Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐƯỜNG HUYẾT<br />
Ở BỆNH NHÂN GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN ĐỂ PHẪU THUẬT<br />
Đoàn Văn Nhã*, Nguyễn Văn Chừng**, Nguyễn Văn Sách***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Gây mê phẫu thuật gây ra một tình trạng kích xúc, kích thích hệ thống thần kinh nội tiết làm tăng tiết nhiều<br />
kích thích tố có tác dụng làm tăng đường huyết trong và sau phẫu thuật.<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi đường huyết ở những bệnh nhân không bị bệnh đái tháo đường được gây<br />
mê nội khí quản để phẫu thuật.<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang có so sánh ở 2 nhóm nghiên cứu. Nhóm người bệnh được truyền tĩnh<br />
mạch dung dịch Glucose 5% và nhóm được truyền dung dịch Lactat Ringer trong gây mê phẫu thuật. Nồng<br />
độ đường huyết được đo vào các thời điểm: trước khi truyền dịch, 15 phút sau rạch da, lúc kết thúc phẫu<br />
thuật và 1 giờ sau mổ.<br />
Kết quả: 100 trường hợp được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu mỗi nhóm 50 trường hợp. Ở nhóm<br />
bệnh nhân được truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5%, đường huyết trung bình trước truyền dịch là 4,79 ±<br />
0,58mmol/l, 15 phút sau rạch da là 7,99±1,72 mmol/l, lúc kết thúc phẫu thuật là 10,68±3,59 mmol/l và là<br />
9,02±3,02mmol/l 1 giờ sau mổ. Ở nhóm bệnh nhân được truyền Lactat Ringer, đường huyết tương ứng là<br />
4,65±0,61 mmol/l, 5,55±0,83 mmol/l, 6,56±1,24 mmol/l và 5,96±1,23 mmol/l.<br />
Kết luận: Nồng độ đường huyết trung bình trong và sau mổ đều tăng lên so với trước mổ và ở nhóm<br />
truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5%, đường huyết tăng cao hơn so với đường huyết ở nhóm truyền<br />
dung dịch Lactat Ringer.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BLOOD GLUCOSE CONCENTRATION CHANGES<br />
IN PATIENTS UNDERGOING GENERAL ANESTHESIA FOR SURGERY.<br />
Doan Van Nha, Nguyen Van Chung, Nguyen Van Sach<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 476 - 480<br />
Objectives: to evaluate the changes in blood glucose concentration in nondiabetic patients undergoing<br />
general anesthesia for surgery.<br />
Methods: 100 patients were randomly assigned into 2 groups, each group 50 patients.<br />
.Group Glucose: Patients were infused with Glucose 5% solution.<br />
.Group Lactat: Patients were infused with Lactat Ringer solution.<br />
All patients were anesthetized with Midazolam, Fentanyl, Propofol Rocuronium and maintained with<br />
Isoflurane or Halothane. Blood glucose concentrations were measured before infusion, 15 mins after incision, the<br />
end of surgery and 1 hour postoperative.<br />
Results: Blood glucose concentration in Glucose group before infusion: 4.79 ± 0.58mmol/l, 15 mins after<br />
incision: 7.99±1.72 mmol/l, end of surgery: 10.68±3.59mmol/l and 1 hour postoperative: 9.02±3.02 mmol/l. Blood<br />
glucose concentration in Lactat group were 4.65±0.61 mmol/l, 5.55±0.83 mmol/l, 6.56±1.24 mmol/l and<br />
5.96±1.23 mmol/l, respectively.<br />
* Bệnh viện đa khoa Long An ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh *** Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: Blood glucose concentrations increased in both group during and postoperative and the<br />
increase were more in Glucose group when compare with Lactat group<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự điều hòa nồng độ đường huyết phụ<br />
thuộc vào chức năng gan. Gan chịu trách<br />
nhiệm chính cho quá trình tổng hợp glycogen<br />
và tân tạo đường. Gan có thể dự trữ một lượng<br />
glycogen đủ để cung cấp glucose cho người<br />
bình thường nhịn đói từ 12 đến 24 giờ, sau thời<br />
gian đó glucose được tân tạo từ acid amin,<br />
glycerol và lactat(7).<br />
Các trường hợp mổ chương trình người<br />
bệnh đều phải nhịn ăn trước mổ và tùy vào tính<br />
chất mỗi cuộc mổ mà thời gian nhịn ăn có thể từ<br />
8 đến 24 giờ. Do vậy truyền tĩnh mạch dung dịch<br />
đường trong mổ nhằm đề phòng hạ đường<br />
huyết trong lúc gây mê phẫu thuật, cung cấp cho<br />
người bệnh một phần năng lượng, bù lại lượng<br />
nước mất trong thời gian nhịn ăn và cơ thể giảm<br />
sử dụng protein để cung cấp năng lượng(11)<br />
Chúng tôi thường truyền dung dịch đường<br />
trong gây mê phẫu thuật nhưng chưa theo dõi<br />
và đánh giá sự thay đổi nồng độ đường huyết<br />
khi có sự kích thích của phẫu thuật, làm tăng tiết<br />
nhiều kích thích tố có tác dụng gây tăng đường<br />
huyết như epinephrin, glucagon, cortisol, …<br />
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
nhằm đánh giá sự thay đổi nồng độ đường<br />
huyết trong và sau mổ ở những người bệnh<br />
không bị đái tháo đường khi truyền tĩnh mạch<br />
dung dịch Glucose 5% và khi truyền dung dịch<br />
Lactat Ringer.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
-Bệnh nhân có chỉ định gây mê PT chương<br />
trình.<br />
-Tuổi > 15.<br />
-Không mắc bệnh tiểu đường.<br />
-ASA I, II.<br />
<br />
2Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Có thời gian gây mê PT 180<br />
phút.<br />
- Có bệnh gây tăng tiết catecholamin,<br />
glucagon, insulin.<br />
- Thời gian nhịn ăn < 8 giờ.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm<br />
tiền phẫu.<br />
Người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn bệnh được<br />
chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu, mỗi<br />
nhóm 50 trường hợp:<br />
- Nhóm Glucose: Người bệnh được truyền<br />
tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% trong gây mê<br />
PT.<br />
- Nhóm Lactat: Người bệnh được truyền tĩnh<br />
mạch dung dịch Lactat Ringer trong gây mê PT.<br />
<br />
Tiến hành gây mê<br />
Tiền mê: Midazolam 1-4 mg tĩnh mạch.<br />
Fentanyl 1-3μg/kg tĩnh mạch.<br />
Khởi mê: Propofol 2-2,5 mg/kg tĩnh mạch.<br />
Dãn cơ: Rocuronium 0,45- 0,6mg/kg tĩnh<br />
mạch.<br />
Duy trì mê: Isofluran hoặc Halothan.<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Những đặc điểm của người bệnh: Tuổi, giới,<br />
cân nặng, ASA, nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa<br />
oxy trong và sau mổ, thời gian gây mê PT, tổng<br />
lượng dịch truyền và lượng thuốc sử dụng được<br />
ghi nhận vào phiếu thu thập sô liệu.<br />
Đường huyết được đo vào các thời điểm:<br />
Trước khi truyền dịch, sau rạch da 15 phút, lúc<br />
kết thúc cuộc mổ và 1 giờ sau mổ.<br />
<br />
Xử lí số liệu<br />
Bằng phần mềm Stata 8.0.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thay đổi độ bão hòa oxy trong gây mê PT.<br />
<br />
Từ tháng 10/2007 đến tháng 04/2008 chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu 2 nhóm, mỗi nhóm 50<br />
trường hợp, kết quả như sau:<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
<br />
100<br />
99.5<br />
99<br />
<br />
Glucose<br />
Lactat<br />
<br />
98.5<br />
98<br />
<br />
Bảng 1.<br />
Nhóm<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi(năm)<br />
Giới(Nam/nữ)<br />
Cân nặng(kg)<br />
ASA(I/II)<br />
Thời gian PT<br />
<br />
97.5<br />
<br />
Nhóm Glucose Nhóm Lactat Trị số p<br />
39,50±13,79<br />
19/31<br />
50,70±8,26<br />
41/9<br />
83,70±34,74<br />
<br />
42,16±14,72<br />
18/32<br />
52,82±6,96<br />
34/16<br />
78,80±30,38<br />
<br />
0,35<br />
0,84<br />
0,17<br />
0,11<br />
0,45<br />
<br />
30<br />
<br />
Khởi mê<br />
<br />
60<br />
<br />
90 120 150 180<br />
phút<br />
<br />
Biểu đồ 3: Thay đổi độ bão hòa oxy trong gây mê PT.<br />
<br />
Thay đổi đường huyết.<br />
<br />
Thuốc sử dụng trong gây mê PT.<br />
<br />
Bảng 3<br />
<br />
Bảng 2.<br />
<br />
Nhóm<br />
Glucose<br />
Thời điểm<br />
Trước truyền dịch<br />
4,79±0,58<br />
15 phút sau rạch da 7,99±1,72<br />
Lúc kết thúc PT<br />
10,68±3,59<br />
1 giờ sau mổ<br />
9,02±3,02<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Trị số<br />
Nhóm Glucose Nhóm Lactat<br />
p<br />
<br />
Thuốc<br />
Midazolam(mg)<br />
2,02±0,25<br />
Fentanyl(µg)<br />
123±5,75<br />
Propofol(mg)<br />
109,60±16,16<br />
Rocuronium(mg)<br />
30,30±5,09<br />
Isofluran/halothan<br />
18/32<br />
Dịch truyền(ml)<br />
577±201,58<br />
<br />
2,08±0,34<br />
115,50±4,68<br />
110,20±13,92<br />
30,70±5,80<br />
27/23<br />
630±164,13<br />
<br />
0,32<br />
0,31<br />
0,84<br />
0,71<br />
0,31<br />
0,15<br />
<br />
100<br />
95<br />
90<br />
85<br />
80<br />
75<br />
12<br />
0<br />
15<br />
0<br />
18<br />
0<br />
<br />
60<br />
<br />
Lactat<br />
<br />
90<br />
<br />
Khởi mê<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
30<br />
<br />
mmHg<br />
<br />
Thay đổi HATB trong gây mê PT.<br />
<br />
phút<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thay đổi HATB trong gây mê PT.<br />
<br />
Thay đổi nhịp tim trong gây mê PT.<br />
<br />
nhip/phút<br />
<br />
85<br />
80<br />
<br />
Glucose<br />
Lactat<br />
<br />
75<br />
70<br />
30<br />
<br />
Khởi mê<br />
<br />
60<br />
<br />
90 120 150 180<br />
phút<br />
<br />
Biểu đồ 2: Thay đổi nhịp tim trong gây mê PT.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Lactat<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
4,65±0,61<br />
5,55±0,83<br />
6,56±1,24<br />
5,96±1,23<br />
<br />
0,22<br />
< 0,0001<br />
< 0,0001<br />
< 0,0001<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 1 cho thấy ở 2 nhóm Glucose và Lactat<br />
không có sự khác biệt về tuổi trung bình ở 2<br />
nhóm, cũng như giới tính, cân nặng, phân độ<br />
ASA và thời gian phẫu thuật.<br />
Bảng 2 cũng cho thấy lượng thuốc sử dụng<br />
trong gây mê phẫu thuật giữa 2 nhóm là<br />
Midazolam, Fentanyl, Propofol, Rocuronium và<br />
thuốc mê hô hấp khác nhau không có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Tổng lượng dịch truyền trung bình ở nhóm<br />
Glucose là 577ml, tốc độ truyền trung bình<br />
khoảng 8,15ml/kg/giờ, ở nhóm Lactat là 630ml,<br />
tốc độ truyền khoảng 9,08ml/kg/giờ. Cũng<br />
không có sự khác biệt về lượng dịch truyền ở 2<br />
nhóm(p= 0,15). Tốc độ truyền dịch trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi tương tự như trong một số<br />
nghiên cứu của Lattermann(3,2), Schricker(9).<br />
Thay đổi HATB, trong suốt quá trình gây mê<br />
phẫu thuật HATB ở 2 nhóm không có sự khác<br />
biệt. Trong cùng một nhóm HATB lúc 30 phút<br />
sau rạch da có giảm hơn so với trước mổ nhưng<br />
mức độ giảm trong khoảng 10mmHg, mức giảm<br />
có thể chấp nhận được.<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009<br />
Trong gây mê phẫu thuật nhịp tim ở 2 nhóm<br />
khác nhau cũng không có ý nghĩa thống kê.<br />
Trong suốt thời gian theo dõi, nhịp tim thay đổi<br />
ở từng thời điểm nhưng mức độ thay đổi < 10<br />
nhịp/phút.<br />
Độ bão hòa oxy ở 2 nhóm trong thời gian<br />
nghiên cứu cũng không có sự khác biệt. Vào<br />
từng thời điểm khác nhau trong thời gian nghiên<br />
cứu độ bão hòa oxy có thay đổi nhưng độ bão<br />
hòa oxy qua mạch luôn trên 97%.<br />
Nồng độ đường huyết trung bình trước mổ<br />
ở nhóm Glucose là 4,79 mmol/l, ở nhóm Lactat<br />
là 4,65mmol/l. Không có sự khác biệt về nồng<br />
độ đường huyết trung bình trước mổ ở 2 nhóm<br />
(p= 0,22).<br />
Sau rạch da 15 phút nồng độ đường huyết ở<br />
nhóm Glucose là 7,99 mmol/l, ở nhóm Lactat là<br />
5,55 mmol/l. Lúc này có sự khác biệt về nồng độ<br />
đường huyết giữa 2 nhóm (p< 0,0001). Nồng độ<br />
đường huyết vào thời điểm này tương tự như<br />
trong nghiên cứu của Zucker(14).<br />
Và khi so sánh nồng độ đường huyết 15 phút<br />
sau rạch da với nồng độ đường huyết trước mổ,<br />
sự gia tăng về nồng độ đường huyết có ý nghĩa<br />
thống kê (p< 0,0001). Sự gia tăng này là do<br />
những kích thích của việc đặt nội khí quản, của<br />
động tác rạch da cũng như những thao tác trong<br />
phẫu thuật kích thích hệ thống thần kinh nội tiết<br />
làm giải phóng nhiều kích thích tố có tác dụng<br />
làm tăng đường huyết như catecholaminm95)(4),<br />
cortisol, glucagon,….<br />
Khi kết thúc cuộc mổ, nồng độ đường huyết<br />
ở nhóm Glucose là 10,68 mmol/l, ở nhóm Lactat<br />
là 6,56 mmol/l. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p