Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 71 - 76<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ BỀN VỮNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009<br />
Nguyễn Văn Sơn*<br />
Khoa Đào tạo giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giai đoạn 2000 – 2009, Tỉnh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối ổn định,<br />
GDP bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về lãnh thổ và các thành<br />
phần kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo<br />
hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhưng còn chậm và chưa bảo<br />
đảm tính hợp lý, chưa tận dụng mọi lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên. Điều chỉnh kinh tế vĩ<br />
mô, quy hoạch không gian lãnh thổ, giảm nhẹ tác động môi trường sinh thái, đảm bảo ổn định và<br />
công bằng xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, giảm chênh lệch vùng là nội dung và giải pháp<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững.<br />
Từ khóa: Cơ cấu, kinh tế, bền vững, phát triển, Thái Nguyên<br />
<br />
Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,<br />
phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu<br />
kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững là<br />
nội dung trọng yếu được sử dụng để đánh giá<br />
sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
Phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm<br />
hài hoà trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội<br />
và môi trường, là yêu cầu của thời đại ngày<br />
nay, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hoá của mọi quốc gia.<br />
Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa<br />
ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội với các tỉnh<br />
miền núi phía Đông Bắc. Vì vậy, Thái<br />
Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội –<br />
văn hóa của vùng Trung du miền núi phía<br />
Bắc. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện<br />
đại hóa, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên có<br />
nhiều thành quả lớn, cơ cấu kinh tế chuyển<br />
biến mạnh mẽ. Đánh giá sự bền vững của<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên<br />
trên quan điểm phát triển bền vững đã xây<br />
dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và chỉ ra<br />
những điểm mạnh, điểm yếu về kinh tế, xã<br />
hội và môi trường. Từ đó, đề xuất các giải<br />
pháp về hoạch định chính sách, phát triển vĩ<br />
mô của hệ thống và sự chuyển dịch các thành<br />
phần trong cơ cấu kinh tế.*<br />
*<br />
<br />
SỰ BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ<br />
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương đối<br />
ổn định, GDP bình quân đầu người tăng<br />
nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về<br />
lãnh thổ và các thành phần kinh tế<br />
Trong giai đoạn 2000 – 2009, tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên ở mức cao,<br />
ổn định và khá vững chắc. Tốc độ tăng trưởng<br />
của tỉnh Thái Nguyên cao hơn mức trung bình<br />
cả nước và một số tỉnh, thành phố khác. Tuy<br />
nhiên, tốc độ phát triển kinh tế và giá trị tăng<br />
trưởng chưa đáp ứng với yêu cầu, vai trò của<br />
Thái Nguyên là trung tâm vùng Trung du miền<br />
núi phía Bắc, chưa phát huy mọi tiềm lực cho<br />
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Động lực của tốc độ tăng trưởng chưa vững<br />
chắc, sự gia tăng giá trị vật chất, tăng trưởng<br />
GDP chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tài<br />
nguyên, sử dụng năng lượng và gây nhiều<br />
thiệt hại về lợi ích môi trường chưa được<br />
lượng hoá một cách cụ thể.<br />
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chênh lệch giữa<br />
các bộ phận lãnh thổ tương đối cao, chủ yếu<br />
tập trung vào tiểu vùng phía Nam gồm thành<br />
phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện<br />
Phổ Yên. Thành phố Thái Nguyên có tốc độ<br />
tăng trưởng cao và đóng góp hơn 65% giá trị<br />
