Lương Văn Hinh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
104(04): 29 - 33<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br />
SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM,<br />
TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010<br />
Lương Văn Hinh1*, Nguyễn Thị Hòa2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,<br />
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Liêm – Hà Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp<br />
sang đất phi nông nghiệp đã và đang tác động tới quá trình phát triển của huyện Thanh Liêm trên<br />
các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.<br />
Thực trạng chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của huyện Thanh Liêm có nhiều tác<br />
động và ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tuy nhiên còn ảnh<br />
hưởng và những tồn tại cả về kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
Trong giai đoạn tới huyện cần xây dựng các giải pháp hợp lý, hiệu quả đảm bảo tính thực thi cao<br />
và phát triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững.<br />
Từ khóa: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, chuyển đổi, kinh tế-xã hội, môi trường<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng,<br />
nhất là trong 10 năm trở lại đây, đã tác động<br />
trực tiếp đến quá trình chuyển đổi đất đai đặc<br />
biệt là sự chuyển đổi từ đất nông nghiệp (NN)<br />
sang đất phi nông nghiệp (PNN) [2]. Công<br />
nghiệp hóa (CNH) là nhân tố quyết định làm<br />
thay đổi căn bản phương thức sản xuất,<br />
chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp<br />
truyền thống sang phương thức sản xuất mới,<br />
hiện đại, dịch vụ chất lượng cao. Trong điều<br />
kiện mở mang đô thị, sự phát triển các khu<br />
công nghiệp, các khu chế xuất…, đất sản xuất<br />
nông nghiệp ở nước ta có xu hướng giảm đi<br />
[1]. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố<br />
trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất<br />
đai, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất NN<br />
sang đất PNN mà vẫn đảm bảo sự phát triển<br />
ổn định và bền vững. Mục đích của nghiên<br />
cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của quá<br />
trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi<br />
nông nghiệp đã và đang tác động tới quá trình<br />
phát triển của huyện Thanh Liêm trên các mặt<br />
kinh tế - xã hội và môi trường, đề xuất giải<br />
pháp quản lý và sử dụng quỹ đất của địa<br />
phương hợp lý.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 027586<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mô tả vùng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Thanh<br />
Liêm, tỉnh Hà Nam, gồm 20 đơn vị hành<br />
chính (01 thị trấn và 19 xã), với tổng diện tích<br />
tự nhiên là 17.831,0 ha. Trong đó đất nông<br />
nghiệp là 10.734,86 ha; đất phi nông nghiệp<br />
4.519, 86 ha và đất chưa sử dụng là 2.576,74<br />
ha (2010). Điều kiện tự nhiên huyện Thanh<br />
Liêm, thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông<br />
Hồng, nhưng tiếp giáp với dải đá vôi trầm<br />
tích nên địa hình tương đối đa dạng, bao gồm<br />
cả vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng<br />
bằng, trong đó chủ yếu là vùng đồng chiêm<br />
trũng. Dân số của huyện là 128.528 người,<br />
trong đó nam 62.590 người, chiếm 48,7%; nữ<br />
65.668 người, chiếm 51,3%; khu vực nông thôn<br />
118.972 người, chiếm 92,8%. Mật độ dân số<br />
bình quân của huyện là 721 người/km2 [5].<br />
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của<br />
huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công<br />
nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại;<br />
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
Các phương pháp được sử dụng trong triển<br />
khai thực hiện đề tài:<br />
(i) Phương pháp điều tra, khảo sát được dùng<br />
để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ<br />
cho đề tài nghiên cứu; (ii) Phương pháp thống<br />
29<br />
<br />
34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lương Văn Hinh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kê, so sánh ; (iii) Phương pháp phân tích, tổng<br />
hợp tài liệu, đánh giá một số yếu tố chủ yếu<br />
ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng<br />
đất; (iv) Phương pháp chuyên gia, chuyên<br />
khảo – Tham vấn ý kiến các chuyên gia, các<br />
nhà quản lý về vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử<br />
dụng đất.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Thực trạng sử dụng đất của huyện Thanh<br />
Liêm giai đoạn 2006-2010<br />
Qua bảng 2 cho thấy, cơ cấu các loại đất của<br />
địa phương giai đoạn 2006 – 2010 có những<br />
thay đổi, đất phi nông nghiệp tăng lên 3,66 %<br />
<br />
104(04): 29 - 33<br />
<br />
(648,04 ha), đất nông nghiêp giảm gần 8%<br />
(tương đương 1.432,18 ha).<br />
Giai đoạn 2006-2010, đất nông nghiệp có<br />
những biến động (bảng 3), trong đó đất lâm<br />
nghiệp giảm 1.028,61 ha, đất sản xuất nông<br />
nghiệp giảm 376,36 ha so với diện tích các<br />
loại đất này của năm 2006. Việc chuyển đất<br />
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây<br />
dựng khu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi<br />
cơ cấu sử dụng đất là thực hiện theo đúng quy<br />
hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt quy<br />
hoạch sử dụng đất 2001-2010 và kế hoạch sử<br />
dụng đất của huyện giai đoạn 2006 - 2010.<br />
<br />
Bảng 1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 [3]<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Ngành<br />
Nông nghiệp<br />
Công nghiệp – Xây dựng<br />
Thương mại – Dịch vụ<br />
<br />
Năm 2001<br />
51,8<br />
26,1<br />
22,1<br />
<br />
Năm 2006<br />
33,8<br />
36,2<br />
30,0<br />
<br />
Đơn vị: %<br />
Năm 2010<br />
19,0<br />
48,5<br />
32,5<br />
<br />
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm năm 2006 và năm 2010[3]<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Stt<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Stt<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Loại đất<br />
<br />
Tổng diện tích tự nhiên<br />
Đất nông nghiệp<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
Đất chưa sử dụng<br />
<br />
Năm 2006<br />
Diện tích<br />
(ha)<br />
17.847,90<br />
12.167,04<br />
3.871,64<br />
1.809,22<br />
<br />
Cơ cấu<br />
(%)<br />
100,00<br />
68,17<br />
21,69<br />
10,14<br />
<br />
Năm 2010<br />
Diện tích<br />
Cơ cấu<br />
(ha)<br />
(%)<br />
17.831,28<br />
100,00<br />
10.734,86<br />
60,20<br />
4.519,68<br />
25,35<br />
2.576,74<br />
14,45<br />
<br />
Bảng 3. Biến động đất nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn năm 2006 – 2010<br />
Đơn vị: ha<br />
Loại đất<br />
Diện tích năm<br />
Năm 2010<br />
2006<br />
Diện tích<br />
Tăng, giảm so<br />
với năm 2006<br />
12.167,04<br />
10.734,86<br />
- 1.432,18<br />
Đất nông nghiệp<br />
Đất sản xuất nông nghiệp<br />
9.015,91<br />
8.639,55<br />
- 376,36<br />
Đất lâm nghiệp<br />
2.416,27<br />
1.387,66<br />
- 1.028,61<br />
Đất nuôi trồng thủy sản<br />
734,86<br />
707,57<br />
- 27,29<br />
Đất nông nghiệp khác<br />
0,08<br />
0,08<br />
Bảng 4. Biến động đất phi nông nghiệp của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010<br />
Đơn vị: ha<br />
Loại đất sử dụng<br />
Diện tích<br />
Năm 2010<br />
năm 2006<br />
Diện tích<br />
Tăng, giảm so<br />
với năm 2006<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
3.871,64<br />
4.519,68<br />
648,04<br />
Đất ở<br />
828,37<br />
911,47<br />
83,10<br />
Đất chuyên dùng<br />
2.034,58<br />
2.630,12<br />
595,54<br />
Đất tôn giáo, tín ngưỡng<br />
44,80<br />
44,59<br />
- 0,21<br />
Đất nghĩa trang, nghĩa địa<br />
158,20<br />
153,00<br />
- 5,20<br />
Đất sông suối & mặt nước chuyên dùng<br />
804,37<br />
759,53<br />
- 44,89<br />
Đất phi nông nghiệp khác<br />
1,32<br />
20,97<br />
19,65<br />
<br />
30<br />
<br />
35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lương Văn Hinh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
104(04): 29 - 33<br />
<br />
Bảng 5. Năng suất lao động XH phân công theo ngành kinh tế của một số ngành kinh tế huyện Thanh Liêm [3]<br />
Đơn vị: triệu đồng/người/năm<br />
STT<br />
Ngành<br />
Năm<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
1<br />
Nông lâm nghiệp<br />
5,2<br />
5,6<br />
8,7<br />
8,7<br />
9,8<br />
2<br />
Thủy sản<br />
15,9<br />
33,5<br />
35,3<br />
53,0<br />
63,1<br />
3<br />
Công nghiệp<br />
27,0<br />
32,3<br />
46,5<br />
59,1<br />
73,2<br />
4<br />
Xây dựng<br />
16,6<br />
21,9<br />
29,3<br />
35,6<br />
43,8<br />
5<br />
Thương nghiệp<br />
9,7<br />
14,1<br />
18,7<br />
24,0<br />
29,3<br />
6<br />
Khách sạn, nhà hàng<br />
24,8<br />
30,8<br />
22,9<br />
43,2<br />
63,9<br />
7<br />
Vận tải, kho bãi, thông tin<br />
45,1<br />
26,0<br />
34,6<br />
53,8<br />
70,4<br />
8<br />
Văn hóa, giáo dục, y tế<br />
18,1<br />
20,3<br />
24,1<br />
29,4<br />
34,2<br />
9<br />
Các ngành dịch vụ khác<br />
31,9<br />
31,0<br />
38,3<br />
48,3<br />
56,4<br />
Trung bình<br />
20,62<br />
22,93<br />
27,75<br />
37,91<br />
47,33<br />
Bảng 6. Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010 [4]<br />
Đơn vị: %<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tốc độ tăng trưởng kinh tế<br />
Cơ cấu kinh tế:<br />
- Công nghiệp – Xây dựng<br />
- Dịch vụ - thương mại<br />
- Nông lâm, thủy sản<br />
<br />
2006<br />
12,0<br />
<br />
2007<br />
13,2<br />
<br />
Năm<br />
2008<br />
14,6<br />
<br />
2009<br />
14,9<br />
<br />
2010<br />
15,2<br />
<br />
42,7<br />
31,1<br />
26,2<br />
<br />
45,8<br />
31,8<br />
22,4<br />
<br />
47,0<br />
33,0<br />
20,0<br />
<br />
48,5<br />
32,5<br />
19,0<br />
<br />
36,2<br />
30,0<br />
33,8<br />
<br />
Đất phi nông nghiệp năm 2010 so với năm<br />
2006 có những thay đổi đáng kể, như: diện<br />
tích đất ở tăng 83,10 ha, trong đó đất ở nông<br />
thôn tăng 74,72 ha, đất ở đô thị tăng 8,38 ha.<br />
Đất chuyên dùng của huyện Thanh Liêm năm<br />
2010 so với năm 2006 cũng tăng lên 595,54<br />
ha; trong đó đáng chú ý là đất cho sản xuất<br />
kinh doanh tăng 281,53 ha, đất cho mục đích<br />
công cộng tăng 265,70 ha.<br />
Mặc dù đất nông nghiệp giảm, cơ cấu cây<br />
trồng vật nuôi trên địa bàn huyện thay đổi,<br />
nhưng với đầu tư theo hướng thâm canh, nâng<br />
cao năng suất và chất lượng, nhờ vậy năng<br />
suất lao động trong các ngành nông-lâm<br />
nghiệp cũng không ngừng được tăng lên và<br />
phát triển theo hướng bền vững. Năng suất<br />
lao động các ngành kinh tế được tăng lên<br />
đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2010 (bảng<br />
5); đặc biệt năng suất lao động ngành công<br />
nghiệp đạt cao nhất (từ 27,0 triệu tăng lên<br />
73,2 triệu đồng/người/năm), tiếp đến là tăng<br />
năng suất lao động thuộc khối ngành vận tải,<br />
kho bãi, thông tin (từ 45,1 triệu lên 70,4 triệu<br />
đồng/người/năm).<br />
Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đến mục<br />
đích sử dụng đất<br />
Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng<br />
đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của<br />
<br />
huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006-2010 đến<br />
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
Về mặt kinh tế:<br />
Tác động đến tốc độ phát triển kinh tế của<br />
huyện có những chuyển biến tích cực, cơ cấu<br />
kinh tế có sự chuyển dịch, bộ mặt nông thôn<br />
không ngừng đổi mới, đời sống đại bộ phận<br />
nhân dân từng bước được cải thiện.<br />
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của<br />
huyện đạt 15,2%, cao hơn so với năm 2006 là<br />
3,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực<br />
theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công<br />
nghiệp – xây dựng (2006 là 36,2 % tăng<br />
48,5% vào năm 2010) và Dịch vụ - thương<br />
mại (năm 2006 là 30,0 % và năm 2010 là<br />
32,5%). Năng suất lao động được tăng lên<br />
qua các năm, tuy còn có sự chênh lệch về<br />
năng suất lao động giữa các ngành, nhưng<br />
năng suất lao động trung bình của các ngành<br />
kinh tế của huyện đã tăng lên rõ rệt (năm<br />
2006 là 20,62 triệu đồng, năm 2010 tăng lên<br />
47,33 triệu đồng/người/năm).<br />
Về mặt xã hội:<br />
Cùng với việc hình thành các khu công<br />
nghiệp, cơ sở sản xuất, hình thành các làng<br />
nghề truyền thống... đã thu hút lao động, tạo<br />
công ăn việc làm, giảm phần nào sức ép dư<br />
31<br />
<br />
36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lương Văn Hinh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thừa lao động nông thôn ở địa phương. Trên<br />
địa bàn huyện đến năm 2010 có 13 làng nghề<br />
truyền thống, 14 làng có nghề và trên 260<br />
doanh nghiệp, tổ hợp khai thác đá, chế biến<br />
vật liệu xây dựng... Chuyển đổi cơ cấu sử<br />
dụng đất đi kèm với chuyển dịch cơ cấu lao<br />
động, việc thực hiện các dự án trên địa bàn đã<br />
quan tâm hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề<br />
nghiệp cho người bị thu hồi đất.<br />
Tuy nhiên, qua nghiên cứu bên cạnh những<br />
mặt tích cực việc chuyển đổi mục đích sử<br />
dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông<br />
nghiệp làm sinh kế bộ phận người nông dân<br />
gặp khó khăn do giảm thu nhập vì bị mất đất<br />
đai mà chưa chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp,<br />
kịp thời.<br />
Về mặt môi trường<br />
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong quá<br />
trình thực hiện CNH – HĐH là một xu thế tất<br />
yếu, vấn đề môi trường nói chung, việc quản<br />
lý, thu gom và xử lý chất thải nói riêng được<br />
quan tâm và cộng đồng xã hội từng bước<br />
được nâng cao về nhận thức, trách nhiệm<br />
trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Bên<br />
cạnh những mặt tích cực, chuyển đổi đất đai<br />
cũng tác động tiêu cực đến các vấn đề, như:<br />
hệ sinh thái khu vực của địa phương, môi<br />
trường kinh tế, môi trường nước, môi trường<br />
không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải, môi<br />
trường giao thông, môi trường văn hóa lịch sử<br />
của địa phương bị ảnh hưởng.<br />
Một số giải pháp cần quan tâm trong việc<br />
chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi<br />
nông nghiệp<br />
Về quản lý chính sách<br />
Ban hành một số văn bản quy định riêng đối<br />
với từng vùng, từng khu vực đã được xác định<br />
mục đích theo hướng mở rộng, nhằm thu hút<br />
đầu tư: Khu vực dịch vụ kinh doanh, khu công<br />
nghiệp, chợ và trung tâm hành chính các xã.<br />
Nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế<br />
hoạch bằng các biện pháp hành chính. Công<br />
bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy<br />
hoạch, đảm bảo được tính minh bạch trong<br />
việc công khai quy hoạch, kế hoạch để mọi<br />
thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc<br />
thực hiện các mục tiêu của địa phương.<br />
<br />
104(04): 29 - 33<br />
<br />
Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện<br />
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có biện<br />
pháp xử lý cụ thể đối với các trường hợp cố<br />
tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng<br />
đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất,<br />
cho thuê đất.<br />
Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật<br />
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về<br />
chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý, thực<br />
hiện quy hoạch cho cán bộ các cấp cơ sở và<br />
cán bộ UBND các phường, xã.<br />
Tổ chức đào tạo, nhất là đào tạo nghề tại chỗ<br />
cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. Quy<br />
hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập<br />
trung; đào tạo, hướng dẫn cho nông dân có<br />
kiến thức sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ để<br />
họ có điều kiện đầu tư theo hướng nông<br />
nghiệp thâm canh, đạt hiệu quả cao.<br />
Quan tâm và có kế hoạch đầu tư phát triển tốt<br />
hơn các làng nghề truyền thống, hình thành<br />
các hợp tác xã nhằm củng cố thương hiệu cho<br />
các sản phẩm mang tính đặc thù của địa<br />
phương, như: Làng nghề thêu ren của xã<br />
Thanh Hà, sản phẩm mây tre đan của huyện...<br />
Giải pháp về môi trường<br />
Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá<br />
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư<br />
trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra<br />
giám sát hoạt động bảo vệ môi trường trong<br />
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,<br />
xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch<br />
vụ, các làng nghề nhằm giữ vững môi trường<br />
sinh thái bền vững.<br />
Xây dựng và thực hiện tốt phương án quy<br />
hoạch bảo vệ môi trường của địa phương. Tổ<br />
chức và thực hiện nghiêm túc xử lý chất thải<br />
công nghiệp và tổ chức thực hiện tốt về xã<br />
hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Đẩy<br />
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục người<br />
dân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả vốn đất<br />
nông nghiệp.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở<br />
huyện Thanh Liêm cho thấy chuyển đổi đất<br />
đai trong thời kỳ CNH – HĐH, đặc biệt là<br />
chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông<br />
nghiệp có nhiều tác động và ảnh hưởng tích<br />
cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa<br />
<br />
32<br />
<br />
37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lương Văn Hinh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phương, tuy nhiên còn ảnh hưởng và những<br />
tồn tại cả về kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông<br />
thôn, kéo theo sự chuyển đất nông nghiệp<br />
sang đất phi nông nghiệp (xây dưng các khu<br />
công nghiệp, thương mại, dịch vụ) là xu thế<br />
tất yếu. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của tỉnh<br />
Hà Nam nói chung và huyện Thanh Liêm nói<br />
riêng có hạn, để đảm bảo an ninh lương thực,<br />
địa phương cần xây dựng các giải pháp hợp<br />
lý, hiệu quả đảm bảo tính thực thi cao và phát<br />
triển kinh tế, xã hội, môi trường bền vững.<br />
Quan tâm và tổ chức thực hiện các giải pháp<br />
quản lý, kinh tế - kỹ thuật và môi trường để<br />
sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả. Tạo điều<br />
kiện, đào tạo nghề nghiệp cho các nông hộ có<br />
đất thu hồi, hỗ trợ đầu tư đời sống ổn định.<br />
<br />
104(04): 29 - 33<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ngô Thắng Lợi (2006), Ảnh hưởng của chính<br />
sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển<br />
bền vững ở Việt nam, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.<br />
[2]. Đình Quang (2005), Về quá trình đô thị hóa<br />
trên thế giới và ở nước ta hiện nay“, Đời sống văn<br />
hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn<br />
hóa Thông tin, Hà Nội.<br />
[3]. UBND huyện Thanh Liêm, Báo cáo thực hiện<br />
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm 2006,<br />
2007, 2008, 2009, 2010.<br />
[4]. UBND huyện Thanh Liêm (2006), Báo cáo<br />
thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến<br />
năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn<br />
2006- 2010 của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.<br />
[5]. UBND tỉnh Hà Nam (2010), Niên giám thống<br />
kê tỉnh Hà Nam năm 2010.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EVALUATION OF TRANSFORMATION FROM AGRICULTURAL<br />
TO NON -AGRICULTURAL LAND IN THANH LIEM DISTRICT,<br />
HA NAM PROVINCE, FROM 2006-2010<br />
Luong Van Hinh1*, Nguyen Thi Hoa2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – TNU,<br />
Thanh Liem Department of Natural Resources & Environment, Ha Nam<br />
<br />
The objective of the study is to determine the effects of land-use transformation from agricultural<br />
to non-agricultural land; the previous and current impact of the transformation on social, economic<br />
and environment.<br />
There are both positive and negative impacts of land-use transformation on social-economic and<br />
environmental development of Thanh Liem district.<br />
In order to obtain sustainable social, economic and environmental development, it is necessary to<br />
develop reasonable and effective solutions for land-use transformation in Thanh Liem district.<br />
Keyword: agricultural land, non-agricultural land, transformation, social-economic,<br />
environment<br />
<br />
Ngày nhận bài:28/2/2013, ngày phản biện:11/3/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913 027586<br />
<br />
33<br />
<br />
38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />