intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác dụng của ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân lên biến đổi siêu cấu trúc vết thương mạn tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu vai trò của ghép tế bào gốc mỡ tự thân (TBGM) lên biến đổi hình thái siêu cấu trúc mô vết thương mạn tính (VTMT). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 25 bệnh nhân (BN) bị VTMT, điều trị nội trú tại Khoa Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 4 - 2015 đến 6 - 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác dụng của ghép tế bào gốc mô mỡ tự thân lên biến đổi siêu cấu trúc vết thương mạn tính

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GHÉP TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TỰ THÂN<br /> LÊN BIẾN ĐỔI SIÊU CẤU TRÚC VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH<br /> Nguyễn Tiến Dũng*; Đinh Văn Hân*; Quản Hoàng Lâm**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu vai trò của ghép tế bào gốc mỡ tự thân (TBGM) lên biến đổi hình thái<br /> siêu cấu trúc mô vết thương mạn tính (VTMT). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 25 bệnh<br /> nhân (BN) bị VTMT, điều trị nội trú tại Khoa Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 4 - 2015<br /> đến 6 - 2016. Tuổi trung bình 56,88 ± 16,81, tỷ lệ nam/nữ 2,12. Tất cả BN được ghép TBGM tự<br /> thân lên bề mặt vết thương mỗi 3 - 5 ngày. Sinh thiết mô tại chỗ vết thương. Đánh giá biến đổi<br /> siêu cấu trúc mô trước ghép, sau ghép TBGM 7 ngày, 15 ngày và 20 ngày trên kính hiển vi điện<br /> tử truyền qua. Kết quả: siêu cấu trúc VTMT có đặc điểm phá hủy chất nền ngoại bào. Sau ghép<br /> TBGM, siêu cấu trúc mô liên kết cải thiện rõ rệt theo thời gian: TBGM kích thích nguyên bào sợi<br /> tăng sinh, tăng chế tiết collagen, giảm tình trạng viêm và cải thiện chất nền ngoại bào. TBGM<br /> còn kích thích tăng sinh tế bào biểu mô ở lớp mầm và mạch máu tân tạo tại chỗ VTMT. Kết luận:<br /> TBGM tự thân có tác dụng kích thích quá trình liền vết thương thông qua kích thích tăng sinh<br /> tế bào và cải thiện chất nền ngoại bào tại chỗ VTMT.<br /> * Từ khóa: Vết thương mạn tính; Tế bào gốc mô mỡ; Siêu cấu trúc.<br /> <br /> Studying the Effectiveness of Autologous Transplantation of AdiposeDerived Stem Cells on Ultrastructure Changes of Chronic Wound<br /> Summary<br /> Objectives: Evaluating the effectiveness of autologous transplantation of adipose-derived<br /> stem cells on ultrastructure changes of chronic wound. Subjects and methods: We studied 25<br /> patients with chronic wound, who hospitalized at Department of Wound healing, National<br /> Institute of Burns from April, 2015 to June, 2016. The mean age was 56.88 ± 16.81, male/female<br /> ratio was 2.12. All patients were been grafted the autologous adipose-derived stem cells (ADSCs)<br /> once every 3 - 5 days. The wound biopsy was done before and after the autologous transplantation<br /> of ADSCs, 7 days, 15 days and 20 days for evaluation of ultrastructure changes by transmission<br /> electron microscope. Results: Before transplantation, extracellular matrix (ECM) was destroyed.<br /> After transplantation, ADSCs strongly stimulated fibroblast proliferation and fibroblasts to produce<br /> collagen. ADSCs helped to reduce swelling and improve the structure of ECM. ADSCs also<br /> promoted proliferations of epithelial cell and neovascularization at the chronic wound local.<br /> Conclusion: Autologous ADSCs promoted the wound healing process by cell proliferation and<br /> improvement of ECM in chronic wound local.<br /> * Key words: Chronic wound; Adipose-derived stem cells; Ultrastructure.<br /> * Viện Bỏng Quốc gia<br /> ** Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tiến Dũng (ntzung_0350@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 05/06/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/07/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 26/07/2016<br /> <br /> 74<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tế bào gốc (TBG) phân lập được từ<br /> mô mỡ, gọi tắt là TBG mỡ, là TBG trung<br /> mô có hình dáng nguyên bào sợi, có khả<br /> năng tạo colony và biệt hóa thành nhiều<br /> loại mô khác nhau [3, 6, 7]. Hiện nay,<br /> TBGM được ứng dụng nhiều trong y học<br /> tái tạo và sửa chữa, trong đó có điều trị<br /> các VTMT. Đối với VTMT, tại chỗ vết thương<br /> tiết quá nhiều cytokine tiền viêm và enzym<br /> phân hủy protein, kèm theo tế bào thì lão<br /> hóa, nhiễm trùng dai dẳng, thiếu hụt TBG<br /> [8]. VTMT thường xuất hiện trên BN có<br /> bệnh lý nội hoặc ngoại khoa. Vì vậy, việc<br /> điều trị VTMT trở nên khó khăn. Trị liệu tế<br /> bào, trong đó có sử dụng TBGM là một<br /> lựa chọn khá phổ biến hiện nay. Trên thực<br /> nghiệm, TBGM được cho là có khả năng<br /> kích thích tăng sinh nguyên bào sợi, chế<br /> tiết các protein của chất nền ngoại bào,<br /> kích thích biểu mô hóa và tăng sinh mạch<br /> máu tân tạo, một trong những yếu tố quan<br /> trọng của quá trình liền vết thương da<br /> [4, 10]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ vai trò<br /> của ghép TBGM tự thân lên biến đổi hình<br /> thái siêu cấu trúc mô VTMT.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 25 BN bị VTMT do các nguyên nhân<br /> khác nhau, điều trị nội trú tại Khoa Liền vết<br /> thương, Viện Bỏng Quốc gia từ tháng<br /> 04 - 2015 đến 6 - 2016.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN ≥ 16 tuổi,<br /> tình nguyện viết đơn tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN mắc viêm<br /> gan B, viêm gan C, HIV. BN bị vết loét do<br /> ung thư, xạ trị ung thư. Phụ nữ mang thai,<br /> cho con bú.<br /> <br /> 2. Trang thiết bị, vật tư nghiên cứu.<br /> Tấm TBGM tự thân do Khoa Labo,<br /> Viện Bỏng Quốc gia cung cấp. Kim sinh<br /> thiết (biopsy puch) đường kính 7 mm<br /> (Italia) và kính hiển vi điện tử truyền qua<br /> JEM 1400 (Hãng JEOL, Nhật Bản).<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Tất cả BN nghiên cứu khi vào viện đều<br /> được theo dõi nguyên nhân trực tiếp hoặc<br /> gián tiếp gây VTMT, những bệnh lý kết hợp<br /> ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương.<br /> Đánh giá tình trạng vết thương. Theo dõi<br /> diễn biến tại chỗ vết thương trước và sau<br /> ghép TBGM tự thân.<br /> * Phương pháp ghép TBGM tự thân:<br /> sau khi BN hoặc người giám hộ đồng ý<br /> viết đơn tham gia ghép TBGM, tiến hành<br /> thu thập mô mỡ. Làm tiểu thủ thuật lấy<br /> 3 - 5 gram mô mỡ dưới da ở vùng bụng,<br /> bẹn hoặc mặt trong đùi của BN. Cố định<br /> mô mỡ trong dung dịch Dulbecco’s Modified<br /> Eagle’s Medium (DMEM), chuyển lên Khoa<br /> Labo, Viện Bỏng Quốc gia, phân lập, nuôi<br /> cấy tăng sinh và tạo tấm TBGM tự thân.