Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG HUYẾT SAU HÓA TRỊ LIỆU <br />
TẠI KHOA HUYẾT HỌC TRẺ EM II NĂM 2013 <br />
Hà Hữu Lộc*, Nguyễn Thị Thái Huyền*, Đặng Thị Hồng Thúy*, Phạm Thị Ngọc Ánh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: “Đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết sau hóa trị liệu tại Khoa Huyết học Trẻ em II năm 2013 <br />
và các yếu tố liên quan”. <br />
Đối tượng : Tất cả các người bệnh nhập khoa HHTE 2, được điều trị hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn và có <br />
cấy máu trong thời gian nghiên cứu. <br />
Kết quả : có 37 NB được điều trị theo phác đồ chuẩn với 249 lượt cấy máu, tỉ lệ nhiễm trùng huyết trên kết <br />
quả cấy máu dương tính là 10%. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết đa số là Gram âm (92%), thường gặp <br />
nhất là vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia và E.coli (24%). Không có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, ngày nằm <br />
viện, loại phòng NB nằm. <br />
Kết luận : Nhiễm trùng huyết là triệu chứng lâm sàng xảy ra trong quá trình NB điều trị hóa trị liệu <br />
thường xuất hiện ở giai đoạn suy tủy sâu. Vì vậy, trong quá trình điều trị và chăm sóc, NB cần được theo dõi sát <br />
các diễn tiến để xử trí kịp thời. <br />
Từ khóa : Nhiễm trùng huyết, hóa trị liệu <br />
<br />
ABSTRACT <br />
TO ASSESS THE CHARATERISTIS OF BLOOD INJECTION THE RELATED FACTORS <br />
AFTER USING CHEMOTHERAPY AT THE CHILDREN DEPARTMENT NO 2 <br />
IN THE BLOOD TRANFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL IN 2013 <br />
Ha Huu Loc, Nguyen Thi Thai Huyen, Dang Thi Hong Thuy, <br />
Pham Thi Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 291 ‐ 299 <br />
Subjects: All patients who treated by chemotherapy regimen and blood cultures during the research period. <br />
Results: 37 patients were treated according to standard protocols with 249 turns blood cultures, <br />
sepsis rate on positive blood culture results was 10%. The bacterial sepsis predominantly Gram‐<br />
negative (92%), the most common bacteria Stenotrophomonas maltophilia and E. coli (24%). No <br />
statistically significant between age, length of stay hospital and room type <br />
Conclusion: Blood’s sepsis is the symptom of clinical occurs during the time of patient’s chemotherapy <br />
myelosuppression deep stage. So, in the course of treatment and care, the patient should be closely monitored to <br />
treat of incident timely <br />
Key word: blood infection, chemotherapy <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển y học, ngày <br />
càng nhiều thủ thuật xâm lấn, nhiều dụng cụ, <br />
nhiều loại thuốc kháng sinh, thì tình hình nhiễm <br />
<br />
trùng bệnh viện cũng trở thành một thử thách <br />
liên quan đến sức khỏe của người bệnh. Nhiễm <br />
trùng bệnh viện đã tác động và ảnh hưởng đến <br />
mọi mặt: tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ bệnh <br />
nặng, tỷ lệ vi khẩn kháng thuốc kháng sinh tăng, <br />
<br />
* Bệnh viện Truyền máu ‐ Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: CN. Phạm Thị Ngọc Ánh ĐT: 0127.488.2692 Email: anhtrang198116@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
291<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
chi phí điều trị tăng, tỷ lệ tử vong tăng,… <br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt <br />
<br />
Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực còn <br />
nhiều hạn chế, cùng với sự xuất hiện các tác <br />
nhân gây bệnh phức tạp,… đã khiến nguy cơ <br />
nhiễm trùng bệnh viện trên các người bệnh có <br />
sử dụng các thủ thuật xâm lấn như nhiễm trùng <br />
huyết liên quan đến tiêm truyền qua các đường <br />
tĩnh mạch, viêm phổi liên quan đến thở máy <br />
cũng ngày càng tăng. <br />
<br />
+ Xác định tỉ lệ nhiễm trùng huyết với cấy <br />
máu dương tính sau hoá trị liệu. <br />
<br />
Nhiễm trùng huyết mắc phải trong bệnh <br />
