intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nhu cầu nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam" trình bày về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần phải được đầu tư và hỗ trợ nhiều. Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động của ngành và thực hiện Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện trong giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam

  1. NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Hương* 1 ABSTRACT: Over the years, Vietnam tourism has grown rapidly, contributing positively to the progress of national contribution and protection. Recent achievements in tourism development are highly appriciated, but the tourism sector is facing many challenges, including human factor. Tourism human resources play a decisive role not only for tourism development, but also in contributing to the industrialization and modernization of the country. Human resources development in tourism has achieved certain results, but there are still many shortcomings like overlapping management; unclear training objectives, scattered training both in terms of size and structure, lack of qualified and experienced teachers... Training on tourism human resources asks for much investment and support. The Government has promulgated the sector’s action plan and implemented the Resolution on fundamentally and comprehensive innovation in education, serving industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy during international integration. The Ministry of Culture, Sports and Tourism has also developed and issued a plan for the development of human resources for the tourism sector in the 2011-2020 period with the objectives that by 2020, the tourism human resources will be of high standard meeting the practical requirements of the industry, businesses and society, turning the tourism industry into a spearhead economic branch of the country. Keywords: demand, human resources, training, tourism industry Tóm tắt: Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực vào tiến trình đóng góp và bảo vệ quốc gia. Những thành tựu gần đây trong phát triển du lịch được đánh giá cao, nhưng ngành du lịch đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả yếu tố con người. Nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quyết định không chỉ đối với phát triển du lịch mà còn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Phát triển nguồn nhân lực trong du lịch đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như quản lý chồng chéo; mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng, đào tạo còn manh mún cả về quy mô và cơ cấu, chưa đủ cán bộ giảng dạy có chất lượng và kinh nghiệm cho các trình độ... Đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần phải được đầu tư và hỗ trợ nhiều. Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động của ngành và thực hiện Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện trong giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng và ban hành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020, nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn cao; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành, các doanh nghiệp và xã hội, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ khóa: nhu cầu, nguồn nhân lực, đào tạo, ngành du lịch * Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện tài chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 10000, Việt Nam, Corresponding author. Tel.: +84912670953. E-mail address: nguyenthithuhuonghvtc@gmail.com
  2. 992 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1. THỰC TRẠNG NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO CỦA KHỐI CƠ SỞ LƯU TRÚ Các loại hình cơ sở lưu trú tại Việt Nam rất đa dạng, bao gồm từ các khu nghỉ dưỡng sang trọng và các khách sạn hạng sang đến các khách sạn được xếp hạng sao thấp hơn, các nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú tại nhà dân. Các khách sạn từ 3 - 5 sao được quy định và đăng ký bởi Tổng cục Du lịch, còn các cơ sở khác được đăng ký ở cấp tỉnh là các sở VHTTDL tại địa phương. Tính đến hết năm 2017 có 25.600 cơ sở lưu trú tại Việt Nam với tổng số phòng là 508.000 phòng. Trong đó có 882 khách sạn (3, 4, 5 sao Biệt thự và căn hộ du lịch cao cấp) với 104.315 phòng. Số lượng phòng có sẵn tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Trong năm 2000 có 72.200 phòng. Đến năm 2017, con số này lên tới 508.000 phòng, đưa mức tăng số phòng lên tới 703%. Bảng 1. Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2017 Tăng trưởng Công suất buồng bình Năm Số lượng cơ sở Tăng trưởng (%) Số buồng (%) quân (%) 2000 3.267 - 72.200 - - 2002 4.390 34,4 92.500 28,1 - 2004 5.847 33,2 125.400 35,6 49,9 2006 7.039 20,4 160.500 28,0 60,0 2007 9.080 29,0 178.348 11,1 60,7 2008 10.406 14,6 202.776 13,7 59,9 2009 11.467 10,2 216.675 6,9 56,9 2010 12.352 7,7 237.111 9,4 58,3 2011 13.756 11,4 256.739 8,3 59,7 2012 15.381 11,8 277.661 8,1 58,8 2014 16.000 - 332.000 - 69,0 2015 19.000 18,7 370.000 11,4 55,0 2016 21.000 10,5 420.000 13,5 57,0 2017 25.600 21,9 508.000 21,0 56,5 Nguồn: Tổng cục Du Lịch Bảng 2. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao (2013-2017) Khách sạn 5 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Biệt thự và căn hộ Tổng số và tương đương và tương đương và tương đương du lịch cao cấp  Năm Số cơ Số cơ Số cơ Số cơ Số cơ Số buồng Số buồng Số buồng Số buồng Số buồng sở sở sở sở sở 2013 598 62.002 64 15.385 159 20.270 375 26.347 - - 2014 640 66.728 72 17.659 187 22.569 381 26.500 - - 2015 747 82.325 91 24.212 215 27.379 441 30.734 - - 2016 784 91.250 107 30.624 230 29.387 442 30.902 11 1.557 2017 882 104.315 118 34.444 261 33.764 490 34.332 12 1.713 Nguồn: Số liệu do Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách sạn (TCDL) và các Sở VHTTDL Các cơ sở lưu trú là nơi tạo việc làm chủ yếu cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo về du lịch và khách sạn từ các trường đại học, Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch. Các sinh viên tốt nghiệp Nghề Du lịch được đánh giá một cách tích cực về các lĩnh vực dịch vụ khách hàng (84% hài lòng), kỹ năng giao tiếp (77% hài lòng) và khả năng ngoại ngữ (63% hài lòng) nhưng được đánh giá ở mức thấp hơn nhiều trong mảng kỹ thuật (41% hài lòng), quản lý (38% hài lòng), lập kế hoạch (30% hài lòng).
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 993 Biểu đồ 1. Xếp hạng chất lượng phát triển kĩ năng tại các trường đại học, Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch: khối Cơ sở lưu trú (tỉ lệ đánh giá: Hài lòng) Nguồn: tác giả tổng hợp từ Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ Biểu đồ 1 cho thấy: các chỉ số xếp hạng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học thấp hơn so với kĩ năng của sinh viên đào tạo nghề ở các lĩnh vực dịch vụ khách hàng (63% hài lòng), kỹ năng giao tiếp (62% hài lòng) và khả năng ngoại ngữ (61% hài lòng). Nhưng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học cao hơn so với kĩ năng của sinh viên đào tạo nghề ở các lĩnh vực quản lý (41% hài lòng), lập kế hoạch (35% hài lòng). Kết quả xếp hạng cho các sinh viên mới tốt nghiệp của cả Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch và các trường đại học chỉ ra rõ ràng sự cần thiết phải tăng cường tính cập nhật về ngành du lịch của chương trình giáo dục và đảm bảo các tiêu chuẩn VTOS tập trung một cách thích hợp vào năng lực làm việc. Nhìn chung, các cơ sở lưu trú đánh giá mức độ kỹ năng của lực lượng lao động hiện tại của mình là yếu kém. Điều này là một thách thức thực sự đối với khối cơ sở lưu trú cũng như ngành du lịch Việt Nam nói chung bởi các cơ sở lưu trú đóng góp rất lớn tới nhận thức và sự hài lòng của du khách. Kỹ năng yếu kém chắc chắn là một trong các nguyên nhân tạo ra những dịch vụ và sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, trực tiếp ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng và cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. Mối lo đặc biệt chính là mức đánh giá thấp dành cho các kĩ năng hiện có của các vị trí kĩ thuật chủ chốt và tiếp xúc khách hàng tại nhà hàng, lễ tân, bộ phận phòng và khu vực nghỉ dưỡng. Ngược lại, cán bộ quản lý được nhìn nhận một cách tích cực hơn, mặc dù xếp hạng của họ cũng chỉ ở mức ‘hài lòng’ chứ chưa phải là xuất sắc nổi bật. Tóm lại, những lỗ hổng kĩ năng quan trọng cần có và các nhu cầu đào tạo tương ứng đối với khối cơ sở lưu trú tại Việt Nam từ các cơ sở chưa được phân loại đến các cơ sở 5 sao đều liên quan đến: Một là, “kỹ năng mềm” bao gồm ngôn ngữ, dịch vụ liên quan đến khách hàng và bán hàng/năng lực tiếp thị. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các chương trình đại học và đào tạo nghề hiện có và đối với sự quan tâm dành cho các tiêu chuẩn nghề như VTOS. Hai là, công nghệ thông tin/kỹ năng web chưa được coi là một mảng kỹ năng cần có của khối cơ sở lưu trú, đặc biệt là các cơ sở lớn và có thương hiệu quốc tế; tuy nhiên, những kỹ năng này lại rất quan trọng đối với các cơ sở nhỏ.
  4. 994 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Ba là, các kỹ năng về quản trị tài chính có tầm quan trọng đáng kể cho các doanh nghiệp lớn nhưng kết quả bị giới hạn. 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO CỦA KHỐI CÔNG TY LỮ HÀNH VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR Nam là liên kết hợp theo chiều ngang với các lĩnh vực khác của ngành du lịch trong một doanh nghiệp duy nhất, đặc biệt là vận chuyển, cơ sở lưu trú và nhà hàng. Các công ty lữ hành và các nhà điều hành tour ở Việt Nam không được quy định chặt chẽ và điều này ảnh hưởng đến việc làm và các cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ. Phần lớn các công ty lữ hành/các nhà điều hành tour cung cấp dịch vụ trong nước, hoặc làm đối tác cho các công ty quốc tế hay trong nước để cung cấp dịch vụ một lần cho khách du lịch tại Việt Nam hoặc cho khách du lịch trong nước. Các công ty này thường cung cấp dịch vụ du lịch toàn diện bao gồm vé cho tất cả các phương thức vận tải, các sự kiện và các cơ sở lưu trú. Nhu cầu về du lịch ra nước ngoài và dịch vụ của các công ty và nhà điều hành nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Theo số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016, có khoảng 6,5 triệu lượt du khách trong nước đi du lịch nước ngoài, tăng khoảng 15% so với năm trước và chi tiêu 7 - 8 tỷ USD. Chính vì vậy số doanh nghiệp lữ hành quốc tê tăng mạnh, năm 2005 có 428 doanh nghiệp đến năm 2017 có 1.752 doanh nghiệp tăng 409%. Nói chung, có rất ít các nhà điều hành chỉ cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, do nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp này là đa chức năng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ ra nước ngoài được đặt tại các thành phố lớn và là một trong số các nhà điều hành tour lớn. Bảng 3. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2017 Loại hình doanh nghiệp Doanh Năm Doanh nghiệp Công ty Doanh nghiệp Doanh nghiệp nghiệp có Tổng số nhà nước TNHH cổ phần tư nhân vốn đầu tư nước ngoài 2005 119 222 74 3 10 428 2006 94 276 119 4 11 504 2007 85 350 169 4 12 620 2008 69 389 227 4 12 701 2009 68 462 249 4 12 795 2010 58 527 285 5 13 888 2011 13 621 327 4 15 980 2012 9 731 371 6 15 1.132 2013 9 845 428 8 15 1.305 2014 8 949 474 9 15 1.456 2015 7 1.012 475 10 15 1.519 2016 5 1.081 489 10 15 1.600 2017 5 1.164 556 11 16 1.752 Nguồn: Tổng cục Du lịch  Đánh giá về sinh viên tốt nghiệp Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch cho thấy mức độ hài lòng cao nhất với các kỹ năng của họ trong các mảng năng lực mềm như giao tiếp, ngôn ngữ và dịch vụ khách hàng. Xếp hạng thấp nhất dành cho quản lý môi trường và các kỹ năng về hoạt động/kỹ thuật trong khối công ty lữ hành/điều hành tour du lịch.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 995 Kĩ ng vậ hành/kĩ nă n … Kĩ ng quả lý mô i … nă n Kĩ ng lã nh đạ nă o Kĩ ng quả lý nă n Kĩ ng bá n hàng nă Kĩ ng lậ kếhoạ nă p ch Cao đẳ dạ nghề ng, y Kĩ ng làm việ … nă c Đạ họ i c Kĩ ng CNTT/Web nă Kĩ ng ngoạ ngữ nă i Kĩ ng dị vụ nă ch … Kĩ ng giao tiế nă p 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biểu đồ 2. Các nhà điều hành tour xếp hạng các kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học, Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch ở mức độ hài lòng Nguồn: tác giả tổng hợp từ Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ Đánh giá về kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học cho thấy các mức xếp hạng cao nhất tương tự dành cho các mảng kĩ năng mềm giống như đánh giá dành cho các sinh viên tốt nghiệp Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch, trong đó hầu hết các kĩ năng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên kỹ năng về hoạt động và kỹ thuật còn yếu kém. Nhu cầu kỹ năng trong tương lai của khối các công ty lữ hành/ điều hành tour xác định bốn mảng kĩ năng riêng biệt, mặc dù mức độ của mỗi mảng là không giống nhau. Mảng các kỹ năng chi phối tương lai của khối này, là giao tiếp, ngoại ngữ, một loạt các khả năng kỹ năng mềm, dịch vụ khách hàng và cá tính. Tầm quan trọng thứ hai thuộc về một loạt các năng lực cá nhân bao gồm làm việc độc lập, kỹ năng về cuộc sống và xã hội, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Thứ ba là kĩ năng liên quan đến công nghệ, bao gồm cả thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến và xử lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Cuối cùng, ít quan trọng nhất là các kỹ năng hoặc năng lực kỹ thuật trong các lĩnh vực như thiết kế tour du lịch, các chuyến đi thực tế và các lĩnh vực thể thao quan trọng. Tóm lại, yêu cầu đặt ra đối với nhân lực của khối công ty lữ hành/điều hành tour cho hiện tại và tương lai bao gồm: • Các kĩ năng mềm, giao tiếp, ngoại ngữ là những nhu cầu kĩ năng hàng đầu cần cho khối; kể cả các kĩ năng lập kế hoạch (cho các tour du lịch). • Các kĩ năng công nghệ (quản lý web, thiết kế web) cũng được ưu tiên cao bởi các công ty lữ hành/ điều hành tour ở mọi quy mô khác nhau. • Kỹ năng du lịch ngoài nước đang có nhu cầu lớn trong các công ty lớn và các thành phố lớn.
  6. 996 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Cá c nguồ tham khả … n o, Sự chuyên nghiệ củ CV p a Ngoạ hì nh/ấ tượ ban đầ i n ng u Chứ chỉbằ cấ ng / ng p Trườ cao đẳ đạ họ … ng ng/ i c Giá o dụ phổcậ c p Series1 Sự thểhiệ trong buổ… n i Kinh nghiệ làm việ m c Kĩ ng ngoạ ngữ nă i Cá tí nh và nhiệ huyế t t Kĩ ng giao tiế nă p 0 1 2 3 4 Biểu đồ 3. Các nhà điều hành tour – các tiêu chí lựa chọn nhân viên mới Nguồn: Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ 3. THỰC TRẠNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO CỦA KHỐI CÁC LĨNH VỰC DU LỊCH MỚI VÀ ĐANG NỔI 3.1. Các điểm tham quan du lịch Các điểm tham quan du lịch bao gồm một loạt các loại hình cơ sở và doanh nghiệp. Thông thường, trên thế giới, đó là các điểm tham quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và đương đại - ví dụ các danh lam thắng cảnh thác nước, đền thờ, các chiến trường cũ, viện bảo tàng, đài tưởng niệm, công viên/vườn thú và công viên theo chủ đề. Như vậy, chúng có thể được đặt dưới sự quản lý của Chính phủ hoặc địa phương, các cơ quan công viên quốc gia hoặc khu vực tư nhân. Các ngành nghề tại các điểm tham quan du lịch, bao gồm nhân viên quản lý (quản lý chung, quản lý nhà hàng, quản trị), các chuyên gia kỹ thuật (bảo tồn, bảo tồn di sản, động vật học, nhà nghiên cứu), hướng dẫn viên du lịch, những người điều phối sự kiện, những người hoạt động giải trí và nghệ sĩ biểu diễn, nhân viên dịch vụ (chia bài sòng bạc, nhân viên lễ tân, phục vụ bàn, nhân viên bán và soát vé) và nhân viên hỗ trợ (làm vườn, an ninh, web/IT). Trong số này, hướng dẫn viên du lịch nhìn chung là được đề cập đến nhiều nhất. Tuyển dụng cho các điểm du lịch bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Phần còn thiếu trong số các nguồn được chỉ ra có liên quan đến các chương trình giáo dục ở Việt Nam, cả trong các hệ thống đào tạo nghề và đại học. Những kỹ năng quan trọng cho tuyển dụng còn nhiều vấn đề phải bàn bao gồm các kỹ năng trình bày chung (cho hướng dẫn viên, nhân viên tại điểm tham quan), hướng dẫn và ngoại ngữ. Các khoảng trống kỹ năng sau khi tuyển dụng chủ yếu được bổ sung thông qua đào tạo nội bộ. 3.2. Spa và chăm sóc sức khỏe Lĩnh vực Spa và chăm sóc sức khỏe phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và có thể được bắt gặp từ các khách sạn/khu nghỉ dưỡng lớn đến các cơ sở hoạt động độc lập tại những khu vực hoặc thành phố du lịch. Việc tuyển dụng trong lĩnh vực Spa và chăm sóc sức khỏe bao gồm tuyển dụng trong nội bộ và các nguồn bên ngoài rất đa dạng, cả trong nước và quốc tế. Hầu như không có ứng cử viên nào được tuyển dụng
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 997 từ các trường cao đẳng/đại học. Đó là do tính chất công việc đòi hỏi kĩ năng ngoại ngữ của các ứng cử viên và thiếu kinh nghiệm thực tế phù hợp với lĩnh vực Spa và chăm sóc sức khỏe này. Đào tạo nội bộ là hình thức phổ biến để bổ sung những thiếu sót kĩ năng, trong khi sự đào tạo từ các nguồn bên ngoài được sử dụng rất hạn chế, chủ yếu là hiểu biết về sản phẩm spa. Lĩnh vực chính đòi hỏi các kĩ năng mới và truyền thống là lĩnh vực spa trị liệu và massage, kết hợp với các kĩ năng dịch vụ, giao tiếp và ngôn ngữ. 3.3. Du lịch thể thao Du lịch thể thao là lĩnh vực phát triển khá mạnh mẽ trên toàn cầu và điều này cũng rất đúng với trường hợp của Việt Nam. Du lịch thể thao (và các lĩnh vực liên quan của du lịch mạo hiểm) bao gồm một loạt các khu vực, cả chính thức và không chính thức chủ yếu ở các vùng phi đô thị, dọc theo bờ biển hoặc những ngọn núi. Các hoạt động du lịch thể thao và mạo hiểm ở Việt Nam bao gồm thể thao biển, thể thao trên sông, chơi golf, đi xe đạp và đi bộ đường rừng. Tuy du lịch thể thao và mạo hiểm là một lĩnh vực quan trọng và đang phát triển ở Việt Nam, mối quan tâm chính của các doanh nghiệp đang hoạt động là đưa ra khai thác tour trong lĩnh vực này. Các hoạt động thực tế cung cấp dịch vụ đào tạo và huấn luyện thể thao chỉ giới hạn trong các câu lạc bộ và trung tâm thể thao chuyên biệt có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp du lịch. Do đó, khách du lịch chơi golf sẽ có chương trình tour được tổ chức bởi công ty du lịch nhưng sẽ được hỗ trợ và huấn luyện tại sân golf bởi một câu lạc bộ đối tác. Nguồn tuyển dụng quan trọng nhất trong lĩnh vực Du lịch thể thao là tuyển dụng nhân sự nội bộ, bên cạnh đó, nhiều nguồn bên ngoài khác cũng được sử dụng, bao gồm các trường Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch và các nguồn quốc tế. Các kĩ năng còn thiếu trong lĩnh vực này bao gồm ngoại ngữ, giao tiếp, thiếu kinh nghiệm thực tế, kĩ năng tiếp thị và bán hàng, kĩ năng hướng dẫn và dịch vụ khách hàng. Để bù đắp những lỗ hổng kĩ năng này, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch thể thao dựa rất nhiều vào các chiến lược đào tạo nội bộ (trên 50%), bên cạnh đó còn sử dụng hình thức đào tạo bên ngoài, luân chuyển vị trí/mở rộng phạm vi công việc và thuê dịch vụ ngoài. 3.4. Du lịch thiên nhiên Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có, không chỉ ở trong các Công viên Quốc gia mà còn ở các vùng núi và ven biển, vì thế lĩnh vực du lịch thiên nhiên đóng một vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch thiên nhiên ở Việt Nam chủ yếu tuyển dụng nhân viên vào các vị trí hướng dẫn và hỗ trợ, bên cạnh việc nhận ra nhu cầu cần có các chuyên gia phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch ở vùng núi và vùng biển. Việc tuyển dụng trong các công ty du lịch thiên nhiên rất đa dạng, bao gồm cả một số lượng lớn trong nội bộ. Các nguồn bên ngoài bao gồm từ các trường đại học nhưng chủ yếu là các nguồn không chính thức thông qua truyền miệng, cũng như một số quảng cáo chính thức thông qua các phương tiện in ấn và truyền thông. Các kỹ năng quan trọng còn thiếu khi tuyển dụng là kĩ năng ngoại ngữ, nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng bán hàng tiếp thị, kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn du lịch sinh thái. Đào tạo nội bộ là cách chủ yếu được sử dụng để bù đắp các kỹ năng còn thiếu, trong khi các nguồn bên ngoài khác cũng được sử dụng một cách hạn chế. Các mảng kĩ năng trong lĩnh vực du lịch thiên nhiên ở Việt Nam bộc lộ các lỗ hổng rõ rệt nhất là tiếp thị trên website và thương mại điện tử, tiếp thị và bán hàng, kĩ năng thể thao mạo hiểm và thể thao dưới nước, và khả năng dịch vụ khách hàng/giải quyết vấn đề.
  8. 998 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 3.5. Du lịch văn hóa Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử văn hóa, đồng thời rất đa dạng về các dân tộc cùng sinh sống. Do đó, du lịch văn hóa hiển nhiên đóng một vai trò ngày càng lớn trong ngành du lịch của quốc gia. Vấn đề tuyển dụng trong lĩnh vực du lịch văn hóa rất đa dạng, một tỉ lệ lớn nhân sự được tuyển dụng trong nội bộ. Các nguồn tuyển dụng bên ngoài bao gồm từ các trường du lịch, bên cạnh đó còn có các nguồn không chính thức như truyền miệng cũng như quảng cáo chính thức thông qua các phương tiện in ấn hay truyền thông. Các kĩ năng còn thiếu khi tuyển dụng đó là ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng tiếp thị và bán hàng, và kĩ năng dịch vụ khách hàng. Đào tạo nội bộ là hình thức được sử dụng chủ yếu để bù đắp các mảng kĩ năng này, trong khi hạn chế sử dụng các nguồn bên ngoài. Những mảng kĩ năng còn thiếu rõ rệt nhất trong lĩnh vực du lịch văn hóa ở Việt Nam đó là tiếp thị qua website và thương mại điện tử, tiếp thị và bán hàng, trình diễn văn hóa và khả năng dịch vụ khách hàng/giải quyết vấn đề. Tóm lại, du lịch lĩnh vực mới và đang nổi là chìa khóa cho sự thịnh vượng trong tương lai của ngành du lịch Việt Nam vì nó tạo ra giá trị gia tăng cao và bao gồm một số lĩnh vực chuyên môn phát triển nhanh nhất (spa/chăm sóc sức khỏe; golf) trong ngành du lịch toàn cầu. Các kỹ năng cốt lõi có thể được chia thành ba mảng: a) một loạt các kỹ năng mềm và dịch vụ được khối cơ sở lưu trú và các công ty lữ hành/điều hành tour nhấn mạnh và đòi hỏi; b) các kĩ năng trong khối cơ sở lưu trú và các kĩ năng dịch vụ được đòi hỏi trong bối cảnh chuyên biệt (vận chuyển, du lịch trên biển) và c) các kỹ năng chuyên môn, thường có kỹ thuật cao (bảo tồn, lặn, golf) cần được đào tạo riêng biệt. Tuy nhiên, các kỹ năng mới và đang nổi chưa có trong các chương trình giáo dục đào tạo của Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch hay các trường đại học mặc dù một số kĩ năng đó có trong các kế hoạch đào tạo mới của một số trường (sự kiện). Một số mảng kĩ năng du lịch mới và đang nổi có tính chuyên môn cao và việc đào tạo hiện đang bị hạn chế hoặc không có ở Việt Nam (hướng dẫn lặn PADI, chuyên gia bảo tồn trong các vườn quốc gia, tổ chức lễ hội và sự kiện, quản lý sân golf). Các nhân viên thường được tuyển dụng từ nước ngoài và do đó xuất hiện cơ hội cho một số ít các chương trình đào tạo chất lượng cao, chuyên biệt trong các lĩnh vực này. 4. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM Hiện cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề) tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch; 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ nghề du lịch. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc trung tâm đào tạo đa ngành nghề tham gia đào tạo du lịch. Mỗi năm ngành Du lịch cần thêm 40.000 lao động nhưng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15.000 người, trong đó hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực này vẫn chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động trong ngành Du lịch. Thực tế cho thấy cái thiếu của du lịch Việt Nam không phải là nhân lực phổ thông mà là nhân lực chất lượng cao. Trong lĩnh vực này, du lịch nước ta cần khắc phục một số vấn đề còn hạn chế: Một là, chương trình đào tạo chưa thống nhất, mã ngành đào tạo chưa cập nhật, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu xã hội; chưa áp dụng triệt để các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo.  Hai là, còn thiếu hệ thống giáo trình cốt lõi; tài liệu tham khảo khá phong phú nhưng chất lượng hạn chế. Trong khi đó, không thể sử dụng giáo trình nước ngoài để giảng dạy chính thức vì nội dung, tên môn học, hệ số tín chỉ… có sự khác biệt lớn, nhiều lĩnh vực lại chưa phù hợp điều kiện phát triển và đặc điểm của nước ta. Thời gian qua, các trường đào tạo nhân lực du lịch cũng gặp nhiều khó khăn khi có tới ba bộ
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 999 tiêu chuẩn nghề du lịch cùng tồn tại. Đó là bộ tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành với tám nghề; bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Dự án EU hỗ trợ thực hiện với mười nghề; và bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN với sáu nghề. Sự không nhất quán trong chương trình, nội dung đào tạo khiến chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các cơ sở đào tạo rất khác nhau. Đây cũng là lý do khiến các doanh nghiệp lúng túng khi căn cứ vào bằng cấp để tuyển nhân sự. Ba là, trình độ sư phạm, chuyên môn của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Hiện cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo về du lịch, trong đó có 2.000 giảng viên, giáo viên, 2.580 đào tạo viên và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp. Tuy nhiên, về chất lượng, đội ngũ trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đội ngũ này chưa có trình độ chuyên sâu về du lịch. Nhiều giảng viên chuyển từ ngành khác sang giảng dạy cho nên thiếu sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế. Trong 2.000 giảng viên và giáo viên như đã thống kê, chỉ có 259 người có trình độ thạc sĩ trở lên (chiếm 13%). So với những ngành đào tạo khác, đây là tỷ lệ rất thấp. Bốn là, vấn đề “đầu ra” của các sinh viên, học sinh khi theo học tại các cơ sở đào tạo du lịch cũng chưa được bảo đảm, dẫn tới sức hút đối với người có năng lực tốt theo học chưa nhiều. Ngay từ khâu tuyển sinh, sinh viên đã thiếu sự tư vấn về nghề, dẫn đến thiếu định hướng, lựa chọn công việc không phù hợp năng lực bản thân. Doanh nghiệp là bộ phận bảo đảm đầu ra chủ yếu cho sinh viên nhưng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn chưa rõ ràng về lợi ích, dẫn đến việc phần lớn doanh nghiệp kết hợp với cơ sở đào tạo mang tính chất quan hệ cá nhân… Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, vẫn còn khoảng cách khá xa về chất lượng so với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đây sẽ là thách thức đối với lao động du lịch Việt Nam nếu không có trình độ, chất lượng tương đồng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành du lịch cần nhanh chóng có những giải pháp, chiến lược bài bản trong đào tạo nguồn nhân lực. 5. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch thời kỳ 2011 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011. Theo đó, nhu cầu nhân lực của ngành du lịch trong giai đoạn đến năm 2020 được dự báo như sau: Năm 2020 ngành du lịch cần khoảng 870 nghìn lao động trực tiếp, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm. Đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành du lịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu phải hợp lý hơn theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và xu thế phát triển khoa học - công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu và toàn diện trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Nhân lực du lịch cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Bắc sẽ cần và phát triển mạnh tương ứng với  sự phát triển cao của hoạt động du lịch trên các địa bàn này, đặc biệt là nhân lực người dân tộc ít người. Chú ý hơn nữa nhân lực du lịch ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng có nhiều tiềm năng và thế mạnh du lịch, để vừa phát triển du lịch, vừa đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ bản sắc văn hóa, chủ quyền dân tộc. 6. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi công tác đào tạo phải được quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển xứng đáng, thâm chí là phải đi trước một bước. Chính phủ cũng đã ban hành kế hoạch hành động của ngành, triển
  10. 1000 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ XIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng và ban hành Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011) với mục tiêu, kế hoạch, lộ trình triển khai, đảm bảo đến năm 2020 có đội ngũ nhân lực du lịch đạt chuẩn cao; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành, các doanh nghiệp và xã hội, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ bao gồm: Một là, Tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập Phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xem xét, đánh giá toàn diện về hệ thống cơ sở đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển ngành, có tham khảo hệ thống đào tạo ở các nước có du lịch phát triển để đảm bảo cơ cấu đào tạo du lịch ở các cấp là hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế. Đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch cần đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, đặc biệt là tham quan, học tập nâng cao trình độ giảng dạy ở ngoài nước. Chú trọng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. Có chính sách khuyến khích mời các chuyên gia quốc tế về du lịch, các giảng viên có kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo du lịch ở các nước có ngành du lịch phát triển sang Việt Nam tham gia giảng dạy, đặc biệt với những môn mới hoặc những môn mà Việt Nam còn ít các giảng viên, chuyên gia có trình độ cao. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để thu hút sự tham gia tích cực của nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân có kinh nghiệm, các nghệ nhân, chuyên gia, kỹ thuật viên có kỹ năng nghề cao vào hoạt động đào tạo để nâng cao tính thực tiễn của các chương trình đào tạo du lịch. Để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, cần tiếp tục đào tạo kỹ năng cho đội ngũ thẩm định viên, giám sát viên, đào tạo viên du lịch đạt trình độ khu vực và quốc tế và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong đào tạo du lịch. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành và đẩy mạnh đào tạo sau đại học về du lịch. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi chương trình khung đào tạo chuyên ngành du lịch bậc trung học chuyên nghiệp; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học, chương trình đào tạo du lịch liên thông các bậc đào tạo thống nhất cả nước. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng các chương trình khung đào tạo du lịch trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Việc xây dựng các khung chương trình đào tạo trên cần được tính đến yếu tố hội nhập để đảm bảo các chương trình khung đào tạo phù hợp với chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế. Theo đó cần tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, giáo trình môn học, mô đun. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo du lịch các cấp đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; tiếp cận dần yêu cầu năng lực làm việc trong các lĩnh vực của ngành, trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, mang nét đặc trưng của Việt Nam, đảm bảo liên thông giữa các bậc đào tạo.
  11. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1001 Chuyển đổi mạnh sang đào tạo theo mô đun, tín chỉ để tạo điều kiện cho nhân lực ngành du lịch có thể học suốt đời để nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết. Trong quá trình xây dựng các khung hoặc chương trình đào tạo ở các cấp cần mời các chuyên gia, các giảng viên quốc tế có kinh nghiệm cùng tham gia thực hiện. Hai là, Đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch Để nâng cao tính mở cũng như chất lượng đào tạo du lịch, cần có cơ chế khuyến khích hoạt động liên kết đào tạo liên thông và liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo du lịch trong nước với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín ở nước ngoài. Đây là phương thức quan trọng để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trong nước hướng tới tiệm cận các chuẩn quốc tế về đào tạo. Chú trọng tạo cơ chế và khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các cơ sở đào tạo du lịch với các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có uy tín, thương hiệu. Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế. Ba là, Tăng cường vai trò của Hiệp hội Du lịch trong hoạt động đào tạo Hiệp hội Du lịch là tổ chức đại diện của doanh nghiệp du lịch, vì vậy Hiệp hội Du lịch có vai trò “cầu nối” đặc biệt quan trọng giữa hoạt động kinh doanh du lịch với hoạt động đào tạo du lịch. Nói một cách khác Hiệp hội Du lịch phải là nơi cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo du lịch về nhu cầu lao động ở các trình độ và kỹ năng nghề khác nhau phù hợp với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Căn cứ nhu cầu nhân lực du lịch qua từng thời kỳ, khung chương trình đào tạo du lịch các cấp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sự cân bằng “Cung - Cầu” giữa nguồn nhân lực được đào tạo với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch cũng sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng khung các chương trình đào tạo cũng như quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch, phù hợp với các chuẩn mực khu vực và quốc tế. Với vai trò của mình, Hiệp hội Du lịch cũng sẽ là cầu nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các hoạt động thực tập trong khuôn khổ các chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế đã được thiết lập. Việc thực hiện đồng bộ một số giải pháp quan trọng trên sẽ góp phần tích cực tăng cường hoạt động đào tạo nhân lực du lịch hướng đến các chuẩn mực khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của du lịch Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. [2] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011, Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020. [3] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2014, Báo cáo chuyên đề, Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển. [4] Liên minh Châu Âu, 2014, Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU). [5] PGS.TS. Phạm Trung Lương- Viện Du lịch Bền vững Việt Nam, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2