intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" nêu lên những yêu cầu đối với đào tạo nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay, tập trung phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực du lịch tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch của Nhà trường trong kỷ nguyên cách mạng này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ThS. Lê Thị Ngọc, ThS. Nguyễn Thị Giang Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành du lịch. Nó giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Theo đó, để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch nói chung và trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng cũng phải có những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc xây dựng lại chương trình, nâng cao năng lực giảng viên, ứng dụng công nghệ mới và gắn đào tạo với doanh nghiệp để có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, nhân lực du lịch, cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở đào tạo 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm qua, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hay còn gọi là ―cách mạng số‖ đang hình thành ngày một rõ nét với nền sản xuất tự động hóa và công nghệ hóa. Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý dựa trên các yếu tố kỹ thuật cốt lõi là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). [2] Cuộc CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trƣờng lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế sức ngƣời, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với thị trƣờng lao động, các quốc gia đang phát triển sẽ đối mặt với tình trạng dƣ thừa lao động và gia tăng thất nghiệp. [1] Du lịch là ngành công nghiệp không khói thu hút hàng tỷ du khách, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch và Lữ hành Thế giới năm 2016 riêng trong khu vực APEC, du lịch đóng góp 1.320 tỷ USD, tạo ra 67 triệu việc làm, đóng góp 6,1% xuất khẩu của khu vực. Sự phát triển đột phá về công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 sẽ hỗ trợ ngành du lịch cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tuy nhiên sự xuất hiện các robot thông minh làm việc thay thế con ngƣời trong hoạt động du lịch sẽ xuất hiện tình trạng một số bộ phận lao động bị thất nghiệp, và đòi hỏi lao động phải có chất lƣợng ngày càng cao. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là nguồn nhân lực ngành du lịch phải đủ trình độ chuyên môn cũng nhƣ những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và sử dụng các thành tựu mà CMCN 4.0 mang lại nhằm thích ứng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong 48 cơ sở giáo dục đại học trong cả nƣớc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho ngành du lịch trên địa bàn Thanh Hóa và phạm vi cả nƣớc. Do đó, để có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì Nhà trƣờng cần phải cung cấp đƣợc cho thị trƣờng đội ngũ nhân lực du lịch giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ, có trình độ tin học, ngoại ngữ, đủ kỹ năng cần thiết để dễ dàng hòa nhập và thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động. Do vậy, trong bài viết này tác giả nêu lên những yêu cầu đối với đào tạo nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay, tập trung phân tích thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực du lịch tại trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực du lịch của Nhà trƣờng trong kỷ nguyên cách mạng này. 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Theo Tổng cục Du lịch, cả nƣớc hiện có trên 1,3 triệu lao động trong ngành du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng số lao động trong cả nƣớc; trong đó số lao động đƣợc đào tạo từ ngành du lịch 272
