Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp ứng phó
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế; Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế; Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất một số giải pháp ứng phó thiệt hại do tác động biến đổi khí hậu đến ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp ứng phó
- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ LÂM THỊ PHƯƠNG NGỌC - NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đang là một thách thức mà toàn nhân loại phải ứng phó. Ở Thừa Thiên Huế, các hiện tượng khí hậu cực đoan liên quan ngày càng diễn biến khó lường. Thông qua sự thay đổi các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, sự gia tăng cường độ và tần suất của bão, lũ lụt, hạn hán... đã gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành lâm nghiệp của tỉnh. Từ khóa: biến đổi khí hậu, ngành lâm nghiệp, giải pháp ứng phó. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại thông báo của Ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC - 2007), Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đó, “Việt Nam coi ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn” (Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu). Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía Nam của khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5.026km2, trong đó khoảng 75% tổng diện tích là đồi núi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ. Tài nguyên rừng của tỉnh khá phong phú và đa dạng, tổng diện tích rừng hiện nay là 298.577,8ha [7], chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã, đang và được dự báo sẽ tác động mạnh theo chiều hướng bất lợi đến ngành lâm nghiệp của tỉnh. Đứng trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn đòi hỏi các cơ quan ban ngành, các nhà khoa học cần phải có những nghiên cứu thiết thực, đồng bộ nhằm tìm ra nguyên nhân, thực trạng, đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp thích ứng, phòng tránh, giảm nhẹ các thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra để phát triển kinh tế - xã hội. 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng - Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc với mức tăng trung bình khoảng 0,62oC trong thời kỳ 1958-2014. Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết các trạm phía Nam. Giai đoạn từ năm 1993-2014, mực nước tại các trạm có xu thế tăng khoảng 3,34mm/năm [9]. Nhận định xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 3oC, lượng mưa biến đổi không đều giữa các vùng, có thể tăng (từ 0% đến 10%) vào mùa mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô, tính biến động của mưa tăng lên; mực nước biển trung bình trên toàn dãy bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m (so với thời kỳ 1980 -1999, kịch bản phát thải trung bình B2) [5]. Trong 50 năm qua, theo số liệu quan trắc ở các trạm, nhiệt độ tại Huế có xu hướng giảm, nhưng tại vùng núi Nam Đông, A Lưới lại có xu hướng tăng. Xét từ năm 1971 - 2015, chia làm 2 giai đoạn (1971-1990; 1990 - 2015), mức tăng nhiệt độ tại A Lưới và Nam Đông giai đoạn sau so với giai đoạn trước từ 0,3oC - 0,4oC. Lượng mưa trung bình hàng năm trong những năm gần đây có xu hướng tăng. 154
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Bảng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm qua các thời kỳ [5], [7] Lượng mưa năm trung bình (mm) Trạm Thời kỳ Thời kỳ Chênh trước 1999- lệch 1998 2015 (2)-(1) (1) (2) Huế 2726 3248 + 522 A Lưới 3378 3843 + 465 Nam 3502 4015 + 513 Đông Hình 1. Nhiệt độ trung bình năm qua các thời kỳ [5]; [7] Sự biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế trong những năm tới được nghiên cứu dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính do IPCC đề xuất. Với kịch bản phát thải trung bình (B2), thì đến cuối thế kỷ này, sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa như sau: So với thời kỳ 1980 - 1990, mức gia tăng của nhiệt độ không khí trung bình năm trong thời kỳ từ 2020 - 2100 là khá lớn (từ 0,5 - 2,7oC), lượng mưa trong thời kỳ từ 2020 - 2100 sẽ tăng thêm từ 1,4 - 7,2%, mực nước biển dâng trong thời kỳ từ 2020 - 2100 sẽ tăng thêm từ 8 ÷ 71 cm (Bảng 2). Có thể nói, sự thay đổi của khí hậu Thừa Thiên Huế sâu sắc hơn các địa phương khác trong cả nước. Bảng 2. Mức tăng nhiệt độ (oC), mức thay đổi lượng mưa và mực nước biển dâng trung bình năm ở Thừa Thiên Huế so với thời kỳ 1980 - 1999 [6] Kịch bản Đơn 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 BĐKH vị Đối với (0C) 0,5 0,8 1,1 1,4 1,7 2,0 2,2 2,5 2,7 nhiệt độ Đối với (%) 