<br /> Trong thời gian chờ tạo tấm TBGM, BN<br /> được thay băng bằng các thuốc kháng<br /> khuẩn tại chỗ, lấy bỏ hoại tử. Khi trên lâm<br /> sàng không còn dấu hiệu nhiễm khuẩn,<br /> tiến hành ghép TBGM. Ghép tấm TBGM<br /> tự thân lên bề mặt vết thương và thay<br /> tấm TBGM mỗi 3 - 5 ngày.<br /> * Phương pháp làm tiêu bản siêu cấu<br /> trúc mô tại chỗ VTMT:<br /> Tại các thời điểm 72 giờ đầu sau khi<br /> nhập viện (T0), trước khi tiến hành ghép<br /> TBGM tự thân (T1), sau khi ghép TBGM 7<br /> ngày (T2), 15 ngày (T3) và 20 ngày (T4),<br /> tiến hành sinh thiết mô vùng mép vết thương<br /> sao cho mảnh sinh thiết chứa 50% mô nền<br /> vết thương và 50% da lành mép vết thương<br /> bằng kim sinh thiết đường kính 7 mm.<br /> 75<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> Cố định bệnh phẩm trong dung dịch<br /> glutaraldehyt 4%. Làm tiêu bản hiển vi<br /> điện tử truyền qua theo phương pháp của<br /> Nguyễn Kim Giao (2004) [1], thực hiện tại<br /> Khoa Hình thái, Viện 69, Bộ Tư lệnh Lăng<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh để xác định biến đổi<br /> siêu cấu trúc. Đọc kết quả trên kính hiển<br /> vi điện tử truyền qua JEM 1400, JEOL<br /> (Nhật Bản).<br /> <br /> các mức độ khác nhau. Xuất hiện tế bào<br /> viêm là đại thực bào, bạch cầu đa nhân,<br /> tế bào lympho đang hoạt động (ảnh 1 - 4).<br /> <br /> * Xử lý số liệu:<br /> Trên cơ sở diễn biến lâm sàng tại chỗ<br /> VTMT, đánh giá chi tiết hình ảnh siêu cấu<br /> trúc mô tại các thời điểm nghiên cứu để<br /> xác định biến đổi cấu trúc tế bào và thành<br /> phần ngoại bào điển hình tại mỗi thời điểm<br /> nghiên cứu.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu.<br /> 25 BN nghiên cứu có tuổi trung bình<br /> 56,88 ± 16,81, tỷ lệ nam/nữ 2,12. Nguyên<br /> nhân gây VTMT gặp nhiều nhất là do nhiễm<br /> khuẩn mô mềm (36%), tiếp theo là tỳ đè<br /> (32%) và các nguyên nhân khác như đái<br /> tháo đường (16%), bệnh mạch máu (8%).<br /> 24/25 BN (96%) có bệnh lý kết hợp. Các<br /> bệnh kết hợp gặp với tỷ lệ cao là bệnh tim<br /> mạch (28%), đái tháo đường (20%), chấn<br /> thương tủy sống (16%). VTMT có thời gian<br /> tồn tại khá lâu trước khi vào viện điều trị<br /> (trung bình 4,20 ± 3,20 tháng).<br /> <br /> Ảnh 1: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT khi mới vào viện.<br /> Hình ảnh phù viêm (a), các sợi collagen<br /> bị đứt gãy (b). Xuất hiện đại thực bào (c),<br /> các tế bào hoại tử (nhân đông vón (d).<br /> Hiển vi điện tử truyền qua. Phóng đại<br /> 1.500 lần. BN Trần Văn Đ (số BA: 7071)<br /> <br /> 2. Biến đổi siêu cấu trúc mô tại chỗ<br /> VTMT trước và sau ghép TBGM tự thân.<br /> * Thời điểm mới vào viện (T0):<br /> Hình ảnh siêu cấu trúc thấy phá hủy<br /> chất nền ngoại bào ở đáy vết thương với<br /> biểu hiện: hoại tử mạnh, phù viêm chất<br /> nền ngoại bào (biểu hiện các khoảng gian<br /> bào giãn rộng). Sợi collagen chân bì bị<br /> giãn tách, thưa thớt, đứt gãy phá hủy ở<br /> 76<br /> <br /> Ảnh 2: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT khi mới vào viện.<br /> Hình ảnh bạch cầu đa nhân (a) bên<br /> cạnh là nguyên bào sợi (b). Hiển vi điện<br /> tử truyền qua. Phóng đại 3.000 lần. BN<br /> Đinh Thị H (số BA: 0196)<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> <br /> Ảnh 3: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh<br /> sinh thiết mô VTMT khi mới vào viện.