Đánh giá tác động của năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
lượt xem 5
download
Bài viết "Đánh giá tác động của năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng" được thực hiện nhằm phân tích tác động của năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (năng lực quản lý theo chức năng của quá trình quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa) tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá tác động của năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ThS. NCS. Phạm Mạnh Hùng Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích tác động của năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (năng lực quản lý theo chức năng của quá trình quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa) tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn đại diện của 300 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, tác giả đánh giá mức độ tác động của năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần mềm SPSS 20.0 được tác giả sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình phân tích dữ liệu. Từ khóa: Hải phòng, năng lực quản lý, giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1. Đặt vấn đề Năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là tổng hợp các yếu tố cấu thành năng lực quản lý bao gồm: kiến thức kinh doanh và quản lý, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, phẩm chất cá nhân của giám đốc doanh nghiệp nhằm giúp giám đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng quản lý doanh nghiệp của mình thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Để có thể phát triển các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc nâng cao năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là một trong những biện pháp hữu hiệu, nguyên nhân là do, giám đốc của các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp đưa ra các quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích phát triển các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được tác giả thực hiện nhằm đánh giá mức độ tác động từ năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý của các giám đốc nhỏ và vừa theo chức năng quản lý. 2. Tổng quan nghiên cứu Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, việc tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, tham gia vào các hiệp định thương mại… đã nhận được sự quan tâm của không chỉ các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tế mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau, cụ thể như: Các DNNVV chiểm khoảng hơn 90% tổng số doanh nghiệp và hơn 60% lao động của tất cả các nước thành viên Asean. Như vậy, có thể thấy DNNVV đóng góp vai trò tích cực trong nền kinh tế Asean và là một bộ phận quan trọng trong quá trình cộng đồng kinh tế Asean đạt được các trụ cột chủ yếu của mình (Trần Thị Thu Trâm và cộng sự, 2015) . Cũng sử dụng những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn của Bộ kế hoạch đầu tư, phương pháp thống kê mô tả khi nghiên cứu về DNNVV tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như tác giả Trần Thị Thu Trâm và cộng sự (2015), tuy nhiên tác giả Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2015) lại có cách tiếp cận hơi khác khi tiếp cận chủ yếu để xem xét những trở ngại của DNNVV Việt Nam trong bối cảnh AEC đi vào hoạt động. , 189
- Các DNNVV thường phải đối mặt với 3 hạn chế cơ bản: (1) về khả năng, kỹ năng của người lao động (Clarke và Gibson, 1998; Ntsika, 2001); (2) thiếu khả năng quản lý (Megginson, Byrd và Meginnson, 2003; Kuratko và Welsch, 2004; Rwigema và Venter, 2004) và (3) khả năng tiếp cận thị trường, thị phần, hạn chế về nguồn vốn (Ntsika, 2001). Khi hội nhập quốc tế, cánh cửa thị trường rộng mở cũng đồng nghĩa với tính cạnh tranh càng gay gắt hơn, dẫn đến 3 trường hợp sau : (1) có khả năng cạnh tranh quốc tế, có thể thu lợi từ quá trình hội nhập, (2) hội nhập yếu, nên cải tiến năng lực sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cải tổ về mặt nhân sự để có thể tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Samad (2007) bổ sung trường hợp (3) doanh nghiệp được Nhà nước bảo trợ nên không chịu tác động nhiều của quá trình hội nhập. Một khía cạnh khác cũng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đó là về năng lực quản lý, trong nghiên cứu của mình sử dụng dụng dữ liệu từ khảo sát 109 nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam, tác giả Nguyễn Tố Như và cộng sự (2015), trong nghiên cứu của mình đã đánh giá nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về nhận thức của họ về cộng đồng kinh tế AEC, để từ đó, tác giả có những phân tích chỉ ra rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự hiểu về bối cảnh mới mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, chính vì vậy, các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.. Cũng sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích dữ liệu dựa trên phương pháp thống kê mô tả, tuy nhiên tác giả Bùi Thị Mùi (2014) trong nghiên cứu của mình hướng đối tượng lãnh đạo hẹp lại đó là lãnh đạo nữ, không gian nghiên cứu được tác giả lựa chọn để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu là tại các trường công lập tại tỉnh Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng: Tác giả đã làm rõ hệ thống khái niệm cơ bản và phương pháp luận có liên quan đến năng lực quản lý của lãnh đạo các cấp, nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ đối với việc phụ nữ tham gia quản lý trường học công ở thành phố Cần Thơ, những mặt mạnh, những điểm yếu trong công tác của họ và nguyên nhân của chúng. Nghiên cứu đã khảo sát những mong muốn cần được quan tâm giải quyết để cán bộ nữ có cơ hội được tăng cường năng lực quản lý tại các cơ quan, nhằm làm tốt công tác quản lý được phân công. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp, khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý của cán bộ nữ các trường công lập tại Cần Thơ. Lựa chọn DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu, tác giả Đỗ Anh Đức (2015) trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích so sánh các quan điểm về “năng lực” nói chung, nghiên cứu đã làm rõ khái niệm về năng lực quản lý của đối tượng giám đốc doanh nghiệp với 3 yếu tố cấu thành là: kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ/phẩm chất cá nhân. Nguồn nhân lực quản lý, năng lực quản lý đối với doanh nghiệp với giám đốc doanh nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp thành công hay thất bại trên thương trường và tạo sự khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu thường tập trung vào các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lớn, ít nghiên cứu đi sâu vào DNNVV; Nghiên cứu này sẽ xem xét trực tiếp năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Các dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn 300 giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng thông qua bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa. Bảng câu hỏi được chia làm hai phần: Phần 1 là những thông tin về đối tượng được phỏng vấn: tuổi, trình độ, giới tính... , 190
- Phần 2: Là những thông tin được thu thập liên quan trực tiếp đến đánh giá của họ về năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong nghiên cứu này. 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập, tác giả tiền hành làm sạch số liệu và phân tích số liệu, tác giả cũng sử dụng phần mềm SPSS 20.0 trợ giúp trong quá trình xử lý số liệu. Phương pháp thống kê mô tả và sử dụng mô hình hồi quy đa biến được tác giả sử dụng để thực hiện phân tích trong nghiên cứu này. Mô hình hồi quy đa biến được tác giả sử dụng nhằm xem xét mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế thừa các nghiên cứu trước của Đỗ Anh Đức (2015), Bùi Thị Mùi (2014), các biến số được tác giả lựa chọn như sau: Biến phụ thuộc tác giả lựa chọn là biến lợi nhuận của doanh nghiệp: được đo lường bằng mức độ đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ đạt được về lợi nhuận của doanh nghiệp so với kế hoạch đề ra của bản thân doanh nghiệp. Biến độc lập bao gồm: Năng lực quản lý theo chức năng quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hải Phòng bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Những đánh giá này được sử dụng bằng thang đo likert để xem xét những đánh giá của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa về các yếu tố này tác động như thế nào tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua quá trình giám đốc các doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý của mình. 4. Kết quả nghiên cứu Tác giả khảo sát 300 giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 300 giám đốc này có khoảng hơn 75% trong số đó là nam giới; độ tuổi trung bình của các giám đốc trung bình từ 36 đến 55 tuổi (chiếm gần 50% tổng số giám đốc được phỏng vấn), trình độ học vấn tập trung lớn nhất là trình độ đại học với khoảng hơn 60% tổng số giám đốc được phỏng vấn có trình độ này. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, phương pháp bình phương nhỏ nhất được tác giả lựa chọn cho phân tích dữ liệu thu thập được, kết quả cụ thể như sau: Bảng 1: Mô hình hồi quy Std. Change Statistics Adjusted R Error of R Durbin- Model R R F Sig. F Watson Square the Square df1 df2 Square Estimate Change Change Change 1 ,845a .714 .710 .624 .714 184.006 4 295 .000 2.241 a. Predictors: (Constant), KIEMSOAT, LANHDAO, TOCHUC, LAPKEHOACH b. Dependent Variable: KQ_LOINHUAN ( Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Kết quả hồi quy mô hình cho thấy, hệ số R^2 cho biết các biến độc lập giải thích khoảng 84,5% cho biến phụ thuộc, hệ số Durbin- Watson: 2,241 Bảng 2: Kết quả kiểm định mô hình ANOVAa Sum of Mean Model df F Sig. Squares Square Regression 286.512 4 71.628 184.006 ,000b Residual 114.835 295 .389 Total 401.347 299 , 191
- a. Dependent Variable: KQ_LOINHUAN b. Predictors: (Constant), KIEMSOAT, LANHDAO, TOCHUC, LAPKEHOACH ( Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Từ bảng 2 cho thấy, mô hình nghiên cứu tác giả lựa chọn là phù hợp. Kết quả hồi quy mô hình cụ thể như sau: Bảng 3: Kết quả hồi quy mô hình Coefficientsa Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients Model t Sig. Std. B Beta Error 1 (Constant) -.669 .154 -4.353 .000 LAPKEHOACH .661 .051 .634 13.059 .000 TOCHUC .110 .033 .122 3.371 .001 LANHDAO .127 .043 .103 2.966 .003 KIEMSOAT .152 .061 .126 2.485 .013 a. Dependent Variable: KQ_LOINHUAN (Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra) Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chức năng quản lý có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp đó là biến lợi nhuận của các doanh nghiệp, các biến số đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó biến số lập kế hoạch dường như có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này (Với hệ số beta điều chỉnh khoảng 0,634), kết quả này cũng phản ánh đúng kỳ vọng và thực tế về mức độ quan trọng và ý nghĩa của quá trình lập kế hoạch với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Một số kiến nghị Giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, để có thể năng cao khả năng này, các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao các kỹ năng quản lý đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao các kỹ năng này, giám đốc các doanh nghiệp phỉa không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển từng kỹ năng quản lý của mình, có thể thông qua: - Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề - Nâng cao kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng - Nâng cao kỹ năng tạo động lực làm viêc cho nhân viên - Nâng cao kỹ năng giao tiếp, đàm phán - Nâng cao kỹ năng tin học, ngoại ngữ Bên cạnh đó, giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần nâng cao kiến thức quản lý của mình: Kiến thức quản lý có tác động tích cực với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần bồi dưỡng và tích lũy các kiến thức về cả quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công nghệ, quản lý marketing… Các kiến thức này có thể được tích lũy thông qua quá trình học tập, các buổi chia sẻ kinh nghiệm…. Đồng thời cũng cần hoàn thiện và phát huy những phầm chất cá nhân của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong cấu thành năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc hoàn thiện các yếu tố này giúp giám đốc , 192
- doanh nghiệp hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clarke, J. and Gibson, S., M,(1998), Enterprising futures: training and education for small businesses, Education Training, Vol. 40 No. 3, pp. 102-8. 2. Ntsika (2001), State of Small Business Development in South Africa, Annual Review, 2001 3. Megginson, L., C., Byrd, M., J., & Megginson, W., L., (2003), Small Business Management: An Entrepreneur’s Guidebook (4th ed.). New York: McGraw-Hill 4. Kuratko, D.F. & Welsch, H., P., (2004), Strategic Entrepreneurial Growth, 2nd edition. Ohio: Thomson South-Wester 5. Rwigema, H., & Venter, R., (2004), Advanced Entrepreneurship. Cape Town: Oxford University Press. 6. Samad, N., A. (2007), Positioning Malaysian SMEs in the global. Proceedings of Persidangan Kebangsaan IKS 2007, Kota Kinabalu: Universiti Utara Malaysia 7. Nguyễn Tố Như, Nguyễn Thị Ngọc Lợi, (2015), Đánh giá nhận thức và phản ứng chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập AEC- Nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học quản trị và kinh doanh- COMB 2015, Đại học Đà Nẵng 8. Bùi Thị Mùi, (2014), Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực quản lý lãnh đạo của cán bộ nữ các trường công lập tại Cần Thơ, tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ 9. Đỗ Anh Đức, (2015), Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên địa bàn Hà Nội, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội 10. Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Thanh Hải, (2015), Trở ngại kinh tế của DNNVV tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quản trị và kinh doanh- COMB 2015, Đại học Đà Nẵng 11. Trần Thị Thu Trâm, Phạm Thị Mai Quyên, (2015), Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với cộng đồng kinh tế Asean- Cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo khoa học quản trị và kinh doanh- COMB 2015, Đại học Đà Nẵng. , 193
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển
7 p | 154 | 11
-
Tác động của quảng cáo và khuyến mãi đến việc hình thành giá trị thương hiệu điện thoại di động OPPO tại thành phố Cần Thơ
13 p | 90 | 7
-
Tác động của vòng quay tiền mặt đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam
18 p | 14 | 6
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa
11 p | 15 | 6
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
15 p | 9 | 6
-
Tác động của các yếu tố lợi ích đến sự tham gia của khách hàng vào cộng đồng trực tuyến: Trường hợp fan page Facebook của các nhà hàng tại Huế
19 p | 100 | 6
-
Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến khả năng thu hút FDI: Nghiên cứu thực nghiệm trong trường hợp thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu
14 p | 16 | 5
-
Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) lên thu hút doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2006-2020
11 p | 23 | 5
-
Báo cáo tác động của tham gia cộng đồng trực tuyến đến lòng trung thành của khách hàng tại nhà hàng Play Dimsum
4 p | 15 | 3
-
Tác động của năng lực lãnh đạo lên học tập tổ chức và hiệu suất doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch
16 p | 13 | 3
-
Tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của một số doanh nghiệp xuất khẩu than ở Việt Nam
11 p | 46 | 3
-
Điện tử hóa quá trình tuyển dụng lao động và thái độ của lao động tiềm năng trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam: Nghiên cứu tổng quan
9 p | 30 | 2
-
Tác động của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
10 p | 11 | 2
-
Tác động của phát triển công nghệ và cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin
11 p | 8 | 2
-
Tác động của các nhân tố bảo mật dữ liệu đến ý định mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội
10 p | 8 | 2
-
Đánh giá năng lực lãnh đạo tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức - Nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành hàng chế biến nông sản trên địa bàn Tây Nguyên
17 p | 7 | 1
-
Tác động của chuyển đổi số đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn