TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI BỆNH VỀ KHÁM,<br />
CHỮA BỆNH TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I<br />
THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Lê Thanh Chiến*; Nguyễn Văn Hưng**; Phạm Văn Thao***<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 1.137 người bệnh từ ≥ 16<br />
tuổi đến khám, điều trị tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Bệnh viện Nguyễn Trãi và Bệnh<br />
viện Nhân dân Gia Định từ 9 - 2011 đến 3 - 2012.<br />
Kết quả: 87,8% người bệnh hài lòng về cơ sở vật chất, chủ yếu ở mức chấp nhận được<br />
(69,5%). 12,2% người bệnh không hài lòng. Về thủ tục hành chính, hướng dẫn và tiếp đón<br />
chiếm 77,1%, chủ yếu mức chấp nhận được (72,2%). 22,9% người bệnh không hài lòng. Về<br />
bác sỹ điều trị, 91,1% người bệnh hài lòng, nhưng cũng chỉ ở mức chấp nhận được (73,7%).<br />
8,9% không hài lòng. Về công tác chăm sóc điều dưỡng, tỷ lệ này là 93,0%. Trong đó, mức<br />
chấp nhận được 82,1% và 7% không hai lòng. Về vệ sinh, an ninh, trật tự: 85,8%, trong đó,<br />
người bệnh hài lòng ở mức chấp nhận được 74,1%; 14,2% không hài lòng.<br />
* Từ khóa: Y tế công cộng; Sự hài lòng người bệnh; Chăm sóc điều dưỡng.<br />
<br />
Evaluation of satisfaction in health care at some<br />
general hospitals under the Department of<br />
Health Class I, HoChiMinh City<br />
SUMMARY<br />
A cross-sectional descriptive study on 1.137 adult patients examined and treated at the<br />
Emergency Hospital Trungvuong, Nguyentrai Hospital and Giadinh People's Hospital from<br />
September, 2011 to March, 2012.<br />
Results: 87.8% of the patients were satisfied with facilities, mainly at an acceptable level<br />
(69.5%). 12.2% of patients were not satisfied. In terms of administrative procedures, guidelines<br />
and reception, the satisfaction accounted for 77.1%, primarily an acceptable level (72.2%).<br />
22.9% of patients were not satisfied. About the treating doctor, the satisfactory rate was 91.1%,<br />
but mostly only acceptable (73.7%), 8.9% not satisfied. Regarding nursing care, this rate was<br />
93.0%. In particular, the acceptable level was 82.1% and 7% were not satisfied. In regard to<br />
sanitation, security and order 85.8% of patients were content but at an acceptable level (74.1%),<br />
14.2% were dissatisfied.<br />
* Key words: Community health care; Patient’s satisfaction; Nursing care.<br />
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TP. Hồ Chí Minh<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Chiến (vanchien89@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 802/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/02/2014<br />
<br />
35<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nâng cao chất lượng khám, chữa<br />
bệnh, chăm sóc sức khỏe (CSSK) cùng<br />
những tiện ích mang lại sự hài lòng cho<br />
người bệnh là mục tiêu hướng đến của<br />
Ngành Y tế. Lấy người bệnh làm trọng<br />
tâm, việc bảo đảm và cải tiến chất lượng<br />
là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt,<br />
được tiến hành thường xuyên liên tục và<br />
ổn định [1]. Trong xu thế hội nhập và phát<br />
triển của nền kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động khám<br />
chữa bệnh và CSSK cho người bệnh<br />
được xác định là hoạt động dịch vụ [2].<br />
Bên cạnh trình độ chuyên môn giỏi, các<br />
nhà quản trị bệnh viện hướng đến chất<br />
lượng dịch vụ y tế, tính tiện ích, sự tiện<br />
nghi, phong cách giao tiếp ứng xử của<br />
đội ngũ thầy thuốc, nhân viên phục vụ.<br />
Đây là bài toán đối với các cơ sở khám<br />
chữa bệnh nhằm thu hút và hấp dẫn<br />
người bệnh. Nghiên cứu này nhằm: Đánh<br />
giá sự hài lòng của người bệnh về khám,<br />
chữa bệnh tại một số bệnh viện đa khoa<br />
hạng I thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu.<br />
1.137 người bệnh ≥ 16 tuổi đến khám,<br />
điều trị tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng<br />
Vương, Bệnh viện Nguyễn Trãi và Bệnh<br />
viện Nhân dân Gia Định thuộc Sở Y tế<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả người<br />
bệnh xuất viện trong tình trạng tỉnh táo,<br />
đủ năng lực hành vi trả lời bộ câu hỏi<br />
phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: từ 9 - 2011 đến<br />
3 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang thông qua phỏng vấn<br />
trực tiếp người bệnh bằng bộ công cụ<br />
được thiết kế sẵn.<br />
* Nội dung và các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Thông tin chung của đối tượng nghiên<br />
cứu: tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn,<br />
nơi cư trú, nghề nghiệp.<br />
- Sự hài lòng của người bệnh về khám<br />
chữa bệnh tại các bệnh viện, bao gồm:<br />
người bệnh hài lòng về cơ sở vật chất;<br />
thủ tục hành chính; bác sỹ điều trị; chăm<br />
sóc điều dưỡng và vệ sinh, an ninh, trật tự.<br />
- Mức độ hài lòng dựa trên thang đo<br />
Likert với 5 mức độ:<br />
+ Mức I: rất không hài lòng, rất không<br />
tốt, rất không đồng ý.<br />
+ Mức II: không hài lòng, không tốt,<br />
không đồng ý.<br />
+ Mức III: chấp nhận được.<br />
+ Mức IV: hài lòng, tốt, khang trang,<br />
đồng ý.<br />
+ Mức V: rất hài lòng, rất tốt, rất đồng ý.<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Sự hài lòng của ngƣời bệnh về cơ<br />
sở vật chất của các bệnh viện.<br />
<br />
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu<br />
khám và chữa bệnh ngày càng tăng. Tuy<br />
nhiên, ngành Y tế vẫn chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu kh¸m ch÷a bÖnh, đặc biệt, việc<br />
nâng cao chất lượng chức năng của dịch<br />
<br />
38<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
vụ y tế. Trên thực tế, bệnh viện ngày càng<br />
quá tải khiến chất lượng kỹ thuật và chức<br />
năng đều giảm.<br />
Một phần lớn người bệnh có nhu cầu<br />
cao về dịch vụ y tế bắt đầu chuyển sang<br />
chọn lựa các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân,<br />
nơi cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng<br />
chức năng tốt hơn. Nhiều người bệnh có<br />
điều kiện sẵn sàng ra nước ngoài để<br />
khám và điều trị. Điều đó dẫn đến hiện<br />
tượng “chảy máu” ngoại tệ, mà theo một<br />
báo cáo không chính thức của Bộ Y tế,<br />
lên đến gần một tỷ mỹ kim mỗi năm. Các<br />
bệnh viện nước ngoài ngày càng đẩy<br />
mạnh c«ng t¸c y tÕ nh»m thu hút người<br />
bệnh trong nước. Điều này đã và đang<br />
đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với bệnh<br />
