Định hướng hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
lượt xem 2
download
Từ những kiến thức cơ bản, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động giáo dục đại học. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động giáo dục đại học trong bối cảnh mới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TS Nguyễn Văn Tuyên* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển vượt bậc về công nghệ sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, nhiều ngành nghề mới xuất hiện sẽ bổ sung hoặc thay thế cho những ngành nghề truyền thống, vì thế sẽ tác động sâu sắc đến cơ cấu lao động và việc làm. Từ những kiến thức cơ bản, bài viết này sẽ phân tích, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động giáo dục đại học. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động giáo dục đại học trong bối cảnh mới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đào tạo, hoạt động, nghề nghiệp. 1. Đặt vấn đề Lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng lớn. Bắt đầu là cuộc cách mạng về nông nghiệp diễn ra khoảng hơn 10.000 năm trước đã làm thay đổi đời sống xã hội, khởi đầu là con người biết trồng trọt và chăn nuôi thay thế dần cho việc săn bắt và hái lượm, biết vận dụng sức mạnh của động vật vào các hoạt động sản xuất, vận tải và thông tin liên lạc. Nhờ đó, năng suất lao động ngày càng được gia tăng, sản xuất được nhiều của cải, vật chất hơn và từng bước nâng cao đời sống cho con người trong xã hội, cuộc cách mạng nông nghiệp ra đời đánh dấu cho lịch sử loài người chuyển từ nền nông nghiệp dùng sức mạnh cơ bắp sang nền nông nghiệp cơ khí, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tiếp nối cuộc cách mạng nông nghiệp, hàng loạt cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nửa sau thế kỷ thứ 18. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, với sự phát minh ra máy hơi nước và đường sắt, mở đường cho nền sản xuất cơ khí; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, mở đầu cho việc sản xuất hàng loạt và dây chuyền sản xuất nhờ sự phát minh ra điện và dây chuyền lắp ráp, giải phóng dần sức lao động của con người; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự ra đời của các linh kiện bán dẫn, máy tính chủ, máy tính cá nhân và internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ thế kỷ 21 và đang diễn ra trên nền tảng của cách mạng số. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là số hóa, internet hóa các thiết bị mà còn là sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ và tương tác Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 108 -
- của chúng trên nhiều lĩnh vực với quy mô rộng lớn như trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, internet kết nối vạn vật, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, tính toán lượng tử, xe tự vận hành… sẽ tạo ra hàng loạt thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế – xã hội ở tất cả các quốc gia. Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ mới, nhiều ngành mới, tạo nhiều công ăn, việc làm mới cho con người mà con người có thể cảm nhận được sự biến đổi của nó đang diễn ra trong hoạt động hàng ngày, từ việc đặt xe, thức ăn bằng công nghệ, việc mua sắm trực tuyến đến những biến đổi lớn trong sản xuất kinh doanh. Trong xu hướng đó, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp cần có sự cải tiến, đổi mới trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu, rộng đối với đời sống xã hội. 2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đào tạo nghề nghiệp Theo Klaus Schwab (2018), so với những cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều đặc điểm nổi trội: thứ nhất, tốc độ phát triển của cuộc cách mạng này ngày càng nhanh chóng, sự phát triển của các công nghệ mới lại sản sinh những công nghệ mới hơn; thứ hai, sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ làm thay đổi và nảy sinh những mô hình mới về các khía cạnh kinh tế, xã hội, cá nhân và vì thế sẽ làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của con người và thứ ba, sự tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư mang tính hệ thống giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp, các quốc gia và toàn xã hội. Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động sâu sắc đến hoạt động của con người trên nhiều lĩnh vực. Sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số, vật chất và sinh học không chỉ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động mà nó còn thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức, đồng nghĩa với việc các cấp quản lý chuẩn bị lực lượng và phát triển các mô hình đào tạo sao cho người lao động sẵn sàng phối hợp cùng với máy móc ngày càng thông minh trong công việc. Để thực hiện được điều này, nhất là các ngành nghề ít bị tự động hóa, con người đòi hòi cần có các kỹ năng xã hội và sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng ra quyết định trong môi trường luôn biến động và cần phát triển nhiều ý tưởng mới. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016) đưa ra 10 kỹ năng tiêu biểu của người lao động đến năm 2020 có một số điểm mới so với năm 2015 (Bảng 1). - 109