1,4 2,1 2,9 3,8 4,6 5,3 6 6,6 7,2 lượng mưa Đối với nước (cm) 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71 biển dâng 2.2. Một số thiên tai ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế Biến đổi khí hậu, mà tiêu biểu là nhiệt độ không khí tăng làm cho nhiệt độ bề mặt nước biển tăng, dẫn đến những thay đổi trong hệ thống hoàn lưu khí quyển mà rõ rệt nhất là ảnh hưởng đến hiện tượng ENSO. Khoảng 20 năm trở lại đây, đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thường khí hậu với hiện tượng ENSO. Sự tăng cường hoạt động của ENSO làm cho thiên tai ở mức độ cực đoan gia tăng. 2.2.1. Lũ lụt Dưới tác động của biến đổi khí hậu, số trận lũ và đỉnh lũ hàng năm trên các sông Thừa Thiên Huế trong 20 năm gần đây tăng so với thập kỷ trước đó, trong đó số đợt lũ tăng từ 26-43% còn đỉnh lũ tăng từ 3-11%. Trung bình hàng năm trên sông Hương có 3,7 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II. [6] 155
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 2.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 2012, có 38 cơn bão và áp thấp nhiệt đới [5] ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, có gió cấp 6 trở lên, bằng 12% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam cùng thời kỳ. Trong 30 năm gần đây (1980-2015), số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế giảm 35% so với 30 năm trước đó (1950-1979), nhưng cường độ bão mạnh thêm 2-11%, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo di chuyển dị thường hơn [6]. 2.2.3. Nước dâng Tùy theo cường độ của bão, nước dâng có thể gây thiệt hại ở vùng thấp ven biển. Ở khu vực Thừa Thiên Huế, nước dâng trong cơn bão Cecil năm 1985 ở Thuận An đạt đến 1,9m, ở Lăng Cô 1,7m và mực nước dâng khoảng 1,0m trong cơn bão Xangsane (2006). Theo tính toán trong chu kỳ khoảng 100 năm có khả năng xảy ra nước dâng ở khu vực ven biển Thừa Thiên Huế với độ cao 2,0m. [6] 2.2.4. Hạn hán Là một tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở phía đông Trường Sơn chịu sự tác động của gió tây khô nóng nên năm nào Thừa Thiên Huế cũng có diện tích đất nông nghiệp bị hạn, tập trung vào hai thời kỳ trọng điểm tháng 3, 4 và tháng 7, 8. Diện tích bị hạn trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 6.746 ha. Trong 40 năm (1971-2012) có 3 năm đủ ẩm chiếm 5%, 14 năm hạn nhẹ chiếm 34%, 8 năm hạn vừa chiếm 21%, 7 năm hạn nặng chiếm 18% và 8 năm hạn rất nặng chiếm 21%. [6] 2.2.5. Lốc tố, lũ quét, trượt đất, xói lở bờ sông, xói lở bờ biển... Xảy ra khá phổ biến; tần suất và cường độ ngày càng gia tăng gây thiệt hại đến ngành lâm nghiệp và tàn phá môi trường sinh thái. 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, có hệ đầm phá rộng lớn nên diện tích rừng đầm phá ven biển là tương đối lớn. Tài nguyên rừng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ, chống xói mòn, cân bằng sinh thái, điều tiết nguồn nước và có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và an ninh quốc phòng. - Diện tích rừng Bảng 3. Hiện trạng rừng ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2015 Đơn vị: ha[9] Tổng diện tích Trong đó Năm có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng 2007 286.978,9 204.222,3 82.756,6 2009 294.298,2 203.515,1 90.783,1 2011 294.666,0 202.646,8 92.019,2 2013 296.075,8 202.552,0 93.523,8 2015 298.577,8 203.101,8 95.467,0 Tổng diện tích rừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 là 298.577,8ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, với độ che phủ đạt 57%, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 203.101,8ha và rừng trồng là 95.476ha. Phân theo mục đích sử dụng, năm 2015, diện tích rừng phòng hộ là 89.103,5ha, rừng đặc dụng là 71.361,16ha, rừng sản xuất là 136.904,2ha và diện tích rừng ngoài 156
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp là 1.208,94ha. Từ năm 2007 đến năm 2015, diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng dần. - Chất lượng rừng và đa dạng sinh học rừng: Những khu rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác, vì đây là nơi gặp nhau, của hai hệ thực vật tương ứng với hai miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Chỉ tính riêng các loài cây gỗ lớn, thì ngoài những loài nhiệt đới như: gõ, mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu,... còn có các loài á nhiệt đới như: hoàng đàn giả, thông tre, kim giao. Một số những cánh rừng đó đã được đánh giá, quy hoạch thành các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan,... tiêu biểu là Vườn Quốc gia Bạch Mã. Sự suy thoái sinh thái và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn ra chưa được kiểm soát nhất là khu vực đầu nguồn. - Cháy rừng, phá rừng: Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ cháy rừng, giảm 11 vụ so với năm 2014; diện tích rừng bị cháy 16,6ha, giảm 31,8ha, giá trị thiệt hại 239 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu các vụ cháy được xác định là do thời tiết trong mùa nắng nóng với nền nhiệt độ cao kéo dài trong nhiều ngày, sét đánh, bom đạn sót lại sau chiến tranh phát nổ, người dân thắp hương đốt vàng mã, đốt thực bì. Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra, nhất là đối với các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2015, đã phát hiện 41 vụ chặt phá rừng, tăng 5 vụ so với cùng kỳ; diện tích rừng bị chặt phá 10ha với giá trị thiệt hại 62 triệu đồng. - Giá trị sản xuất lâm nghiệp: Ngày càng tăng và đạt 463 triệu đồng (năm 2015). 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng Biến đổi khí hậu có nguy cơ tác động làm mất đất canh tác lâm nghiệp tại nhiều vùng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 2006 đến năm 2015 [7], mặc dù tổng diện tích rừng toàn tỉnh tăng nhẹ, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm từ 204,5ha còn 203,1ha. Diện tích trồng rừng mới giảm từ 5.930ha còn 4.187ha. Đặc biệt diện tích rừng giảm ở các Huyện Nam Đông, Phú Vang, Quảng Điền. Theo kịch bản nước biển dâng, ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng khá lớn. Bảng 4. Dự báo diện tích rừng Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng khi nước biển dâng (NBD) (đơn vị: ha) 2 Diện tích rừng bị ảnh hưởng khi NBD (m ) 10cm 50cm 100cm Huyện Rừng Rừng Rừng Rừng trồng Rừng trồng Rừng trồng ngập mặn phục hồi ngập mặn Hương Trà 0,09 1,88 1,51 Phong Điền 0,24 0,22 16,34 Phú Lộc 0,04 1,32 8,12 Phú Vang 4,25 Quảng Điền 2,26 Tổng cộng 0,04 1,65 34,58 157
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 2. Bản đồ diện tích rừng bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 100cm Với kịch bản nước biển dâng, ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng lớn. Ứng với hiện trạng rừng của tỉnh năm 2015 [8], khi nước biển dâng 100cm, có khoảng 34,58ha rừng bị ảnh hưởng, trong đó chiếm 94% là rừng trồng ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền. Hiện nay, rừng ngập mặn còn rất ít, chủ yếu ở thị xã Hương Trà, với kịch bản nước biển dâng 100cm, rừng ngập mặn bị ảnh hưởng 1,88ha chiếm đến 47%. 4.2. Biến đổi khí hậu thay đổi cơ cấu và ranh giới phân bố của các loại rừng Dựa trên các nhu cầu sinh thái của từng kiểu rừng và kịch bản biến đổi khí hậu để xác định vùng khí hậu thích hợp, thấy rằng biến đổi khí hậu làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều bị dịch chuyển về phía đỉnh núi. Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các đai cao hơn, rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh. Dự báo rừng ngập mặn sẽ phải chuyển dịch vào trong cửa sông, nếu thích nghi được thì tồn tại còn ngược lại sẽ bị tiêu diệt. 4.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học tại Thừa Thiên Huế Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết hợp với các sự cố liên quan đến con người như: cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy hay việc khai thác gỗ, củi, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện... đang góp phần tàn sát nhiều diện tích rừng; thú rừng gây hại tới tính đa dạng sinh học rừng. Ở Thừa Thiên Huế, số lượng loài đặc hữu ở hệ sinh thái rừng đã có một số biến động, số lượng vượn và voọc chà vá chân xám ít có sự thay đổi về số lượng ở Nam 158
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Đông, A Lưới và Bạch Mã, song đã có sự suy giảm ở Phong Điền. Số lượng các loài móng guốc đã giảm ở tất cả các khu vực thuộc các hệ sinh thái rừng. Sao La, Gà Lôi Lam Mào Trắng là loài động vật quý hiếm tại một số khu rừng tự nhiên ở huyện Phong Điền, có nguy cơ tuyệt chủng. Diện tích cây Rú Chá - một loài thực vật đặc hữu của Phá Tam Giang, có nơi giảm tới 80-90% [6]. Ở khu vực hệ sinh thái cồn cát, nơi sống của nhiều loài động vật quý hiếm cũng đang bị đe dọa. 4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với chất lượng rừng và sâu bệnh hại rừng Bảng 5. Hiện trạng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2015 Đơn vị: ha [9] Rừng Rừng Rừng Năm Rừng giàu Rừng nghèo Rừng trồng trung bình phục hồi ngập mặn 2010 36.178 46.800 69.999 50.062 91.890 4,00 2015 30.499 44.682,48 88.910,6 41.806,8 101.097,8 4,12 - Trong vòng 5 năm (2010-2015), trước tình hình chất lượng rừng giảm nghiêm trọng, diện tích rừng giàu giảm mạnh, diện tích rừng nghèo tăng lên đáng kể, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên. - Ở Thừa Thiên Huế, loài sâu róm thông xuất hiện khá phổ biến, là một loại sâu bệnh nguy hiểm đã từng gây bệnh khô cành bạch đàn đến 500ha rừng. Những khu rừng sau khi bị cháy xuất hiện nhiều loài sâu đục thân như sâu đinh, xén tóc, mọt... Dự báo nguy cơ phát triển của sâu róm thông ở Bắc Trung Bộ trong điều kiện biến nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và sự gia tăng các thời tiết cực đoan là 10% (2020), 13% (2050), 31% (2100) [3]. 4.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng Hình 3. Diện tích rừng bị cháy 2010 - 2016 [9] Những năm gần đây, nạn cháy rừng ở Thừa Thiên Huế xảy ra thường xuyên hơn ở các vùng đồi, miền núi thị xã Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và hai huyện Nam Đông, A Lưới. Điển hình năm 2012, do hạn hán kéo dài, cháy rừng xảy ra liên tiếp, chỉ tính tháng 8/2012, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 25 vụ cháy rừng thiệt hại khoảng 70ha rừng. 159
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 4. Bản đồ những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 Bảng 6. Diện tích rừng có nguy cơ cháy ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 Đơn vị: ha Rừng Rừng Rừng giàu Rừng nghèo Rừng trồng trung bình phục hồi A Lưới 4,79 170,11 546 7343,14 Hương Thủy 112,87 92,6 14542,4 Hương Trà 0 425,12 0,3 18063,4 Nam Đông 0,47 15,96 254,65 25,4 4184,73 Phú Lộc 0 144,61 436 16302,4 Phong Điền 53,8 67,7 10659,1 Thành phố Huế 319,38 Tổng cộng 0,47 20,75 1161,16 1168 71414,5 Nguy cơ cháy rừng ở Thừa Thiên Huế sẽ tăng trong các thập kỷ tới, so với năm 2000 nguy cơ cháy rừng vào năm 2020 tăng thêm 12%; năm 2050 là 14% và vào năm 2100 là 15%. Các tháng có nguy cơ cháy rừng cao là tháng 5, 6 và 7 [4]. 160
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ THIỆT HẠI DO TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. 5.1. Giải pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lâm nghiệp Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các giải pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH trong lâm nghiệp liên quan tới các biện pháp giảm phát thải các khí nhà kính hay làm tăng sự thu giữ các bon trong rừng, trong các sản phẩm gỗ dài hạn và thảm thực vật. Cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp cấp bách sau đây: - Sử dụng gỗ một cách tích cực để giảm phát thải cacbon Nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng, phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ, xác định tập đoàn loài cây phù hợp cho trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán đáp ứng nhu cầu gỗ chế biến, gỗ thu được từ các nguồn phục hồi thay thế cho nhiên liệu gỗ lấy từ các khu rừng tự nhiên góp phần bảo vệ rừng tự nhiên. Giảm tỷ trọng xuất khẩu gỗ dăm, tăng tỷ trọng gỗ chế biến gia dụng, tiến tới cấp chứng chỉ rừng. - Cắt giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng Tăng cường quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng đất hợp lý và giảm đói nghèo, tạo ra nền kinh tế xanh dựa trên việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và hợp lý, bảo vệ hệ sinh thái. Tăng cường trồng rừng, quản lý rừng cộng đồng theo chủ trương xã hội hóa nghề rừng. - Xây dựng, nâng cấp các công trình hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Việc xây dựng các hồ chứa, đắp đê sông, biển là một biện pháp công trình phổ biến nhằm phòng chống lũ, đồng thời giảm bớt thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn và hiện tượng nước biển dâng... Do đó, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp, bão dưỡng các công trình hồ chứa, đập thượng nguồn đa mục tiêu (Hồ Tả Trạch, Hữu Trạch, Cổ Bi, Khe Trăng, Thủy Yên...). Củng cố và duy trì hệ thống đê điều, kiên cố hóa kênh mương như: đê ven phá Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai, nghiên cứu qui luật diễn biến và các giải pháp ứng phó với các loại tai biến thiên nhiên xảy ra ở Thừa Thiên Huế. 5.2. Thích ứng với BĐKH trong ngành lâm nghiệp - Tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững + Chú trọng bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường trồng mới và phục hồi rừng, ngăn chặn nạn phá rừng nhằm giảm mức độ tổn thương cho các hệ sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng. Phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Tích cực trong công tác làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, giao và cho thuê rừng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, gắn với quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên Huế... để tạo không gian xanh về môi trường. Tăng cường quản lý, bảo vệ, tổ chức nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái... ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn Quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn, sinh cảnh Phong Điền, Khu bảo vệ cảnh quan bắc Hải Vân, Khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Trà, Hành Lang Xanh... + Xây dựng và phát triển chương trình quản lý và phòng chống cháy rừng, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở dự báo, cảnh báo và phòng chống cháy rừng. - Trồng rừng, tái tạo rừng, nghiên cứu các giống cây rừng phù hợp trên từng vùng sinh thái: + Xã hội hóa nghề rừng, trồng mới 4.000 - 4.500ha rừng/năm để nâng cao độ che phủ rừng trên 60%. Lựa chọn các giống cây phù hợp như cây gỗ bản địa có giá trị cao như Sao, Huỷnh, các 161
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 cây gỗ thuộc họ Dầu ở Nam Đông, A Lưới; rừng trồng gồm bạch đàn, keo lá tràm, thông hai lá, phi lao phân bố ở vùng gò đồi của Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền; trồng đước, vẹt khang, bần chua, bần trắng, xu ổi, mắm biển, sú, giá... trên vùng ngập mặn Phá Tam Giang và vùng ngập nước các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Thị trấn Sịa; trồng rừng phòng hộ trên cát ven biển Quãng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương. Triển khai và nhân rộng các mô hình trồng rừng, quản lí rừng bền vững dựa vào cộng đồng, trồng cây xanh phân tán, cây xanh đô thị. + Nghiên cứu chọn lựa và mở rộng trồng các giống loài có khả năng chịu hạn, úng lụt, sâu bệnh và phòng chống cháy rừng, đồng thời có kế hoạch bảo tồn nguồn gen, lập các ngân hàng gen phục vụ bảo tồn giống - Xây dựng và triển khai đề án phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển, dự án phát triển hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển và các hợp phần phát triển rừng trong đề án đê biển. + Lựa chọn các giống cây phù hợp nhằm tăng cường lớp phủ thực vật trên vùng đất nhiễm mặn và vùng cát khô... như: đước, vẹt khang, bần chua, bần trắng, xu ổi, mắm biển, sú, giá... vừa tạo hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ, cải tạo đất và giảm thiểu tác hại của tai biến tự nhiên. Tăng cường trồng rừng ngập mặn trên vùng Phá Tam Giang và vùng ngập nước các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, thị trấn Sịa; trồng rừng phòng hộ trên cát ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương và khu vực ven đầm phá Tam Giang. Cần chọn một số rừng ngập mặn điển hình, đại diện cho vùng sinh thái để bảo tồn các nguồn gen động thực vật vùng triều.. - Phòng chống sâu bệnh hại rừng: + Tăng cường khâu chăm sóc rừng, theo dõi thời tiết khí hậu, diễn biến sâu bệnh hại, kiểm tra tình hình nhằm phát hiện kịp thời các ổ bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng. Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chú trọng giống chất lượng cao và những giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh. - Phát triển sinh kế, nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm từ gỗ rừng và phát triển công nghệ chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ nhằm cải thiện đời sống, ổn định nơi cư trú cho người dân sinh sống trên địa bàn lâm nghiệp để bảo vệ rừng. - Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức và phát triển năng lực về phòng tránh biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp: + Xây dựng, biên soạn, phổ biến tài liệu tuyên truyền, giáo dục và đào tạo kiến thức về biến đổi khí hậu. Tổ chức phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. Đào tạo, tập huấn về thiên tai và biện pháp phòng tránh nhằm giúp mọi người có thể tự xây dựng các giải pháp ứng phó có hiệu quả với những diễn biến của biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở bờ biển... trên 72 giờ, dự báo lũ trước 24 giờ. - Xây dựng và triển khai chương trình khoa học công nghệ trong lâm nghiệp: + Nghiên cứu phát triển các giống cây lâm nghiệp có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi tốt trong điều kiện bất lợi. Ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS và GPS để quản lý bền vững tài nguyên rừng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại của cháy rừng... - Các giải pháp đầu tư vốn: + Thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp như Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF) và Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF)... Tăng cường hợp tác với các ngành, các địa phương trong nước và quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp để kêu gọi đầu tư cho phát triển lâm nghiệp. 162
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 6. KẾT LUẬN Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, lốc tố, xâm nhập mặn, triều cường... đã làm diện tích, chất lượng, cơ cấu... và phân bố rừng tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Diện tích rừng tuy tăng lên về số lượng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm, tình hình sâu bệnh hại rừng, cháy rừng ngày càng tăng và khó ứng phó. Hậu quả là ngành lâm nghiệp bị tổn thất nghiêm trọng ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc miền đồi núi và người dân ven biển. Trong điều kiện biến đổi khí hậu gia tăng về cường độ và tần suất, chính quyền và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải có những giải pháp phù hợp với tiềm năng và bối cảnh hiện nay của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu IMHEN (2015), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. [2] Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. [3] Hợp phần Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Báo cáo Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp và chính sách ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, Hà Nội [4] Lê Sĩ Doanh (2014), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó, Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp, Hà Nội. [5] Đài khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ (2015), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, bổ sung và biên soạn đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, TTH.2012-KC-05, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế. [6] Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Thừa Thiên Huế. [7] Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2016), Niên giám Thống kê 2015, Huế. [8] Website: http://www.gis.thuathienhue.gov.vn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. [9] Website: http://www.kichbanbdkh.com.vn. Title: BIOCLIMATIC IMPACT OF CLIMATE CHANGE ON THE FORESTRY IN THUA THIEN HUE PROVINCE AND SOLUTIONS Abstract: Nowadays people have to adapt and cope with the challenges of climate change. Those unusual weather phenomena related to climate change have been recognized and have developed unexpectedly in Thua Thien Hue province. Changes of factors such as temperature, amount of rainfall, sea level rise and the frequency and intensity of storms, floods, droughts... have caused serious impacts on the society, the economy and the forestry of this province. Keywords: climate change, forestry, solutions LÂM THỊ PHƯƠNG NGỌC Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Số điện thoại: 0988407157, Email: seawave013@yahoo.com PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG SƠN Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 163
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
7 p | 177 | 18
-
Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ
9 p | 188 | 16
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng tới kinh tế - xã hội đồng bằng Sông Cửu Long
3 p | 121 | 16
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới chế độ thuỷ văn sông Hương
8 p | 154 | 15
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường nước mặt lục địa bằng phương pháp tương quan
4 p | 119 | 8
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của sử dụng đất đến ngập lụt hạ lưu sông Lam bằng mô hình MIKE SHE
9 p | 91 | 5
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tình hình ngập lụt ở thành phố Nam Định
8 p | 88 | 4
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp thích ứng
7 p | 90 | 4
-
Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến nguy cơ ngập lụt tại khu vực nội thành Hà Nội
7 p | 56 | 4
-
Đánh giá tác động của biển đổi khí hậu đến sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
18 p | 12 | 3
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, Việt Nam
14 p | 99 | 3
-
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến ngập lụt giao thông thành phố Đà Nẵng
5 p | 85 | 2
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội
7 p | 45 | 2
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy và nồng độ bùn cát trên lưu vực Sông Hồng - Sông Thái Bình
8 p | 49 | 2
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên
8 p | 18 | 2
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Phúc
7 p | 34 | 2
-
Thử nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt khu vực hạ lưu sông Lam
8 p | 73 | 1
-
Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến nguy cơ ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội
6 p | 67 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn