Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐỀ PHÒNG BĂNG HUYẾT SAU SANH<br />
CỦA VIỆC SỬ DỤNG MISOPROSTOL SAU SỔ THAI<br />
Nguyễn Thị Từ Vân*, Nguyễn Quang Vinh**, Phạm Nghiêm Minh***, Lê Thị Lan Hương****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Misoprostol được sử dụng ngày càng nhiều trong thực hành sản khoa tại Việt Nam, đồng<br />
thời cũng nhiều bàn cãi về các tác dụng của thuốc, đặc biệt trong việc đề phòng băng huyết sau sanh.<br />
Mục tiêu: nhằm đánh giá tác dụng đề phòng băng huyết sau sanh của việc sử dụng misoprostol sau sổ thai.<br />
Phương pháp: Thiết kế nested case-control được sử dụng với cỡ mẫu 73 thai phụ sanh ngã âm đạo tại<br />
khoa phụ sản bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian 2 năm từ tháng 01/2003<br />
đến tháng 12/2004.<br />
Kết quả: nguy cơ băng huyết sau sanh cao hơn ở nhóm có sử dụng misoprostol (OR= 7.06; 95% KTC=<br />
1,67 – 29,78).<br />
Kết luận: chưa thể dùng misoprostol như một thuốc có hiệu quả khi xây dựng chiến lược dự phòng<br />
băng huyết sau sanh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MISOPROSTOL IN THE MANAGEMENT OF THE THIRD STAGE OF LABOR.<br />
Nguyen Thi Tu Van, Nguyen Quang Vinh, Pham Nghiem Minh, Le Thi Lan Huong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 145 - 147<br />
Introduction: Misoprostol is available and widely used in obsterical practice in Vietnam, and it is<br />
controversial on effects of the drug, especially in preventing postpartum hemorrhage.<br />
Objective: This study was to investigate the effectivenes of the drug use right after fetal delivery for<br />
preventing postpartum hemorrhage.<br />
Method: The nested case-control design was used with the size of 73 pregnant women, who delivered<br />
vaginally in the University Medical Center of Ho Chi Minh City, during 2 years, from January, 2003 to<br />
December, 2004.<br />
Result: The risk of postpartum hemorrhage was higher in group using misoprostol than nonmisoprostol group (OR= 7.06; 95% C.I.= 1.67-29.78).<br />
Conclusion: misoprostol should not be recommended as an effective remedy to establish a preventing<br />
strategy for postpartum hemorrhage.<br />
có một số trường hợp người dùng thuốc có thể<br />
GIỚI THIỆU<br />
có tác dụng phụ là co cơ tử cung, nên có thể gây<br />
Misoprostol là một hoạt chất tổng hợp tương<br />
sẩy thai. Tác dụng làm co cơ tử cung này dần<br />
tự prostaglandin E1, khởi đầu được dùng để<br />
dần được mọi người chú ý trong thực hành sản<br />
phòng ngừa loét dạ dày và các rối loạn đường<br />
khoa. Việc sử dụng misoprostol với mục đích<br />
tiêu hóa do sử dụng các chất kháng viêm không<br />
chủ yếu làm co cơ tử cung đã trở nên thông<br />
steroid(3). Trong một số trường hợp dùng thuốc,<br />
* Bộ Môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
** Bệnh viện Hạnh Phúc<br />
*** Bệnh viện Từ Dũ<br />
**** Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
<br />
Sản<br />
144 Phụ Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
dụng, ngay cả với mục đích khởi phát chuyển<br />
dạ(3) và đề phòng băng huyết sau sanh(2,3). Tuy<br />
nhiên, misoprostol vẫn chưa được công nhận<br />
chính thức(1) cho các mục đích này do các nguy<br />
hại tiềm tàng từ những tác dụng phụ của thuốc<br />
có thể xảy ra cho thai phụ và/hoặc cho thai nhi<br />
khi dùng thuốc(5). Hơn nữa, hiện nay chưa có chế<br />
phẩm và liều lượng thích hợp cho việc sử dụng<br />
thuốc với mục đích này(3).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các dữ liệu lâm sàng và xét nghiệm liên<br />
quan đến tiền căn và tổng trạng của thai phụ,<br />
diễn tiến thai kỳ, kích thước qua siêu âm trước<br />
sanh và cân nặng sau sanh của thai nhi, vị trí<br />
bánh nhau, thuốc sử dụng trong chuyển dạ và<br />
sau sanh, được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án<br />
trong 2 năm 2003 và 2004, từ tháng 01/2003 đến<br />
tháng 12/2004.<br />
<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng đề<br />
phòng băng huyết sau sanh của misoprostol sau<br />
sổ thai, góp phần xây dựng chiến lược dự phòng<br />
băng huyết sau sanh.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Phép kiểm Mann-Whitney được dùng để<br />
phân tích sự khác biệt của các biến số định lượng<br />
giữa nhóm băng huyết và nhóm chứng. Phép<br />
kiểm χ2 được dùng để phân tích sự kết hợp giữa<br />
băng huyết sau sanh với các biến số định tính.<br />
Hồi qui bội đa biến được dùng để kiểm soát các<br />
tác động đồng thời của việc sử dụng misoprostol<br />
và thời gian sử dụng oxytocin. Các sự khác biệt<br />
được ghi nhận có ý nghĩa thống kê khi p