intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LẬP DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ODA

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Dũng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

659
lượt xem
207
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả môn học: ODA được Chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đặc biệt đối với những tỉnh đang kêu gọi nguồn đầu tư từ ODA như tỉnh Kon Tum, bên cạnh việc quản lý và sử dụng ODA một cách hiệu quả, chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LẬP DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ODA

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG PHÂN HIỆU KON TUM ------------------ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LẬP DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ODA Mô tả môn học: ODA được Chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đặc biệt đối với những tỉnh đang kêu gọi nguồn đầu tư từ ODA như tỉnh Kon Tum, bên cạnh việc quản lý và sử dụng ODA một cách hiệu quả, chúng ta cần phải biết và hiểu được cách lập dự án kêu gọi nguồn ODA. Mục tiêu môn học: môn học cung cấp cho học viên, những cán bộ dự nguồn của tỉnh, những nguyên tắc và kỹ thuật cần thiết để lập một dự án kêu gọi nguồn vốn ODA theo những nguyên tắc của Chính phủ và nhà tài trợ nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Kon Tum theo lộ trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa một cách vững chắc và bền vững Số đơn vị học trình: 1 (15 tiết) Hình thức giảng dạy chính của môn học: theo phương pháp “Lấy học viên làm trung tâm”. Việc giảng lý thuyết trên lớp chỉ mang tính hướng dẫn, gợi ý. Các bài tập nhóm, thảo luận nhóm theo chủ đề sẽ được chú trọng áp dụng. NGƯỜI HỌC phải chủ động đọc tài liệu (trước và trong khoá hoc), tích cực tham gia thảo luận, làm bài tập, trình bày giải pháp, thắc mắc, nhờ giáo viên hoặc bạn học trợ giúp trong khi GIẢNG VIÊN đóng vai trò hệ thống và tổng hợp những nội dung (học viên đã tìm hiểu), khuyến khích, hỗ trợ và định hướng học viên nêu vấn đề/thắc mắc, thảo luận, trình bày quan điểm, tóm tắt kết quả… Đánh giá khóa học Kết quả của khóa học sẽ dựa vào bài tập, thảo luận hội thảo và bài thi. Đối với bài tập, học viên phải hình thành các nhóm thảo luận, nhưng mỗi người phải tự nộp câu trả lời của riêng mình trừ khi có những hướng dẫn rõ ràng khác. 1. Bài tập nhóm 60% 2. Bài tập cá nhân 20% 3. Kiểm tra nhanh: 10% 4. Chuyên cần 10% Tài liệu tham khảo 1. Handout do giảng viên cung cấp trong khóa học 2. Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 3. Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “ định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010” 1
  2. 4. Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 27/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành quy chế về vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Kon Tum 5. Báo cáo Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm ( 1993-2008) của Bộ Kế hoạch-Đầu tư. 6. Báo cáo tình hình thu hút và thực hiện ODA trên địa bàn tỉnh Kon Tum của Sở Kế hoạch-Đầu tư ( 2006) 7. ODA Capital in Vietnam, TS. Michel Henry Bouchet và cộng sự (tháng 4/2005), English Version. 8. Định hướng sử dụng ODA, Lê Quốc Hội, Đại học Kinh tế quốc dân 9. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư ODA theo tinh thần tuyên bố chung Paris về hiệu quả viện trợ, TS. Đinh Tuấn Hải, Đại học Kiến Trúc, Hà Nội 10. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút ODA, ThS Phạm Thi Túy, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 11. Hướng dẫn của UN-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam (bản cập nhật năm 2009) 12. Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam, ThS. Đoàn Kim Thành 13. Bàn về quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Hồ Hữu Tiến, Đại học Kinh tế Đà Nẳng (2009) NỘI DUNG MÔN HỌC: PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ ODA CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ODA 1. Lịch sử hình thành ODA 2. Khái niệm ODA. 3. Phân loại ODA 3.1. Theo nguồn cung cấp (ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi/tín dụng ưu đãi, ODA vay hỗn hợp) 3.2. Theo phương thức cung cấp ( ODA hỗ trợ dự án, ODA hỗ trợ ngành, ODA hỗ trợ chương trình và ODA hỗ trợ ngân sách) 3.3. Theo nhà tài trợ ( ODA song phương, ODA đa phương) 3.4. Căn cứ theo mục đích ( hỗ trợ xây dựng công trình, hỗ trợ kỹ thuật và vừa hỗ trợ kỹ thuật, vừa xây dựng công trình) 3.5. Căn cứ theo điều kiên (ODA không ràng buộc bởi nước nhận, ODA có ràng buộc nước nhận) 4. Phân biệt khác nhau giữa ODA (Official Development Assistance) và FDI (Foreign Direct Investment) 5. Nhà tài trợ 6. Đặc điểm cơ bản của ODA 6.1. Tính ưu đãi của nguồn vốn 6.2. ODA gắn liền với yếu tố chính trị 6.3. ODA gắn với điều kiện kinh tế 6.4. ODA gắn liền với các nhân tố xã hội Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: nắm được khái niệm và phân loại ODA, hiểu được các đặc điểm cơ bản của vốn ODA. * Kiểm tra nhanh/ Quick Test 2
  3. CHƯƠNG II: CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN TRONG THU HÚT NGUỒN ODA 1. Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 2006- 2010 2. Giai đoạn sau năm 2010: Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: nắm được các lĩnh vực ưu tiên mà nguồn vốn ODA đầu tư theo giai đoạn, từ đó hình thành ý tưởng cụ thể khi lập dự án kêu gọi đầu tư vốn ODA theo định hướng của Chính phủ và yêu cầu của nhà tài trợ. * Bài tập cá nhân: mỗi học viên tự tìm hiểu ở địa phương mình hoặc tổ chức của mình đang công tác về những chương trình hoặc dự án ODA đã tài trợ hoặc có khả năng kêu gọi tài trợ. Phân tích sơ bộ về tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án? Anh/ Chị có suy nghĩ gì? PHẦN THỨ HAI LẬP DỰ ÁN KÊU GỌI TÀI TRỢ TỪ NGUỒN ODA CHƯƠNG I: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LẬP DỰ ÁN ODA 1. Khái niệm cơ bản về dự án ODA 1.1. Khái niệm chung về dự án 1.2. Thế nào là dự án ODA đầu tư cơ sở hạ tầng ( hay còn gọi là dự án đầu tư) 1.3. Thé nào là dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật 1.4. Thế nào là dự án ODA đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật 2. Vòng đời dự án ODA 3. Tìm hiểu một sô khái niệm thường gặp trong lập dự án ODA: 3.1. Khung Logic (Logical framework) 3.2. Kết quản mong đợi ( Expected Output) 3.3. Đầu vào (Input) 3.4. Đầu ra/Hợp phần (Output) 3.5. Chỉ số đạt được (Indicator) 3.6. Kết quả (Outcome) 3.7. Hoạt động cụ thể (Activity) 3.8. Mục tiêu (Target) 3.9. Giả định (Assumption) 4. Một số đặc điểm chính của dự án ODA Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: hiểu được các khái niệm và các loại dự án ODA, nắm được các đặc điểm chính và vòng đời dự án ODA. * Kiểm tra nhanh/Quick Test 3
  4. CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT DỰ ÁN ĐỂ KÊU GỌI ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN ODA A. Những thông tin khái quát: 1. Tên dự án 2. Địa điểm thực hiện dự án 3. Chủ quản đầu tư 4. Chủ dự án 5. Tổng giá trị dự án Chi phí đầu tư Cơ cấu nguồn vốn Nhà tài trợ Vốn đối ứng 6. Thời gian thực hiện dự án B. Những nội dung cơ bản của dự án 1. Mô tả tóm tắt dự án 2. Sự cần thiết phải có dự án 3. Mục tiêu của dự án Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn 4. Kết quả dự án 5. Các hoạt động của dự án 6. Hiệu quả của dự án Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: hiểu và biết cách viết dự án để kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ODA cho địa phương hoặc tổ chức của mình. CHƯƠNG III: XÉT DUYỆT VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ODA TẠI TỈNH KON TUM Trình tự thực hiện: Bước 1: Đơn vị được giao là Chủ dự án lập đề cương chương trình, dự án ODA gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét hồ sơ dự án, tổng hợp danh mục trình UBND tỉnh. Bước 3: UBND tỉnh trình Bộ kế hoạch và đầu tư Danh mục yêu cầu tài trợ. Bộ kế hoạch và đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ ODA. Bước 4. Sau khi có thông báo chính thức danh mục dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ dự án xây dựng văn kiện dự án chi tiết, và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Bước 5. Sở Kế hoạch-Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Bước 6. UBND tỉnh có văn bản phê duyệt gửi Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai thực hiện dự án. 4
  5. CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU MỘT DỰ ÁN ODA MẪU 1. Tìm hiểu về dự án: “Tăng cường năng lực trong công tác lập, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản tại tỉnh Kon Tum” để nắm được cách trình bày, bố cục của một dự án được vốn ODA đầu tư. * Bài tập nhóm: lớp được chia thành nhóm (khoảng 4-6 học viên/nhóm) để đăng ký đề tài và thực hành viết dự án kêu gọi vốn ODA cho địa phương hoặc ngành. Sau đó, các nhóm sẽ lần lượt báo cáo nội dung đã được chuẩn bị. (Đề cương và bài giảng thử đã đuợc Phân hiệu Đại học Đà Nẳng tại Kon Tum thông qua ngày 23/11/2009) ------------------------------------------------- SƠ LƯỢC VỀ GIẢNG VIÊN ThS. HOÀNG TRỌNG NGHĨA Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Công đồng Chuyên gia Tư vấn kỹ thuật dự án Kon Tum-Liên hiệp quốc Thạc sĩ chuyên ngành Hoạch định Phát triển Vùng và Phát triển Nông thôn của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan. Tu nghiệp chuyên sâu Anh ngữ, Trao đổi Văn hóa đa quốc gia và Leadership tại Đại học Arkansas, Hoa Kỳ. Hoàn tất chương trình Sau đại học Quản lý Kinh tế Phát triển của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Từ 1993 – 2004: Trưởng phòng Kế hoạch Định canh định cư thuộc Ban Dân tộc- Định canh định cư và vùng Kinh tế mới tỉnh Kon Tum. Điều phối viên dự án Phát triển Dân tộc thiểu số tại Kon Tum do Ủy Ban Dân tộc-Miền núi và UNICEF tài trợ. Từ 2005 – 2007: Theo học Thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan và tu nghiệp tại Đại học Arkansas, Hoa Kỳ từ Học bổng của Chương trình Ford Foundation, Hoa Kỳ. Từ 2007 – 2009: Thành viên thường trực dự án của Tổ chức Quan tâm Thế giới (WCDO) tại Kon Tum, Trưởng Khu vực Phát triển và Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học của Tập đoàn InnovGreen (Đài Loan) tại Kon Tum; Chuyên gia Tư vấn kỹ thuật của dự án Kon Tum-Liên hiệp quốc; Giấm đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Phát triển Cộng đồng. Lĩnh vực chuyên sâu: 1. Hoạch định Kế hoạch phát triển vùng và phát triển nông thôn; 2. Kế hoạch chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội địa phương. 3. Phát triển bền vững 4. Các hoạt động liên quan phát triển cộng đồng, Đói nghèo, Dân tộc thiểu số, Bảo về môi trường và tài nguyên rừng, phân quyền và lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và giới. 5. Quản lý dự án NGO, ODA, FDI. 6. Leadership. 7. Quản lý đa dạng văn hóa trong tổ chức. 8. Quan hệ công chúng , Giao tiếp trong tổ chức. 9. Quản trị chiến lược. 10. Các Kỹ năng mềm. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2