intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tồn dư giãn cơ trước và sau hóa giải bridion ở phẫu thuật tai mũi họng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá tồn dư giãn cơ trước và sau hóa giải bridion ở phẫu thuật tai mũi họng trình bày xác định tỷ lệ tồn dư giãn cơ và các yếu tố nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhân phẫu thuật tai mũi họng trước và sau hóa giải bằng sugammadex.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tồn dư giãn cơ trước và sau hóa giải bridion ở phẫu thuật tai mũi họng

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 ĐÁNH GIÁ TỒN DƯ GIÃN CƠ TRƯỚC VÀ SAU HÓA GIẢI BRIDION Ở PHẪU THUẬT TAI MŨI HỌNG Phạm Văn Đông1, Phạm Ngọc Hy1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sử dụng thuốc giãn cơ trong phẫu thuật là một yếu tố quan trọng trong gây mê toàn diện, mang đến nhiều lợi ích như loại trừ nguy cơ các phản xạ của người bệnh khi mổ, tạo phẫu trường rộng để thao tác, giúp khâu vết mổ dễ dàng. Tuy nhiên, tồn dư giãn cơ sau mổ là vấn đề đáng lo ngại vì ảnh hưởng đến đường thở, hô hấp, thậm chí là tính mạng bệnh nhân, đặc biệt đối với phẫu thuật tai mũi họng có thời gian mổ ngắn, có tác động trực tiếp đến đường thở. Do đó, việc theo dõi và đánh giá tồn dư giãn cơ là điều thiết thực, mang tính khách quan, chính xác và giúp phòng ngừa các biến chứng sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tồn dư giãn cơ và các yếu tố nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhân phẫu thuật tai mũi họng trước và sau hóa giải bằng sugammadex. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 29 bệnh nhân phẫu thuật tai mũi họng chương trình tại khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11 năm 2019, được gây mê toàn diện có sử dụng thuốc giãn cơ không khử cực tác dụng trung bình rocuronium, dùng thuốc giải giãn cơ sugammadex vào cuối cuộc mổ và máy TOF Scan để đo mức độ tồn dư giãn cơ tại thời điểm vừa kết thúc phẫu thuật trước khi hóa giải giãn cơ và trong vòng 5 phút sau khi rút ống nội khí quản. Kết quả: Tỷ lệ tồn dư giãn cơ trước khi hóa giải là 100%, sau khi hóa giải bằng sugammadex là 0%. Không có biến cố suy hô hấp. Kết luận: Hóa giải giãn cơ với sugammadex có tỷ lệ tồn dư giãn cơ rất thấp. Từ khóa: tồn dư giãn cơ, giải giãn cơ, biến cố hô hấp ABSTRACT ASSESSMENT RESIDUAL NEUROMUSCULAR BLOCKADE BEFORE AND AFTER REVERSAL WITH SUGAMMADEX IN OTORHINOLARYNGOLOGY SURGERY Pham Van Dong, Pham Ngoc Hy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 24 - No. 3 - 2020: 243 - 247 Background: Using neuromuscular blockade during surgery is an important factor in general anesthesia, offering many benefits such as eliminating the risk of the patient's reflexes during surgery, creating a large field for manipulation, helps suture easily. However, residual neuromuscular blockade after surgery is a cause for concern because of the airway, respiratory effects, even the lives of patients, especially for otorhinolaryngology surgery with short time, effective directly to the airway. Therefore, monitoring and assessment of neuromuscular blockade residues is practical, objective, accurate and helps prevent postoperative complications. Objective: To determine the percentage of residual neuromuscular blockade and the risk factors for respiratory distress in patients with otorhinolaryngology surgery before and after dissolution with sugammadex. Methods: A cross-sectional description of 29 patients with otorhinolaryngology surgery at Department of Surgery and Anesthesia in Cho Ray Hospital from Nov 2019, under general anesthetic using rocuronium, Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy 1 Tác giả liên lạc: TS.BS. Phạm Văn Đông ĐT: 0903919391 Email: pvdongbvcr@gmail.com Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 243
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu Y học sugammadex and TOF Scan to measure the level of residual neuromuscular blockade at the time of finishing surgery before reversal neuromuscular blockade and within 5 minutes after extubation. Results: The percentage of residual muscle relaxation before reversal is 100%, after using sugammadex is 0%. No complications of respiratory distress have been detected. Conclusion: Reversal neuromuscular blockade with Sugammadex has a very low rate of residual neuromuscular blockade Key words: residual neuromuscular blockade, reversal neuromuscular block, respiratory complications ĐẶT VẤN ĐỀ khách quan, chính xác và giúp phòng ngừa các Trong gây mê toàn diện, sử dụng thuốc giãn biến chứng sau mổ. cơ trong phẫu thuật là một yếu tố quan trọng, Mục tiêu nghiên cứu mang đến nhiều lợi ích như tránh các phản xạ Xác định tỷ lệ tồn dư giãn cơ và các yếu tố của người bệnh khi đặt nội khí quản, trong phẫu nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhân phẫu thuật tai thuật, tạo phẫu trường rộng để thao tác, giúp mũi họng trước và sau hóa giải bằng khâu vết mổ dễ dàng. Tuy nhiên, tồn dư giãn cơ sugammadex. sau mổ là vấn đề đáng lo ngại vì ảnh hưởng ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU đường thở, hô hấp, thậm chí là tính mạng bệnh Đối tượng nghiên cứu nhân, đặc biệt đối với phẫu thuật tai mũi họng có thời gian mổ ngắn, có tác động trực tiếp đến 29 bệnh nhân phẫu thuật Tai Mũi Họng đường thở. Theo định nghĩa, tồn dư giãn cơ sau chương trình tại khoa Phẫu thuật Gây mê hồi mổ là khi còn hiện diện một mức giãn cơ (TOF sức bệnh viện Chợ Rẫy tháng 11 năm 2019. ratio
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Trong đó: Các bước thực hiện n là cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu, p là tỷ lệ Bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê toàn giãn cơ tồn dư ước đoán và d là sai số biên. diện qua nội khí quản có sử dụng thuốc giãn cơ Theo nghiên cứu của Nemes R(5) tồn dư giãn với liều lượng, các thuốc sử dụng trong gây mê, cơ sau mổ sau hóa giải sugammadex là 4%. Với thuốc hóa giải … tùy theo chỉ định phẫu thuật và α =0,05, sai số biên d = 10%. Do đó, cỡ mẫu cần tình trạng của bệnh nhân do bác sĩ gây mê phụ nghiên cứu tối thiểu là 15 trường hợp. trách quyết định. Kỹ thuật chọn mẫu Bệnh nhân được sử dụng máy TOFscan để theo dõi độ giãn cơ. Vào thời điểm rút ống nội Chọn mẫu thuận tiện, không xác suất. khí quản và sau đó, các điện cực sẽ được đặt dọc Phương pháp tiến hành theo dây thần kinh trụ trên cánh tay bên trong Chuẩn bị bệnh nhân gần cổ tay. Nẹp cảm biến phải được đặt theo hình Thăm khám tiền mê, đánh giá ASA, đo cân dạng của bàn tay càng chặt càng tốt và sao cho nặng, chiều cao. nó tiếp xúc với mặt lòng đốt cuối của ngón cái Giải thích bệnh nhân về phương pháp theo (Hình 1). dõi giãn cơ thực hiện trong nghiên cứu. Tỷ số TOF sẽ được đo vào thời điểm: Chuẩn bị dụng cụ Trước khi giải giãn cơ Máy theo dõi giãn cơ TOFscan. Sau khi rút ống nội khí quản 5 phút. Hình 1. Máy TOF Scan Biến số nghiên cứu Thống kê mô tả Các biến số chính Biến định lượng: trình bày bằng trung bình, Tỷ lệ giãn cơ tồn dư (TOF
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Nghiên cứu Y học Phần lớn dân số nghiên cứu ở độ tuổi lao phút thì bệnh nhân vẫn còn tồn dư giãn cơ ở các động (80%) (Bảng 1). mức độ khác nhau (TOF từ 0 - 80%) là cũng phù Bảng 2. Đặc điểm loại phẫu thuật và bệnh lý nền hợp, do chưa hóa giải giãn cơ và thời gian phẫu (n=29) thuật ngắn. Theo Brueckmann B(3), 46% bệnh Đặc điểm Tỉ lệ (%) nhân và theo Murphy GS(6) thì 88% bệnh nhân Phẫu thuật mũi xoang 41 vẫn còn tồn dư giãn cơ sau hóa giải bằng Phẫu thuật thanh khí quản 25 neostigmin. Phẫu thuật tai-họng 34 Theo nghiên cứu này, tỷ lệ tồn dư giãn cơ Bệnh lý thận 6,88 Bệnh lý kèm theo gan 3,44 trước khi hóa giải giãn cơ là 100%. Do đó, rất cần thiết phải sử dụng thuốc hóa giải giãn cơ thường Tỉ lệ các loại phẫu thuật phân bố đồng đều quy, có thể là dùng neostigmin hoặc nhau. Bệnh lý gan thận kèm theo có tỉ lệ thấp sugammadex tùy trường hợp. (Bảng 2). So sánh với các nghiên cứu khác như nghiên Bảng 3. Đặc điểm liên quan đến liều giãn cơ, thời cứu của Võ Hữu Ngoan(2) thì tỷ lệ tồn dư giãn cơ gian phẫu thuật, giải giãn cơ (n=29) Trung bình ± độ sau hóa giải sugammadex là 0,9% so với nghiên Đặc điểm cứu của Brueckmann B(3) là 0% thì kết quả của lệch chuẩn Tổng liều rocuronium (mg) 43,5 ± 9,3 nghiên cứu này phù hợp. Liều rocuronium trung bình (mg/kg) 0,7 ± 0,2 Theo nghiên cứu của Nemes R(5) tồn dư giãn Thời gian liều cuối giãn cơ đến lúc giải giãn cơ (phút) 70,5 ± 22,2 cơ sau mổ sau hóa giải sugammadex vẫn xảy ra Thời gian liều cuối giãn cơ – rút NKQ ở 4% bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu khác cũng 90,5 ± 23,7 (phút) cho thấy rất khó để đánh giá trên lâm sàng các Thời gian phẫu thuật trung bình (phút) 61 ± 28,4 trường hợp còn tồn dư lượng ít (khi TOF Thời gian trung bình phẫu thuật tương đối 0,4-0,9)(6), đặc biệt là ở chỉ số TOF từ 0,7-0,9, vì ngắn. Trung bình thời gian từ liều cuối giãn cơ khi đó bệnh nhân vẫn thực hiện các động tác đến lúc rút nội khí quản là khá dài (Bảng 3). như mở mắt, nâng cao đầu trên 5 giây, tuy nhiên Bảng 4. Đặc điểm liên quan đến tồn dư giãn cơ và các cơ vùng hầu họng vẫn chưa hồi phục hoàn biến cố hô hấp (n=29) toàn và bệnh nhân vẫn có nguy cơ suy hô hấp Đặc điểm Tỉ lệ (%) hay thiếu oxy sau rút nội khí quản ở các trường Tồn dư giãn cơ trước khi hóa giải 10 hợp này. Do đó cần phải theo dõi tồn dư bằng Tồn dư giãn cơ sau khi rút nội khí quản 5 phút 0 máy đo độ giãn cơ để có thể chắc chắn hơn cho Biến cố hô hấp sau mổ 0 một cuộc gây mê và phẫu thuật an toàn. Tồn dư giãn cơ trước khi hóa giải chiếm 10%, không có trường hợp nào tồn dư sau rút nội khí KẾT LUẬN quản 5 phút và không có biến cố hô hấp sau mổ Không có tồn dư giãn cơ sau khi giải giãn (Bảng 4). cơ bằng sugammadex và không có biến cố hô hấp sau rút ống nội khí quản trên mẫu nghiên BÀN LUẬN cứu này. Theo các nghiên cứu, liều rocuronium khởi mê để đặt ống nội khí quản ở người lớn là 0,6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boon M, Martini C, Dahan A (2018). Recent advances in mg/kg kết hợp gây mê cân bằng, liều ban đầu neuromuscular block during anesthesia. NIH, pp.167-176. thường làm giãn cơ đủ cho lâm sàng khoảng 31 2. Võ Hữu Ngoan và cộng sự (2019). Đánh giá tồn dư giãn cơ sau phút. Nếu dùng liều cao 0,9 – 1,2 mg/kg thời phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học TP Hồ Chí Minh, 23(4):99-102. gian giãn cơ lâm sàng tương ứng là 58 – 67 phút. 3. Brueckmann B, Sasaki N, Grobara P, et al (2015). Effects of Ở nghiên cứu này, liều rocuronium trung bình là sugammadex on incidence of postoperative residual neuromuscular blockade: a randomized, controlled study. Br J 0,7mg/kg, sau thời gian phẫu thuật trung bình 61 246 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 24 * Số 3 * 2020 Anaesth, 115(5):743–51. 6. Murphy GS, Szokol JW, Marymont JH, et al (2005). Residual 4. Kotake Y, Ochiai R, Suzuki T, et al (2013). Reversal with paralysis at the time of Tracheal extubation, Anesth Analg, sugammadex in the absence of monitoring did not preclude 100(6):1840–5. residual neuromuscular block. Anesth Analg, 117(2):345–51. 5. Nemes R, Fülesdi B, Pongrácz A, et al (2017): Impact of reversal Ngày nhận bài báo: 17/07/2020 strategies on the incidence of postoperative residual paralysis after rocuronium relaxation without neuromuscular Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2020 monitoring: A partially randomised placebo controlled trial. Eur Ngày bài báo được đăng: 30/08/2020 J Anaesthesiol, 34(9):609–16. Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 247
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2