Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của erlotinib trong điều trị bước một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ và một số yếu tố liên quan của erlotinib trong điều trị bước 1 bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn có đột biến EGFR.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của erlotinib trong điều trị bước một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN SỐNG THÊM TOÀN BỘ CỦA ERLOTINIB TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA CÓ ĐỘT BIẾN EGFR Đỗ Mai Linh1 , Đỗ Hùng Kiên1 , Hoàng Bảo Ngọc1 TÓM TẮT 24 SUMMARY Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm toàn EVALUATING THE OVERALL bộ và một số yếu tố liên quan của erlotinib trong SURVIVAL OF THE FIRST-LINE điều trị bước 1 bệnh nhân (BN) ung thư phổi ERLOTINIB TREATMENT IN không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn muộn ADVANCED NON-SMALL CELL LUNG có đột biến EGFR. CANCER HARBORING EGFR Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: MUTATION Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến hành trên 302 BN Objectives: Evaluate the overall survival UTPKTBN giai đoạn IV có đột biến EGFR, được (OS) and related factors of erlotinib as the first- điều trị bước 1 bằng erlotinib tại Bệnh viện K từ line treatment for advanced non-small lung tháng 3/2018 đến tháng 3/2023. Đánh giá thời cancer (NSCLC) patients harboring EGFR mutation. gian sống thêm toàn bộ và một số yếu tố liên Methods: Descriptive research, 302 NSCLC quan. patients at the last stage harboring EGFR Kết quả: Trung vị thời gian sống thêm toàn mutation treated with erlotinib from March 2018 bộ là 35 tháng. Sống thêm toàn bộ 1 năm đạt to March 2023 in Vietnam National Cancer 93,6%; 2 năm đạt 67,3% và 3 năm đạt 46,3%. Hospital. Sống thêm toàn bộ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở Results: Median OS was 35 months. OS at nhóm BN có chỉ số PS từ 0 đến 1, mang đột biến 1-year was 93.6%; OS at 2-year was 67.3% and mất đoạn exon 19 và được điều trị bước 2 bằng OS at 3-year was 46.3%. OS was statistically osimertinib. significantly longer in patients with ECOG PS Kết luận: Điều trị erlotinib bước 1 cho BN from 0 to 1, carrying Del19 and receiving UTPKTBN giai đoạn muộn có đột biến EGFR osimertinib as the second-line treatment. đem lại kết quả khả quan. Conclusions: The first-line erlotinib Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, treatment for advanced NSCLC patients with đột biến EGFR, erlotinib. EGFR mutations is highly effective. Keywords: Non-small cell lung cancer, EGFR mutation, erlotinib. 1 Bệnh viện K I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Mai Linh Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính có Email: dr.linhdo@gmail.com tỷ lệ mắc và tử vong cao trong số các loại Ngày nhận bài: 23/8/2024 ung thư thường gặp. Tại Việt Nam, tính Ngày phản biện:30/8/2024 chung cho cả hai giới, UTP đứng thứ 2 chỉ Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 195
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 sau ung thư gan hơn hơn 26 nghìn trường theo AJCC; có đột biến EGFR exon 19 hoặc hợp mắc chiếm tỷ lệ 14,4% tổng số ca ung exon 21 làm trên mẫu máu hoặc mẫu mô, xác thư. Điều trị loại bệnh này dựa vào thể mô định bằng xét nghiệm giải trình tự gen NGS; bệnh học, giai đoạn bệnh, kết quả xét nghiệm có chỉ số toàn trạng trước điều trị (ECOG sinh học phân tử, thể trạng và điều kiện kinh PS) từ 0 đến 3; chức năng gan, thận và các tế từng BN. Chiếm phần lớn các trường hợp xét nghiệm cơ bản trong giới hạn cho phép; UTP là nhóm UTPKTBN (tỷ lệ từ 85 - được điều trị erlotinib lần đầu và ít nhất 3 90%)[1-3]. tháng tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Đối với loại mô bệnh học này, khi đã ở 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường giai đoạn di căn xa, các liệu pháp toàn thân là hợp không đáp ứng được ít nhất một trong lựa chọn đầu tay trong điều trị. Cùng sự phát các tiêu chuẩn lựa chọn trên; những BN triển và tiến bộ không ngừng của y học, ngưng dùng thuốc khi bệnh chưa có dấu hiệu nhiều đột biến dẫn đường đã được xác định tiến triển vì lý do chủ quan của người bệnh có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của và người nhà; BN không theo dõi được; mắc UTPKTBN, trong đó hay gặp nhất phải kể từ 2 ung thư trở lên; được biết hoặc nghi ngờ đến các đột biến EGFR với tần suất cao trên quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc chủng tộc châu Á. Điều trị bước 1 bằng các nghiên cứu. thuốc ức chế tyrosine kinase (TKIs) như 2.2. Phương pháp nghiên cứu erlotinib đã được chứng minh mang lại hiệu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu quả khả quan cho BN UTPKTBN có đột biến mô tả, hồi cứu. EGFR giai đoạn tiến xa với nhiều lợi ích 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng vượt trội so với hóa trị truyền thống[4]. 3/2018 đến tháng 3/2023. Tại Việt Nam từ nhiều năm trở lại đây, 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện ngày càng nhiều người bệnh chẩn đoán K. UTPKTBN giai đoạn muộn có đột biến 2.2.4. Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu thuận tiện. EGFR được tiếp cận với các thuốc nhắm 2.2.5. Các bước tiến hành: trúng đích ngay từ những bước đầu điều trị. - BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn sẽ Kết quả đem lại rất khả quan và đáng khích được đánh giá và ghi nhận các thông tin theo lệ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với bệnh án nghiên cứu. mục tiêu: “Đánh giá thời gian sống thêm - Xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu toàn bộ của erlotinib trong điều trị bước 1 thu thập được mã hóa trên máy vi tính và xử UTPKTBN có đột biến EGFR”. lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3. Đạo đức nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 302 BN Nghiên cứu được thực hiện vì mục đích chẩn đoán UTPKTBN giai đoạn muộn có đột khoa học. Thông tin các bệnh nhân được bảo biến EGFR, được điểu trị bước 1 bằng mật. Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức erlotinib liều 150mg/ngày. của Trường Đại học Y Hà Nội thông qua 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Tuổi từ 18 nhằm đảm bảo tính đạo đức, khoa học và khả trở lên; chẩn đoán xác định UTPKTBN bằng thi của đề tài theo số NCS30/ĐHYHN- kết quả mô bệnh học, chẩn đoán giai đoạn IV HĐĐĐ. 196
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sống thêm toàn bộ Hình 1. Thời gian sống thêm toàn bộ Bảng 1. Thời gian sống thêm toàn bộ Trung vị (tháng) Min (tháng) Max (tháng) 1 năm (%) 2 năm (%) 3 năm (%) 35 9 60 93,6 67,3 46,3 Nhận xét: Trung vị sống thêm toàn bộ đạt 35 tháng, ngắn nhất 9 tháng, dài nhất 60 tháng. Tỷ lệ BN còn sống tại thời điểm 1 năm đạt 93,6%; 2 năm đạt 67,3% và 3 năm đạt 46,3%. 3.2. Liên quan giữa sống thêm toàn bộ và một số yếu tố 3.2.1. Sống thêm toàn bộ theo tiền sử hút thuốc: Hình 2. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tiền sử hút thuốc 197