- Bảng 1. Sự thay đổi các kỹ năng trong năm 2020 so với năm 2015 Năm 2020 Năm 2015 1. Giải quyết các vấn đề phức tạp 1. Giải quyết các vấn đề phức tạp 2. Tư duy phản biện 2. Phối hợp với người khác 3. Sáng tạo 3. Quản lý con người 4. Quản lý con người 4. Tư duy phản biện 5. Phối hợp với người khác 5. Đàm phán 6. Trí tuệ cảm xúc 6. Kiểm soát chất lượng 7. Đánh giá và ra quyết định 7. Định hướng dịch vụ 8. Định hướng dịch vụ 8. Đánh giá và ra quyết định 9. Đàm phán 9. Lắng nghe tích cực 10. Tư duy linh hoạt 10. Sáng tạo Nguồn: World Economic Forum (2016) Theo đó, một số kỹ năng của người lao động được chú trọng và đánh giá cao như tư duy phản biện (Critical thinking), sáng tạo (Creativity), đánh giá và ra quyết định (Judgment and decision making)… và xuất hiện một kỹ năng mới là tư duy linh hoạt (Cognitive flexibility). Như vậy, trong tương lai nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, không chỉ vì dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố phi công nghệ khác như áp lực tăng dân số, các chuẩn mực xã hội, văn hóa mới. Hiện tại, con người chưa thể hình dung sự xuất hiện của những ngành nghề gì nhưng chắc chắn rằng tư duy và sáng tạo là những yếu tố sản xuất quan trọng hơn cả, dẫn đến nhiều khả năng khan hiếm lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn là một rào cản sự đổi mới, sáng tạo, sức cạnh tranh và tăng trưởng. Cũng theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (2020) đến năm 2025, các kỹ năng tiêu biểu của người lao động cũng có nhiều điểm khác biệt so với năm 2020. Trong đó, năm kỹ năng thuộc nhóm giải quyết vấn đề (problem – solving), hai kỹ năng thuộc nhóm tự quản lý (self – management), hai kỹ năng thuộc nhóm sử dụng và phát triển công nghệ (technology use and development) và một kỹ năng tương tác (working with people) (Bảng 2). Nhìn chung, theo dự báo này, đến năm 2025 sẽ tập trung chủ yếu vào các kỹ năng tự quản lý và giải quyết vấn đề thông qua nền tảng công nghệ. 110 -
- Bảng 2. Top 10 kỹ năng tiêu biểu của người lao động đến năm 2025 Năm 2025 1. Tư duy phân tích và sáng tạo 6. Khả năng lãnh đạo và tầm ảnh hưởng xã hội 2. Học tập chủ động và có chiến lược 7. Sử dụng, giám sát và điều khiển công nghệ 3. Giải quyết các vấn đề phức tạp 8. Thiết kế và lập trình công nghệ 4. Tư duy phản biện và phân tích 9. Kiên cường, chịu đựng căng thẳng và tính linh hoạt 5. Sáng tạo, tự xây dựng ý tưởng phát kiến 10. Lập luận, giải quyết vấn đề, tạo ra ý tưởng mới Nguồn: World Economic Forum (2020) Cuộc cách mạng lần thứ tư đang tác động làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội con người. Tuy nhiên, cũng chính sự tiến bộ nhanh của công nghệ đồng nghĩa với việc nhiều ngành nghề sẽ bị giảm sút thậm chí đi đến triệt tiêu một số việc làm. Một ví dụ điển hình là ngành nông nghiệp, tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thế kỷ thứ XIX, khoảng 90% lao động trong nông nghiệp là nông dân nhưng con số này hiện nay chưa đến 2% (Klaus Schwab, 2018). Sự tiến bộ công nghệ phát sinh nhiều loại hình công việc, đặc biệt là những công việc có tính đặc thù máy móc lặp đi lặp lại và đòi hỏi lao động chân tay phải thật chính xác, đã được tự động hóa. Minh chứng cho điều này là đầu năm 2017, Foxconn (Trung Quốc) – Công ty sản xuất thiết bị cho Apple, Samsung và Microsoft đã thay thế 60.000 công nhân bằng robot. Hiện nay, Amazon có khoảng 30.000 robot làm việc tại các nhà kho trên toàn thế giới… (Võ Xuân Thịnh, 2018). Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có vẻ tạo ra ít việc làm mới hơn trong các ngành công nghiệp so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề khác, sự tiến bộ của công nghệ thông tin và các công nghệ khác, cách mạng công nghiệp lần thứ tư có xu hướng làm tăng năng suất bằng cách thay thế dần lao động chân tay. Nghiên cứu của Carl Benedikt và Michael Osborne (2013), đã lượng hóa tác động tiềm năng của đổi mới công nghệ đối với thất nghiệp bằng cách xếp hạng 702 nghề nghiệp khác nhau theo thứ tự có khả năng được tự động hóa (Bảng 3). Bảng 3. Khả năng tự động hóa một số nghề nghiệp Các nghề nghiệp dễ tự động hóa Các nghề nghiệp khó tự động hóa nhất Nghề nghiệp Xác suất Nghề nghiệp Xác suất Tiếp thị qua điện thoại 0,99 Nhân viên xã hội chăm sóc bệnh nhân tâm thần và chăm sóc người nghiện chất kích thích 0,0031 Nhân viên khai thuế 0,99 Biên đạo múa 0,0040 Giám định bảo hiểm 0,98 Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật 0,0042 - 111
- Các nghề nghiệp dễ tự động hóa Các nghề nghiệp khó tự động hóa nhất Nghề nghiệp Xác suất Nghề nghiệp Xác suất Trọng tài, quan chức thể thao 0,98 Bác sĩ tâm lý 0,0043 Thư ký pháp lý 0,98 Quản lý nhân sự 0,0055 Tiếp viên, nhân viên lễ tân 0,97 Chuyên gia phân tích hệ thống 0,0065 máy tính Giới bất động sản 0,97 Chuyên gia nhân chủng và khảo 0,0077 cổ học Nhà thầu lao động nông trang 0,97 Kỹ sư hàng hải và kiến trúc sư 0,010 hải quân Thư ký và trợ lý hành chính, trừ Quản lý bán hàng 0,013 nhân viên pháp lý, y tế và điều hành 0,96 Chuyển phát thư tín 0,94 Giám đốc điều hành 0,015 Nguồn: Klaus Schwab (2018). Theo kết luận của nghiên cứu này, có thể trong một hoặc hai thập kỷ tới có khoảng 47% số việc làm tại Hoa Kỳ có nguy cơ bị tự động hóa (Dẫn theo Klaus Schwab, 2018). Kết quả nghiên cứu cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quy mô dịch chuyển lao động rộng hơn và tốc độ nhanh hơn nhiều so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Sự dịch chuyển này dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ hơn trong thị trường lao động: nhu cầu và mức lương cao hơn đối với các công việc trí tuệ, sáng tạo; nhu cầu sẽ giảm đáng kể đối với lao động chây tay với thu nhập thấp, đặc biệt là đối với các công việc đều đặn, lặp đi lặp lại với thu nhập trung bình. Tổ chức lao động quốc tế ILO dự báo trong vòng hai thập niên tới, khoảng 56% lao động tại năm quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày (vốn là thế mạnh xuất khẩu) và 3/4 lao động trong ngành điện, điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tự động hóa. Nhiều nhà máy sản xuất gốm sứ, mỹ nghệ ở Bình Dương, các nhà máy chế biến thủy hải sản ở Cần Thơ, An Giang cũng đã đầu tư các dây chuyền tự động hóa cao. Các công ty lớn của Việt Nam đương nhiên càng có xu hướng tự động hóa mạnh mẽ để tăng sản lượng và giảm giá thành sản phẩm. Nhà máy sữa Mega của Vinamilk đã được đầu tư tới 2.400 tỉ đồng để làm tự động hóa các khâu sản xuất từ chiết rót, tiệt trùng cho đến khâu đóng gói, đóng thùng (Nguyễn Đức Nghĩa, 2018). Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, xã hội toàn cầu, đặc biệt là giáo dục, đặt ra những vấn đề cấp bách cho nền giáo dục. Nếu xem giáo dục đại học là bước chuẩn bị hành trang cần thiết cho người học tự tin 112 -
- bước vào đời sống kinh tế – xã hội, thì nhà trường cần trang bị một cách đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho người học, không chỉ hiện tại mà còn ngay cả trong tương lai. 3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nhìn chung tại Việt Nam hiện nay, chương trình đào tạo vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường lao động mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động rất mạnh và toàn diện, các danh mục nghề và chương trình đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì ranh giới giữa các lĩnh vực rất nhỏ. Các trường cơ sở thực hiện hoạt động đào tạo theo hai hướng: một mặt, phải đáp ứng tính định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, áp lực đối với các cơ sở càng lớn khi chương trình đào tạo vừa đáp ứng tính chuyên môn cao trong lĩnh vực cụ thể, vừa đảm bảo tính liên ngành (công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng, kiến thức chuyên ngành) và các kỹ năng khác như: khả năng tư duy có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác liên ngành,... Trong bối cảnh kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh thì việc hướng tới chương trình giáo dục đào tạo hiện đại là điều rất cần thiết. Theo xu hướng ấy, tại Việt Nam từ năm 2006, “Giáo dục mở” đã được nêu trong văn kiện của Đảng với chủ trương chuyển dần mô hình giáo dục sang mô hình giáo dục mở. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế định hướng: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”. Đối với giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 chủ trương “sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động”. Như vậy, hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao từng bước đáp ứng được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Theo Lâm Văn Quản (2018), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổng kết so sánh mô hình đào tạo truyền thống và mô hình đào tạo trong nền kinh tế mới với nhiều biến động (Bảng 4). - 113