  2. chiếm 42%, lao động từ các ngành nghề khác là 38% và khoảng 20% số lao động chƣa qua đào tạo chính quy mà chỉ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ. Điều này dẫn đến một thực tế là số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu nhƣng số lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lại dƣ thừa. Khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Có tới 30-40% hƣớng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn về ngoại ngữ vì tiêu chuẩn đầu ra của các trƣờng đào tạo đều nằm dƣới chuẩn. Theo dự báo, ngành Du lịch cả nƣớc sẽ cần trên 2 triệu lao động trực tiếp vào năm 2020, chƣa kể một lƣợng lao động cung cấp cho du lịch tàu biển. Tuy nhiên hiện nay các trƣờng đào tạo chuyên ngành về du lịch mỗi năm chỉ đáp ứng đƣợc 60% nhu cầu của ngành, vì vậy các doanh nghiệp du lịch không thể tuyển đủ nhân viên [6]. Bên cạnh đó, cơ cấu trình độ nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn; trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chiếm 51%, trình độ dƣới sơ cấp chiếm 40%, trình độ đại học và sau đại học chiếm 9%. Tỷ lệ 40% trình độ dƣới sơ cấp là một thách thức rất lớn đối với ngành Du lịch Việt Nam. Đội ngũ trình độ dƣới sơ cấp chƣa đƣợc đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt là thiếu về ngoại ngữ giao tiếp. So với các nƣớc trong khu vực, thì chất lƣợng dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và tại các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là do nhân lực du lịch hiện nay vừa thiếu về số lƣợng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đến chất lƣợng phục vụ du lịch của nƣớc ta còn thấp [6]. Do đó, để ngành Du lịch Việt Nam bắt kịp đƣợc xu thế phát triển của thời đại và tận dụng tốt những thành tựu về công nghệ của cuộc CMCN 4.0 mạng lại thì yêu cầu đặt ra là nguồn nhân lực du lịch nƣớc ta phải đƣợc đảm bảo cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Chỉ có nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch mới duy trì đƣợc thƣơng hiệu và chất lƣợng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hƣởng quyết định trực tiếp chất lƣợng nguồn nhân lực chính là công tác giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch. Vì vậy, trƣớc tiên cần phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng về du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo. Chú trọng mở rộng đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các cơ sở du lịch hiện có. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nhà trƣờng mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ, tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch, công lập, ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài. Ngoài ra, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0 thì hệ thống đào tạo cả nƣớc cần sớm đổi mới nội dung và chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng trƣớc những thay đổi từ thực tiễn, giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian thực hành, nâng cao cơ sở vật chất đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực du lịch với khả năng sử dụng và ứng dụng khoa học công nghệ phát triển du lịch thông minh [7, tr.144]. 3. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Khoa Du lịch - Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đƣợc thành lập năm 2004 với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch không chỉ cho tỉnh Thanh Hóa mà còn cho cả nƣớc. Hiện nay, khoa Du lịch đang đào tạo 03 ngành du lịch trình độ đại học, cụ thể: ngành Du lịch; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Ngay từ khi mới thành lập, khoa Du lịch đã quyết tâm triển khai đào tạo lấy chất lƣợng làm hàng đầu với mục đích đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề thuần thục, khả năng ngoại ngữ tốt đáp ứng nhu cầu xã hội. Ta có thể thấy rõ hơn thực trạng đào tạo tại khoa Du lịch qua các phân tích sau đây: 3.1. Về chuẩn đầu ra và chƣơng trình đào tạo Các ngành đào tạo du lịch trình độ đại học tại khoa Du lịch (ngành Du lịch; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành) đều đƣợc ban hành và công khai trên cổng thông tin điện tử của Nhà trƣờng. Theo đó, sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo, ngƣời học phải có kiến thức; kỹ năng; năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm và phẩm chất đạo đức theo quy định tại Thông tƣ 07/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng nhƣ các yêu cầu của nhà trƣờng. Bên cạnh đó, Khoa Du lịch đã thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung đổi mới chƣơng trình đào tạo. Từ năm 2012 đến nay, đã thực hiện 2 lần cập nhật cải tiến chƣơng trình đào tạo, cụ thể: Quản 273
  3. trị khách sạn vi chỉnh các năm 2015, 2017; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành vi chỉnh năm 2017; ngành Du lịch đƣợc thiết kế và đƣa vào giảng dạy năm 2018. Nhà trƣờng điều chỉnh theo hƣớng đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội, lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia và tham khảo một số chƣơng trình đào tạo ngành du lịch nhƣ Đại học Thƣơng Mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh,... Theo đó, khối lƣợng kiến thức toàn khóa của 03 ngành du lịch với tỉ lệ các khối kiến thức cụ thể nhƣ sau: Bảng 1: Tỉ lệ các khối kiến thức trong các ngành đào tạo du lịch Khối kiến Tỷ Tỷ thức GD Tổn TC TC CSN CN Bổ Thực tập, lệ lệ Ngành ĐC g TC LT TH trợ tốt nghiệp (%) (%) đào tạo Ngành Du lịch 38 26 41 11 9 125 77 61,6 48 38,4 Quản trị khách sạn 38 24 52 4 8 126 100 79,4 26 20,6 Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành 38 22 52 6 8 126 105 83,3 21 16,7 Nguồn: Khoa Du lịch, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá Ngành Du lịch đƣợc khoa thiết kế và chính thức đƣa vào đào tạo năm 2018. Nắm bắt đƣợc nhu cầu xã hội đối với nhân lực du lịch ngày nay không chỉ vững chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có nhiều kiến thức thực tế, hội đủ các kỹ năng nhƣ : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống… Vì vậy trong Chƣơng trình đào tạo của ngành Du lịch có số tín chỉ thực hành tƣơng đối cao: 48 tín chỉ thực hành (chiếm 38,4%); 125 tín chỉ (chiếm 61,6%). Tỉ lệ tín chỉ thực hành và lý thuyết tƣơng đối phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiến thức lý luận và có thời gian cho sinh viên thực hành, thực tế tại cơ sở thực hành của nhà trƣờng và doanh nghiệp. Tuy nhiên hai ngành Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành có số tín chỉ thực hành tƣơng đối thấp. Ngành Quản trị khách sạn với 26 tín chỉ (chiếm 20,6%), ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành với 21 tín chỉ (chiếm 16,7%) trên tổng số 126 tín chỉ… Nhƣ vậy, đối với một ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp nhƣ ngành du lịch thì thời lƣợng các học phần thực hành đƣợc xây dựng nhƣ trên mới chỉ cung cấp kiến thức về mặt lý luận mà đã bỏ qua việc xây dựng môi trƣờng ứng dụng thực tiễn, điều đó sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trƣớc khi ra trƣờng lập nghiệp, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nhà tuyển dụng băn khoăn khi tuyển dụng những sinh viên mới ra trƣờng. 3.2. Về các nguồn lực của Nhà trƣờng - Đội ngũ giảng viên Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa Du lịch cơ bản đƣợc đào tạo đúng ngành, đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năng động, sáng tạo. Tính đến tháng 10 năm 2018 số giảng viên cơ hữu là 29 ngƣời trong đó có 1 PGS.TS, 10 Tiến sĩ và 20 Thạc sĩ (9 thạc sĩ chuyên ngành du lịch, còn lại là ngành gần). Theo đó, trong thời gian tới, nhà trƣờng vẫn tiếp tục tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ trở lên đúng chuyên ngành. Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên, có 100% GV cơ hữu đã đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm; 10 giảng viên tham gia các khóa tập huấn do dự án EU tổ chức. Ngoài ra, nhà trƣờng đang cử nhiều giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, hiện có 4 GV đang làm NCS tại các trƣờng đại học và viện nghiên cứu trong nƣớc. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy giảng viên khoa Du lịch có trình độ ngoại ngữ chƣa cao. Việc nghiên cứu tài liệu hay giao tiếp với các đối tác nƣớc ngoài còn kém làm giảm tính hiệu quả của công việc. - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Sau một thời gian xây dựng, đến nay cơ sở chính của nhà trƣờng đã cơ bản hoàn thiện với đầy đủ các hạng mục công trình phục vụ cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên nhà trƣờng. Các phòng học xây dựng đạt tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng, chỗ ngồi theo quy định. Ngoài ra, để phục vụ cho đào tạo thực hành tại khoa Du lịch, nhà trƣờng chú trọng đầu tƣ trang thiết bị với 1 trung tâm thực hành Du lịch có các phòng học theo từng nghiệp vụ nhƣ phòng Lễ tân; nhà hàng; phòng chế biến món 274
  4. ăn... Các phòng học lý thuyết của nhà trƣờng đƣợc trang bị đầy đủ hệ thống máy tính kết nối máy chiếu đa năng, hệ thống âm thanh đảm bảo cho giảng viên thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tuy nhiên, cơ sở thực hành còn thiếu và chƣa đạt chuẩn. Mặc dù nhà trƣờng đã cố gắng đầu tƣ cơ sở vật chất cho trung tâm thực hành du lịch, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng nhu cầu thực hành nghiệp vụ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Trong khi đó, còn thiếu phòng thực hành cho các nghiệp vụ hƣớng dẫn, thuyết minh và điều hành du lịch. Mặt khác, một số phòng thực hành lễ tân, buồng, bar còn chƣa đạt chuẩn và thiếu trang thiết bị phục vụ cho học thực hành kỹ năng. Chính những khó khăn đã hạn chế việc thực hành nghề của sinh viên và ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động khi ra trƣờng. Chất lƣợng cơ sở vật chất tại cơ sở 2 đối với các phòng học lý thuyết đang dần một xuống cấp, máy tính hƣ hỏng nhiều, bàn ghế chắp vá, không đồng bộ ảnh hƣởng nhiều tới chất lƣợng giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên. - Giáo trình, tài liệu giảng dạy Ngay từ khi nâng cấp lên trƣờng Đại học, Nhà trƣờng đã triển khai đến giảng viên việc biên soạn ĐCCT, tập bài giảng phục vụ cho quá trình giảng dạy. Theo đó, tính đến thời điểm năm 2018, hệ thống chƣơng trình chi tiết và tài liệu giảng dạy 3 chuyên ngành đại học tại Khoa đƣợc giảng viên biên soạn chƣơng trình chi tiết và vận dụng vào thực tiễn dạy học, đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm quí báu. Đặc biệt, các phƣơng pháp dạy học hiện đại đƣợc đa số giảng viên sử dụng đã tăng cƣờng khả năng tự học, tự nghiên cứu và hoạt động nhóm của HS- SV. Các ngành nghề đào tạo tại Khoa đều đƣợc xác định chuẩn đầu ra (chuẩn về kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thái độ nghề nghiệp) theo tiêu chí định hƣớng của Bộ GD- ĐT. - Chƣơng trình thực tập, thực tế của sinh viên Với mục tiêu cung ứng cho xã hội những nhân lực du lịch vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, thành thục kỹ năng nghề, sinh viên đƣợc Khoa Du lịch thƣờng xuyên tổ chức các chuyến đi thực hành, thực tế tại cơ sở. Cụ thể, sinh viên ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành đƣợc đến các các đơn vị nhƣ: Khách sạn Mƣờng Thanh, Khách sạn Thiên Ý, Khách sạn Sao Mai, Khu nghỉ dƣỡng FLC… Tại đây sinh viên đƣợc thực hành các nghiệp vụ bàn, buồng, bar, bếp với các trang thiết bị hiện đại cùng với yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng tƣơng lai, từ đó sinh viên đƣợc bổ sung thêm kiến thức và hoàn thiện dần các kỹ năng nghề của mình. Sinh viên ngành Du lịch, đƣợc tham gia các chuyến đi điền dã tại các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để học hỏi thêm về văn hóa - lịch sử, kỹ năng hƣớng dẫn và thuyết trình từ đó hiểu rõ hơn về ngành học và tăng kỹ năng nghề của mình. Tuy nhiên, thời lƣợng cho các chƣơng trình thực hành, thực tế của giảng viên và sinh viên còn ít, chƣa đƣợc theo dõi và đánh giá một cách bài bản và khoa học. Việc đánh giá sinh viên trong thời gian thực hành, thực tế chỉ đƣợc thực hiện bởi giảng viên, chƣa có sự tham gia của các doanh nghiệp, vì vậy việc nhìn nhận năng lực của sinh viên còn mang tính chủ quan. - Công tác nghiên cứu khoa học của Giảng viên và Sinh viên Nghiên cứu khoa học đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học của giảng viên và sinh viên khoa Du lịch. Hiện nay, tất cả giảng viên cơ hữu của Khoa đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học bằng các sản phẩm nhƣ: Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học nhà trƣờng và các tạp chí chuyên ngành trung ƣơng; bài viết trong kỷ yếu của các hội thảo quốc gia và quốc tế về du lịch. Năm học 2017 - 2018, giảng viên trong khoa đã có 10 bài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế Giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, do nhà trƣờng tổ chức; 03 bài đăng Tạp chí khoa học - Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; 02 bài đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, trong năm học vừa qua, giảng viên trong khoa cũng hoàn thành nghiệm thu 01 đề tài cấp tỉnh; 01 cấp trƣờng, đang triển khai 02 đề tài. Nhà trƣờng cũng chú trọng hỗ trợ phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu về du lịch của sinh viên nhiều năm trở lại đây đƣợc đánh giá cao tại các hội thảo khoa học sinh viên cấp trƣờng, cụ thể, năm học 2017 - 2018, sinh viên khoa du lịch có 01 đề tài sinh viên đạt giải nhất, 01 đề tài giải nhì. 3.3. Quy mô đào tạo Đầu năm 2012, nhà trƣờng liên tục đƣợc Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép mở các mã ngành đào tạo lĩnh vực du lịch trình độ đại học, cụ thể: Ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa Du lịch) tuyển sinh năm 2012; Ngành Quản trị Khách sạn tuyển sinh năm 2013; Ngành Quản trị Dịch 275
  5. vụ Du lịch và Lữ hành tuyển sinh năm 2014. Ngành Du lịch tuyển sinh năm 2018. Trong thời gian qua, Khoa Du lịch ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trong việc đào tạo ra những nhân lực du lịch giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách phù hợp với yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng. Có thể thấy số lƣợng sinh viên theo học tại Khoa Du lịch ngày càng tăng giai đoạn 2015 - 2019 trong bảng dƣới đây. Bảng 2: Số lƣợng sinh viên nhập học giai đoạn 2015- 2019 tại Khoa Du lịch Các ngành đào tạo 2015 2016 2017 2018 2019 Việt Nam học (Chuyên ngành Du lịch) 50 45 40 - - Quản trị khách sạn 50 67 70 100 85 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 45 52 55 60 75 Ngành Du lịch - - - 65 75 Tổng 145 164 165 225 235 Nguồn: Khoa du lịch, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá Qua bảng số liệu trên ta thấy số lƣợng sinh viên tham gia học tại khoa Du lịch ngày càng tăng. Năm 2019 tăng 90 sinh viên so với năm 2015. Điều này cho thấy Nhà trƣờng nói chung và Khoa Du lịch nói riêng đã và đang rất nỗ lực trong việc thu hút ngƣời học vào trƣờng. Tuy nhiên, số lƣợng trên chƣa thật sự nhiều so với lƣợng thí sinh theo học cùng ngành tại các trƣờng trung ƣơng. Mặt khác, nhà trƣờng cũng chƣa cung ứng đƣợc đủ về số lƣợng nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội ở Thanh Hóa và khu vực. 3.4. Kết quả đạt đƣợc Tính từ năm 2012, Khoa Du lịch đào tạo trình độ đại học và liên thông đại học đến nay đã có 05 khóa sinh viên chính quy; 02 khóa liên thông đã tốt nghiệp với gần 400 sinh viên. Qua khảo sát thực tế về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm, cụ thể trong hai năm gần nhất (2017; 2018), tỷ lệ sinh viên du lịch có việc làm cao đạt trên 90%. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận sinh viên chƣa xin đƣợc viên làm và đang làm các công việc trái chuyên ngành đào tạo. Nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã và đang có những thay đổi theo hƣớng phát triển và hoàn thiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói riêng giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đủ kỹ năng, ngoại ngữ…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 4. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRƢỚC CMCN 4.0 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đòi hỏi nhân lực du lịch không những phải vững chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có tƣ duy nhạy bén, trình độ ngoại ngữ, tin học tốt, đủ kỹ năng và dễ dàng thích ứng với xu hƣớng phát triển của xã hội. Để cung cấp nguồn nhân lực du lịch đảm bảo yêu cầu trên thì Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phải phát huy đƣợc những thế mạnh của mình và cần phải có thêm những định hƣớng mới trong công tác đào tạo. Do đó, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực du lịch của Nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhƣ sau: Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Nhà trƣờng cần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên thông qua các hình thức đào