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Bảng 2. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tiền sử hút thuốc Thời gian sống thêm toàn bộ Hút thuốc Trung vị Min Max 1 năm 2 năm 3 năm p (tháng) (tháng) (tháng) (%) (%) (%) Không (n = 204) 32,0 8,0 60,0 94,6 65,3 46,8 0,13 Có (n = 98) 36,0 9,0 60,0 91,6 71,9 46,6 Nhận xét: Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm không hút thuốc so với nhóm hút thuốc không có sự khác biệt với p > 0,05. 3.2.2. Thời gian sống thêm toàn bộ theo toàn trạng PS: Hình 3. Thời gian sống thêm toàn bộ theo toàn trạng PS Bảng 3. Thời gian sống thêm toàn bộ theo toàn trạng PS Thời gian sống sống thêm toàn bộ PS Trung vị Min Max 1 năm 2 năm 3 năm p (tháng) (tháng) (tháng) (%) (%) (%) 0 - 1 (n = 271) 36 8 60 94,5 67,4 47,8 < 0,01 ≥ 2 (n = 31) 30 8 37 84,7 59,5 29,8 Nhận xét: Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm BN có PS từ 0 - 1 là 36 tháng, cao hơn so với nhóm PS ≥ 2 là 30 tháng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 3.2.3. Thời gian sống thêm toàn bộ theo đột biến gen EGFR: Hình 4. Thời gian sống thêm toàn bộ theo đột biến gen EGFR 198
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 4. Thời gian sống thêm toàn bộ theo đột biến gen EGFR Thời gian sống thêm toàn bộ Loại đột biến Trung vị Min Max 1 năm 2 năm 3 năm p (tháng) (tháng) (tháng) (%) (%) (%) Exon 19 (n = 179) 37 9 60,0 95,8 76,7 51,2 < 0,01 Exon 21 (n = 121) 24 8 60,0 90,1 52,0 37,4 Đột biến kép trên 15 15 15 - - - cùng exon 21 (n=2) Nhận xét: Trung vị thời gian sống thêm kép trên cùng exon 21 có trung vị sống thêm toàn bộ của nhóm mang đột biến exon 19 cao toàn bộ ngắn hơn các nhóm còn lại (15 hơn so với nhóm đột biến exon 21 (37 tháng tháng). so với 24 tháng), sự khác biệt có ý nghĩa 3.2.4. Thời gian sống thêm toàn bộ theo thống kê (p < 0,05). Nhóm mang đột biến tình trạng di căn não: Hình 5. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn não Bảng 5. Thời gian sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn não Sống thêm toàn bộ Di căn não Trung vị Min Max 1 năm 2 năm 3 năm p (tháng) (tháng) (tháng) (%) (%) (%) Không (n = 210) 36 8 60 94,0 67,6 46,9 0,31 Có (n = 92) 28 8 60 92,7 66,7 44,4 Nhận xét: Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ của nhóm có di căn não là 28 tháng, thấp hơn nhóm không di căn não là 36 tháng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 199
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 3.2.5. Thời gian sống thêm toàn bộ theo các phương pháp điều trị bước 2: Hình 6. Thời gian sống thêm toàn bộ theo các phương pháp điều trị bước 2 Bảng 6. Thời gian sống thêm toàn bộ theo các phương pháp điều trị bước 2 Thời gian sống sống thêm toàn bộ Điều trị Trung vị Min Max 1 năm 2 năm 3 năm p (tháng) (tháng) (tháng) (%) (%) (%) Osimertinib (n = 77) 38 11 60 100 79,0 50,9 Hóa chất (n = 75) 28 8 46 79,2 55,8 26,8 < 0,01 Triệu chứng (n = 53) 21 8 31 94,2 27,9 - Nhận xét: Trung vị thời gian sống thêm thời gian sống thêm không tiến triển cũng toàn bộ ở nhóm BN điều trị bước 2 bằng như thời gian sống thêm toàn bộ cho BN. osimertinib đạt 38 tháng, cao hơn các nhóm Theo các nghiên cứu, trung vị sống thêm còn lại với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê toàn bộ của các thuốc TKIs dao động từ 22 (p < 0,05). đến 36 tháng qua các thử nghiệm lâm sàng và cao hơn trong các nghiên cứu đời thực[5-7]. IV. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung vị Ung thư phổi thường được phát hiện khi sống thêm toàn bộ là 35 tháng, thấp nhất 9 bệnh đã ở giai đoạn muộn, tiến triển nhanh tháng, dài nhất là 60 tháng. Sống thêm toàn và thời gian sống thêm ngắn. Mục tiêu điều bộ 1 năm, 2 năm, 3 năm đạt tỷ lệ lần lượt là trị cho giai đoạn này nhằm cải thiện triệu 93,6%, 67,3% và 46,3%. Về mối tương quan chứng, nâng cao chất lượng sống, kéo dài với một số yếu tố, chúng tôi nhận thấy sống 200
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 thêm toàn bộ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở bước 2, là trình tự điều trị được nhiều báo các nhóm BN chỉ số toàn trạng PS từ 0 - 1, cáo chứng minh kéo dài thời gian sống[8]. mang đột biến exon 19 và được điều trị bước Với nhóm người bệnh có di căn não, 2 với osimertinib sau khi bệnh tiến triển (p < phần lớn các trường hợp này có ổ tổn thương 0,05). não đơn độc hoặc dưới 3 ổ, thể tích nhỏ, Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ không kèm triệu chứng thần kinh nên được trong nghiên cứu này cao hơn các thử chỉ định xạ phẫu phối hợp hoặc theo dõi sát nghiệm lâm sàng EURTAC, OPTIMAL, trong quá trình uống thuốc. Tiên lượng đáp ENSURE với giá trị trung vị tương ứng là ứng điều trị của phân nhóm BN này khá tốt. 22,9 tháng, 22,8 tháng và 26,3 tháng; tương Đây cũng là nguyên nhân khiến kết quả về tự với nghiên cứu WJTOG 3405, nghiên cứu thời gian sống thêm trong nghiên cứu này ARCHER 1050 với trung vị sống thêm toàn của chúng tôi dài hơn so với các tác giả khác. bộ lần lượt là 36 tháng và 34,1 tháng. So Bên cạnh đó, một số lý do khác làm tăng sánh với thử nghiệm FLAURA, trung vị sống thời gian sống thêm phải kể đến như đa phần thêm toàn bộ của nhóm BN dùng osimertinib các BN có thể trạng chung tốt (PS từ 0 đến 1 là 38,6 tháng cao hơn nghiên cứu của chúng chiếm 89,8%), các bệnh lý nội khoa đi kèm tôi, nhưng không quá chênh lệch với phân được kiểm soát theo bác sỹ chuyên khoa; tác nhóm BN châu Á (trung vị sống thêm toàn dụng không mong muốn mức độ nặng hiếm bộ của osimertinib đạt 37,1 tháng)[5-7]. Giải gặp (chỉ 6,3%), không bệnh nhân nào phải thích kết quả nghiên cứu chúng tôi cao có thể tạm ngưng dùng thuốc, từ đó góp phần tăng do một số nguyên nhân dưới đây. hiệu quả điều trị. Về loại đột biến trước điều trị, số BN mang đột biến nhạy thuốc thường gặp gồm V. KẾT LUẬN mất đoạn exon 19 và L858R exon 21 của Qua nghiên cứu 302 bệnh nhân chúng tôi chiếm chủ yếu (99,4%), trong đó UTPKTBN giai đoạn IV đột biến EGFR đột biến exon 19 là loại đột biến có tiên được điều trị bước 1 bằng erlotinib, chúng tôi lượng tốt hơn có tỷ lệ cao (59,3%); số lượng rút ra một số kết luận sau: BN mang đột biến kép, đột biến hiếm rất ít - Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là (chỉ 0,6%); không BN nào có đột biến kháng 35 tháng. Sống thêm toàn bộ 1 năm đạt thuốc nguyên phát, đột biến trên các exon 18 93,6%; 2 năm đạt 67,3% và 3 năm đạt hay exon 20, từ đó giúp tối đa hóa hiệu quả 46,3%. điều trị. - Sống thêm toàn bộ cao hơn có ý nghĩa Trong các trường hợp tiến triển, số BN thống kê ở nhóm BN có chỉ số toàn trạng PS phát hiện đột biến T790M cao. Đây là cơ hội từ 0 đến 1, mang đột biến mất đoạn exon 19 giúp người bệnh tiếp cận osimertinib trong và được điều trị bước 2 bằng osimertinib. 201
- HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO and meta-analysis. Br J Cancer. 2015; 113, 1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global 1519–1528. Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN 6. Chan SK, Choi HC, Lee VH. Overall Estimates of Incidence and Mortality Survival Benefits of First-Line Treatments Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. for Asian patients with advanced epidermal CA Cancer J Clin. 2021; 71 (3):209-249. growth factor receptor-mutated NSCLC 2. Siegel RL, Miller KD, Jemal A. Cancer Harboring Exon 19 Deletion: A Systematic statistics, 2020. CA Cancer J Clin. 2020; 70 Review and Network Meta-Analysis. (1):7-30. Cancers. 2022; 14(14):3362. 3. Travis WD, Brambilla E, Nicholson AG, et 7. Zhou C, Wu YL, Chen G, et al. Final al. The 2015 World Health Organization overall survival results from a randomised, Classification of Lung Tumors: Impact of phase III study of erlotinib versus Genetic, Clinical and radiologic advances chemotherapy as first-line treatment of since the 2004 Classification. J Thorac EGFR mutation-positive advanced non- Oncol. 2015; 10 (9):1243-1260. small-cell lung cancer (OPTIMAL, CTONG- 4. Hirsch FR, Scagliotti GV, Mulshine JL, et 0802). Ann Oncol. 2015; 26(9):1877-1883. al. Lung cancer: current therapies and new 8. Matsumoto Y, Kawaguchi T, Watanabe targeted treatments. Lancet. 2017; 389 M, et al. Prognostic impact of pretreatment (10066):299-311. T790M mutation on outcomes for patients 5. Kuan F, Kuo L, Chen M. et al. Overall with resected, EGFR-mutated, non-small cell survival benefits of first-line EGFR tyrosine lung cancer. BMC Cancer. 2022; 22, 775. kinase inhibitors in EGFR-mutated non- small-cell lung cancers: a systematic review 202
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thời gian sống thêm bệnh nhân ung thư vú có điều trị nội tiết bổ trợ bằng nội khoa tại bệnh viện K trong giai đoạn 2006 - 2012
10 p | 79 | 6
-
Kết quả sống thêm ở bệnh nhân ung thư vú bộ ba âm tính tái phát di căn hóa trị phác đồ gemcitabine-carboplatin
10 p | 19 | 6
-
Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư tinh hoàn tại Bệnh viện K
8 p | 12 | 4
-
Đánh giá kết quả sống thêm 10 năm hoá - xạ trị đồng thời sau phẫu thuật ung thư trực tràng giai đoạn II-III tại Bệnh viện K
6 p | 20 | 4
-
Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát được hóa trị phác đồ liposomal doxorubicin - carboplatin tại Bệnh viện K
5 p | 13 | 3
-
Thời gian sống thêm không bệnh và các yếu tố liên quan của hóa trị bổ trợ Docetaxel – Cyclophosphamid trên ung thư vú cao tuổi
4 p | 24 | 3
-
Đánh giá thời gian sống thêm trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV điều trị bằng phác đồ Pembrolizumab kết hợp hóa trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương
5 p | 3 | 3
-
Đánh giá thời gian sống thêm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn muộn điều trị tại Bệnh viện K từ năm 2015-2020
9 p | 2 | 2
-
Đánh giá tác động của đột biến gen IDH1 và sự methyl hóa gen MGMT đến thời gian sống thêm toàn bộ trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm
9 p | 5 | 2
-
Đánh giá thời gian sống thêm ở bệnh nhân xơ gan mất bù do viêm gan virus B tại bệnh viện Bệnh nhiệt Đới Trung ương
5 p | 9 | 2
-
Đánh giá thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 6 | 2
-
Thời gian sống thêm bệnh nhân ung thư dạ dày dưới 40 tuổi sau phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện K
5 p | 9 | 2
-
Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Resin Y-90
6 p | 12 | 2
-
Thời gian sống thêm sau mổ cắt khối tá tụy và các yếu tố liên quan
5 p | 33 | 2
-
Đánh giá thời gian sống thêm ung thư dạ dày ở người cao tuổi sau phẫu thuật phối hợp hóa chất phác đồ EOX
5 p | 28 | 2
-
Đánh giá thời gian sống thêm sau điều trị Gefitinib ở bệnh nhân ung thư phổi tái phát, di căn
4 p | 2 | 1
-
Khảo sát thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị nút mạch hóa chất, đốt sóng cao tần theo mô hình GALAD và BALAD 2
4 p | 2 | 1
-
Thời gian sống thêm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III - IV được hóa trị phác đồ Paclitaxel – Cisplatin
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn