự luân phiên dành cho các môn chuyên ngành kinh tế khác như: Quản trị, Marketing, Kinh tế học, Tài chính, Kế toán. Các giờ giảng trực tuyến luôn lồng ghép giữa các giờ giảng truyền thống với tần suất, mức độ tùy thuộc vào phương pháp và bản chất môn học do giảng viên lựa chọn. Về mặt công nghệ, hệ thống triển khai trên nền tảng phần mềm nguồn mở Moodle; cơ sở dữ liệu SQL Server để dễ dàng tích hợp với hệ thống nhân sự và quản lý sinh viên, dịch vụ máy chủ theo mô hình điện toán đám mây. 178
  6. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Lợi ích mang lại từ phương pháp Blended Learning là rất lớn: Thứ nhất, tiết kiệm chi phí cho người học và cơ sở đào tạo, giúp cho trường có nguồn lực để đầu tư vào con người và nghiên cứu khoa học cũng như giảm gánh nặng chi phí học tập cho học viên. Thứ hai, tiết kiệm thời gian và tăng tính chủ động cho giảng viên và sinh viên. Do không bị giới hạn nhiều về mặt không gian và thời gian nên các lớp học có thể linh hoạt thay đổi và người học có thể tự do lựa chọn và học mọi lúc mọi nơi. Thứ ba, phù hợp với các chương trình đào tạo và liên kết của các trường đại học trong nước với các đại học quốc tế. Các giảng viên trên thế giới có thể dễ dàng kết nối và hướng dẫn học viên ở các quốc gia khác nhau trên nền tảng trực tuyến. Thứ tư, phù hợp với xu hướng thế giới về ứng dụng CNTT trong giáo dục, khai thác nguồn tài nguyên vô tận trên Internet, tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến khác. Với những lợi ích to lớn như vậy, các trường đại học cần nhanh chóng chuyển đổi sang phương pháp dạy học mới bằng các lộ trình cụ thể như sau: Thứ nhất, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, thiết bị để dạy học online như: phòng ốc, máy tính, đường truyền… Thứ hai, thiết lập nền tảng CNTT để dạy học online thông qua các công ty công nghệ hàng đầu có kinh nghiệm trong điện toán đám mây phù hợp với chi phí vận hành của trường. Thứ ba, duy trì đội ngũ cán bộ kỹ thuật CNTT nhằm vận hành hệ thống. Thứ tư, đào tạo bổ sung kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học online và thiết kế chương trình học Blended Learning cho đội ngũ giảng viên./ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aguti, B., Walters, R., & Wills, G. (2013), A framework for evaluating the effectiveness of blended e-learning within universities. In Society for Information Technology & Teacher Education International Conference, 1982 - 1987. 2. Anthony, B., Kamaludin, A., Romli, A., Raffei, A. F. M., Abdullah, A., Ming, G. L., et al. (2019), Exploring the role of Blended Learning for teaching and learning effectiveness in institutions of higher learning: An empirical investigation. Education and Information Technologies, 24(6), 3433 - 3466. 3. Edward, C. N., Asirvatham, D., & Johar, M. G. M. (2018), Effect of Blended Learning and learners’ characteristics on students’ competence: An empirical evidence in learning oriental music. Education and Information Technologies, 23, 2587 - 2606. 4. Garrison, D. R., & Cleveland-Innes, M. (2003, September), Critical factors in student satisfaction and success: Facilitating student role adjustment in online communities of inquiry. Invited paper presented to the Sloan Consortium Asynchronous Learning Network Invitational Workshop, Boston, MA. 5. Garrison, D. R., & Kanuka, H. (2004), Blended Learning: Uncovering its transformative potential in higher education. The Internet and Higher Education, 7(2), 95 - 105. 6. Hicks, M., Reid, I., & George, R. (2001), Enhancing on-line teaching: Designing responsive learning environments. The International Journal for Academic Development, 6(2), 143 - 151. 179
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 7. Sun, Z., & Qiu, X. (2017), Developing a Blended Learning model in an EFL class. International Journal of Continuing Engineering Education and Life Long Learning, 27(1 - 2), 4 - 21 8. Swan, K. (2001), Virtual interaction: Design factors affecting student satisfaction and perceived learning in asynchronous online courses. Distance Education, 22(2), 306 - 331. 9. Williams, C. (2002),Learning on-line: A review of recent literature in a rapidly expanding field. Journal of Further and Higher Education, 26(3), 263 - 272. 10. Young, J. R. (2002, March 22), ‘Hybrid’ teaching seeks to end the divide between traditional and online instruction. The Chronicle of Higher Education, A33 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2