intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo đức nghề nghiệp luật sư và ứng xử của luật sư - Hồ sơ tình huống 3.1

Chia sẻ: Dkanh Kun | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

370
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngọ Thành Tới, sinh năm 1985, trú quán tại thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh, huyện H, tỉnh G bị Viện kiểm sát nhân dân huyện H truy tố với tội danh “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 của Bộ luật hình sự. Gia đình bị can có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng luật sư C và theo đó, Toà án nhân dân huyện H đã đã cấp Giấy chứng nhận người bào chữa số 14 và số 15 cho các luật sư Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo đức nghề nghiệp luật sư và ứng xử của luật sư - Hồ sơ tình huống 3.1

  1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ HỒ SƠ TÌNH HUỐNG 3.1 I.  Tóm tắt vụ việc  Ngọ Thành Tới, sinh năm 1985, trú quán tại thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh, huyện H,  tỉnh G bị  Viện kiểm sát nhân dân huyện H truy tố  với tội danh “Cố ý gây thương tích”  theo Điều 104 của Bộ luật hình sự. Gia đình bị can có ký hợp đồng dịch vụ  pháp lý với  Văn phòng luật sư C và theo đó, Toà án nhân dân huyện H đã đã cấp Giấy chứng nhận  người bào chữa số 14 và số 15 cho các luật sư Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A là luật   sư thuộc văn phòng Luật sư C – Đoàn luật sư TP B để tham gia tố tụng bào chữa cho bi   can Ngọ Thành Tới. Ngày 12/3/2013, Viện kiểm sát nhân dân huyện H , tỉnh G có Công văn số  98//CV­ VKS thông báo đến Văn phòng luật sư  C đề  nghị  cử  luật sư  đã được cấp Giấy chứng   nhận bào chữa để tham gia hoạt động đối chất của Kiểm sát viên  Đinh Văn Kh đối với  bị can Ngọ Thành Tới với bị can Ngọ Văn Hùng trong vụ án . Ngày 19/3/2013, hai luật sư  Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A đã có mặt tại Trại tạm giam Công an tỉnh G tham gia   hoạt động đối chất của Kiểm sát viên đối với bị  can Tới và bị can Hùng. Tại buổi đối  chất hai luật sư Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A có ý kiến phản đối với hành vi mớm  cung để dựng lên những lời khai không có thật của Kiểm sát viên và để phân biệt hành vi   này của Kiểm sát viên, hai luật sư đã bỏ về.  Viện kiểm sát nhân dân huyện H cho rằng hành vi của hai luật sư   Nguyễn  Văn B và Nguyễn Văn A đã vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa, vi phạm nguyên  tắc hành nghề luật sư, vi phạm quy tắc đạo đức và  ứng xử  của nghề  luật sư  và làm   ảnh hưởng đến quyền được bào chữa của bị can Ngọ Thành Tới nên đã đề nghị Ban chủ  nhiệm Đoàn luật sư TP B có biện pháp xử lý đối với những vi phạm của hai luật sư nêu  trên. II.  Nhận xét đối với hành vi vi phạm.  1. Về nghĩa vụ của người bào chữa Theo Công văn số  122/CV­VKS ngày 20 tháng 3 năm 2003 của  Viện kiểm sát  nhân dân huyện H, hai luật sư Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A đã có  hành vi và lời   nói phản ứng thiếu tôn trọng Kiểm sát viên rồi tự ý bỏ ra về, không tiếp tục tham gia   buổi đối chất để bảo vệ quyền lợi cho bị cán Tới, cũng không có ý kiến chính thức và   ký xác nhận vào biên bản đối chất (mặc dù đã được Kiểm sát viên nhắc nhở, yêu cầu   1
  2. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ quay trở lại để tiếp tục làm việc). Hơn thế nữa, trước khi ra về, luật sư Nguyễn Văn   A còn trực tiếp xúi giục bị can Ngọ Thành Tới từ chối tiếp tục buổi đối chất và không   ký biên bản đối chất.  Viện kiểm sát nhân dân huyện H cho rằng, hai luật sư  đã vi   phạm: Nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại các điểm b, c và d khoản 3   Điều 58 của Bộ luật Tố tụng hình sự: “3. Người bào chữa có nghĩa vụ: b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và   lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ  chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình   đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng; d) Tôn trọng sự  thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi   giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;” Thực tế, theo yêu cầu của bị  can Ngọ  Thành Tới và Viện kiểm sát nhân dân   huyện H, hai luật sư A và B đã có mặt đứng thời gian và địa điểm để  tham gia buổi  đối chất. Việc bỏ về của hai luật sư là phản ứng phản đối hành vi được cho là mớm  cung của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện H chứ không phải là hành vi không  giúp người bị  tạm giữ, bị  can, bị  cáo về  mặt pháp lý nhằm bảo vệ  quyền và lợi ích   hợp pháp của họ hay từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã  đảm nhận bào chữa.  Viện kiểm sát cũng nêu rằng, trước khi ra về, luật sư Nguyễn Văn A còn trực  tiếp xúi giục bị  can Ngọ  Thành Tới từ  chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên   bản đối chất. hành vi này không thuộc các hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục   người khác khai báo gian dối. Thực tế  trong phiên đối chất, hai luật sư  A và B cho   rằng tại buổi đối chất này kiểm sát viên Đinh Văn Kh đã có hành vi mớm cung để  dựng lên những lời khai không có thật, cụ thể:  khi Kiểm sát viên hỏi bị cáo Ngọ Văn   Hùng về hòn gạch và nhìn thấy Ngọ Thành Tới cầm gạch như thể nào, ở vị trí nào và   đi lên chỗ đánh nhau như thế nào… thì bị can Ngọ Văn Hùng không trả  lời được, do   không biết trả  lời thế nào, sau đó ông Đinh Văn Kh lại tiếp tục mớm cung Ngọ Văn   Hùng để trả lời theo ý của Kiểm sát viên (Lưu ý:Trước đó ông Đinh Văn Kh đã gợi ý   mớm cung Ngọ Văn Hùng, luật sư chúng tôi đã có ý kiến phản đối, đề  nghị Kiểm sát   viên để  Ngọ  Văn Hùng tự  khai và khai đến đâu thì ghi đến đó, ông Đinh Văn Kh đã   nhất trí). Nhưng sau đó ông Đinh Văn Kh lại tiếp tục gợi ý để  bị  cáo Ngọ Văn Hùng   khai theo ý của ông và việc khai này là hoàn toàn bịa đặt, không khách quan bởi, trước   đó toàn bộ hồ sơ và quá trình xét xử vụ án chưa bao giờ Ngọ Văn Hùng khai nhìn thấy   Ngọ  Thành Tới cầm gạch đánh Nguyễn Văn Tuấn. Nếu thực sự bản thân hai luật sư  đã nhận thấy hành vi mớm cung của kiểm sát viên thì việc yêu cầu bị can không đồng   ký tên vào biên bản đối chất sai sự thật và gây bất lợi cho bị can là hành vi hợp pháp  nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. 2
  3. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ Tuy nhiên, hành vi thiếu tôn trọng Kiểm sát viên rồi tự  ý bỏ  ra về, không tiếp   tục tham gia buổi đối chất của hai luật sự Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là hành vi  vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề luật sư. 2. Về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư. Theo Quy tắc 23.5 của bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề  luật sư Việt Nam   được ban hành bởi Hội đồng luật sư toàn quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2011: “Luật sư  luôn giữ  bình tĩnh và có quyền có những phản  ứng, yêu cầu thỏa   đáng, hợp lệ, đúng pháp luật trước những thái độ, hành vi sai trái, thiếu tôn trọng   luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng.” Quan hệ giữa luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng có đặc thù là vừa hợp tác   vừa đấu tranh với nhau. Một mặt nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật,   tôn trọng lẫn nhau một mặt giám sát nhau. Mối quan hệ này tiềm ẩn những xung đột,   đòi hỏi luật sư phải bình tĩnh, sáng suốt để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Ở đây,  hành vi bỏ  về  trong buổi đối chất tuy không nghiêm trọng như  hành vi tự  ý bỏ  về  trong phiên toà (hành vi luật sư  không được làm được quy định tại Quy tắc 24.6) và  mang tính chất vi phạm quy tắc  ứng xử của luật sư nhưng cũng gây  ảnh hưởng đến  uy tín của luật sư  và quá trình giải quyết vụ  án của cơ  quan tiến hành tố  tụng, thể  hiện sự nóng nảy và thiếu chuyên nghiệp và . Trong trường hợp này, luật sư có quyền  phản  ứng và đưa ra những yêu cầu hợp pháp trước những hành vi sai trái của Kiểm   sát viên. III. Hình thức xử lý  Thẩm quyền xem xét quyết định kỳ  luật luật sư: Ban chủ  nhiệm Đoàn luật sư  TP.B theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư TP.B. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 85 Luật luật sư. Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A là luật sư thuộc văn phòng Luật sư C – Đoàn  luật sư TP B tuy đã có những vi phạm trong quá trình hành nghề luật sư nhưng chỉ vi   phạm quy tắc  ứng xử  của nghề, không gây  ảnh hưởng lớn đến uy tín và quyền lợi   của khách hàng. Mức xử đề xuất sau khi đã xem xét tính chất, mức độ vi phạm:  Nhắc nhở đẻ hia  luật sư rút kinh nghiệm. Mức độ  vi phạm không nghiêm trọng để  chịu các hình thức   kỷ luật theo khoản 1 Điều 85 Luật luật sư. IV. Bài học rút ra. 3
  4. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ Bản thân tôi sau nghi được tìm hiểu trường hợp của luật sư A cũng đúc kết cho  mình những kinh nghiệm và bài học: ­ Luôn giữ bản lĩnh và bình tĩnh trong mọi tình huống, tuân thủ các quy tắc đạo  đức và ứng xử của nghề luật sư; ­ Không nên có thái độ tiêu cực với cơ quan tiến hành tố tụng; ­ Khiếu nại, tố cáo theo quy trình, thủ tục luật định.   4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2