viện công trong nước nói chung, bệnh viện<br />
thuộc thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.<br />
Nghiên cứu của Viroj Tangcharoensathien<br />
và CS [10] cho thấy 76% người bệnh nội<br />
trú tại các bệnh viện công sẵn sàng giới<br />
thiệu cho người khác đến sử dụng dịch<br />
vụ, trong khi con số này ở hệ thống bệnh<br />
viện tư là 59%; nhưng ở nhóm người<br />
bệnh ngoại trú, hệ thống bệnh viện tư<br />
được đánh giá tốt hơn bệnh viện công.<br />
Vì vậy, việc khảo sát sự hài lòng của<br />
người bệnh về cơ sở vật chất, trang thiết<br />
bị của bệnh viện là điều thiết yếu, đồng<br />
thời là cơ sở để các nhà quản lý đề ra<br />
chiến lược phù hợp, nhằm không ngừng<br />
nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng yêu<br />
cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của<br />
người bệnh.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 87,8%<br />
người bệnh hài lòng với cơ sở vật chất<br />
của bệnh viện, trong đó, rất hài lòng: 0,6%<br />
(7 BN); hài lòng: 17,7% (201 BN), sự hài<br />
<br />
lòng tập trung ở mức chấp nhận được:<br />
69,5% (790 BN). Còn đến 12,2% người<br />
bệnh không hài lòng, trong đó, 2,1% (24<br />
BN) người bệnh rất không hài lòng.<br />
Khảo sát của Phạm Thị Ngọc Mai và<br />
CS [3] về sự hài lòng của thân nhân bệnh<br />
nhi tại Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Nhi<br />
đồng 2 (2009) cho thấy 76,9% người<br />
bệnh đánh giá cơ sở vật chất của bệnh<br />
viện khang trang, thoáng mát.<br />
Nghiên cứu của Zahida Abro và CS<br />
[11] thăm dò 135 người bệnh tại Bệnh<br />
viện dân sự Karachi cho thấy, điểm hài<br />
lòng của người bệnh về cơ sở vật chất là<br />
2,86 ± 0,59.<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu của Noor<br />
Azlinna Azizan và CS [7] khi khảo sát sự<br />
hài lỏng ở 109 người bệnh tại 01 bệnh<br />
viện công của Malaysia chỉ ra không có<br />
mối liên quan giữa cơ sở vật chất của<br />
bệnh viện với sự hài lòng của người bệnh<br />
(p > 0,05).<br />
2. Sự hài lòng của ngƣời bệnh về thủ<br />
tục hành chính.<br />
<br />
Thủ tục hành chính ở mỗi bệnh viên<br />
luôn là vấn đề nổi cộm. Nhận thức được<br />
điều đó, trong những năm gần đây, các<br />
bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y tế Thành<br />
phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải<br />
cách thủ tục hành chính, ứng dụng công<br />
nghệ thông tin trong tiếp nhận, xử lý hồ<br />
sơ của người bệnh, do đó phần nào đã<br />
đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.<br />
Do đó, theo khảo sát của chúng tôi,<br />
77,1% người bệnh hài lòng với thủ tục<br />
hành chính, hướng dẫn và tiếp đón của<br />
bệnh viện, trong đó, mức độ rất hài lòng:<br />
0,2% (2 BN); hài lòng: 4,7% (54 BN) và<br />
sự hài lòng của người bệnh chỉ dừng ở<br />
<br />
39<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
mức chấp nhận được (72,2% = 821 BN).<br />
Đáng chú ý có đến 21,1% (240 BN) không<br />
hài lòng.<br />
Nghiên cứu của Saadoun F. Al-azmi và<br />
CS [9] thấy cã sù khác biệt về điểm trung<br />
bình giữa người bệnh chờ khám bệnh<br />
< 10 phút và những người bệnh có thời<br />
gian chờ khám bệnh > 10 phút (p < 0,05).<br />
Noor Azlinna Azizan và CS [7] khảo<br />
sát sự hài lßng ở 109 người bệnh tại 01<br />
bệnh viện công của Malaysia cho thấy<br />
mối liên quan chặt chẽ giữa thủ tục hành<br />
chính của bệnh viện với sự hài lòng của<br />
người bệnh.<br />
3. Sự hài lòng của ngƣời bệnh về bác<br />
sỹ điều trị.<br />
<br />
Mỗi người bệnh khi khám đều mong<br />
muốn có người quen trong bệnh viện để<br />
tránh chờ đợi lâu, được thầy thuốc và<br />
nhân viên bệnh viện nhiệt tình. Người ta<br />
nhận thấy thiết lập mối quan hệ với thầy<br />
thuốc là điều “nên” của nhiều người bệnh.<br />
Thầy thuốc chủ động giới thiệu về mình<br />
với người bệnh và gia đình họ ngay từ khi<br />
người bệnh nhập viện. Ấn tượng ban đầu<br />
của người bệnh về sự quan tâm của bác<br />
sỹ, điều dưỡng và nhân viên bệnh viện sẽ<br />
tác động mạnh đến tâm lý và mở đầu cho<br />
thiết lập mối quan hệ thầy thuốc-người<br />
bệnh. Bác sỹ chăm sóc chính có vai trò<br />
trung tâm trong điều trị người bệnh, đồng<br />
thời cũng là người giúp người bệnh có<br />
một chi phí hợp lý nhất cho điều trị [5].<br />
Một nghiên cứu khác của Hiroshi<br />
Kurihara và CS [6] với 491 phiếu điều tra<br />
hoàn chỉnh, kết quả cho thấy, trang phục<br />
của bác sỹ là một trong những yếu tố<br />
quan trọng tạo tự tin người bệnh; trong<br />
<br />
đó, áo khoác trắng được coi là trang phôc<br />
phù hợp nhất cho bác sỹ.<br />
Nhận thức rõ vấn đề này, trong những<br />
năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên của<br />
bệnh viện đã hết sức cố gắng, phát huy<br />
tinh thần trách nhiệm trong công tác<br />
chuyên môn cũng như trong giao tiếp với<br />
người bệnh. Vì vậy, khi khảo sát về vấn<br />
đề này, kết quả cho thấy: 91,1% người<br />
bệnh hài lòng về bác sỹ điều trị. Tuy<br />
nhiên, chủ yếu chỉ ở mức chấp nhận<br />
được (73,7%). Có đến 8,9% người bệnh<br />
không hài lòng, trong đó, rất không hài<br />
lòng chiếm 0,3% (3 BN); hài lòng: 17,4%<br />
(198 BN).<br />
Nghiên cứu của Norazah Mohd Suki<br />
và CS [8] cũng chỉ ra, việc bác sü cam kết<br />
chân thành, trung thực và minh bạch khi<br />
cung cấp dịch vụ của mình cho người<br />
bệnh và giải thích cho người bệnh hiểu về<br />
sức khỏe hiện tại và tương lai của họ là<br />
yếu tố quan trọng, tiên quyết, ảnh hưởng<br />
đến mức độ hài lòng của người bệnh.<br />
Kết quả trên một lần nữa cho thấy,<br />
mức độ hài lòng của người bệnh về bác<br />
sỹ điều trị phụ thuộc vào sự giải thích về<br />
bệnh tật cũng như động viên, thăm hỏi<br />
của bác sỹ trước và sau khi làm thủ thuật.<br />
4. Sự hài lòng của ngƣời bệnh về công<br />
tác điều dƣỡng.<br />
<br />
Điều dưỡng là nghề có lịch sử lâu đời<br />
gắn liền với sự phát triển của xã hội loài<br />
người. Ngày nay, điều dưỡng là một nghề<br />
độc lập, thể hiện rõ rệt qua hệ thống đào<br />
tạo và hệ thống quản lý ngành. Cán bộ<br />
điều dưỡng là người cộng tác với bác sỹ<br />
trong quá trình điều trị, khác với quan<br />
niệm sai lầm trước đây cho rằng điều<br />
dưỡng chỉ là người phụ giúp bác sỹ và<br />
<br />
40<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
làm theo y lệnh của bác sỹ [4]. Thực tế<br />
cho thấy, nếu một người điều dưỡng giỏi<br />
sẽ chủ động trong việc theo dõi, phát hiện<br />
các bất thường của người bệnh để thông<br />
báo với bác sỹ và xử trí kịp thời, họ sẽ<br />
góp phần rất lớn vào thành công của điều<br />
trị và ngược lại, nếu người điều dưỡng<br />
thiếu kiến thức, kỹ năng có thể gây hậu<br />
quả khôn lường.<br />
Xuất phát từ các vấn đề đó, trong bộ<br />
công cụ nghiên cứu của chúng tôi, số<br />
lượng các câu hỏi tập trung vào sự hài<br />
lòng của người bệnh đối với công tác<br />
điều dưỡng của bệnh viện chiếm tỷ trọng<br />
khá lớn (8/30 câu).<br />
<br />
5. Sự hài lòng của ngƣời bệnh về vệ<br />
sinh, an ninh, trật tự.<br />
<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, 93% người<br />
bệnh hài lòng về điều dưỡng. Tuy nhiên,<br />
người bệnh hài lòng ở mức chấp nhận<br />
được chiếm tỷ lệ rất cao (82,1%); 10,8%<br />
BN hài lòng, chỉ 0,1% (1 BN) rất hài lòng.<br />
Bên cạnh đó, 7% (79 BN) người bệnh<br />
không hài lòng.<br />
<br />
Nhìn chung, người bệnh đều cho rằng,<br />
môi trường bệnh viện sạch sẽ, tình hình<br />
an ninh trật tự đảm bảo. Trong những<br />
năm qua, các bệnh viện đã hợp đồng với<br />
công ty vệ sinh làm vệ sinh hàng ngày<br />
trong khu vực của bệnh viện và hợp đồng<br />
với công ty bảo vệ để làm công tác giữ<br />
gìn an ninh trật tự. Vì vậy, chất lượng vệ<br />
sinh, an ninh, trật tự trong bệnh viện<br />
được cải thiện đáng kể.<br />
<br />
Khảo sát của Phạm Thị Ngọc Mai và<br />
CS [3] với thân nhân bệnh nhi tại Khoa<br />
Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
(2009) cho thấy 60,5% bác sỹ ân cần<br />
niềm nở với người bệnh; 66,7% khám<br />
bệnh kỹ lưỡng.<br />
Để khắc phục vấn đề này, ngoài việc<br />
tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ nhân<br />
viên y tế, bệnh viện cần tăng cường cung<br />
cấp thông tin cần thiết cho người bệnh,<br />
phát triển hệ thống truyền thanh nội bộ, in<br />
và phát các tờ rơi quảng cáo với nội dung<br />
dễ hiểu, phù hợp; đồng thời phát triển mối<br />
quan hệ với hệ thống báo, đài, truyền hình<br />
của thành phố cũng như các tỉnh lân cận.<br />
<br />
Vệ sinh bệnh viện là yêu cầu quan<br />
trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự hài<br />
lòng của người bệnh mà còn làm giảm<br />
nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiều<br />
bệnh viện sẵn sàng đầu tư máy móc thiết<br />
bị rất đắt tiền phục vụ cho công tác xét<br />
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh..., nhưng lại<br />
bỏ qua những vật dụng rất đơn giản để<br />
làm vệ sinh môi trường. Nhiều quốc gia<br />
nhận ra điều này và đã thay đổi thực<br />
hành vệ sinh bệnh viện, điển hình là Mỹ<br />
và Canada đã áp dụng quy trình vệ sinh<br />
mới từ năm 2009.<br />
<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, 86,4%<br />
người bệnh hài lòng về vệ sinh an ninh<br />
trật tự của bệnh viện, tuy nhiên chủ yếu ở<br />
mức chấp nhận được (74,1%). Bên cạnh<br />
đó, có tới 12,7% người bệnh không hài<br />
lòng, trong đó, 1,1% (12 BN) rất không<br />
hài lòng; 11,7% BN (193 BN) hài lòng.<br />
Không BN nào không hài lòng.<br />
Khảo sát của Phạm Thị Ngọc Mai và<br />
CS [3] với thân nhân bệnh nhi tại Khoa<br />
Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2<br />
(2009) cho thấy 85,6% cho rằng bệnh<br />
viện sạch sẽ, nhưng chỉ có 48,2% hộ lý<br />
<br />
41<br />
<br />