- Bảng 4. So sánh mô hình đào tạo truyền thống và mô hình đào tạo mở Mô hình đào tạo truyền thống Mô hình đào tạo mở Dạy nghề theo khả năng cung Dạy nghề theo khả năng cầu Dạy nghề cho việc làm Học nghề cho khả năng có việc làm Đào tạo tại chức Học suốt đời Dạy nghề tập trung vào người dạy Tự học và tập trung vào người học Giáo dục và đào tạo tách rời Giáo dục và đào tạo phải tích hợp Chuyên môn hóa sâu Hướng đến đa kỹ năng Công nhận kỹ năng, trình độ dựa theo Công nhận dựa vào năng lực và quá trình học thời kỳ đào tạo và thi tốt nghiệp tập trước đó Điểm vào, điểm ra cố định Mềm dẻo, linh hoạt vào và ra khỏi hệ thống Dạy nghề để làm công ăn lương Dạy nghề để làm công và tự tạo việc làm Hệ thống hành chính quan liêu Hệ thống phân cấp đòi hỏi cả cơ sở đào tạo quốc gia mạnh và tự chủ Tập chung nhiều vào chính quy Cả chính quy và không chính quy Chính sách và cung ứng dạy nghề do Chia sẽ trách nhiệm và theo thị trường Nhà nước chịu trách nhiệm Quản trị chủ yếu do nhà nước Cùng tham gia quản lý, thừa nhận xã hội hóa, đối thoại xã hội. Nguồn: Lâm Văn Quản (2018) 4. Một số giải pháp căn bản hoàn thiện đào tạo nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn những bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo; thay đổi mục tiêu đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toàn mới phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp căn bản nhằm hoàn thiện giáo dục đại học phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau: Thứ nhất, sự phát triển công nghệ thông tin, công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. Các lớp học truyền thống với những nhược điểm như: chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ hạn chế, không thuận lợi cho một số đối tượng,... sẽ được thay thế bằng các lớp học trực tuyến, lớp học ảo. Do đó, cần thực hiện các hình thức đào tạo online, mô phỏng, số hóa vào bài giảng,... Khai thác hệ thống học online ngày càng được phổ biến hơn, thông qua hệ thống online sẽ thu thập dữ liệu cho từng cá nhân. Khi tích tụ được lượng dữ liệu đủ lớn về cá nhân người học (thời lượng học, phương pháp, lộ trình đào tạo, mức độ tương tác, kết quả học tập.,..), là phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng học 114 -
- sinh với lộ trình tối ưu cá nhân hóa phương pháp học tập mà ngay cả giáo viên tốt nhất cũng không bằng được. Sử dụng hệ thống máy tính và dữ liệu lớn để thiết kế chương trình, tổ chức giảng dạy cho từng đối tượng một cách hiệu quả nhất. Chất lượng đào tạo trực tuyến được kiểm soát dễ dàng bằng các công cụ hỗ trợ, như các cảm biến và kết nối không gian mạng. Không gian học tập cũng sẽ đa dạng hơn, thay vì những phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng truyền thống. Thứ hai, chương trình học cũng được thiết kế đa dạng hơn, cụ thể hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Đối với các chương trình đào tạo bậc cử nhân, bên cạnh các kiến thức về nghề nghiệp, cần phải mở rộng cung cấp thêm các khối kiến thức tự nhiên xã hội, công nghệ thông tin, quản lý mạng,... nhằm mục đích làm cho người học có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ, làm việc hiệu quả trong môi trường có tính kết nối cao, giữa các lĩnh vực. Các kỹ năng quan trọng đối với nguồn nhân lực trong môi trường tương tác công nghệ cần phải được đưa vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện, tư duy hệ thống, kỹ năng ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn,... đặc biệt giáo dục người học phương pháp và ý thức học tập suốt đời. Thứ ba, các khóa đào tạo ngắn hạn hay các chương trình bổ sung kiến thức cho từng đối tượng khác nhau tại các doanh nghiệp là thực sự cần thiết trong bổi cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhu cầu của xã hội về bổ sung kiến thức sẽ vô cùng lớn khi có sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề, sự thay đổi công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở ra thị trường đào tạo và huấn luyện vô cùng lớn đối với các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục, đặc biệt đối với các trường đại học vốn có thế mạnh về đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại học cần phải cởi mở và đối thoại nhiều hơn với xã hội, với thị trường lao động để triển khai và thực hiện các chương trình thiết thực và hiệu quả, nhưng vẫn không đánh mất bản chất học thuật riêng biệt và nhiệm vụ giáo dục rộng hơn. Thứ tư, đào tạo đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi đội ngũ giảng dạy phải có trình độ cao về chuyên môn, công nghệ thông tin, hệ thống