Đánh giá thực trạng hình thức tập luyện thể thao ngoại khoá trường Đại học Lao động Xã hội
lượt xem 3
download
Hoạt động ngoại khoá là nội dung quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường. Hàng năm, bằng văn bản hướng dẫn công tác GDTC sức khoẻ, y tế trường học của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để SV được tập luyện thường xuyên, nề nếp”, “Hướng dẫn, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nề nếp tập luyện thể lực buổi sáng, tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng hình thức tập luyện thể thao ngoại khoá trường Đại học Lao động Xã hội
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TẬP LUYỆN THỂ THAO NGOẠI KHOÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI Bùi Như Ý - BMGDTC-QP 1. Mởđầu Mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là tạo ra con người mới phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội, đó là những con người có tri thức khoa học, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có khả năng thẩm mỹ và sức khỏe. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chiến lược phát triển con người, bởi con người là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới ở đất nước ta. Ngày nay, người lao động có sức khỏe tốt để thích ứng với cường độ lao động cao của một xã hội phát triển. Chúng ta không thể nói đến cống hiến, nói đến sáng tạo nếu không có sức khỏe tốt. Vì vậy cùng với giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục đạo đức, Giáo dục thể chất (GDTC) trở thành một mặt giáo dục quan trọng trong đào tạo con người phát triển toàn diện. Ngày nay cùng với sự tiến bộ về kinh tế và khoa học kỹ thuật, việc tổ chức lao động đang được thay đổi và năng suất lao động không ngừng phát triển, tự động hóa và cơ khí hóa không những làm giảm nhẹ sức lao động của con người mà còn nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong thực tiễn nhiều nhóm ngành nghề đòi hỏi người lao động luôn phải thích ứng với sự phức tạp, cường độ lao động cao và những điều kiện khó khăn chuyên biệt, đồng thời phải duy trì được khả năng làm việc lâu dài với năng suất cao. Chính vì vậy người lao động phải được chuẩn bị đầy đủ thể lực phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp. Trường Đại học Lao động - Xã hội(ĐHLĐXH) đã đào tạo hàng vạn cử 1
- nhân tốt nghiệp ra trường, đóng góp một cách có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều cử nhân đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước và cán bộ đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Đó là những người vừa có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt. Để có được kết quả như vậy, đòi hỏi cơ sở đào tạo phải có một nội dung chương trình GDTC mang tính khoa học, hiện đại và toàn diện, tạo nền tảng phát triển thể lực cho người học. Trong những năm qua Ban giám hiệu Trường ĐHLĐXH đã không ngừng đổi mới về phương pháp, phương tiện, nội dung chương trình các môn học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hòa chung không khí đó, bộ môn GDTC - Trường ĐHLĐXH đang từng bước chuyển mình trong hoạt động đổi mới.Để có thể nâng cao thể chất một cách toàn diện cho sinh viên (SV) đòi hỏi cần phải tham gia học tập nghiêm túc trong lớp học mà còn đòi hỏi không ngừng phấn đấu tập luyện thông qua các hình thức thể thao ngoại khóa. Hoạt động ngoại khoá là nội dung quan trọng của công tác GDTCtrong nhà trường. Hàng năm, bằng văn bản hướng dẫn công tác GDTC sức khoẻ, y tế trường học của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá ngoài trời, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, giáo viên hướng dẫn để SV được tập luyện thường xuyên, nề nếp”, “Hướng dẫn, khuyến khích SV tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nề nếp tập luyện thể lực buổi sáng, tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm”. 2.Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tổ chức hoạt động Thể dục – Thể thao ngoại khóa. 2
- Nhu cầu sinh hoạt tinh thần của SV rất đa dạng, các em không những chỉ có nhu cầu về học tập tri thức mà còn có nhu cầu về giao lưu xã hội, nhu cầu về hoạt động tự do, độc lập, nhu cầu về hoạt động sáng tạo và phát huy sở trường nhu cầu về tham gia hoạt động tập thể. Những đòi hỏi này giáo dục về dạy học giảng đường thì hoàn toàn không thể đáp ứng được, chỉ có triển khai các hoạt động ngoại khoá cho SV. Từ đó làm cho SV cảm thấy tinh thần đầy đủ, khoẻ mạnh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy. Nhu cầu vận động, tham gia các hoạt động xã hội của SV là rất lớn. 2.2. Thực trạng về hình thức hoạt động Thể dục – Thể thao ngoại khóacủa SVTrường ĐHLĐXH. Hoạt động Thể dục – Thể thao(TDTT) ngoại khóa được tổ chức dưới dạng rất nhiều hình thức khác nhau. Cá nhân tự tập luyện trong và ngoài nhà trường, thông thường SV lựa chọn các hình thức như tập thể dục, đi bộ, chạy và một số môn thể thao ưa thích (đá cầu, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền…). Hình thức tập luyện cá nhân thường thấy ở một số SVcó niềm đam mê thể thao, có ý thức tự giác tập luyện. Hình thức tập luyện theo nhóm nhỏ, tổ, tự tập luyện và thi đấu: Loại hình hoạt động này số lượng SV tham gia khá đông. Chủ yếu là các SV cùng lớp tập hợp thành từng nhóm tập luyện và để thi đấu với các lớp khác: thông thường là thi đấu bóng đá, cầu lông. Hoạt động này hoàn toàn tự phát chưa thành hệ thống. Hoạt động CLB thể thao: Hình thức hoạt động này trong trường còn quá ít, không có phong trào. Đối tượng tham ra rất ít. - Bản chất của CLB là tổ chức xã hội, nó hình thành do nhu cầu, nguyện vọng của một nhóm người, đồng thời nó phục vụ trực tiếp cho nhóm người đó và phục vụ toàn xã hội. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của CLB là tự 3
- nguyện tự giác, mục đích chính của người đến tham gia CLB là để trao đổi, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghệ thuật, tiếp thu kiến thức trong một hoạt động nào đó, đồng thời trực tiếp thưởng thức trình độ chuyên môn nghệ thuật, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của họ. Hình thức đội tuyển SV giỏi TDTT hình thức này gồm các SV có năng khiếu thể thao được tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục để các em tham gia các giải thi đấu cho trường, các phong trào, các giải thi SV giỏi TDTT Từ những vấn đề nghiên cứu trên để đánh giá được hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa của SVTrường ĐHLĐXHđề tài tiến hành phỏng vấn 147 SV (nam và nữ) về hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa mà SV lựa chọn tập luyện. Kết quả điều tra trình bày ở bảng 2.1: Bảng 2.1. Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa (n=147) Nữ Nam Hình Thức (n=87) (n=60) SL % SL % Đội tuyển 10 11.5 5 8.3 Nhóm lớp 20 23 17 28.3 Clb 7 8 4 6.7 Tự tập 50 57.5 34 56.7 4
- Trong tất cả các hình thức được chọn theo bảng 2.1Ta thấy hình thức tự tập luyện TDTT ngoại khóa của SV chiếm tỉ lệ cao tức là SV tham gia tập luyện TDTT ngoại khóađều do tự phát, không theo tổ chức, không có người hướng dẫn. Nguyên nhân do việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá còn ít và không có người hướng dẫn cho SV tập luyện. Đồng thời việc lựa chọn các môn thể thao tập luyện của SV phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất, tính hấp dẫn của môn thể thao. Việc tập luyện TDTT ngoại khóakhông trở thành phong trào trong đời sống học đường của SV. Hình thức tập theo đội tuyển có ít SV tham gia vì tập đội tuyển có giáo viên hướng dẫn nhưng mang tính vụ mùa thường tập luyện 2-3 tháng/năm chuẩn bị cho các giải thi đấu dành cho SV. Hình thức này chiếm tỉ lệ ít SV tham gia chủ yếu là các SV có năng khiếu thể thao được GV chọn vào đội tuyển. Sau khi thi đấu xong đội tuyển sẽ ngừng tập luyện. Còn hình thức CLB là hình thức mới mẻ đối với SV tại Trường ĐHLĐXH. Chính vì vậy SV tham gia tập luyện theo hình thức CLB chiếm tỉ lệ thấp. 3. Kết luận . - Qua kết quả điều tra thực trạng hình thức hoạt động thể thao ngoại khóaTrường ĐHLĐXH, chúng ta nhận thấy các hình thức tập luyện thể thao chưa được các em SV chú trọng tham gia tích cực. - Từ việc nghiên cứu thực trạng hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa làm cơ sở cho nhà quản lý, thầy cô giáo xây dựng chương trình môn GDTC cho phù hợp với SVTrường ĐHLĐXHtrong những năm tiếp theo 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác Văn thư - Lưu trữ tại văn phòng trường ĐHBK Hà Nội
59 p | 2082 | 592
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà Bình Yên - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Nguyễn Văn Thanh
12 p | 445 | 73
-
Định hướng giá trị đạo đức của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 59 | 6
-
Đánh giá thực trạng đào tạo theo tín chỉ ở nước ta nói chung và ở trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng
6 p | 112 | 5
-
Nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý thư viện truyền thống sang mô hình quản lý trung tâm tri thức số tại thư viện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
10 p | 18 | 5
-
Hiện trạng học tập lý luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô
15 p | 77 | 5
-
Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực
19 p | 46 | 5
-
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
11 p | 35 | 4
-
Phân tích hành vi mở rộng mạng lưới xã hội nhằm gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên đại học
5 p | 32 | 3
-
Đánh giá thực trạng năng lực số của học sinh tại một số trường trung học cơ sở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
6 p | 8 | 3
-
Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi văn hóa học đường của sinh viên trường Đại Học Cần Thơ
5 p | 80 | 2
-
Quản lí chất lượng chương trình đào tạo: một nghiên cứu về các mô hình quản lí chất lượng
6 p | 56 | 2
-
Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với các hệ đào tạo ngoài chính quy thông qua phản hồi của người học tại trường Đại học Đồng Tháp
8 p | 34 | 2
-
Hiện trạng nguồn lực kinh tế - xã hội hỗ trợ sinh kế của các hộ dân tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 28 | 2
-
Thực tiễn xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
7 p | 43 | 2
-
Tiêu chí và mô hình phát triển đại học bền vững: Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu thực thi chính sách giảm nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 – 2022
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn