ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ CÁC <br />
NGUỒN VỐN KHÁC NHAU, HIỆU QUẢ KINH TẾ <br />
VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN<br />
<br />
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN<br />
<br />
1.1.1. Dự án đầu tư <br />
<br />
Khái niệm dự án đầu tư: Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, dự án đầu tư <br />
(về nội dung) là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, <br />
được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ có thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở <br />
rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về <br />
kinh tế xã hội nhất định.<br />
Dự án đầu tư được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ <br />
ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, sẽ được bố trí <br />
theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục <br />
tiêu về kinh tế xã hội nhất định.<br />
Các yếu tố của dự án đầu tư: Một dự án đầu tư cần có các yếu tố cơ bản nhất định như sau:<br />
Các mục tiêu của dự án: Được đề cập đến với hai góc độ chính là góc độ của nhà đầu <br />
tư và góc độ của xã hội. Với các nhà đầu tư và doanh nghiệp thì mục tiêu chính là lợi <br />
nhuận. Với xã hội thì có rất nhiều mục tiêu như: tạo thêm việc làm, tăng cường các <br />
sản phẩm và dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường,… Hay có thể nói, đó là kết quả và <br />
lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội;<br />
Các hoạt động, giải pháp đồng bộ về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để thực hiện mục <br />
tiêu của dự án;<br />
Nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và chi phí về các nguồn lực đó gồm <br />
vật lực, tài lực, nhân lực, công nghệ và thông tin;<br />
Nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;<br />
Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án;<br />
Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án: Dự án đầu tư có giới hạn <br />
về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cũng như không gian thực hiện dự án.<br />
Ngoài ra, một dự án đầu tư rất cần đảm bảo tính khả thi và cần đáp ứng thêm một số yêu <br />
cầu cơ bản khác như: Tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất.<br />
Phân loại dự án đầu tư: Có nhiều dạng dự án và tùy theo tiêu chí khác nhau mà có các cách <br />
phân loại khác nhau về dự án đầu tư. Trong đó, các tiêu chí thường thấy như sau:<br />
Căn cứ vào chủ thể khởi xướng: Dự án cá nhân, tập thể, quốc gia và liên quốc gia hay <br />
quốc tế.<br />
Căn cứ vào thời gian: Dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.<br />
Căn cứ vào tính chất hoạt động của dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thương <br />
mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội.<br />
Căn cứ vào quy mô: Dự án lớn và dự án nhỏ.<br />
Căn cứ vào mức độ chi tiết của nội dung dự án gồm 2 loại: Dự án tiền khả thi và dự <br />
án khả thi.<br />
Căn cứ vào sự phân cấp quản lý dự án: Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, chia <br />
các dự án đầu tư (không kể các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) thành: Dự án <br />
nhóm A, B, C.<br />
1.1.2. Dự án CDM<br />
<br />
Khái niệm CDM: (Clean Development Mechanism) Cơ chế phát triển sạch là một cơ chế hợp <br />
tác quốc tế theo Nghị định thư Kyoto đã được Việt Nam ký ngày 03/12/1998 và phê chuẩn <br />
ngày 25/12/2002.<br />
Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế hợp tác nhằm giúp các nước công nghiệp hóa (Các Bên <br />
thuộc Phụ lục I của UNFCCC Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đối khí hậu) <br />
[ Gồm các nước có nền công nghiệp hóa phát triển. Danh sách các Bên thuộc Phụ lục I của <br />
UNFCCC http://unfccc.int/parties_and_observers/parties/annex_i/items/2774.php] gi ảm thi ểu <br />
chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát <br />
thải với chi phí thấp nhất tại các nước khác, hơn là thực hiện giảm phát thải trong nước. <br />
Theo Nghị định thư, 3 cơ chế đó là: Mua bán quyền phát thải Quốc tế (IET); Đồng thực hiện <br />
(JI) và Cơ chế phát triển sạch (CDM).<br />
Theo nội dung của Nghị định thư Kyoto: “Cơ chế phát triển sạch cho phép các dự án giảm <br />
phát thải hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển; thu được “các giảm phát <br />
thải được chứng nhận” (CERs) cho chủ dự án đầu tư”.<br />
CDM được quy định tại điều 12 của Nghị định thư Kyoto: “Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân <br />
ở các nước công nghiệp được cho phép thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát <br />
triển để nhận được CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó. CDM sẽ <br />
thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển <br />
đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển”.<br />
Mục đích thực hiện CDM: CDM được thực hiện nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính <br />
[Sáu loại khí nhà kính được nêu trong Nghị định thư Kyoto gồm: CO2 Carbon dioxide; CH4 <br />
Methane; N2O Nitrous oxide; HFCs Hydrofluorocarbon; PFCs Perfluorocarbon; SF6 Sulphur <br />
Hexafluoride.] (nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái đất và biến đổi khí hậu hiện <br />
nay) trên phạm vi toàn cầu. Thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển <br />
với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp <br />
của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính dưới dạng “Các <br />
giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”.<br />
Khái niệm dự án CDM: Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư từ nước <br />
ngoài; do vậy, các dự án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm <br />
pháp luật của Việt Nam (trong đó có Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ <br />
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐCP ngày <br />
22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của <br />
Luật Đầu tư) Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả <br />
kinh tế và hiệu quả xã hội.<br />
Lĩnh vực xây dựng và thực hiện dự án CDM: Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM <br />
được xây dựng trong 15 lĩnh vực cơ bản sau:<br />
Sản xuất năng lượng;<br />
Chuyển tải năng lượng;<br />
Tiêu thụ năng lượng;<br />
Nông nghiệp;<br />
Xử lý, loại bỏ rác thải;<br />
Trồng rừng và tái trồng rừng;<br />
Công nghiệp hóa chất;<br />
Công nghiệp chế tạo;<br />
Xây dựng;<br />
Giao thông;<br />
Khai mỏ hoặc khai khoáng;<br />
Sản xuất kim loại;<br />
Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);<br />
Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;<br />
Sử dụng dung môi.<br />
Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết sẽ là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ <br />
thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường; giảm bớt phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm, <br />
góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững. <br />
Khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, <br />
khu kinh tế, khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.<br />
Tính đến nay, Việt Nam đã có 22 dự án được Ban điều hành CDM quốc tế xác nhận là dự án <br />
CDM. Tổng lượng giảm phát thải của các dự án này trong thời kỳ tín dụng là 13.143.901 <br />
tCO2e.<br />
Ở Việt Nam, các lĩnh vực có tiềm năng để xây dựng và thực hiện dự án CDM gồm:<br />
Khai thác và ứng dụng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;<br />
Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng;<br />
Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để giảm phát thải khí nhà kính;<br />
Thu hồi và sử dụng khí CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để <br />
tiêu hủy hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt;<br />
Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các hoạt động sản xuất dầu;<br />
Trồng rừng mới và tái trồng rừng<br />
Quy trình xây dựng dự án CDM: Quy trình để xây dựng dự án CDM gồm 7 bước như sơ đồ <br />
trang sau.<br />
Trong đó: <br />
4 giai đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩn bị dự án;<br />
3 giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án.<br />
1.1.3. Hiệu quả dự án Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác <br />
nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội<br />
<br />
Hiệu quả của dự án nói chung thường được xem xét về các mặt: Hiệu quả tài chính, hiệu <br />
quả kinh tế xã hội. Hiện nay vấn đề môi trường của các dự án ngày càng được quan tâm và <br />
chú trọng hơn do những quan ngại về tác động, ảnh hưởng xấu và không mong muốn của dự <br />
án tới môi trường. Vậy nên, hiệu quả về môi trường cũng được xem là một chỉ tiêu khá quan <br />
trọng khi đánh giá hiệu quả dự án. Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước đã đưa ra <br />
một số khái niệm về hiệu quả như sau:<br />
Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi <br />
phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện cụ thể, nhất định.<br />
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét riêng về khía cạnh kinh tế của vấn đề. Nó mô tả mối <br />
quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích <br />
kinh tế đó. Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà <br />
chủ thể đặt ra.<br />
Hiệu quả tài chính (hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp) <br />
là hiệu quả kinh tế chỉ xét trong phạm vi riêng một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản <br />
ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp <br />
bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh <br />
nghiệp và nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến thu chi có liên quan trực tiếp.<br />
Hiệu quả kinh tế xã hội (hay còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân) là hiệu quả tổng <br />
hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu quả này là toàn <br />
bộ xã hội mà người đại diện là Nhà nước. Vì vậy, những lợi ích và chi phí được xem xét <br />
trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung <br />
cơ bản của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ nền kinh <br />
tế. Như vậy, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội đều là hiệu quả kinh tế (so sánh <br />
giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó) nhưng ở hai phạm vi khác <br />
nhau. Hiệu quả tài chính chỉ xem xét theo quan điểm doanh nghiệp và nhà đầu tư còn hiệu <br />
quả kinh tế xã hội được xem xét trên quan điểm toàn thể, của toàn xã hội. Do vậy, có những <br />
dự án mặc dù không đạt hiệu quả về tài chính nhưng vẫn được thực hiện do hiệu quả kinh <br />
tế xã hội đem lại là rất lớn.<br />
Hiệu quả dự án CDM nhìn chung giống như các dự án đầu tư khác cũng được xem xét về <br />
hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các dự án CDM nói chung đều rất <br />
chú trọng, quan tâm nhất và thường hướng đến sự phát triển bền vững về cả ba khía cạnh: <br />
kinh tế, xã hội và môi trường; đặc biệt là lợi ích to lớn mà các dự án CDM đem lại cho môi <br />
trường. Có người đã nhận xét: “Hiệu quả dự án CDM đem lại được xem như tảng băng chìm <br />
có phần nhìn thấy được rất nhỏ, còn phần chìm ở dưới rất nhiều mà không phải ai cũng có <br />
thể nhìn thấy và đánh giá hết được”.<br />
Các dự án CDM có lợi ích vô cùng lớn phải kể đến đó là giúp các nước giảm bớt nhu cầu về <br />
nhiên liệu hóa thạch (như than đá và đặc biệt là dầu mỏ); tiến tới giảm dần sự phụ thuộc <br />
vào các loại nhiên liệu gây ô nhiễm này. Điều này làm nhẹ bớt áp lực cũng như tiền đầu tư <br />
của các nước trong cuộc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới, ít phát thải hơn. Các nước hiện <br />
đang hướng tới nguồn nhiên liệu thay thế như khí tự nhiên hoặc xây dựng các nhà máy <br />
nguyên tử, các đập thủy điện cực lớn. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, cả 3 biện pháp này <br />
đều có rủi ro rất cao và hậu quả cực kỳ thảm khốc cả về con người, kinh tế và môi trường <br />
khi xảy ra sự cố. Hơn nữa, nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn đang dần cạn kiệt từng ngày. <br />
Trong tương lai nếu không có nguồn nguyên nhiên liệu thay thế thích hợp, các nước dễ sẽ có <br />
tranh chấp về nhiên liệu và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn rất nhiều. Như vậy, <br />
có thể nói dự án CDM sẽ đem lại viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho sự phát triển chung <br />
của thế giới.<br />