TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA MÔ UNG THƢ PHỔI LEWIS<br />
ĐƢỢC GHÉP TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM<br />
Ngô Thu Hằng*; Nguyễn Thái Biềng*<br />
Hồ Anh Sơn*; Phạm Xuân Phong**; Nguyễn Lĩnh Toàn*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá đặc điểm hình thái mô bệnh học của mô ung thư phổi (UTP) được ghép<br />
trên chuột thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: ghép tế bào (TB) UTP chuột Lewis vào<br />
dưới da đùi phải chuột nhắt trắng BALB/c, đánh giá hình ảnh giải phẫu bệnh bằng nhuộm HE.<br />
7<br />
Kết quả: 15 chuột hình thành khối u sau 1 tuần ghép 2 x 10 TB ung thư với tỷ lệ thành công<br />
100%. Hình thái vi thể trên tiêu bản nhuộm HE 4 tuần sau gây u cho thấy mô u có hình ảnh ung thư<br />
biểu mô TB kém biệt hóa. Kết luận: hình ảnh ung thư biểu mô TB kém biệt hóa trên đùi chuột.<br />
* Từ khóa: Tế bào ung thư phổi chuột Lewis; Chuột nhắt trắng BALB/c; Mô bệnh học; Hình<br />
thái vi thể.<br />
<br />
Histopathological Features of the Lewis Lung Cancer Cell Inoculated<br />
in Experimetal Mouse<br />
Summary<br />
<br />
Objectives: Evaluation of histopathological features of the lewis lung cancer tissue<br />
inoculated in experimental mouse. Subjects and methods: Mouse Lewis lung cancer cells<br />
were injected in 15 BALB/c mice in the right thigh and tumor tissue was stained by HE.<br />
7<br />
Results: 15 mice developed tumors following inoculation of 2 × 10 cancer cells for each<br />
mouse, the successful rate reached 100.00%. After 4 weeks of the experiment,<br />
micromorphology of HE stained specimen showed the images of poorly differentiated<br />
carcinoma. Conclusion: the images of poorly differentiated carcinoma in mice thigh.<br />
* Key words: Lewis lung cancer cells; BALB/c mouse; Histopathology; Micromorphology.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất<br />
trên toàn cầu, số ca mắc mới mỗi năm tăng trung<br />
bình 0,5%. Tỷ lệ mắc UTP rất khác biệt ở các<br />
nước, ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 178.000 trường<br />
hợp mắc mới và 160.000 ca tử vong do UTP.<br />
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc<br />
<br />
tế, năm 2008 tình hình UTP ở Việt Nam<br />
đứng hàng thứ hai với 20.659 ca mắc<br />
mới và 17.783 ca tử vong [2]. Mặc dù, có<br />
<br />
nhiều phương pháp điều trị UTP, nhưng<br />
hiệu quả chưa cao [5, 6]. Để góp phần<br />
nghiên cứu tác dụng nâng cao hiệu quả<br />
điều trị UTP và đáp ứng yêu cầu nghiên<br />
cứu tiền lâm sàng UTP, chúng tôi tiến<br />
hành thí nghiệm nhằm: Đánh giá đặc<br />
điểm hình thái mô bệnh học của mô<br />
UTP được ghép trên chuột thực<br />
nghiệm.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Viện Y học Cổ truyền Quân đội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hồ Anh Sơn (hoanhonhp@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/02/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/03/2015<br />
<br />
130<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
trường Ham's F-12K, đếm số lượng TB/ml,<br />
sau đó đưa về nồng độ chuẩn 108 TB/ml.<br />
<br />
1. Đối tƣợng, vật liệu, chất liệu<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
- Ghép TB ung thư vào chuột: chuột<br />
được cạo sạch lông vùng đùi sau bên<br />
phải, cố định và tiêm 0,2 ml dung dịch TB<br />
vào dưới da đùi phải (tiêm 2 x 107 TB<br />
UTP/chuột).<br />
<br />
* Đối tượng, vật liệu nghiên cứu:<br />
- TB ung thư phổi chuột Lewis (mã<br />
LLc1/ LL/2; ATCC, Hoa Kỳ).<br />
- Chuột nhắt trắng BALB/c 8 - 10 tuần<br />
tuổi, đủ tiêu chuẩn thí nghiệm (Charles<br />
River Laboratories, Hoa Kỳ).<br />
- Nuôi động vật nghiên cứu trong điều<br />
kiện phòng thí nghiệm ít nhất 5 ngày<br />
trước khi tiến hành ghép TB, đảm bảo<br />
thức ăn và nước uống theo nhu cầu.<br />
* Dụng cụ, thiết bị, hóa chất nghiên cứu:<br />
- Môi trường nuôi cấy TB ung thư EMEM<br />
(eagle's minimal essential medium), FBS<br />
(fetal bovine serum) 10%; dung dịch penicillin<br />
và streptomycin 1%; trypsin-EDTA (Invitrogen<br />
GmbH, Karlsruhe, CHLB Đức).<br />
- Hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ<br />
nuôi cấy TB: phòng sạch, tủ ấm CO2, kính<br />
hiển vi soi ngược, máy ly tâm, tủ mát 40C,<br />
tủ âm -200C, -800C, bình chứa nitơ lỏng…<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
* Nuôi cấy và ghép TB ung thư vào chuột:<br />
- Nuôi cấy TB: TB UTP chuột Lewis<br />
trong môi trường EMEM, bổ sung FBS<br />
10%, penicillin và streptomycin 1%. TB<br />
được nuôi cấy tăng sinh ở điều kiện nhiệt<br />
độ 370C, nồng độ CO2 5% và thay môi<br />
trường 2 lần mỗi tuần. Mỗi chai nuôi cấy<br />
có diện tích 75 cm2. Khi TB phát triển đạt<br />
80% diện tích chai nuôi, tiến hành cấy<br />
chuyển sang chai nuôi cấy mới với tỷ lệ 1:3.<br />
- Chuẩn bị TB trước ghép: TB trước<br />
khi tách được rửa 2 lần bằng dung dịch<br />
PBS 1X, sau đó tách bằng dung dịch<br />
trypsin-EDTA 1X. Cho thêm 2 - 3 ml môi<br />
131<br />
<br />
* Theo dõi và xác định sự hình thành<br />
khối ung thư trên chuột:<br />
Đánh giá khối u, theo dõi sự phát triển<br />
tại vị trí tiêm (đùi phải), xác định kích<br />
thước khối u: đo khối u theo hai kích<br />
thước dài x rộng bằng thước chính xác<br />
NSK 2 lần/tuần. Đưa chuột xuất hiện khối<br />
u vào nghiên cứu. Ghi số liệu kích thước<br />
khối u và diễn biến toàn trạng của chuột<br />
mang u vào hồ sơ của mỗi chuột. Thể tích<br />
khối u [3, 4] được tính theo công thức:<br />
V = (D x R2) x 0,5<br />
Trong đó:<br />
+ V: thể tích khối u (mm3).<br />
+ D: chiều dài đo được của khối u (mm).<br />
+ R: chiều rộng đo được của khối u (mm).<br />
- Theo dõi trọng lượng chuột 2 lần/<br />
tuần, xác định biến đổi trọng lượng chuột<br />
giữa các lần cận kế tiếp.<br />
* Xác định hình thái vi thể khối ung thư<br />
trên chuột:<br />
- Sau 4 tuần, tiến hành giết chuột, bóc<br />
tách khối u, bảo quản trong dung dịch<br />
formalin 10%, trong 24 - 48 giờ. Tiếp<br />
theo, đúc khối paraffin khối u, cắt lát dày<br />
5 µm, nhuộm HE (hematoxylin eosin).<br />
- Đọc, phân tích hình thái vi thể mô và<br />
tạng dưới kính hiển vi quang học. Kỹ<br />
thuật tiến hành tại Khoa Giải phẫu Bệnh<br />
lý, Bệnh viện Quân y 103.<br />
* Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm<br />
SPSS 15.0.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tình trạng toàn thân chuột trong quá trình thí nghiệm.<br />
Sau khi ghép TB Lewis, chuột vẫn ăn uống, hoạt động bình thường, nhanh nhẹn,<br />
lông mượt, mắt trong, hậu môn khô, không thấy biểu hiện đi lỏng. 2 chuột bị chết do<br />
khối u có kích thước lớn (vào ngày thứ 22 và 29 sau tiêm TB). Sau 29 ngày thí<br />
nghiệm, tỷ lệ chuột sống 86,67%.<br />
Bảng 1: Trọng lượng cơ thể chuột nghiên cứu (g).<br />
NGÀY<br />
<br />
N1<br />
<br />
N8<br />
<br />
N15<br />
<br />
N22<br />
<br />
N29<br />
<br />
15<br />
<br />
15<br />
<br />
15<br />
<br />
14<br />
<br />
13<br />
<br />
27,39 ± 5,88<br />
<br />
27,53 ± 6,14<br />
<br />
27,09 ± 5,60<br />
<br />
28,96 ± 5,22<br />
<br />
30,58 ± 6,56<br />
<br />
THÔNG SỐ<br />
<br />
n<br />
X ± SD<br />
<br />
Chuột có trọng lượng ít thay đổi trong 15 ngày đầu sau ghép TB ung thư. Sau đó,<br />
trọng lượng chuột tăng đều đến thời điểm kết thúc thí nghiệm.<br />
2. Kích thƣớc khối u<br />
Bảng 2: Thể tích trung bình khối u (mm3).<br />
NGÀY<br />
THÔNG SỐ<br />
n = 15<br />
X ± SD<br />
<br />
N1<br />
<br />
N4<br />
<br />
N8<br />
<br />
N11<br />
<br />
N18<br />
<br />
N22<br />
<br />
N29<br />
<br />
0<br />
<br />
03/15<br />
<br />
09/15<br />
<br />
15/15<br />
<br />
14/15<br />
<br />
13/15<br />
<br />
09/15<br />
<br />
0<br />
<br />
56,17 ±<br />
45,26<br />
<br />
143,76<br />
± 112,60<br />
<br />
529,39<br />
± 293,84<br />
<br />
1.329,92<br />
± 980,34<br />
<br />
1.508,12 ±<br />
1.422,94<br />
<br />
3.431,05 ±<br />
3.346,79<br />
<br />
Sau khi tiêm TB Lewis khoảng 3 ngày, tại chỗ tiêm bắt đầu thấy xuất hiện khối u và<br />
có thể đo được, 3/15 chuột có khối u. Số lượng chuột có u và kích thước khối u tăng<br />
dần lên. Sau khi tiêm TB 10 ngày, cả 15 chuột có khối u, đạt tỷ lệ 100%. Kích thước<br />
khối u tăng liên tục từ sau ghép TB đến thời điểm kết thúc thí nghiệm.<br />
3. Hình ảnh đại thể khối UTP ghép trên chuột thực nghiệm.<br />
Sau khi tiêm TB Lewis khoảng 3 ngày, tại chỗ tiêm bắt đầu thấy xuất hiện khối u ở<br />
vùng đùi phải.<br />
<br />
Hình 1: Khối u xuất hiện sau 3 ngày tiêm TB Lewis và tăng kích thước nổi rõ dưới da<br />
đùi chuột (phải) sau 15 ngày.<br />
132<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
Hình 3: TB u xâm lấn vào cơ vân (trái) và<br />
vùng hoại tử (phải).<br />
Hình ảnh giải phẫu bệnh cho thấy khối TB<br />
ung thư nằm dưới da và xâm lấn vào mô cơ<br />
vân (hình 3, trái). Vùng trung tâm khối u bị<br />
Hình 2: Hoại tử khô tại chỗ khối u (trái) và<br />
<br />
hoại tử với hình ảnh TB thoái hóa, mất cấu<br />
<br />
hoại tử ướt tại chỗ khối u<br />
<br />
trúc màng, hoại tử ở các giai đoạn khác nhau<br />
<br />
sau 15 - 21 ngày.<br />
<br />
(hình 3, phải).<br />
<br />
Khi phát triển lớn, khối u nổi rõ, bám chắc<br />
vào khối cơ đùi, ít di động (hình 1). Một số<br />
khối u có dấu hiệu tím, loét, xuất huyết dưới<br />
da, hoại tử khô. Một số khối u loét, hoại tử<br />
ướt, rò mủ ra ngoài (hình 2).<br />
4. Đặc điểm vi thể khối u đùi trên chuột<br />
nhắt trắng BALB/c.<br />
Sau 4 tuần gây u, tiến hành giết chuột, lấy<br />
tiêu bản làm mô học (nhuộm HE) và quan sát<br />
trên kính hiển vi quang học.<br />
<br />
Hình 4: Hình ảnh nhân quái, nhân chia bất<br />
thường.<br />
Hình ảnh các TB biểu mô tăng sinh mạnh,<br />
sắp xếp sát nhau, ranh giới TB không rõ. Các<br />
TB u có nhân tròn hoặc bầu dục, tăng sắc,<br />
nhiều TB có hạt nhân to, rõ. Mật độ nhân chia<br />
cao, nhiều nhân chia bất thường. Bào tương<br />
hẹp, một số bào tương có nhánh. Đây là hình<br />
ảnh ung thư biểu mô kém biệt hóa.<br />
<br />
133<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu hình thái mô bệnh học<br />
của mô UTP được ghép trên chuột thực<br />
nghiệm có hình ảnh của ung thư biểu mô kém<br />
biệt hóa. Điều này có ý nghĩa làm tiền đề cho<br />
nghiên cứu đặc tính sinh học hình thành và<br />
phát triển khối u, từ đó tiếp tục nghiên cứu<br />
nhằm tìm ra các dược chất cũng như phương<br />
pháp trị liệu ung thư mới trong điều trị UTP<br />
trên thực nghiệm.<br />
Chúng tôi lựa chọn phương pháp tiêm TB<br />
ung thư vào tổ chức dưới da chuột là cách<br />
làm khá phổ biến, được các tác giả thực hiện<br />
trước đây [1, 3, 5]. Tiêm TB ung thư dưới da<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát khối<br />
u bằng mắt thường và đo trực tiếp bằng<br />
thước kẹp. Bằng phương pháp này, chúng tôi<br />
đã ghép thành công TB UTP chuột Lewis vào<br />
chuột nhắt trắng BALB/c. Sau ghép, TB Lewis<br />
có thể phát triển tốt trên cơ thể động vật để<br />
tạo thành khối u với tỷ lệ thành công rất cao<br />
(100%) ngay tại vị trí ghép dưới da vùng đùi<br />
phải. Mô hình này có ưu điểm là được tiến<br />
hành trên chuột BALB/c, chi phí thấp, kỹ thuật<br />
tiến hành đơn giản, không cần gây mê động<br />
vật, khối u có thể phát triển, dễ dàng can thiệp<br />
vào khối u để điều trị và đo kích thước, thời<br />
gian theo dõi ngắn hơn. Tuy nhiên, trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi phải ghép với số<br />
lượng TB nhiều hơn so với ghép TB trước<br />
đây [1, 3] do chuột khỏe mạnh nên có tỷ lệ<br />
thoái u khá cao [7]. Việc ghép thành công TB<br />
UTP chuột Lewis vào chuột BALB/c đã cung<br />
cấp thêm một mô hình ung thư trên động vật<br />
có hệ miễn dịch đầy đủ. Kết quả này có ý<br />
nghĩa trong việc lựa chọn giống chuột để gây<br />
mô hình ung thư cũng như thời điểm lựa chọn<br />
đánh giá hiệu lực điều trị hoặc các thử nghiệm<br />
mới.<br />
<br />
Sau khi ghép TB UTP chuột Lewis, hình<br />
ảnh giải phẫu bệnh của tổ chức u là hình ảnh<br />
ung thư biểu mô kém biệt hóa. Với các biểu<br />
hiện khối TB ung thư nằm dưới da và xâm lấn<br />
mô cơ vân. U có cấu trúc gồm các TB biểu mô<br />
tăng sinh mạnh, sắp xếp sát nhau, ranh giới<br />
TB không rõ, TB có hình ảnh nhân quái, nhân<br />
chia bất thường. Trung tâm khối u có vùng bị<br />
hoại tử.<br />
<br />
134<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Lĩnh Toàn, Hồ Anh Sơn, Bùi Khắc<br />
Cường. Xây dựng mô hình UTP người. Tạp chí Y Dược học Quân sự, Số chuyên đề KC.10. 2012,<br />
tr.25-30.<br />
2. Khánh Thị Nhi và CS. Đánh giá tác dụng của<br />
thuốc tiêm liposome doxorubicin trên chuột nude<br />
mang khối ung thư tiền liệt tuyến người. Tạp chí Y<br />
- Dược học Quân sự. 2013, 38 (8), tr.19-23.<br />
3. Đỗ Thị Thảo và CS. Gây u thực nghiệm trên<br />
chuột bằng DMBA (7,12 Dimethyl benz[A]<br />
anthracene). Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công<br />
nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2009, 25, tr.107111.<br />
4. Ferlay J, Shin HR, Bray F et al. Estimates of<br />
worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN<br />
2008. Int J Cancer. 2010, 127 (12), pp.2893-2917.<br />
5. Jiang Li, Michael R Johnston. Experimental<br />
animal models for studying lung cancers (abstract). Lung<br />
Cancer Metastasis. 2010, pp.241-265.<br />
6. National Collaborating Centre for cancer.<br />
The.diagnosis.and.treatment.of lung.cancer(upd<br />
ate) - Full guideline. 2011, p.1.<br />
7. Nguyen Thai Bieng et al. Establishment of<br />
mouse lewis lung cancer on mouse model. Journal<br />
of Military Pharmaco-medicine. 2014, 39 (7)<br />
inprogress.<br />
<br />