viện là một trong những nhiễm trùng bệnh <br />
viện quan trọng. Tại khoa Huyết Học Trẻ Em 2 <br />
Bệnh viện truyền máu huyết học, tình hình <br />
bệnh đa dạng và phức tạp, nguy cơ lây nhiễm <br />
qua tiếp xúc, qua thực hiện các thủ thuật, nguy <br />
cơ cao hơn do người bệnh có điều trị hóa trị <br />
liệu. Hàng tháng, theo số liệu báo cáo, tỉ lệ <br />
nhiễm khuẩn huyết tại khoa khoảng 15% đến <br />
18%, câu hỏi nghiên cứu là các yếu tố và nguy <br />
cơ nào làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết tại <br />
khoa. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài này với <br />
các mục tiêu sau <br />
<br />
+ Xác định tỉ lệ các vi khuẩn trong trường <br />
hợp nhiễm trùng huyết sau hoá trị liệu. <br />
+ Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình <br />
trạng nhiễm trùng huyết sau hoá trị liệu bao <br />
gồm: Vị trí – đường vào nhiễm trùng, môi <br />
trường phòng người bệnh nằm. <br />
<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU <br />
Đại cương về nhiễm khuẩn huyết <br />
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tập hợp <br />
những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng <br />
nhiễm trùng ‐ nhiễm độc toàn thân nặng, có <br />
nguy cơ chết nhanh do choáng (shock) và suy <br />
các cơ quan do vi khuẩn từ một ổ nhiễm trùng <br />
khởi đầu phóng vào máu nhiều lần, liên tiếp và <br />
sinh sôi phát triển trong máu. <br />
<br />
Mục tiêu tổng quát <br />
<br />
Có thể nói ʺNhiễm khuẩn huyết là một biến <br />
chứng của một quá trình nhiễm khuẩn từ một <br />
nơi lan ra toàn thân khi sức đề kháng của cơ thể <br />
giảm sútʺ. <br />
<br />
Đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết tại <br />
Khoa Huyết học Trẻ em II sau hóa trị liệu và các <br />
yếu tố liên quan. <br />
<br />
Mọi vi khuẩn bất kể độc tính mạnh hay yếu <br />
đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết trên cơ địa <br />
suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch. <br />
<br />
Đường vào, điều kiện thuận lợi, cơ địa bệnh nhân và cơ chế hình thành nhiễm khuẩn <br />
huyết <br />
<br />
Tim<br />
<br />
Đường vào<br />
Mụn nhọt<br />
Bỏng<br />
Họng, xoang<br />
Viêm tai xương chũm<br />
Răng<br />
Phổi<br />
Viêm nội tâm mạc<br />
<br />
Gan mật<br />
Tiết niệu<br />
NT ổ bụng<br />
Đường ruột<br />
Tử cung<br />
Máu<br />
<br />
Sỏi, nhiễm trùng đường mật<br />
Sỏi, viêm tiết niệu<br />
Viêm phúc mạc<br />
Viêm ruột<br />
Nạo phá thai, sót rau sau đẻ<br />
Tiêm chích<br />
<br />
Da<br />
Hô hấp<br />
<br />
292<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
Tụ cầu<br />
Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu<br />
Liên cầu, phế cầu, não mô cầu<br />
Tạp khuẩn<br />
Tạp khuẩn, vi khuẩn kỵ khí<br />
Phế cầu, tụ cầu, vi khuẩn gram (-)<br />
Liên cầu, tụ cầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn gram<br />
(-)<br />
Trực khuẩn gram(-),VK kỵ khí<br />
Trực khuẩn gram (-), TK mủ xanh<br />
Trực khuẩn gram (-), VK kỵ khí<br />
Trực khuẩn gram(-), VK kỵ khí Salmonella<br />
Tụ cầu, trực khuẩn gram (-), VK kỵ khí<br />
Tụ cầu, trực khuẩn gram (-) cầu khuẩn đường ruột v.v…<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Điều kiện thuận lợi <br />
Catheter tĩnh mạch<br />
Mở khí quản<br />
Nội khí quản<br />
Thở máy<br />
Sonde tiểu<br />
Phẫu thuật tiêu hoá<br />
Thông tim<br />
Phẫu thuật tim<br />
Bộ phận giả (van giả, điện cực trong buồng tim, cầu nối)<br />
Nạo phá thai<br />
Nhổ răng<br />
Trích áp xe, nhọt<br />
<br />
Cơ địa suy giảm sức đề kháng <br />
Giảm bạch cầu hạt: Suy tuỷ, Leucémie, giảm <br />
sinh tuỷ, hoá chất chống ung thư, tia xạ, thuốc. <br />
Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch <br />
bẩm sinh, thuốc triệt miễn dịch, điều trị corticoid <br />
kéo dài, ung thư, nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma <br />
tuý, suy dinh dưỡng <br />
Các bệnh mãn tính: Xơ gan, nghiện rượu, đái <br />
tháo đường, cắt lách, hôn mê nằm viện lâu, viêm <br />
phế quản mãn tính. <br />
Người già, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh. <br />
<br />
Lâm sàng nhiễm khuẩn huyết <br />
Triệu chứng của ổ nhiễm trùng khởi đầu <br />
Bao gồm các dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch, <br />
liên quan trực tiếp đến các ổ nhiễm trùng khởi <br />
đầu mà sự thăm khám thực tế có thể phát hiện <br />
được. Trừ trường hợp ổ nhiễm trùng khởi đầu ở <br />
nội tạng sâu khó phát hiện thấy. <br />
Triệu chứng do vi khuẩn phóng vào máu <br />
Sốt cao, rét run: <br />
‐ Rõ như một cơn sốt rét: mặt xám lạnh, run <br />
bắp thịt, da gai gai, đau mình mẩy. Rét run kéo <br />
dài trong suốt cả thời gian tăng nhiệt độ đã đến <br />
đỉnh cao nhất. <br />
‐ Hạ nhiệt độ: Gặp trong các trường hợp <br />
nặng trầm trọng, cơ thể bệnh nhân không còn <br />
sức đáp ứng lại quá trình viêm. Người xanh tái, <br />
mệt lả, rét run liên miên, mạch nhanh, huyết <br />
áp hạ. <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Tụ cầu, Enterobacteracae<br />
Trực khuẩn mủ xanh, Enterobacteracae, tụ cầu<br />
Enterobacteracae, trực khuẩn gram (-)<br />
Enterobacteracae, trực khuẩn mủ xanh<br />
Enterobacteracae, vi khuẩn kỵ khí<br />
Tụ cầu, vi khuẩn gram (-)<br />
Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu trắng, nấm<br />
Tụ cầu, vi khuẩn gram (-), vi khuẩn kỵ khí<br />
Tạp khuẩn, vi khuẩn kỵ khí<br />
Tụ cầu<br />
<br />
* Các dấu hiệu triệu chứng khác do hậu quả <br />
của quá trình đáp ứng viêm. <br />
Tim mạch: Mạch nhanh nhỏ, không đều, <br />
loạn nhịp; Huyết áp: Thấp hoặc hạ <br />
Triệu chứng thần kinh: Trạng thái kích thích: <br />
mê sảng, thao cuồng hoặc trạng thái ức chế: lơ <br />
mơ, li bì, bán mê, hôn mê <br />
Hô hấp: thở nhanh, nông, suy hô hấp <br />
Tiêu hoá: lưỡi khô bẩn và hơi thở hôi <br />
Da: tái, có khi ban, xuất huyết, vàng da <br />
Sốc nhiễm khuẩn <br />
Trong quá trình diễn biến nhiễm trùng <br />
huyết thường xảy ra sốc nhiễm khuẩn nhất là <br />
nhiễm trùng huyết gram (‐), nhiễm trùng kỵ khí. <br />
Các biểu hiện của sốc nhiễm khuẩn: <br />
‐ Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt <br />
‐ Huyết áp hạ: HA tối đa 5 tuổi chiếm 38%. <br />
<br />
Phân bố theo nơi cư trú <br />
Tp Hồ Chí Minh : 20 NB(54%) <br />
Tỉnh : 17 NB(46%) <br />
<br />
Chẩn đoán bệnh <br />
Bạch cầu cấp dòng tủy : 9 NB(24%) <br />
Bạch cầu cấp dòng lympho : 28 NB(76%) <br />
Tỉ lệ người bệnh bạch cầu cấp dòng <br />
lympho nhiều hơn bạch cầu cấp dòng tủy <br />
trong nghiên cứu gấp 3 lần <br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết <br />
Tỉ lệ cấy máu dương tính <br />
Tỉ lệ lượt cấy máu dương tính chiếm 10%; <br />
dương giả chiếm 1,2%; ngoại nhiễm chiếm 0,4%. <br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2 : Tỉ lệ vị trí cấy máu dương tính <br />
Nhận xét : tỉ lệ cấy máu trung ương và <br />
ngoại biên gần tương đương nhau. <br />
<br />
Tỉ lệ lần cấy máu dương tính <br />
Bảng 2: tỉ lệ lần cấy máu dương <br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Lần cấy<br />
Cấy máu trung ương lần 1<br />
Cấy máu trung ương lần 2<br />
Cấy máu trung ương lần 3<br />
Cấy máu ngoại biên lần 1<br />
Cấy máu ngoại biên lần 2<br />
Cấy máu ngoại biên lần 3<br />
TỔNG CỘNG<br />
<br />
Số ca<br />
08<br />
04<br />
02<br />
07<br />
02<br />
02<br />
25<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
32<br />
16<br />
8<br />
28<br />
8<br />
8<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: tỉ lệ lần cấy máu dương tính lần <br />
1 cao nhất ở cả 2 vị trí với vị trí trung ương là <br />
32%, ngoại biên là 28%. <br />
<br />
Các tác nhân gây nhiễm khuẩn <br />
Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh <br />
Tỉ lệ vi khuẩn gram âm thường gặp nhất, <br />
chiếm 92%; vi khuẩn gram dương chiếm 8%.‐<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
295<br />
<br />