ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRỤ<br />
MALONEY<br />
ĐỂ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ LOẠN THỊ GIÁC MẠC<br />
TRONG PHẪU THUẬT THỂ THUỶ TINH<br />
HOÀNG MINH CHÂU, TẠ TIỂU HOA<br />
<br />
Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
TÓM TẮT<br />
Để giảm bớt độ loạn thị giác mạc trong phẫu thuật thể thuỷ tinh, chúng tôi thực<br />
hiện đường rạch có vạt củng mạc và điều chỉnh độ căng nút chỉ bằng việc sử dụng trụ<br />
Maloney lúc kết thúc phẫu thuật. Nghiên cứu được thực hiện trên 106 mắt (74 bệnh<br />
nhân) cho thấy sau phẫu thuật 1 tuần, trung bình loạn thị là 3,92D, thị lực trung bình là<br />
2,3/10. Sau phẫu thuật 3 tháng, trung bình loạn thị là 1,5D, thị lực trung bình là 4,4/10,<br />
thị lực qua kính lỗ là 5,5/10. Có 68% số mắt không phải điều chỉnh kính, 19,8% số mắt<br />
phải điều chỉnh kính trụ và 12,2% số mắt phải điều chỉnh kính cầu. Đa số là loạn thị<br />
thuận 83,97%, xuất hiện loạn thị chéo sau phẫu thuật 13,2%.<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, kết quả chức<br />
năng của phẫu thuật thể thuỷ tinh tuỳ<br />
thuộc khá nhiều vào độ loạn thị giác mạc<br />
khi vết mổ đã liền. Đã có nhiều nghiên<br />
cứu về cơ chế của loạn thị giác mạc do<br />
phẫu thuật, cũng như các nghiên cứu để<br />
làm giảm bớt độ loạn thị giác mạc do<br />
phẫu thuật như các kiểu đường rạch, các<br />
kiểu khâu, điều chỉnh khúc xạ với dụng<br />
cụ trên bàn mổ, cắt chỉ chọn lọc... nhưng<br />
cũng chưa cho một kết quả ổn định và<br />
chắc chắn trong mọi trường hợp. Để góp<br />
phần tìm hiểu thêm về các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến độ loạn thị giác mạc, chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu này và qua đó,<br />
hoàn thiện hơn nữa về đường rạch và<br />
đường khâu trong phẫu thuật.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1.<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
74 bệnh nhân (106 mắt) mổ thể<br />
thuỷ tinh ngoài bao, đặt thể thuỷ tinh<br />
nhân tạo hậu phòng. Loại trừ những mắt<br />
có bất thường về giác mạc như mộng<br />
thịt, sẹo giác mạc, những mắt có biến<br />
chứng trong và sau phẫu thuật.<br />
2.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân:<br />
Thăm khám kỹ để lựa chọn bệnh<br />
nhân có đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.<br />
Các xét nghiệm chức năng về thị lực,<br />
khúc xạ giác mạc với khúc xạ kế<br />
Sutcliffe, tính công suất thể thuỷ tinh<br />
nhân tạo.<br />
2.2. Tiến hành phẫu thuật:<br />
<br />
34<br />
<br />
Sử dụng đường rạch có vạt củng<br />
mạc bắt đầu từ bờ trước của vùng rìa<br />
khoảng 1,5mm, dài khoảng 7 mm đối<br />
xứng qua 12 giờ, sâu khoảng 1/2 bề dày<br />
củng mạc.<br />
Kỹ thuật khâu: dùng chỉ nylon 10-0<br />
khâu rời 4 mũi. Thắt chỉ kiểu thòng lọng,<br />
để đầu dài để có thể điều chỉnh độ căng<br />
nút chỉ bằng cách thắt chặt hay nới lỏng<br />
nút chỉ lần cuối trước khi thắt chỉ.<br />
Điều chỉnh khúc xạ với trụ soi giác<br />
mạc Maloney: là ống trụ hình chóp cụt<br />
bằng kim loại có những vòng tròn đen và<br />
trắng xen kẽ nhau, khi đặt vuông góc với<br />
trung tâm giác mạc, dưới ánh sáng của<br />
sinh hiển vi, nếu giác mạc có những<br />
vòng tròn đồng tâm đều đặn, thì về mặt<br />
định tính đã không có hoặc rất ít độ loạn<br />
thị của bề mặt giác mạc. Nếu trên bề mặt<br />
giác mạc có hình elip, phải điều chỉnh lại<br />
các mũi chỉ sao cho được một hình phản<br />
chiếu tròn. Đường kính dài của hình elip<br />
tương ứng với kinh tuyến có bán kính độ<br />
cong lớn và công suất khúc xạ nhỏ, cần<br />
điều chỉnh nút chỉ chặt hơn. Đường kính<br />
ngắn của hình elip tương ứng với kinh<br />
tuyến có bán kính độ cong nhỏ và công<br />
suất khúc xạ lớn, cần phải nới lỏng các<br />
nút chỉ.<br />
2.3. Theo dõi sau phẫu thuật:<br />
<br />
Các bệnh nhân đều được theo dõi<br />
và chăm sóc hậu phẫu như thường lệ.<br />
Thị lực không kính, thị lực qua kính<br />
lỗ sau phẫu thuật 1 tuần và thị lực có<br />
điều chỉnh kính sau 3 tháng. Chúng tôi<br />
kê đơn kính cho những bệnh nhân sau<br />
phẫu thuật 3 tháng khi khúc xạ cầu hoặc<br />
trụ cho thị lực tăng hơn 1 hàng (bảng thị<br />
lực vòng hở Landolt)<br />
Đo khúc xạ bằng khúc xạ kế<br />
Sutcliffe, có tham khảo thêm với khúc xạ<br />
kế tự động ở các thời điểm sau mổ 1 tuần<br />
và 3 tháng.<br />
KẾT QUẢ<br />
1.<br />
<br />
Thị lực:<br />
Thị lực trung bình trước phẫu thuật<br />
là 0,4 0,061/10 (tương đương với đếm<br />
ngón tay 2 m). Thị lực trung bình sau<br />
phẫu thuật 1 tuần là 2,3/10, qua kính lỗ là<br />
3,7/10. Thị lực trung bình sau phẫu thuật<br />
3 tháng là 4,4/10, qua kính lỗ là 5,5/10.<br />
Có 68% số mắt không phải điều chỉnh<br />
kính, 12,2% số mắt phải điều chỉnh kính<br />
cầu và 19,8% số mắt phải điều chỉnh<br />
kính<br />
trụ…………………………………….<br />
<br />
12.20%<br />
<br />
68.00%<br />
<br />
19.80%<br />
Kh«ng ph¶i chØ<br />
nh kÝnh<br />
Ph¶i chØnh kÝnh trô<br />
Ph¶i chØnh kÝnh cÇu<br />
<br />
35<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các mắt phải điều chỉnh kính<br />
<br />
2.<br />
Loạn thị: Trước phẫu thuật, trung<br />
bình loạn thị là 0,94D, đa số là loạn thị<br />
sinh lý dưới 1D (86,8%). Tỷ lệ và mức độ<br />
loạn thị thuận và nghịch không chênh<br />
nhau nhiều (loạn thị nghịch chiếm 42,8%<br />
và mức độ cũng nhẹ hơn loạn thị thuận).<br />
Không gặp loạn thị chéo nào.<br />
<br />
Mức độ<br />
Không loạn thị<br />
Loạn thị nhẹ 2D<br />
<br />
Sau mổ 1 tuần, độ loạn thị trung<br />
bình là 3,92D, có 72,6% số mắt ở mức độ<br />
loạn thị nặng hơn 3D. Sau mổ 3 tháng,<br />
mức độ loạn thị giảm đáng kể, trung bình<br />
là 1,5D và chỉ có 4,7% số mắt có độ loạn<br />
thị lớn hơn 3D.<br />
<br />
Bảng 1: Mức độ loạn thị sau phẫu thuật<br />
LT sau mổ 1 tuần<br />
LT sau mổ 3 tháng<br />
Tần số<br />
Số mắt<br />
Tỷ lệ %<br />
Số mắt<br />
Tỷ lệ %<br />
1<br />
0,94%<br />
0<br />
0<br />
11<br />
10,03%<br />
86<br />
81,1%<br />
<br />
Loạn thị vừa > 2D 3D<br />
Loạn thị nặng > 3 D<br />
Tổng số<br />
<br />
17<br />
77<br />
106 mắt<br />
<br />
16,43%<br />
72,60%<br />
100%<br />
<br />
Tỷ lệ loạn thị thuận sau phẫu thuật<br />
chiếm đến 83,97%, loạn thị nghịch gặp<br />
rất ít 2,83% (có 2/106 mắt), xuất hiện<br />
<br />
13.20%<br />
<br />
15<br />
5<br />
106 mắt<br />
<br />
14,2%<br />
4,7%<br />
100%<br />
<br />
loạn thị chéo trên 14/106 mắt, chiếm tỷ<br />
lệ 13,2%<br />
<br />
2.83%<br />
LT thuËn<br />
LT chÐo<br />
LT nghÞch<br />
83.97%<br />
Biểu đồ 2: Kiểu loạn thị sau phẫu thuật<br />
thuật viên, nhưng thị lực đều tăng sau<br />
phẫu thuật (sau mổ 3 tháng, trung bình<br />
thị lực là 4,4/10), do chúng tôi có tiêu<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
tuy các mắt được mổ bởi nhiều phẫu<br />
<br />
36<br />
<br />
chuẩn lựa chọn bệnh nhân và cẩn trọng<br />
về đường rạch, đường khâu.<br />
Mức độ loạn thị giác mạc giảm dần<br />
theo thời gian và ổn định ở tháng thứ 3<br />
sau phẫu thuật. (Trung bình loạn thị sau<br />
phẫu thuật 1 tuần là 3,92D, sau phẫu thuật<br />
3 tháng là 1,5D). Nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy rằng, trong vòng 3 tháng đầu, độ<br />
tiêu huỷ loạn thị có thể tới 4D. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi có 46/106 mắt<br />
(43,4%) ban đầu có độ loạn thị dưới 4D,<br />
sau phẫu thuật 3 tháng, đều trở về mức<br />
loạn thị sinh lý (nhỏ hơn 1D). Có 72/106<br />
mắt (68%) không phải điều chỉnh kính<br />
sau phẫu thuật, trong số này có những<br />
mắt có độ loạn thị giác mạc sau phẫu<br />
thuật 1 tuần lớn hơn 4 D.<br />
Trước phẫu thuật, tỷ lệ và mức độ<br />
loạn thị thuận và nghịch là tương đương<br />
nhau, nhưng sau phẫu thuật, chúng tôi<br />
gặp chủ yếu là loạn thị thuận 83,97%<br />
(89/106 mắt). Loạn thị nghịch giảm đáng<br />
kể, chỉ có 2/106 mắt chiếm tỷ lệ 2,83%<br />
với mức độ rất nhẹ (dưới 1,1D). Điều đó<br />
có nghĩa là chúng tôi gặp chủ yếu là ảnh<br />
hưởng ép vết thương do khâu, không gặp<br />
ảnh hưởng hở mép mổ. Chúng ta đều biết<br />
rằng, thuỷ tinh thể nhân tạo chỉ thay thế<br />
được số kính cầu, không điều chỉnh được<br />
<br />
số kính trụ. Do vậy, đối với những mắt<br />
có độ loạn thị nghịch trước mổ, nên<br />
chăng là sẽ thắt chặt các nút chỉ ở kinh<br />
tuyến dọc (khoảng từ 11 giờ - 13 giờ) để<br />
khử độ loạn thị nghịch vốn có của giác<br />
mạc.<br />
Sự xuất hiện của loạn thị chéo<br />
13,2% (14/106 mắt) và kiểu loạn thị này<br />
không biến đổi theo thời gian, chứng tỏ<br />
loạn thị sau phẫu thuật ảnh hưởng bởi vị<br />
trí các mũi khâu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Điều chỉnh độ loạn thị giác mạc<br />
trong lúc mổ với sự trợ giúp của trụ soi<br />
giác mạc Maloney có thể kiểm soát được<br />
phần nào độ loạn thị giác mạc sau phẫu<br />
thuật, hạn chế được tỷ lệ bệnh nhân sau<br />
phẫu thuật phải phụ thuộc vào kính.<br />
- Tỷ lệ loạn thị thuận cao sau mổ do sử<br />
dụng chỉ nylon và thắt chỉ chặt. Với<br />
những mắt có độ loạn thị dưới 4 D sau<br />
mổ, thì có thể ổn định ở mức sinh lý dưới<br />
1D sau phẫu thuật 3 tháng.<br />
- Có thể sử dụng bóng hơi trong tiền<br />
phòng hoặc vòng tròn trên hộp đựng thuỷ<br />
tinh thể nhân tạo để kiểm soát loạn thị<br />
giác mạc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
NGUYỄN ĐỨC ANH (2001): “Đánh giá kết quả lâm sàng của máy đo<br />
khúc xạ tự động”, Nội san nhãn khoa, số 4<br />
2.<br />
LÊ VIẾT MẪN (2002): “Tình hình loạn thị và thị lực sau phẫu thuật đục<br />
TTT ngoài bao”, Nội san nhãn khoa, số 6<br />
3.<br />
VŨ QUỐC LƯƠNG (1992): “Một số nhận xét ban đầu về loạn thị sau<br />
phẫu thuật thể thuỷ tinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú.<br />
<br />
37<br />
<br />
4.<br />
<br />
TRẦN DUY KIÊN (1998): “Vết mổ đường hầm củng giác mạc trong<br />
phẫu thuật TTT ngoài bao có đặt kính nội nhãn hậu phòng”, Luận văn<br />
chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
5.<br />
VŨ ANH TUẤN, TRƯƠNG TUYẾT TRINH, ĐỖ TẤN (2002): “Đánh<br />
giá loạn thị giác mạc sau phẫu thuật Phacoemulsification sử dụng đường<br />
hầm giác mạc 6mm”, Nội san nhãn khoa, số 8.<br />
Tiếng Anh<br />
6.<br />
JAFFE N.S., MARK S. JAFFE, GARY F. JAFFE (1990): “Cataract<br />
surgery and its complications”, 6th edition, Mosby, pp.143.<br />
7.<br />
KOCH P.S. (1991): “Effect of incision length, location and shape on local<br />
corneo-scleral deformation during cataract surgery”, Journal of Cataract<br />
Refract Surgery, 17, pp.661.<br />
8.<br />
D.D., LINDSOM R.I. (1992): “Controlling astigmatism in cataract<br />
surgery”, Semin. Opthalmol.,7,pp.224-233.<br />
9.<br />
NIGEL MORLET,<br />
LINDSAY P.A. (1995): “Intraoperative<br />
semiquantitative keratometry using the keratoscopic astigmatic ruler.<br />
Journal of Cataract Refract Surgery, 21, pp.616.<br />
<br />
38<br />
<br />