sản xuất công nghiệp, 75% tổng mức bán lẻ<br />
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng<br />
nhưng chưa tạo động lực thúc đẩy và kéo các<br />
71<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lãnh thổ chậm phát triển. Các huyện phía Bắc<br />
như: Định Hoá, Đại Từ và Võ Nhai, đặc biệt<br />
ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn tốc<br />
độ và giá trị tăng trưởng còn nhỏ bé. Bộ mặt<br />
kinh tế có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng<br />
lãnh thổ trong toàn tỉnh.<br />
Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và<br />
thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo<br />
hướng tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế<br />
phát triển của đất nước, nhưng còn chậm và<br />
chưa bảo đảm tính hợp lý, chưa tận dụng<br />
mọi lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên<br />
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch từ khu vực<br />
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và<br />
dịch vụ, giá trị và tỷ trọng các ngành sản xuất<br />
vật chất giảm nhẹ, ngành sản xuất các sản<br />
phẩm dịch vụ tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng<br />
đóng góp GDP.<br />
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển dịch theo<br />
hướng đa dạng và có sự tập trung vào các<br />
lãnh thổ nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh, đã<br />
hình thành tiểu vùng phát triển cao. Cơ cấu<br />
lãnh thổ chưa đảm bảo sự bền vững vì chênh<br />
lệch vùng, lãnh thổ quá lớn. Mức độ và<br />
khoảng cách chênh lệch vùng có xu hướng<br />
ngày càng tăng do sự đầu tư vật chất vào các<br />
vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế. Tổng mức<br />
doanh thu dịch vụ của riêng thành phố Thái<br />
Nguyên cao gấp 3,24 lần tổng mức doanh thu<br />
dịch vụ của các huyện thị khác cộng lại. Sự<br />
tập trung kinh tế rất cao vào các tiểu vùng<br />
lãnh thổ phát triển đặc biệt là thành phố Thái<br />
Nguyên chưa thực hiện được vai trò động lực<br />
thúc đẩy và sự bù đắp kinh tế cho các lãnh thổ<br />
khác, chưa khái thác mọi nguồn lực và các lợi<br />
thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên.<br />
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng đã có sự<br />
chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực<br />
kinh tế nhà nước giảm về tỷ trọng nhưng vẫn<br />
giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành trọng<br />
yếu. Thành phân kinh tế ngoài nhà nước phát<br />
triển nhanh và đa dạng, đã phát huy tất cả các<br />
thành phần kinh tế, tạo năng xuất lao động<br />
cao. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước<br />
ngoài còn một số hạn chế nhưng đã hình<br />
thành cơ sở bước đầu cho sự hội nhập và<br />
tham gia toàn cầu hoá của tỉnh.<br />
72<br />
<br />
80(04): 71 - 76<br />
<br />
Hiệu quả sản xuất, năng xuất lao động gia<br />
tăng nhanh nhưng còn ở mức thấp và<br />
chênh lệch lớn giữa các bộ phận trong hệ<br />
thống kinh tế<br />
Thu nhập bình quân theo đầu người<br />
năm 2000 - 2009<br />
Triệu đồng<br />
16.00<br />
<br />
14.55<br />
<br />
14.00<br />
12.06<br />
<br />
12.00<br />
10.00<br />
<br />
8.74<br />
<br />
8.00<br />
<br />
7.13<br />
5.82<br />
<br />
6.00<br />
4.00<br />
<br />
5.00<br />
3.17<br />
<br />
3.55<br />
<br />
2.86<br />
<br />
2000<br />
<br />
2001<br />
<br />
2002<br />
<br />
4.06<br />
<br />
2.00<br />
0.00<br />
2003<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Nguồn: Xử lý của tác giả<br />
<br />
Hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của<br />
các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất được<br />
nâng lên. Trong nông nghiệp, nhờ áp dụng tốt<br />
khoa học kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng,<br />
năng xuất lúa và các cây loại trồng khác như:<br />
chè và cây ăn quả,… đều tăng khá ổn định.<br />
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh và<br />
thị trường nhưng các sản phẩm của ngành<br />
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ của tỉnh Thái<br />
Nguyên vẫn tăng liên tục và có bước phát<br />
triển khá. Trong công nghiệp, xây dựng và<br />
phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có<br />
lợi thế cạnh tranh.<br />
Năng xuất lao động của các ngành và thành<br />
phần kinh tế tăng nhanh và liên tục, thu nhập<br />
bình quân theo đầu người của Thái Nguyên<br />
có tốc độ tăng nhanh. Năm 2000 chỉ đạt 2,86<br />
triệu đồng đến năm 2009 đạt 14,55 triệu đồng<br />
(tăng gấp 5 lần) trung bình mỗi năm tăng 1,3<br />
triệu đồng. Mặc dù thu nhập bình quân đầu<br />
người của Thái Nguyên thấp hơn mức trung<br />
bình của cả nước (19,10 triệu đồng) nhưng<br />
cao hơn một số tỉnh lân cận như: Phú Thọ<br />
(10,57 triệu đồng), Tuyên Quang (10,86 triệu<br />
đồng), Bắc Kạn (8,04 triệu đồng). Tuy nhiên,<br />
Mức độ chênh lệch năng xuất lao động giữa<br />
các thành phần kinh tế và các bộ phận trong<br />
hệ thống kinh tế còn khá cao. Thu nhập<br />
bình quân của người dân thành thị và nông<br />
thôn, giữa các ngành nghề khác nhau có<br />
khoảng cách lớn.<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Giá trị và tỷ trọng hàng hoá các ngành<br />
kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật<br />
cao, các ngành chế biến sâu có gia tăng<br />
nhưng còn ở mức thấp, năng lực cạnh<br />
tranh còn hạn chế, chưa tương xứng với<br />
tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên<br />
Trong hoạt động công nghiệp, giá trị và tỷ<br />
trọng các ngành công nghiệp chế biến có mức<br />
tăng trưởng khá, chiếm 89,97% cơ cấu giá trị<br />
ngành công nghiệp. Trong đó, một số ngành<br />
công nghiệp có giá trị lớn như: sản xuất trang<br />
phục là 641,6 tỷ đồng; sản xuất hoá chất và<br />
các sản phẩm hoá chất là 1.127,4 tỷ đồng; sản<br />
xuất kim loại đạt 15.061 tỷ đồng chiếm<br />
57,48% chủ yếu là sản xuất phôi thép và các<br />
sản phẩn từ gang.<br />
Các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa<br />
học cao như: công nghiệp chế tạo, công<br />
nghiệp cơ khí chính xác, công nghiệp điện,<br />
điện tử,… ở Thái Nguyên chưa phát triển.<br />
Ngành dịch vụ của Thái Nguyên phát triển<br />
tương đối đa dạng và phong phú, tốc độ tăng<br />
trưởng khá và doanh thu dịch vụ hàng năm<br />
tăng liên tục, năm 2009 chiếm 37,30% tổng<br />
GDP toàn tỉnh.<br />
Giá trị thu chi ngân sách nhà nước, giá trị<br />
xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài<br />
tăng nhưng chưa tạo động lực tăng trưởng<br />
kinh tế và phát triển kinh tế<br />
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên tăng nhanh năm 2009 đạt 4.316,0 tỷ<br />
đồng gấp 7 lần năm 2000. Trong đó, nguồn thu<br />
ngân sách của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là các<br />
nguồn thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập<br />
khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ chiếm 8,2%.<br />
Giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên liên<br />
tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2009, năm<br />
2009 đạt 66,6 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu<br />
khoáng sản và hàng công nghiệp nặng chiếm<br />
34,03%; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ<br />
công nghiệp chiếm 54,84%. Giá trị xuất khẩu<br />
của tỉnh Thái Nguyên có tăng liên tục nhưng<br />
còn nhỏ bé và chủ yếu là xuất khẩu khoáng<br />
sản và ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài<br />
nguyên chưa đảm bảo tính bền vững.<br />
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh Thái<br />
Nguyên có nhiều biến động và không ổn định<br />
<br />
80(04): 71 - 76<br />
<br />
cả số dự án, số vốn và quy mô mỗi dự án.<br />
Thái Nguyên có nhiều lợi thế so sánh, vai trò<br />
và vị trí địa lý quan trọng nhưng chưa phát huy<br />
nguồn lực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giá<br />
trị xuất khẩu và khu vực kinh tế có vốn đầu tư<br />
nước ngoài của Thái Nguyên còn nhỏ bé, chưa<br />
tạo động lực tăng tưởng, phát triển kinh tế<br />
mạnh mẽ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.<br />
SỰ BỀN VỮNG VỀ XÃ HỘI<br />
Vấn đề dân số và việc làm<br />
Dân số tỉnh Thái Nguyên thuộc nhóm có quy<br />
mô trung bình, nhưng mật độ dân số lại cao<br />
hơn mức bình quân cả nước và một số tỉnh<br />
khác như: Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn.<br />
Tình hình gia tăng dân số của Thái Nguyên<br />
gia đoạn 2000 – 2009 có nhiều chuyển biến<br />
tốt, tích cực, tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm<br />
xuống còn dưới 1%, tỷ xuất sinh thô hàng<br />
năm giảm 0,20‰.<br />
Nguồn nhân lực và đội ngũ các nhà khoa học,<br />
nhà văn, nhà giáo và bác sĩ là lợi thế đặc biệt<br />
của tỉnh Thái Nguyên so với các tỉnh khác<br />
trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.<br />
Thái Nguyên có kết cấu dân số trẻ, kết cấu<br />
dân số theo dân tộc đa dạng, các dân tộc có<br />
nhiều kiến thức bản địa và tập quán sản xuất<br />
phong phú là nhân tố quan trọng của nguồn<br />
lực con người và lao động.<br />
Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm và chưa<br />
ổn định, thiếu tính bền vững, số lao động<br />
trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài rất<br />
nhỏ và biến động liên tục hàng năm. Lao<br />
động trong khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp<br />
và thuỷ sản ở mức cao chiếm 68,3%, khu vực<br />
công nghiệp chiếm 14,5% lao động, lao động<br />
trong khu vực kinh tế dịch vụ có xu hướng<br />
tăng lên tuy nhiên ở mức thấp là 17,2%.<br />
Chất lượng nguồn lao động được nâng lên,<br />
tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công<br />
nghiệp hoá và đội ngũ doanh nhân, lao<br />
động có trình độ chuyên môn cao còn hạn<br />
chế, số lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt<br />
là 27,63%.<br />
Vấn đề nghèo đói và kết quả thực hiện các<br />
chương trình xoá đói giảm nghèo<br />
Các chính sách, dự án, chương trình đã được<br />
triển khai thực hiện và đi vào cuộc sống nhân<br />
dân, mở ra cơ hội cho người nghèo được tiếp<br />
cận các dịch vụ của đời sống xã hội. Nhiều mô<br />
hình điển hình giảm nghèo giai đoạn 2000 đến<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nay tiếp tục được triển khai và nhân rộng trong<br />
toàn tỉnh. Các thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã<br />
nghèo (KV3) và các xã thuộc chương trình 135<br />
cơ bản có đủ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển<br />
sản xuất, đời sống dân sinh.<br />
Số hộ nghèo đã giảm từ 26,85% (68.227 hộ)<br />
năm 2005 xuống còn 13,99% (39.471 hộ)<br />
năm 2009, bình quân mỗi năm giảm 3,21%,<br />
tương ứng 28.756 hộ thoát nghèo.<br />
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm,<br />
nhưng chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo<br />
cao, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc<br />
thiểu số miền nùi, vùng cao. Một bộ phận<br />
người nghèo và một số xã nghèo vẫn còn tư<br />
tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước,<br />
chưa ý thức tự vươn lên thoát nghèo.<br />
Vấn đề y tế - sức khoẻ, giáo dục và các<br />
phúc lợi xã hội<br />
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm y tế, giáo dục<br />
và đào tạo của khu vực Trung du và miền núi<br />
phía Bắc. Số lượt người dân được chăm sóc y<br />
tế đạt 1,92 lượt/người/năm.<br />
Về giáo dục, tỉnh Thái Nguyên có quy mô<br />
giáo dục tiếp tục được ổn định và phát triển<br />
hợp lý, mạng lưới trường lớp tiếp tục được<br />
quy hoạch hoàn chỉnh, tiếp tục thực hiện chủ<br />
trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp.<br />
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục<br />
của tỉnh đảm bảo đủ số lượng và từng bước<br />
nâng cao về chất lượng.<br />
Cơ sở vật chất của các trường trong những<br />
năm qua đã có nhiều cải thiện rõ rệt nhưng vẫn<br />
còn tình trạng phòng học cấp 4 cũ nát, nhất là<br />
ở các vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thí<br />
nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện<br />
dạy học vẫn còn rất thiếu và hạn chế.<br />
Sự đầu tư và phát triển các hạ tầng xã hội vẫn<br />
chỉ tập trung vào một số lãnh thổ phát triển,<br />
mức độ được hưởng các phúc lợi xã hội và<br />
các điều kiện phát triển toàn diện của người<br />
dân có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và<br />
thành thị, giữa tiểu vùng phát triển nhanh và<br />
tiểu vùng chậm phát triển.<br />
Chênh lệch vùng và một số vấn đề xã hội khác<br />
Vấn đề chênh lệch vùng vừa là hiện tượng và<br />
cũng là bản chất của quá trình phát triển lãnh<br />
74<br />
<br />
80(04): 71 - 76<br />
<br />
thổ và phân công lao động xã hội, tuy nhiên<br />
chênh lệch vùng đến mức độ giới hạn cho<br />
phép và có sự điều chỉnh hợp lý sẽ trở thành<br />
động lực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi<br />
quốc gia, mỗi địa phương. Thành phố Thái<br />
Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên<br />
là khu vực được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng kỹ<br />
thuật, phân công lao động và đóng góp chủ<br />
yếu vào cơ cấu GDP của tỉnh.<br />
SỰ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI<br />
Tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ<br />
nhanh làm gia tăng mức độ ô nhiễm, suy<br />
thoái môi trường là điều không thể tránh<br />
khỏi. Tuy nhiên, sự tác động qua lại đó như<br />
thế nào ở mức độ chấp nhận. Tỷ lệ co dãn<br />
giữa thay đổi tỷ trọng các ngành phi nông<br />
nghiệp trong tổng GDP và thay đổi mức độ<br />
ô nhiễm phải nằm trong giới hạn cho phép<br />
và đảm bảo tính bền vững.<br />
Tăng trưởng kinh tế đặc biệt tốc độ tăng<br />
trưởng khu vực công nghiệp rất nhanh chủ<br />
yếu các ngành công nghiệp khai khoáng,<br />
luyện kim, các ngành công nghiệp sử dụng<br />
nhiều tài nguyên là nguyên nhân chính làm<br />
tăng mức độ ô nhiễm môi trường tỉnh Thái<br />
Nguyên. Giai đoạn 2000 – 2009, tỉnh Thái<br />
Nguyên đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế có<br />
nhiều tiến bộ, tích cực nhưng tác động môi<br />
trường của sự chuyển dịch cũng không nhỏ và<br />
gây ra nhiều tổn thất, ô nhiễm và suy thoái<br />
môi trường.<br />
Nhiều vấn đề môi trường hiện nay của tỉnh<br />
Thái Nguyên nổi bật như: ô nhiễm nguồn<br />
nước, đặc biệt là mức độ ô nhiễm nước sông<br />
Cầu vượt xa giới hạn cho phép; ô nhiễm<br />
không khí và lượng khí thải của các cơ sở<br />
công nghiệp tăng nhanh; ô nhiễm đất và thoái<br />
hoá đất triên diện tích rộng.<br />
Ở thành thị vấn đề rác thải là chất thải công<br />
nghiệp chưa được xử lý triệt để, rác thải và<br />
nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng.<br />
Hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép,<br />
chưa khoa học gây lãng phí và thất thoát tài<br />
nguyên và gây ô nhiễm cục bộ; diện tích rừng<br />
mất đi hàng năm khá lớn, tác động nhiều chiều<br />
đến hệ sinh thái và cân bằng sinh học.<br />
Sông Cầu chịu ảnh hưởng nặng nề của các<br />
nguồn thải trực tiếp, gián tiếp từ các hoạt<br />
động sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các nhánh<br />
<br />
Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
suối đổ về sông Cầu đã có dấu hiệu bị ô<br />
nhiễm. Hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao,<br />
một số chỉ tiêu đã vượt gấp nhiều lần so với<br />
tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Tại điểm quan<br />
trắc suối Linh Nham (Đồng Hỷ), nồng độ<br />
BOD vượt TCVN 13,5 lần, COD vượt 9 lần,<br />
những đoạn sông chảy qua các khu vực khai<br />
thác, chế biến khoáng sản, nhà máy xí nghiệp,<br />
thành phố Thái Nguyên đã phát hiện các chỉ<br />
tiêu kim loại nặng như Cr, Hg, Mn vượt tiêu<br />
chuẩn từ 2 - 7,5 lần.<br />
Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế là<br />
chất lượng tài nguyên rừng và đang dạng sinh<br />
học của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng giảm<br />
xuống. Mặc dù diện tích rừng hàng năm tăng<br />
lên nhưng chủ yếu là diện tích rừng trồng,<br />
diện tích rừng tự nhiên giảm trung bình<br />
3.272,2 ha/năm. Năm 2009 toàn tỉnh có<br />
171.697 ha rừng, trong đó có 98.633 ha rừng<br />
tự nhiên và 73.064 ha rừng trồng, độ che phủ<br />
rừng toàn tỉnh đạt 48,69%.<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng<br />
kinh tế đã làm suy giảm tài nguyên rừng,<br />
chưa thật sự bền vững về cân bằng sinh thái<br />
và đa dạng sinh học. Hàng năm, tổn thất về<br />
rừng do bị cháy và bị chặt phá trên 25 ha gây<br />
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước<br />
và không khí của khu vực ảnh hưởng đến<br />
cuộc sống của nhân dân sống nhờ vào tài<br />
nguyên rừng.<br />
KẾT LUẬN<br />
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tỉnh<br />
Thái Nguyên có nhịp độ tăng trưởng kinh tế<br />
khá cao, tương đối ổn định của các ngành<br />
kinh tế. Tốc độ tăng tưởng kinh tế tỉnh Thái<br />
Nguyên giai đoạn 2000 – 2009 đạt 9,71% cao<br />
hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước.<br />
Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng<br />
khá cao và tương đối ổn định: ngành công<br />
nghiệp và xây dựng 12,79%; ngành nông –<br />
lâm – thuỷ sản 4,43%; ngành dịch vụ 10,64%.<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên<br />
có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn<br />
tồn tại một số mặt chưa đảm bảo tính bền<br />
vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tương<br />
đối ổn định, GDP bình quân đầu người tăng<br />
nhanh, nhưng có sự chênh lệch khá lớn về<br />
lãnh thổ và các thành phần kinh tế.<br />
<br />
80(04): 71 - 76<br />
<br />
Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và<br />
thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng<br />
tích cực, hiện đại, phù hợp với xu thế phát<br />
triển của đất nước, nhưng còn chậm và chưa<br />
bảo đảm tính hợp lý, chưa tận dụng mọi lợi<br />
thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên.<br />
Hiệu quả sản xuất, năng xuất lao động gia<br />
tăng nhanh nhưng còn ở mức thấp và chênh<br />
lệch lớn giữa các bộ phận trong hệ thống<br />
kinh tế. Giá trị và tỷ trọng hàng hoá các<br />
ngành kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ<br />
thuật cao, các ngành chế biến sâu có gia tăng<br />
nhưng còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh<br />
còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng<br />
của tỉnh Thái Nguyên.<br />
Các vấn đề xã hội như: nghèo đói, chất lượng<br />
cuộc sống, việc làm, giáo dục và y tế được nâng<br />
cao nhưng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch vùng,<br />
còn nhiều mặt chưa đảm bảo tính bền vững.<br />
Tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tốc độ tăng<br />
trưởng khu vực công nghiệp nhanh chủ yếu<br />
các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện<br />
kim, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài<br />
nguyên là nguyên nhân chính làm tăng mức<br />
độ ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên<br />
trên quan điểm phát triển bền vững cần xây<br />
dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, điều chỉnh kinh tế<br />
vĩ mô, quy hoạch không gian lãnh thổ và phát<br />
huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.<br />
UBND tỉnh và các Sở Ban ngành hữu quan<br />
thực hiện quy hoạch và các giải pháp cụ thể<br />
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái<br />
Nguyên bảo đảm sự bền vững có ý nghĩa<br />
quan trọng và cấp thiết.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Lê Thu Hoa,<br />
(2006), Bài giảng phát triển bền vững, Trường Đại<br />
học KTQD Hà Nội.<br />
[2]. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng<br />
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận văn<br />
Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.<br />
[3]. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về<br />
phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường dẫn tới<br />
giàu sang), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, HN.<br />
<br />
75<br />
<br />