<br /> <br /> Ảnh 5: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT trước khi ghép TBGM.<br /> <br /> Hình ảnh tế bào lympho đang hoạt<br /> động (a). Hiển vi điện tử truyền qua. Phóng<br /> đại 3.000 lần. BN Đinh Thị H (số BA: 0196)<br /> <br /> Hình ảnh phù viêm (a), bó sợi collagen<br /> đứt gãy, mất cấu trúc (b), nguyên bào sợi<br /> chế tiết collagen (c). Hiển vi điện tử truyền<br /> qua. Phóng đại 3.000 lần. BN Nguyễn Thị N<br /> (số BA: 2318)<br /> <br /> Ảnh 4: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh<br /> sinh thiết mô VTMT khi mới vào viện.<br /> Hình ảnh bó sợi collagen đứt gãy, mất cấu<br /> trúc (a). Hiển vi điện tử truyền qua. Phóng đại<br /> 1.500 lần. BN Nguyễn Thị S (số BA: 2731)<br /> * Thời điểm trước ghép TBGM (T1):<br /> Hình ảnh siêu cấu trúc thấy chất nền<br /> ngoại bào thưa thớt, phù viêm khoảng gian<br /> bào, các sợi collagen đứt gãy, tế bào viêm<br /> chủ yếu là tế bào lympho, có cả bạch cầu<br /> đa nhân. Nguyên bào sợi xuất hiện và có<br /> biểu hiện chế tiết sợi collagen (ảnh 5 - 6).<br /> <br /> Ảnh 6: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT trước khi ghép TBGM.<br /> Thấy hình ảnh phù viêm (a), xuấn hiện<br /> bạch cầu đa nhân (b) và lympho (c). Hiển<br /> vi điện tử truyền qua. Phóng đại 1.500 lần.<br /> BN Trần Thị S (số BA: 1506)<br /> * Thời điểm sau ghép TBGM 7 ngày (T2):<br /> Hình ảnh siêu cấu trúc thấy bắt đầu<br /> xuất hiện tăng sinh tế bào: nguyên bào<br /> sợi tăng sinh, trong bào tương của nguyên<br /> bào sợi có nhiều lưới nội bào có hạt hoạt<br /> 77<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br /> động mạnh. Vùng ngoại bào có các sợi<br /> collagen mảnh, nằm song song với nguyên<br /> bào sợi (ảnh 7 - 8).<br /> <br /> * Thời điểm sau ghép TBGM 15 ngày (T3):<br /> Hình ảnh siêu cấu trúc thấy tăng sinh<br /> tế bào: biểu bì tăng sinh lớp mầm, tăng<br /> sinh nguyên bào sợi, các nguyên bào sợi<br /> tăng sản xuất, chế tiết collagen, tế bào sắp<br /> xếp có trật tự và theo một hướng (ảnh 9 - 10).<br /> <br /> Ảnh 7: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT sau ghép TBGM 7 ngày.<br /> Hình ảnh bào tương nguyên bào sợi có<br /> nhiều lưới nội bào có hạt hoạt động (a),<br /> các sợi collagen mỏng nằm song song với<br /> nguyên bào sợi (b). Hiển vi điện tử truyền<br /> qua. Phóng đại 3.000 lần. BN Nguyễn Thị N<br /> (số BA: 2318)<br /> <br /> Ảnh 8: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT sau ghép TBGM 7 ngày.<br /> Tăng sinh tế bào, các nguyên bào sợi<br /> nằm sát nhau, bào tương có nhiều lưới nội<br /> bào có hạt (a). Hiển vi điện tử truyền qua.<br /> Phóng đại 3.000 lần. BN Trần Thị S (số BA:<br /> 1506)<br /> 78<br /> <br /> Ảnh 9: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT sau ghép TBGM 15 ngày.<br /> Hình ảnh tế bào biểu mô lớp mầm nằm<br /> sát nhau, không thấy khoảng gian bào (a).<br /> Hiển vi điện tử truyền qua. Phóng đại<br /> 3.000 lần. BN Nguyễn Thị N (số BA: 2318)<br /> <br /> Ảnh 10: Hình ảnh siêu cấu trúc mảnh sinh<br /> thiết mô VTMT sau ghép TBGM 15 ngày.<br /> Tăng sinh nguyên bào sợi (a), các nguyên<br /> bào sợi tăng chế tiết collagen, sợi collagen<br /> nằm song song với thành tế bào (b). Hiển vi<br /> điện tử truyền qua. Phóng đại 3.000 lần.<br /> BN Trần Thị S (số BA: 1506)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0