mạng. Do đó, cán bộ giảng dạy phải liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn, công nghệ... bằng cách thường xuyên tham gia các lớp huấn luyện, hội thảo, hội nghị. Ngoài ra, các trường đại học phải mở rộng đối thoại, hợp tác với doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, tập huấn và tư vấn; qua đó cán bộ giảng dạy có cơ hội tiếp cận điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế và nắm bắt được những thay đổi của thị trường để thực hiện các điều chỉnh trong hoạt động giảng dạy. Thứ năm, tổ chức nghiên cứu quán triệt các Nghị quyết Trung ương để nhận thức đầy đủ hơn về giáo dục nghề nghiệp mở. Đổi mới tư duy về phát triển giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiến hành - 115
- rà soát, kiến nghị loại bỏ, sửa đổi và bổ sung cơ chế, chính sách và các chế định liên quan đến phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở; giảm thiểu tối đa các rào cản, nhất là rào cản về thủ tục hành chính. Đổi mới cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyển vai trò kiểm soát sang giám sát; đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển sang áp dụng phương thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động giáo dục đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Bình (2018). Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt tạo cơ hội học nghề, lập nghiệp bền vững. Báo Đại biểu Nhân dân, ngày 3/10/2018. http://daibieunhandan.vn/ default.aspx?tabid=74&NewsId=411493 Nguyễn Đức Nghĩa (2018). Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh giáo dục đại học 4.0. Hội thảo hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày 18/10/2018. Lâm Văn Quản (2018). Phát triển nghề nghiệp mở linh hoạt trong trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày 18/10/2018. Klaus Schwab (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Ngoại giao dịch và hiệu đính, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. Võ Xuân Thịnh (2018). Sàn giao dịch việc làm – Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hội thảo hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, ngày 18/10/2018. Trần Anh Tuấn (2016). Dự báo nhu cầu nhân lực các ngành trọng điểm giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025. Cổng thông tin Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/01/2017. World Economic Forum (2016). The future of jobs employment, skills and workforce strategy for the Fourth Industrial Revolution. Global Challenge Insight report. https://www.google.com. vn/search?q=top+10+skills+2020+world+economic+forum&tbm=isch&source) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-19-NQ-TW-2017-nang-cao- chat-luong-hieu-qua-hoat-dong-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap-365583.aspx https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam-2013-doi-moi-can- ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-212441.aspx https://www.weforum.org/agenda/2020/10/top-10-work-skills-of-tomorrow-how-long-it-takes- to-learn-them/ 116 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình "Định mức lao động"
21 p | 3374 | 685
-
Bài viết về Tuyển dụng, Lựa chọn và Đào tạo Nhân viên bán hàng
26 p | 1038 | 457
-
Giáo trình Quản trị dự án
22 p | 615 | 364
-
Chiến lược và Chính sách kinh doanh - Phân Tích Nội Bộ
5 p | 373 | 140
-
ĐỀ TÀI: "PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIETTEL TELECOM"
120 p | 688 | 135
-
7 nguyên tắc cơ bản của thành công
6 p | 298 | 81
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 5 Đào tạo và phát triển nhân viên
46 p | 179 | 45
-
Hãy chọn đúng trò chơi! (Phần cuối) - THAY ĐỔI NHẬN THỨC
5 p | 161 | 27
-
Hoạt động đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 73 | 10
-
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN - QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
22 p | 91 | 10
-
Những chiêu làm thêm sáng tạo
4 p | 68 | 8
-
Quy định về việc công tác đào tạo nhân lực - Công ty Cổ phần Lilama 18.1
15 p | 86 | 5
-
Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng
6 p | 18 | 4
-
Ảnh hưởng từ cam kết của nhà quản trị cấp cao đến cam kết yêu quý thông qua các hoạt động quản trị nhân sự
12 p | 7 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bên nhận quyền trong ngành F&B
16 p | 12 | 3
-
Ảnh hưởng của đào tạo xanh đến hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên và kết quả môi trường của doanh nghiệp
14 p | 14 | 3
-
Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến cam kết tổ chức của người lao động trong các công ty thuộc Bộ Công an
10 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn