Hiểu thế nào là đúng về trích và hoàn nhập dự phòng?
lượt xem 13
download
Hiểu thế nào là đúng về trích và hoàn nhập dự phòng là một trong những câu hỏi lớn với nhiều nhà đầu tư hiện nay. Nếu cuối năm 2008, hầu hết các DN niêm yết đều phải thực hiện trích lập dự phòng thì thời điểm này, nhà đầu tư đang kỳ vọng những khoản lợi nhuận đáng kể đến với DN từ khoản hoàn nhập dự phòng do TTCK đã tăng khá mạnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiểu thế nào là đúng về trích và hoàn nhập dự phòng?
- Hiểu thế nào là đúng về trích và hoàn nhập dự phòng? Hiểu thế nào là đúng về trích và hoàn nhập dự phòng là một trong những câu hỏi lớn với nhiều nhà đầu tư hiện nay. Nếu cuối năm 2008, hầu hết các DN niêm yết đều phải thực hiện trích lập dự phòng thì thời điểm này, nhà đầu tư đang kỳ vọng những khoản lợi nhuận đáng kể đến với DN từ khoản hoàn nhập dự phòng do TTCK đã tăng khá mạnh. Khoản hoàn nhập này có phải là lợi nhuận và bức tranh tài
- chính tại DN liệu có được cải thiện nhờ khoản hoàn nhập? Đó là những nội dung chúng tôi muốn chia sẻ với nhà đầu tư thông qua các ý kiến sau đây: Ông Vũ Hoàng HÀ, Trưởng phòng Quản lý danh mục, Công ty Quản lý quỹ IPA Theo nguyên tắc kế toán tại Việt Nam, các DN không bắt buộc phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính theo quý, mà chỉ phải trích theo năm. Tuy nhiên, để nhằm mục đích quản trị, các doanh nghiệp có đầu tư tài chính và có hệ thống quản trị tốt thường phải theo dõi chặt chẽ trạng thái đầu tư theo sự thay đổi của thị trường và tạm tính trích lập dự phòng theo quý. Năm 2008, TTCK suy giảm rất mạnh, nên vào thời điểm cuối năm, nhiều DN niêm yết phải thực hiện việc trích lập dự phòng
- từ đầu tư tài chính. Do TTCK có sự khởi sắc gần đây, nên một số DN dự tính sẽ được hoàn nhập một khoản dự phòng khá lớn trong báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 sắp tới. Tuy nhiên, như đã nói trên, do nguyên tắc kế toán tại Việt Nam không bắt buộc DN phải trích lập cũng như hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính hàng quý, nên DN có quyền chọn lựa có làm hay không. Một số DN vẫn định giá lại khoản đầu tư tài chính, nhưng không đưa vào kết quả kinh doanh mà chỉ thể hiện bằng "lưu ý", vì liên quan đến khai thuế và đây chỉ là khoản lỗ/lãi dự tính theo giá thị trường. Lý do DN không ghi nhận lại giá trị khoản đầu tư tài chính và đưa vào báo cáo tài chính quý còn vì họ thấy rằng, việc ghi nhận này có thể mất nhiều thời gian, công sức để chứng minh căn cứ ghi nhận theo giá trị thị trường (nhất
- là giá cổ phiếu chưa niêm yết). Tuy nhiên, cũng có DN thực hiện ghi nhận ngay khoản hoàn nhập dự phòng từ đầu tư tài chính và đưa vào báo cáo quý. Vậy với nhà đầu tư, hiểu thế nào cho đúng về khoản hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 tới đây của các doanh nghiệp có đầu tư tài chính? Theo tôi, nên hiểu đơn giản là khoản lỗ do đầu tư tài chính tại các DN này đã không còn nhiều như trước nữa. Nói cách khác, khoản lỗ do đầu tư tài chính được giảm đi một khoản bằng với khoản hoàn nhập dự phòng (nếu có hoàn nhập dự phòng) được tính toán tại thời điểm cuối tháng 6 này. Thuyết minh báo cáo tài chính của
- nhiều DN giải thích như thế nào về việc trích và hoàn nhập dự phòng? Xin giới thiệu phần này tại một số DN: Tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí : Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư được trình bày theo giá
- gốc. Dự phòng giảm giá cho các chứng khoán niêm yết được trích lập theo quy định tại Thông tư 13/2006/TT-BTC. Khi giá thị trường tăng lên, lợi nhuận sẽ được bù trừ với, nhưng không được vượt quá khoản dự phòng đã được trích lập trước đó. Phần
- chênh lệch sẽ không được ghi là thu nhập cho tới khi chứng khoán được bán. Tại CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn: Dự phòng giảm giá chứng khoán niêm yết được lập dựa trên quy định hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Dự
- phòng sẽ được hoàn nhập khi có sự tăng lên sau đó của giá trị có thể thu hồi do sự kiện khách quan xảy ra sau khi khoản dự phòng được trích lập. Dự phòng hoàn nhập trong phạm vi không làm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vượt quá giá trị ghi sổ
- của khoản đầu tư này khi giả định không có khoản thu nhập dự phòng nào đã được trích lập trước đó. Tại Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB): Chứng khoán kinh
- doanh ban đầu được ghi nhận theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc). Sau đó, các chứng khoán này được ghi nhận theo giá gốc trừ dự phòng giảm giá chứng khoán. Dự phòng được lập cho các chứng khoán kinh doanh được tự
- Điều quan trọng nhất nhà đầu tư cần hiểu do mua - bán trên là việc trích lập hay hoàn nhập dự phòng thị trường và khi có đầu tư tài chính chỉ có ý nghĩa tại thời sự suy giảm giá trị điểm báo cáo và đều là những con số dự của các chứng tính. Thị trường luôn thay đổi và các con khoán kinh doanh số dự tính sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, này. những con số dự tính này cũng rất có ý nghĩa để các nhà đầu tư dự đoán bức tranh kết quả kinh doanh của các DN có đầu tư tài chính theo diễn biến của TTCK. Ông Phạm Kinh Luân, Trưởng bộ phận Phân tích Công ty Chứng khoán Kenaga Về việc trích dự phòng và hoàn nhập dự phòng, chúng ta cần phân biệt 2 trường hợp:
- Thứ nhất, đối với quỹ đầu tư, quy định hiện hành yêu cầu loại hình doanh nghiệp này hạch toán tài sản theo giá thị trường chứ không phải theo giá gốc. Với các DN còn lại, việc hạch toán thực hiện theo giá gốc. Trong trường hợp giá thị trường xuống dưới giá gốc thì công ty phải thực hiện trích lập dự phòng cho các tài sản này. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào hướng dẫn về việc khi giá trị tài sản tại các DN tăng lên theo giá thị trường thì DN được hạch toán khoản hoàn nhập dự phòng vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Chính thực tế chưa có quy định hướng dẫn, nên tại mỗi DN, việc hạch toán khoản hoàn nhập dự phòng sẽ được hiểu và làm theo những cách khác nhau. Theo tôi được biết, vừa qua, cơ quan quản lý mới chỉ có văn bản cho phép các công ty trong ngành điện được hạch toán theo giá thị trường. Các công ty
- khác, giá thị trường của các tài sản nếu có tăng cũng chưa có quy định nào hướng dẫn hoàn nhập. Khoản lãi (nếu có) chỉ là thực khi DN hoàn tất việc bán các tài sản này. Trên TTCK, thông tin về việc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVF) kỳ vọng khoản hoàn nhập dự phòng từ nguồn dự phòng đầu tư tài chính lên tới 1.800 tỷ đồng (trích tại thời điểm cuối năm 2008, khi VN-Index là 315 điểm) đã gây chú ý trong giới đầu tư. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người băn khoăn là khoản hoàn nhập này, nếu có, sẽ đến từ đâu và là bao nhiêu? Báo cáo tài chính kiểm toán của PVF tại thời điểm 31/12/2008 chỉ cho biết, đối với chứng khoán kinh doanh, Tổng công ty dự phòng 78 tỷ đồng trong tổng số vốn gốc 114 tỷ đồng đầu tư; Công ty dự phòng cho chứng khoán sẵn sàng để bán là 92 tỷ đồng (trên tổng số giá trị sổ sách là 180 tỷ đồng); dự
- phòng cho góp vốn đầu tư dài hạn là 32 tỷ đồng và dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác 1.570 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty có một số khoản mục dự phòng khác trong lĩnh vực tín dụng. Theo tôi, trong khi chế độ hạch toán, kế toán của Việt Nam vẫn để ngỏ việc hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính tại các DN nói chung thì mỗi DN, khi đưa ra những con số hoàn nhập dự phòng vào các thời điểm kết toán quý, bán niên hay năm, cần có sự giải thích rõ cho nhà đầu tư hiểu căn cứ và nguồn gốc của các khoản hoàn nhập này là từ đâu. Nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin về khoản hoàn nhập dự phòng tại DN cũng cần tìm hiểu rõ về cấu trúc các khoản dự phòng rủi ro được trích lập trước đó. Chỉ có như vậy mới tránh được những ảo tưởng không đáng có của một bộ phận nhà đầu tư về lợi nhuận DN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô - Đề số 7
9 p | 816 | 461
-
Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông - Nguyễn đình Sắc - 1
14 p | 661 | 99
-
Thuế là gì
3 p | 505 | 63
-
Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng: Chương 6 - ThS. Nguyễn Văn Báu
21 p | 231 | 46
-
Lý thuyết quản lý dự án
19 p | 373 | 46
-
Quy hoạch sử dụng đất phần 7
19 p | 214 | 44
-
giáo trình quy hoach sử dụng đất phần 7
19 p | 165 | 42
-
Bài tập ngân hàng chương 3: Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng
8 p | 515 | 36
-
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VỚI ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA TRUNG QUỐC
4 p | 162 | 36
-
TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 1
15 p | 167 | 29
-
Giải pháp quản lý nhà nước về khoáng sản
7 p | 183 | 24
-
Bài giảng về Tranh chấp lao động - Luật 2013
15 p | 121 | 24
-
Các quốc gia cạnh tranh như thế nào?
12 p | 120 | 20
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 3 - ThS. Trần Trọng Đức
46 p | 31 | 8
-
Bài giảng Chương 5: Hiệu quả và công bằng - Vũ Thành Tự Anh
17 p | 135 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công: Bài 12 - Hiệu quả và công bằng (2021)
11 p | 21 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 11 - Phạm Thế Anh
8 p | 55 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn