intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư - Thành tựu và cơ hội giai đoạn 2022-2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư - Thành tựu và cơ hội giai đoạn 2022-2030" đánh giá những thành tựu đã đạt được và cơ hội phát triển đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong giai đoạn 2022-2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư - Thành tựu và cơ hội giai đoạn 2022-2030

  1. Kyû nieäm 25 naêm thaønh laäp Hoïc vieän Tö phaùp ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ - THÀNH TỰU VÀ CƠ HỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 Lê Thị Thúy Nga1 Tóm tắt: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư là hoạt động đào tạo được thực hiện cho cùng một đối tượng học viên nhằm trang bị cho học trong một chương trình đào tạo viên kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Theo Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” ban hành kèm theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, triển khai thí điểm đào tạo chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được xác định là một giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao. Thực hiện Đề án, Học viện Tư pháp đã xây dựng chương trình và triển khai đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Qua 05 năm tổ chức đào tạo, đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã từng bước khẳng định được chất lượng, hiệu quả và có những bước phát triển vững chắc. Bài viết đánh giá những thành tựu đã đạt được và cơ hội phát triển đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong giai đoạn 2022-2030. Từ khóa: Đào tạo chung, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, thành tựu đào tạo; cơ hội. Nhận bài: 14/11/2022; hoàn thành biên tập: 22/11/2022; duyệt đăng: 14/02/2023. Abstract: Jointly training future judges, prosecutors and lawyers is a training activity carried out in a training program for the same trainees with the aim to equip them with knowledge, skills and professional qualities of three legal professionals including judges, prosecutors and lawyers. Under the project “Building the Judicial Academy into a big centre for training legal professionals issued under the Decision No. 2083/QĐ-Ttg dated 8/11/2013 of the Prime Minister, pilot training of future judges, prosecutors and lawyers is considered as a breakthrough solution to enhance quality of training, creating qualified judicial human resources. To carry out the Project, the Judicial Academy has developed and carried out the training program of judges, prosecutors and lawyers. After 5 years, the task of jointly training judges, prosecutors and lawyers has gradually confirmed its quality, efficiency and firm developments. The article assesses achievements and opportunities of jointly training future judges, prosecutors and lawyers for the period of 2022-2030. Keywords: Jointly training, judges, prosecutors, lawyers, training achievements; opportunities. Date of receipt: 14/11/2022; date of revision: 22/11/2022; date of Approval: 14/02/2023. 1. Thành tựu của hoạt động đào tạo nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo. chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật Ngày 08/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký sư trong thời gian vừa qua Quyết định số 2543/QĐ-BTP ban hành Chương 1.1. Xây dựng, hoàn thiện chương trình trình khung đào tạo chung nguồn thẩm phán, đào tạo kiểm sát viên, luật sư, mở ra mô hình đào tạo Thực hiện nhiệm vụ đào tạo chung nguồn mới, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư theo Đề án Trên cơ sở đó, ngày 23/12/2016, Giám đốc Học “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm viện Tư pháp ký Quyết định số 1401/QĐ-HVTP lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, Học viện ban hành Chương trình chi tiết đào tạo chung Tư pháp đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Qua 1 Tiến sỹ, Trưởng Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp. 15
  2. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP thực tế đào tạo, chương trình đào tạo được đánh thức này gồm các bài học về chức năng, nhiệm giá cao với nhiều ưu điểm, đặc biệt nội dung vụ nghề nghiệp, quy tắc đạo đức, ứng xử nghề chương trình đã đề cập toàn diện tới các kỹ năng nghiệp của từng chức danh thẩm phán, kiểm nghề nghiệp cơ bản của ba chức danh Thẩm sát viên, luật sư; bài học về một số kỹ năng phán, Kiểm sát viên, Luật sư, giúp học viên mềm cần thiết như kỹ năng thuyết trình, tranh được tiếp cận với kỹ năng, kinh nghiệm nghề luận, lập luận, kỹ năng viết pháp lý, các buổi nghiệp của cả ba chức danh, hiểu biết và có cái tọa đàm và kiến tập về bối cảnh, môi trường nhìn đa chiều về cùng một vụ việc, vấn đề hay nghề nghiệp. tình huống pháp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những - Khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cơ ưu điểm, qua thực tiễn đào tạo, Chương trình bản (31 tín chỉ) đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, Mục tiêu của khối kiến thức này là trang bị luật sư ban hành năm 2016 đã bộc lộ một số hạn cho học viên kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đảm chất lượng, hiệu quả, tăng sức thu hút của trong lĩnh vực hình sự, dân sự (theo nghĩa rộng), chương trình đào tạo. hành chính và tư vấn pháp luật. Các bài học kỹ Năm 2020, Học viện Tư pháp đã tiến hành năng được thiết kế theo module bài học phù hợp sửa đổi bổ sung chương trình khung và chương với đặc điểm đào tạo nghề luật và là module bài trình chi tiết đào tạo chung nguồn thẩm phán, học truyền thống và tạo nên thương hiệu của kiểm sát viên, luật sư trên cơ sở định hướng: (i) Học viện Tư pháp. Theo đó, mỗi bài học đều bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật và bắt đầu bằng bài học lý thuyết kỹ năng, sau đó thực tiễn nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát đến thực hành hồ sơ tình huống về từng kỹ năng viên, luật sư trong bối cảnh cải cách tư pháp, liên quan. hội nhập quốc tế; (ii) kế thừa những điểm hợp - Khối kiến thức thực hành nghề (09 tín chỉ) lý của Chương trình khung hiện tại, nhất là về Khối kiến thức thực hành nghề gồm 09 tín quan điểm, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, thời chỉ, được chia thành 03 học phần tương ứng với gian đào tạo, cách phân chia các học phần trong việc thực hành nghề nghiệp của từng chức danh chương trình; (iii) bảo đảm tính khả thi, thuận thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. lợi trong quá trình triển khai đào tạo. Chương - Khối kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trình khung đào tạo chung nguồn thẩm phán, chuyên sâu (08 tín chỉ) kiểm sát viên, luật sư chỉnh sửa bổ sung đã Đây là phần đào tạo chuyên sâu với mục được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo tiêu cung cấp tri thức cho học viên nhằm hoàn Quyết định số 1856/QĐ-BTP ngày 03/9/2020. chỉnh kỹ năng giải quyết vụ án/vụ việc từ vị Trên cơ sở đó, Giám đốc Học viện Tư pháp ban trí của mỗi chức danh thẩm phán, kiểm sát hành Chương trình chi tiết đào tạo chung nguồn viên, luật sư trên tất cả các phương diện: pháp thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư theo Quyết luật tố tụng, pháp luật nội dung và kỹ năng định số 1507/QĐ-HVTP ngày 22/9/2020. hành nghề. Những bài học trong giai đoạn này Chương trình có thời gian đào tạo là 18 được thiết kế theo hướng tích hợp kiến thức tháng với tổng số tín chỉ là 52 tín chỉ. Nội dung chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đối với một chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức số hoạt động nghề nghiệp điển hình của chức như sau: danh đó hoặc đối với việc giải quyết loại vụ án - Khối kiến thức Nghề luật và môi trường (vụ việc) cụ thể theo các lĩnh vực hình sự, dân nghề luật (04 tín chỉ) sự, hành chính. Học viên chọn chức danh mà Bám sát mục tiêu giúp học viên nhận diện, mình muốn theo học chuyên sâu (thẩm phán, hiểu biết và hình thành khả năng thích ứng với kiểm sát viên hoặc luật sư) phù hợp với định môi trường nghề nghiệp tương lai, khối kiến hướng nghề nghiệp của bản thân sau đó chọn 16
  3. Kyû nieäm 25 naêm thaønh laäp Hoïc vieän Tö phaùp 02 học phần trong số các học phần tự chọn của cho Phần đào tạo bắt buộc và Phần đào tạo chức danh đó. tự chọn); Năm 2022, thực hiện Quyết định số 99/QĐ- - Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát HVTP ngày 21/01/2022 của Giám đốc Học viện viên, Luật sư trong vụ việc dân sự (02 cuốn cho Tư pháp, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Học Phần đào tạo bắt buộc và Phần đào tạo tự chọn); viện Tư pháp đã xây dựng Chương trình chi tiết - Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, viên, Luật sư trong vụ án hành chính (02 cuốn cho luật sư (kết hợp đào tạo tập trung với từ xa theo Phần đào tạo bắt buộc và Phần đào tạo tự chọn); phương thức trực tuyến). Chương trình đã được - Giáo trình Tư vấn pháp luật và giải quyết Giám đốc Học viện Tư pháp ban hành kèm theo tranh chấp ngoài toà án. Quyết định số 395/QĐ-HVTP ngày 07/4/2022 Nội dung các giáo trình được xây dựng và áp dụng đối với các khoá đào tạo từ năm theo hướng làm rõ kỹ năng nghề nghiệp cụ thể 2022. Về cơ bản, chương trình tuân thủ cấu trúc, của từng chức danh trong quá trình giải quyết nội dung của chương trình khung, chương trình các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và tư vấn chi tiết đã được phê duyệt năm 2020; có một số pháp luật. Giáo trình có nhiều ví dụ, tình điều chỉnh nhỏ về tên bài học để phù hợp với huống được phân tích từ góc nhìn nghề nghiệp sự thay đổi của pháp luật cũng như bối cảnh xã của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư qua đó hội và thực tiễn hành nghề. Về phương thức đào giúp học viên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm tạo, chương trình được xây dựng đảm bảo tỷ lệ nghề nghiệp. học tập trực tiếp, trực tuyến phù hợp (tỷ lệ học Đặc biệt, Học viện đã sưu tầm, biên tập, trực tuyến của chương trình khoảng 30%), việc nghiệm thu hệ thống hơn 50 hồ sơ tình huống từ tổ chức thực hiện khả thi trên thực tế. những hồ sơ vụ án thực tế phục vụ cho các buổi Nhìn lại quá trình xây dựng chương trình đào học tình huống, diễn án, thực tập tại chỗ trong tạo, có thể thấy, Chương trình đào tạo chung chương trình đào tạo. Năm 2022, Học viện đã nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư luôn nghiệm thu 10 tình huống thực hành về hình sự được quan tâm phát triển, cập nhật đáp ứng kịp để sử dụng cho các bài học mà việc tìm khai thời yêu cầu của thực tiễn. Về cơ bản, Chương thác hồ sơ tình huống gặp khó khăn hoặc việc trình được xây dựng khoa học, hiện đại, có cấu sử dụng hồ sơ tình huống không thật sự phù hợp trúc hợp lý, nội dung chương trình mang tính với mục tiêu, nội dung buổi học. Với sự hoàn thực tiễn sâu sắc, phù hợp với mục tiêu, chuẩn thiện các tài liệu học tập này, việc áp dụng các đầu ra, phù hợp với yêu cầu đào tạo các chức phương pháp đào tạo tích cực như giải quyết danh Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư. tình huống, đóng vai... được triển khai một cách 1.2. Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài có hiệu quả. liệu đào tạo 1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên Xây dựng giáo trình, tài liệu là một trong Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện Tư những nhiệm vụ ưu tiên của Học viện Tư pháp pháp nói chung và giảng viên cơ hữu giảng dạy khi triển khai các chương trình đào tạo. Đối với Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói riêng luôn được quan kiểm sát viên, luật sư, dù là Chương trình mới tâm phát triển cả về số lượng và chất lượng. song Học viện Tư pháp đã xây dựng đầy đủ hệ Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên cơ thống giáo trình cho tất cả các môn học, cụ thể hữu về phương pháp giảng dạy, ứng dụng công như sau: nghệ thông tin trong giảng dạy, về các nội dung - Giáo trình Kỹ năng mềm trong nghề luật; chuyên sâu (ví dụ: tư pháp người chưa thành - Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm niên, giải quyết tranh chấp có yếu tố nước sát viên, Luật sư trong vụ án hình sự (02 cuốn ngoài...) được đặc biệt chú trọng và triển khai 17
  4. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất vắng các giảng viên là Thẩm phán, Kiểm sát lượng giảng dạy của giảng viên cơ hữu. viên, Luật sư vẫn chưa thực sự được khắc Phù hợp với tính chất của chương trình phục triệt để. Nguyên nhân của tình trạng này đào tạo nghề, sự tham gia của giảng viên thỉnh là do các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giảng là những Thẩm phán, Kiểm sát viên, giàu kinh nghiệm đều chịu áp lực vì lượng Luật sư giàu kinh nghiệm vào hoạt động đào công việc chuyên môn nhiều, một số giảng tạo là yêu cầu khách quan, không thể thiếu để viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại nơi giúp học viên tiếp cận với các kỹ năng nghề công tác, chịu sự quản lý hành chính của các nghiệp, kinh nghiệm nghề nghiệp đã được cơ quan chủ quản… nên việc sắp xếp thời giảng viên tích lũy từ thực tiễn hành nghề. Học gian, công việc để tham gia hoạt động giảng viện Tư pháp đã xây dựng được đội ngũ giảng dạy gặp nhiều khó khăn. viên thỉnh giảng đông đảo, giàu kinh nghiệm 1.4. Gia tăng quy mô đào tạo, khẳng định nghề nghiệm thực tiễn và có khả năng sư phạm chất lượng, hiệu quả đào tạo tốt. Số lượng giảng viên thỉnh giảng cho Chương Trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát cần thiết về chuyên môn và cơ sở vật chất, ngày viên, luật sư khoảng 100 giảng viên, đều là 24/3/2018 Học viện Tư pháp khai giảng khóa những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Điều đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, tra viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Thực tế luật sư đầu tiên (Khóa 1) tại thành phố Hà Nội giảng dạy các khóa đào tạo chung nguồn thẩm với 32 học viên. Từ thời điểm đó đến nay, Học phán, kiểm sát viên, luật sư cho thấy số giờ giảng viện Tư pháp đã và đang đào tạo 06 khoá ở cả do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm chiếm hơn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lớp chủ 50% tổng số giờ giảng và được học viên đánh yếu học vào thứ bảy, chủ nhật. Năm 2022, Học giá cao. Đặc biệt, một số buổi giảng, tọa đàm với viện đã mở được lớp đào tạo chung nguồn thẩm sự “tam giảng” của 03 giảng viên thỉnh giảng là phán, kiểm sát viên, luật sư - lớp học buổi tối đầu Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên đang hành tiên tại Thành phố Hà Nội. Theo thống kê, tổng nghề đã tạo sự thu hút lớn đối với học viên, tạo số học viên theo học chương trình đào tạo chung cơ hội để học viên trao đổi, học hỏi, bày tỏ nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đến thời nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp. điểm hiện nay là 891 học viên trong đó có 214 Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, việc học viên đã tốt nghiệp. Số lượng học viên qua phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các từng khóa học như sau: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư gặp những Biểu đồ nêu trên cho thấy số lượng học viên khó khăn nhất định. Số lượng giảng viên mới, nhập học những khóa gần đây có sự gia tăng đang công tác không nhiều; tình trạng thiếu mạnh mẽ, có thời điểm số học viên khóa sau 18
  5. Kyû nieäm 25 naêm thaønh laäp Hoïc vieän Tö phaùp tăng 170% so với khóa trước. Điều này là minh đoạn 2022-2030 là: chứng sống động cho chất lượng và sức thu hút Thứ nhất, hoạt động đào tạo được triển khai của Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm trong bối cảnh tiếp tục thực hiện chủ trương, phán, kiểm sát viên, luật sư mặc dù đây là đường lối của Đảng về đổi mới giáo dục đào Chương trình đào tạo mới, có thời gian đào tạo tạo; cải cách tư pháp gắn với xây dựng nhà dài nhất trong số các chương trình đào tạo tại nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Học viện Tư pháp. trong đó có những định hướng, giải pháp đột Về chất lượng đào tạo, về cơ bản, chất phá về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực tư lượng đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm pháp. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần sát viên luật sư được đánh giá cao. Với quy mô thứ XIII chủ trương tạo đột phá trong đổi mới lớp không lớn, Học viện có điều kiện quan căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát tâm, lựa chọn đội ngũ giảng viên, triển khai triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các phương pháp đào tạo tích cực cho khoá yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần đào tạo này. Chương trình đào tạo và quá trình thứ tư và hội nhập quốc tế. Về xây dựng nhà tổ chức đào tạo được đánh giá cao về tính thực nước pháp quyền và cải cách tư pháp, Nghị tiễn với sự tham gia giảng dạy của các thẩm quyết Đại hội Đảng khẳng định định hướng xây phán, kiểm sát viên, luật sư, các giảng viên dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã giàu kinh nghiệm; với nhiều hoạt động kiến hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, tập, thực tập, thực hành được triển khai trong tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; tiếp tục suốt khoá học. Kết quả đào tạo cho thấy trong cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp Việt số học viên đã tốt nghiệp có 02 học viên tốt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, nghiệp loại Giỏi, 60 học viên tốt nghiệp loại liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân Khá, số lượng học viên xếp loại Khá tăng dần dân2. Đây là những định hướng lâu dài và sẽ qua từng khoá học. Nhiều học viên sau tốt tiếp tục được cụ thể hóa trong các Nghị quyết, nghiệp đã tham gia tập sự hành nghề luật sư, Đề án về phát triển giáo dục đào tạo và cải cách thi tuyển dụng vào ngành toà án, viện kiểm sát. tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội Đặc biệt, năm 2022, một cựu học viên lớp đào chủ nghĩa Việt Nam. tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, Thứ hai, hoạt động đào tạo chung nguồn luật sư khóa 4 tại Hà Nội đã trở thành một thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được thực trong hai ứng viên có điểm số trúng tuyển cao hiện trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhất trong kỳ thi tuyển dụng ngạch Thư ký nhập quốc tế sâu rộng trong tất cả các lĩnh viên Toà án nhân dân. vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật và tư pháp. 2. Cơ hội và giải pháp đổi mới hoạt động Kết quả hội nhập kinh tế, quốc tế ở Việt Nam đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát thời gian qua cho thấy, hoạt động thương mại, viên, luật sư trong giai đoạn 2022-2030 đầu tư quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng về Giai đoạn 2022-2030, bối cảnh của hoạt số lượng và đa dạng hơn về hình thức, lĩnh động đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát vực hoạt động, trong đó có các hoạt động viên luật sư có nhiều điểm mới, vừa mở ra nhiều tương trợ, hợp tác về tư pháp. Tranh chấp dân cơ hội và cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi sự, thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài hoạt động đào tạo cần được tiếp tục đổi mới. cũng ngày càng gia tăng. Số lượng các tranh Một số nét lớn về bối cảnh đào tạo chung nguồn chấp thương mại quốc tế, yêu cầu công nhận thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong giai và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII , Tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.287. 19
  6. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP ngoài rất phức tạp về tính chất và ngày càng nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói tăng. Mặc dù đội ngũ cán bộ tư pháp giải riêng là yêu cầu cấp thiết. quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài Thứ tư, hoạt động đào tạo chung nguồn ngày càng được tăng cường về năng lực, tuy thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư được triển nhiên, nhiều cán bộ tư pháp của Việt Nam khai trong bối cảnh Học viện Tư pháp thực chưa tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm, hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư đặc biệt là kiến thức áp dụng pháp luật quốc tế pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức khi giải quyết các loại vụ việc tranh chấp danh tư pháp”. Ngày 30/9/2022, Thủ tướng thương mại3. Hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ Chính phủ ký Quyết định số 1155/QĐ-TTg cán bộ pháp luật nói chung và các chức danh phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện tư pháp, bổ trợ tư pháp như Thẩm phán, Kiểm Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức sát viên, Luật sư nói riêng phải có phẩm chất danh tư pháp”. Theo đó, mục tiêu tổng quát chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn của Đề án là: Khẳng định vị trí, chức năng của cao, thông thạo ngoại ngữ, kỹ năng tin học, Học viện Tư pháp là trung tâm lớn về đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, có kiến thức bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư chuyên sâu về pháp luật quốc tế hoặc đã từng pháp, công chức, viên chức thuộc phạm vi tham gia các vụ việc tranh chấp quốc tế. Từ quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; đào tạo, bồi đó, đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác dưỡng công chức, viên chức, cán bộ làm công đào tạo nguồn các chức danh này. tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa Thứ ba, hoạt động đào tạo chung nguồn phương, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư chịu tác Đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, nghiệp lần thứ tư. Cách mạng công nghiệp lần bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, thứ tư với nhiều thành tựu quan trọng về khoa cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt học, công nghệ mà trụ cột là trí tuệ nhân tạo Nam và có vị trí trong khu vực. Điểm nhấn (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big quan trọng của Đề án là định hướng đột phá data), chuỗi khối (blockchain) tác động sâu trong nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có coi đây là lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương giáo dục đào tạo. Xu thế phát triển nền giáo hiệu, đồng thời xác định chất lượng đào tạo là dục 4.0 làm thay đổi tích cực về mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để xác định Học viện Tư pháp cách thức giáo dục đào tạo nói chung và các là trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư chức danh tư pháp nói riêng. Người dạy pháp ở Việt Nam. Việc thực hiện Đề án sẽ đặt chuyển sang vai trò mới là người thiết kế, xúc ra những yêu cầu mới cho hoạt động đào tạo, tác, cố vấn và tạo môi trường học tập. Với nội bồi dưỡng các chức danh tư pháp tại Học viện dung học tập được số hóa, người học sẽ có Tư pháp nói chung và hoạt động đào tạo một lộ trình học tập riêng, có thể lựa chọn nội chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật dung phù hợp với mục tiêu đào tạo. Hệ thống sư nói riêng. học tập số hóa đặt ra yêu cầu mới về nguyên Trong bối cảnh nêu trên, theo đánh giá của lý, phương thức, chất lượng, hiệu quả đào tạo chúng tôi, hoạt động đào tạo chung nguồn thẩm các chức danh tư pháp. Trong bối cảnh đó, phán giai đoạn 2022-2030 đứng trước nhiều cơ việc xây dựng, hoạch định những định hướng hội để tăng trưởng về quy mô và nâng cao chất chiến lược để đổi mới hoạt động đào tạo các lượng, hiệu quả đào tạo. Cụ thể là: chức danh tư pháp nói chung, đào tạo chung - Về quy mô đào tạo: Theo Đề án “Tiếp tục 3 https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-tin?dDocName=TAND088178. 20
  7. Kyû nieäm 25 naêm thaønh laäp Hoïc vieän Tö phaùp xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, quy mô các chức danh tư pháp với điểm nhấn đột phá về đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát nâng cao chất lượng đào tạo sẽ mở ra cơ hội (và viên, luật sư trong cả 02 giai đoạn 2022-2025 cũng là thách thức) nâng cao hơn nữa chất lượng, và 2025-2030 là 200 người/năm. Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo trong thời gian sắp tới. trên cơ sở đánh giá thực tế đào tạo thời gian Trong bối cảnh mới với những cơ hội nêu qua và bối cảnh triển khai đào tạo trong thời trên, theo chúng tôi, việc nghiên cứu, đề xuất, gian tới, chúng tôi cho rằng quy mô đào tạo triển khai những giải pháp hiệu quả nhằm đổi chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật mới hoạt động đào tạo chung nguồn thẩm phán, sư có thể có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua từng kiểm sát viên, luật sư giai đoạn 2022-2030 cần năm. Điều này xuất phát từ những thuận lợi được đặc biệt quan tâm. Trong phạm vi bài viết cơ bản như hoạt động đào tạo đã khẳng định này, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm qua được chất lượng, hiệu quả qua thực tiễn triển 05 năm đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm khai; người học hiểu hơn về tính ưu việt của sát viên, luật sư và đánh giá những bối cảnh, cơ chương trình trong việc trang bị kiến thức, kỹ hội mới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cần năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba ưu tiên triển khai. Cụ thể như sau: chức danh có mối quan hệ chặt chẽ trong tranh Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nội dung, tụng để khi hành nghề dù với tư cách là thẩm chương trình đào tạo. Với thực trạng Chương phán, kiểm sát viên, luật sư họ cũng có cái trình hiện tại và những yêu cầu mới, theo chúng nhìn toàn diện hơn, cơ hội thành công cao tôi, Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm hơn; sự công nhận của ngành Tòa án, Kiểm phán, kiểm sát viên, luật sư nên được đổi mới sát đối với chứng chỉ đào tạo chung nguồn theo hướng: chú trọng đào tạo về đạo đức nghề thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khi tuyển nghiệp nhằm trang bị cho học viên phẩm chất, dụng công chức vào ngành... Mặc dù vậy, quy thái độ ứng xử nghề nghiệp phù hợp; cập nhật mô đào tạo có thể có những biến động, tăng những yêu cầu, xu hướng đươc đặt ra từ cuộc trưởng chậm khi thể chế đào tạo nghiệp vụ xét cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặc biệt là xu xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghề luật sư; cơ chế thế tố tụng/làm việc trực tuyến, xu thế ứng dụng tuyển dụng công chức ngành Tòa án, Kiểm sát công nghệ AI trong một số khâu của hoạt động có những thay đổi bất lợi. nghề nghiệp (trợ lý ảo, đoán định tư pháp…) - Về chất lượng, hiệu quả đào tạo: Đáp ứng nhằm giúp học viên có năng lực làm việc, khả những đòi hỏi khách quan về nâng cao chất năng sáng tạo, thích ứng cao với bối cảnh hành lượng đào tạo phục vụ cải cách tư pháp, xây nghề trong tương lai dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Thứ hai, tăng cường xây dựng hệ thống Nam, hội nhập quốc tế và cách mạng công học liệu, bài giảng điện tử nhằm nâng cao hiệu nghiệp lần thứ tư, đào tạo chung nguồn thẩm quả giảng dạy đặc biệt là giảng dạy trực phán, kiểm sát viên, luật sư đứng trước nhiều cơ tuyến. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh hội nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Điều Covod -19, trong các năm 2020-2022, Học này được nhìn nhận cả từ khía cạnh nhằm đáp viện Tư pháp đã triển khai đào tạo, bồi dưỡng ứng yêu cầu của bối cảnh mới và tận dụng những trực tuyến. Tuy nhiên, về cơ bản đây là “giải lợi thế mà bối cảnh mới đem lại (ví dụ: thành tựu pháp tình thế” chuyển các buổi giảng từ trực của đổi mới pháp luật và tư pháp nói chung và tiếp sang trực tuyến trên các nền tảng họp trực pháp luật về đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, công tuyến (chủ yếu là Microsoft Teams) mà chưa nhận các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp nói có sự chuyển đổi đồng bộ các thành tố như riêng; thành tựu của khoa học, công nghệ..). Đặc học liệu, quản lý đào tạo… theo mô hình đào biệt, bối cảnh triển khai Đề án Tiếp tục xây dựng tạo trực tuyến. Mặt khác, việc đảm bảo tính 21
  8. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP trực tuyến. Tuy nhiên, về cơ bản đây là “giải gia xây dựng, chủ biên giáo trình, tài liệu, pháp tình thế” chuyển các buổi giảng từ trực sách tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi tiếp sang trực tuyến trên các nền tảng họp trực dưỡng các chức danh tư pháp. Theo đó, cần tuyến (chủ yếu là Microsoft Teams) mà chưa có cơ chế chính sách để mở rộng đội ngũ có sự chuyển đổi đồng bộ các thành tố như giảng viên thỉnh giảng là Thẩm phán, Kiểm học liệu, quản lý đào tạo… theo mô hình đào sát viên, Luật sư đang hành nghề. Một trong tạo trực tuyến. Mặt khác, việc đảm bảo tính những giải pháp quan trọng để phát triển đội trực quan, dễ tiếp cận của hệ thống học liệu ngũ giảng viên là xây dựng cơ chế phối hợp cũng là yêu cầu đặc biệt quan trọng góp phần giữa Bộ Tư pháp với ngành toà án, viện kiểm nâng cao hiệu quả đào tạo. Nhận thức được sát, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; giữa Học yêu cầu này, Học viện Tư pháp đang triển khai viện Tư pháp với các toà án, viện kiểm sát, các hoạt động xây dựng học liệu điện tử, bài đoàn luật sư một số địa phương, tổ chức hành giảng điện tử. Về học liệu, với sự hỗ trợ của nghề luật sư. Trên cơ sở đó có kế hoạch, quy Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), trình giới thiệu và tiếp nhận giảng viên với Học viện Tư pháp đã xây dựng và nhận sự tham gia của các đơn vị nơi Thẩm phán, chuyển giao một số video clips về kỹ năng Kiểm sát viên, Luật sư đang làm việc/là trao đổi, tiếp xúc, làm việc với trẻ em trong thành viên. Chú trọng bồi dưỡng phương quá trình giải quyết vụ án hình sự và vụ án pháp giảng dạy cho giảng viên tập trung vào dân sự. Việc sử dụng các học liệu này trong việc tăng cường khả năng áp dụng phương quá trình đào tạo đã cho thấy hiệu quả vì tính pháp dạy học tích cực; kỹ năng sử dụng các trực quan và khả năng thu hút học viên. Do thiết bị, phòng học thông minh; nâng cao đó, trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ xây dựng hiệu quả sử dụng các phần mềm, ứng dụng hệ thống bài giảng điện tử, học liệu điện tử, phục vụ giảng dạy từ những phần mềm quen video clips phục vụ hoạt động giảng dạy, học thuộc như power point đến các ứng dụng cần tập của giảng viên và học viên Chương trình thiết khác. đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát Thứ tư, tăng cường sự hợp tác, phối viên, luật sư cần được quan tâm, triển khai hợp, tham gia của các toà án, viện kiểm sát, hiệu quả hơn nữa. Trước mắt, có thể tập trung tổ chức hành nghề luật sư trong quá trình xây dựng, sưu tầm, mua bản quyền các video đào tạo, đặc biệt là trong hoạt động kiến clips ngắn về các kỹ năng như kỹ năng giao tập, thực tập. Với tính chất là chương trình tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, đào tạo nghề “ba chung”, hoạt động đào tạo hoà giải, kỹ năng làm việc với trẻ em, nạn chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật nhân bị xâm hại tình dục, bị mua bán người… sư đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan khi tiến hành hoặc tham gia tố tụng. như toà án, viện kiểm sát, các tổ chức hành Thứ ba, phát triển đội ngũ giảng viên nghề luật sư, trại giam... Thời gian vừa qua, thỉnh giảng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Học viện Tư pháp đã nhận được sự phối Luật sư, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giảng hợp, giúp đỡ của nhiều cơ quan, đơn vị viên về khả năng ứng dụng công nghệ thông trong quá trình đào tạo đặc biệt là trong tin. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức kiến tập, thực tập cho học năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp viên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng quy cho đội ngũ giảng viên cơ hữu; thu hút, lựa mô đào tạo, việc tổ chức kiến tập, thực tập chọn các giảng viên thỉnh giảng có chức của học viên gặp nhiều khó khăn, cơ sở đào danh tư pháp, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tạo chưa thật sự chủ động; hiệu quả thực tâm huyết với nghề tham gia giảng dạy tại tập còn nhiều hạn chế… các lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng như tham (Xem tiếp trang 28) 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2