tạo: đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dƣỡng, trau dồi kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch (đặc biệt đối với các giảng viên ngành gần sang tiếp cận giảng dạy lĩnh vực du lịch), kỹ năng và nghiệp vụ sƣ phạm,…Hàng năm, các giảng viên trong khoa cần dành thời gian đi nghiên cứu thực tế tại các trung tâm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn - nhà hàng để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, nắm bắt xu thế phát triển du lịch, từ đó vận dụng vào công tác giảng dạy mang cách hiệu quả nhất. Khoa du lịch cần xây dựng quy chuẩn đội ngũ giảng viên đáp ứng khả năng giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Từng bƣớc chuẩn hóa giảng viên theo công thức: 1 tuần làm việc = 2 ngày giảng dạy + 2 ngày nghiên cứu khoa học + 2 ngày thực tế (tham gia công việc cụ thể có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy) tại doanh nghiệp du lịch + 1 ngày làm việc cùng sinh viên (quan hệ cộng sự cùng làm việc để sinh viên học hỏi trực tiếp). Tất cả các hoạt động phải đƣợc minh chứng bằng sản phẩm cụ thể. 276
  6. Đi đối với việc chuẩn hóa bằng cấp, trình độ chuyên môn, đội ngũ giảng viên cần tự chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học, đây là hai công cụ hỗ trợ lớn cho giảng viên trong công tác giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nƣớc ngoài, tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nƣớc ngoài. Cố gắng trong vài năm nữa giảng viên chuyên ngành có thể đảm bảo dạy song ngữ, có nhƣ vậy mới đảm bảo đào tạo đƣợc đội ngũ lao động du lịch theo đúng tiêu chuẩn nghề mà các nƣớc ASEAN đặt ra trong "Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) của khu vƣc ASEAN. Thứ hai, tăng cường cơ sở vật, trang thiết bị theo hướng đào tạo thực hành kỹ năng nghề Nhà trƣờng cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng trung tâm thực hành du lịch mới tại cơ sở chính. Đặc biệt, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch trong việc bố trí các trang thiết bị trong các phòng thực hành nghiệp vụ. Theo đó, cần bám sát các tiêu chuẩn quốc tế cho ngành khách sạn với phòng ngủ, nhà hàng, chế biến món ăn, khu vực lễ tân, quầy bar…; ngành lữ hành, hƣớng dẫn với mô hình văn phòng giao dịch, điều hành tour, phần mềm giữ chỗ hàng không, phần mềm giữ chỗ khách sạn trong hệ thống phân phối toàn cầu,… Đặc biệt, cần sớm triển khai hệ thống khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp dịch vụ du lịch theo mô hình thực nghiệm công ty trong trƣờng đại học. Thứ ba, Nhà trường phải đảm bảo số lượng chuyên gia công nghệ thông tin Một trong những yếu tố cốt lõi của CMCN 4.0 là Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT). Nó là sự kết nối giữa thế giới thật và ảo thông qua phần mềm công nghệ thông tin, kỹ thuật số và kết nối mạng, do vậy kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và kỹ thuật số có vai trò rất quan trọng đối với nhà trƣờng cũng nhƣ ngƣời học. Vì vậy, việc trang bị cho sinh viên du lịch các kiến thức kỹ thuật số và kỹ năng có liên quan để đáp ứng nhu cầu xã hội trong nền công nghiệp 4.0 là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phải có đội ngũ Giảng viên, Chuyên gia công nghệ thông tin chất lƣợng cao, có khả năng truyền đạt và đào tạo ra những sinh viên giỏi, nhạy bén và tinh thông trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra, sinh viên cũng phải đƣợc trang bị trình độ ngoại ngữ đủ để có thể làm việc ở mọi nơi trong tƣ cách là một công dân trong xã hội hiện đại. Thứ tư, Nhà trường cần đổi mới phương thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số và hệ thống mạng Hiện nay, Nhà trƣờng đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy nhƣ: hệ thống bài giảng điện tử, sử dụng máy tính để tìm kiếm tài liệu… Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin này chƣa thật sự hiệu quả. Nhiều giảng viên làm theo kiểu đối phó vì quen với lối dạy truyền thống nhất là đối với các giảng viên đã vào nghề lâu năm. Vì vậy, để thích ứng với CMCN 4.0 việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cần đƣợc thực hiện nghiêm túc mà sáng tạo. Giảng viên phải đồng bộ truyền đạt kiến thức cho sinh viên bằng các bài giảng điện tử; Giảng viên và sinh viên có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực. Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thông tin trên mạng Internet: tìm kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh bạ website. Chỉ cần gõ chính xác địa chỉ website là ngƣời dùng có thể truy cập vào trang thông tin điện tử để khai thác thông tin. Tìm kiếm động là tìm kiếm trực tuyến, cách này sử dụng những địa chỉ website là công cụ tìm kiếm (Search Engine). Website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là trang http://www.google.com.vn. Từ cửa sổ trang web này, ngƣời truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những từ hoặc cụm từ cần tìm và gõ phím Enter, các trang chủ sẽ kết nối (link) đến các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ ngƣời sử dụng cần tìm. Khi đó Giảng viên và sinh viên có thể in trực tiếp hoặc lƣu trữ bằng cách download các tài liệu liên quan. Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp trong đào tạo giữa Nhà trường với các doanh nghiệp du lịch Trƣớc sự phát triển nhanh chóng của CMCN 4.0 Nhà trƣờng cần đào tạo nguồn nhân lực theo ―những gì thị trƣờng cần‖ và hƣớng tới chỉ đào tạo ―những gì thị trƣờng sẽ cần‖. Theo mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học với Doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, ngày 20/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn 4929 /BGDĐT-GDĐH về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cƣờng thực hiện có hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp du lịch. 277
  7. Vì vậy, Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp trong đào tạo giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp du lịch theo các nội dung sau: - Phối hợp xây dựng chƣơng trình đào tạo Chất lƣợng đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có chƣơng trình đào tạo (CTĐT). Vì vậy, để cung ứng đội ngũ nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp, thì chƣơng trình đào tạo cần phải có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà trƣờng cần phải đẩy mạnh và thực hiện phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch có thƣơng hiệu để xây dựng chƣơng trình đào tạo, nội dung, phƣơng pháp, giáo trình, tài liệu…tối ƣu nhất, tiên tiến nhất, phù hợp với thực tiễn yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Các nội dung đƣa vào cần bổ sung theo hƣớng giảm tải khối lƣợng kiến thức lý thuyết, tăng kiến thức thực tế, thực hành, chú trọng hơn các môn học mang tính liên ngành và các môn học kỹ năng, giảm bớt chƣơng trình chính khóa tăng chƣơng trình ngoại khóa, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, chƣơng trình đào tạo cần đảm bảo tính hiện đại, cập nhật với xu thế đào tạo của thể giới. Cần đƣa vào chƣơng trình các học phần mang tính ứng dụng công nghệ thông tin, các học phần du lịch thông minh, du lịch sáng tạo,... - Phối hợp giảng dạy các học phần thực hành Tùy thuộc vào đặc điểm mỗi học phần, đặc biệt là các học phần thực hành kỹ năng chuyên ngành mà nhà trƣờng lựa chọn mời chuyên gia ở các doanh nghiệp giảng dạy cho phù hợp. Doanh nghiệp du lịch giảng dạy, hƣớng dẫn các nội dung liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là nơi thực hành của sinh viên khi triển khai giảng dạy các học phần thực hành, vì vậy doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các nghiệp vụ ngành; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào tạo thực hành. - Phối hợp tổ chức các hoạt động thực tập, thực tế và đánh giá sinh viên Để sinh viên có thể tự tin vững nghiệp vụ, giỏi kỹ năng sau khi ra trƣờng thì Nhà trƣờng cần phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện các chƣơng trình thực tập, thực tế. Theo đó, doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên ngành du lịch tiếp cận môi trƣờng kinh doanh thực tế, sử dụng trang thiết bị, cở sở vật chất trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ học tập. Doanh nghiệp cử cán bộ, chuyên gia có chuyên môn phù hợp để hƣớng dẫn, giảng dạy sinh viên ngành du lịch thực tập, thực tế theo mục tiêu cụ thể của từng ngành đào tạo. Doanh nghiệp du lịch, cần cử đại diện theo dõi, tham gia vào kiểm định, đánh giá chất lƣợng đầu vào và đầu ra của sinh viên; cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của mình cho nhà trƣờng để nhà trƣờng có kế hoạch điều chỉnh chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ kế hoạch bố trí sinh viên đến thực tập, giới thiệu tuyển dụng… đảm bảo theo đúng yêu cầu doanh nghiệp đặt ra. - Hợp tác NCKH và thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp. Nhà trƣờng và doanh nghiệp hỗ trợ chuyên môn trong xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học trong lĩnh vực Du lịch. Kết quả nghiên cứu của các đề án, đề tài khoa học sẽ đƣợc Nhà trƣờng và Doanh nghiệp triển khai ứng dụng vào thực tiễn theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. 5. KẾT LUẬN Tóm lại, để cung cấp nguồn nhân lực du lịch năng động, nhạy bén và có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì các cơ sở đào tạo nói chung và Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói riêng cần có định hƣớng rõ ràng và tìm cho mình những giải pháp đào tạo phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, với những giải pháp trên tác giả hi vọng nó có thể góp một phần trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực du lịch của Nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chung Thị Vân Anh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục đại học nói chung và Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, 22/11/2017. 2. Khƣơng Nha và Duy An (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? website: http://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-lagi-post750267.html, 29/5/2017. 278
  8. ĐÀO TẠO HƢỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP ThS. Vũ Hương Lan, TS. Phạm Hồng Long Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Hướng dẫn viên là đại sứ thương hiệu, hình ảnh của một điểm đến, một quốc gia. Do vậy, hướng dẫn viên đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, ở Việt Nam, nghề hướng dẫn ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Trên phạm vi cả nước, đã có nhiều cơ sở đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu hướng dẫn viên còn chưa đảm bảo, việc quản lý và bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ sở đào tạo đã có những nỗ lực nhằm giúp đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam. Bài viết này đánh giá thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên cũng như thực trạng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, những khó khăn, bất cập trong đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị giúp cho việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch ở trường đại học đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Từ khóa: Đào tạo, hƣớng dẫn viên, Khoa Du lịch học 1. VAI TRÒ CỦA HƢỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Trong danh mục các công việc của nghề du lịch, hƣớng dẫn viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo Paul Morrison, một thành viên sáng lập tạp chí Wanderlust, chuyên về du lịch mạo hiểm hàng đầu của Anh, và là cha đẻ của Giải thƣởng dành cho Hƣớng dẫn viên xuất sắc nhất thế giới Paul Morrison Guide Award, ông đặc biệt đánh giá cao tầm quan trọng của một hƣớng dẫn viên đối với ngành công nghiệp du lịch. Những hƣớng dẫn viên có tài năng chính là ngƣời có khả năng dẫn dắt du khách phát hiện ra những điều nhỏ nhặt nhƣng có ý nghĩa, họ biết cách kích thích sự đam mê khám phá của du khách, và nhƣ vậy, du khách không bao giờ cảm thấy nhàm chán hay đơn điệu khi tham gia tour của họ. Nói một cách khác, họ chính là những "ngƣời hùng" của công nghệ du lịch. Hƣớng dẫn viên là ngƣời mà khách tiếp xúc nhiều nhất trong một chuyến du lịch, góp phần lớn vào thành công của một chuyến đi. Trong một tour du lịch, họ có vai trò là ngƣời phục vụ với các công việc đã đƣợc phân công cụ thể, là cầu nối của công ty và các cơ sở dịch vụ với khách du 279
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2