Đào tạo nhân lực trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
lượt xem 2
download
Bài viết dưới đây tìm hiểu và so sánh giữa đào tạo-thu nhập; thu nhập giữa các ngành nghề/vùng vàđặc biệt hơn là mức tăng năng suất lao động giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, từ đó bài viết bàn luận về điều kiện để điểm cân bằng thị trường lao động tự nhiên xuất hiện và phân tích chính sách vĩ mô về thuế, thành lập doanh nghiệp - đào tạo, phân bổ nguồn lực quốc gia trong đào tạo nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo nhân lực trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
- ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP Trần Thanh Hải* TÓM TẮT Một nghịch lý thường nghe là sinh viên ra trường thất nghiệp nhưng doanh nghiệp luôn than thiếu hụt lao động. Mấu chốt vần đề là việc kết nối CUNG-CẦU nhưng bao năm qua tình trạng trên vẫn chưa giải quyết được. Bài viết dưới đây tìm hiểu và so sánh giữa đào tạo-thu nhập; thu nhập giữa các ngành nghề/vùng vàđặc biệt hơn là mức tăng năng suất lao động giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, từ đó bài viết bàn luận về điều kiện để điểm cân bằng thị trường lao động tự nhiên xuất hiện và phân tích chính sách vĩ mô về thuế, thành lập doanh nghiệp - đào tạo, phân bổ nguồn lực quốc gia trong đào tạo nghề. Từ khoá: đào tạo, nhân lực, giáo dục nghề nghiệp, lao động, đề xuất giải pháp 1. Lao động được đào tạo vẫn thất nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu lao động Trong hơn thập kỷ qua việc đào tạo nguồn nhân lực ‘có tay nghề trung bình và cao’ phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói riêng và nền kinh tế nói chung còn nhiều bất cập. Nhiều sinh viên (SV) ra trường không kiếm được việc làm, trong khi đó DN luôn luôn kêu than không tuyển được lao động kỹ thuật hay/ và thường xuyên phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng?. Bản tin cập nhật thị trường lao động số 21, quý I 2019 công bố bởi Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (MOLISA) và Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy dù số lao động qua đào tạo hiện đang thất nghiệp có giảm so với quý 4 và quý 1 năm 2018 nhưng số lượng tuyệt đối lao động thất nghiệp trong quý 1/2019 của lực lượng này vẫn là: - Đại học trở lên: 124.500 người - Cao đẳng: 65.100 người - Trung cấp: 52.700 người - Sơ cấp: 18.100 người * Trường Cao đẳng Viễn Đông TP. Hồ Chí Minh 259
- Như vậy dù cung - cầu lao động vẫn đang thiếu, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động qua đào tạo từ Trung cấp trở lên là 260.400 người, chiếm 24.5 % trong tổng số lao động thất nghiệp là 1.059.000 người. Nếu tính chi phí đào tạo bình quân là 10 triệu/SV/năm học, thì mỗi năm chi phí đào tạo cho số lao động có ‘tay nghề’ (không tính sơ cấp) này thất nghiệp là khoảng gần 2.500 tỷ đồng. Dẫn chứng thêm nghịch lý qua Báo cáo 2018-2019 của Vietnamworks được Molisa trích dẫn trên cổng thông tin điện tử chính thức là. 260
- Nguồn: Báo cáo của Vietnam works được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA) trích dẫn http://www.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/447/catid/4267/ itemid/80652/Default.aspx?Tieude=Nam_2019___Khat__lao_dong_co_ky_nang_va_ trinh_do_cao. Chúng ta thấy đã có chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu tuyển dụng thông qua chỉ số công việc đăng tuyển là 666 tăng 11 % trong năm 2018 so với 2017 và chỉ số công việc ứng tuyển là 535, chỉ tăng 5 % trong năm 2018 so với 2017. Như vậy giữa cung - cầu lao động có tay nghề ‘cao’ hiện đang thiếu nhiều từ 2014-2018 (xem 2 biểu đồ). 2. Tương quan giữa lao động qua đào tạo và thu nhập Nguồn; Tổng cục thống kê 2010-2017 261
- Nếu % số lao động qua đào tạo của cả nước qua 3 mốc thời gian tương ứng 2010-2015-2017 là 14,6%, 19,9% và 21,4%, có thể thấy những trung tâm đô thị lớn như Hà nội và TP. Hồ Chí Minh có mức trên trung bình khá cao. Cụ thể trong 2017, tỷ lệ % lao động qua đào tạo của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tương ứng là 42,1%, và 35,7%. Lý giải điều này là do có quá nhiều cơ sở đào tạo giáo dục ĐH và GDNN hiện diện tại 2 đô thị trên. Đà Nẵng có % lao động qua đào tạo đứng thứ 2, so với cả nước nhưng lại có mức thu nhập bình quân/tháng/người (6,61 trđ) thấp hơn so với thu nhập bình quân chung cả nước (7,51 trđ), cụ thể: Nguồn; Tổng cục thống kê 2010-2017 Ngoài 2 đô thị Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trong năm 2017 (số liệu 2016) có thu nhập bình quân tháng/người cao hơn mức bình quân chung cùng năm là 7,51 tr đồng do có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao, thì Bắc Ninh có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn chút và Bình Dương có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao thấp hơn mức bình quân chung, nhưng thu nhập bình quân tháng/người của 2 địa phương này lại cao hơn mức bình quân chung. Lý giải điều này từ bảng thống kê dưới đây cho thấy dù tỷ lệ % lao động qua đào tạo của địa phương không cao nhưng do lao động nhập cư từ địa phương khác về rất cao như Bình Dương (30,6%) hay Bắc Ninh (9,7%), đã làm cho thu nhập bình quân tháng người tại 2 địa phương này tăng cao. 262
- Nguồn; Tổng cục thống kê 2010-2017 Quả thật, với lợi thế nằm gần 2 đô thị có tỷ lệ % lao động qua đào tạo rất cao là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nên Bình Dương và Bắc Ninh có tỷ suất nhập cư cao và thu nhập bình quân tháng/người của 2 địa phương này cũng cao. 3. Giải thích nghịch lý từ thống kê năng suất lao động năm 2019 Qua phân tích mục 2 trên cho thấy: - Lao động qua đào tạo góp phần tăng thu nhập bình quân chung như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. - Lao động nhập cư cũng mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất, kinh doanh cũng như làm tăng mức thu nhập bình quân chung cho các địa phương như Bắc Ninh, Bình Dương. Tìm thêm nguyên nhân lý giải từ số liệu trong Hội nghị cải thiện năng suất lao động (NSLĐ) ngày 7 tháng 8 năm 2019 vừa qua tại Hà Nội, theo báo cáo của Tổng cục trưởng GSO & tác giả dùng phương pháp nội suy tính toán trong giai đoạn 2008-2017 là: 263
- Tốc độ phát triển năng suất lao động bình quân (annual average growth rate- AAGR) của Việt Nam giai đoạn 2008-2017 là khá cao so với 5 nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể Việt Nam là 4%, trong khi đó Singapore chỉ 0,9%, Thái Lan 2,6 %,… Nếu giả sử trong 10 năm tới, giai đoạn 2019-2028 chúng ta cứ giữ cùng tốc độ phát triển như thập kỷ qua thì dự báo ngoại suy về NSLĐ theo giá trị sức mua tương đương (PPP) giá 2011 như sau: Giá trị gia tăng NSLĐ này đã giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách (số tương đối) so với các nước nêu trên, cụ thể là: Nếu như 2017 NSLĐ Việt Nam chỉ bằng 7,2 % của Singapore, 18,4 % của Malaysia, 36,2 % của Thái Lan, 55 % của Philippines và 43% của Indonesia thì đến năm chúng ta đã tăng tỷ trọng lên khá hơn qua mức tỷ trọng mới là 10%, 25,1 %, 42%, 59,2% và 45,8%. Tuy nhiên, do suất phát điểm thấp (GDP), nếu chúng ta không có bước đột phá về NSLĐ quốc gia thì trong 4 thập kỷ tới tình hình cải thiện NSLĐ của Việt Nam không khả quan đặc biệt trong nền kinh tế số hiện tại. Cụ thể sau 4 thập nữa, tuy giá trị thu hẹp khoảng cách NSLĐ giữa Việt Nam và các nước giảm nhưng đến 2060, NSLĐ của Việt Nam theo giá trị ngang bằng sức mua 2011 (PPP 2011) cũng mới chỉ bằng 65% của Thái Lan, và cao nhất cũng chỉ bằng 74% của Philippines. 264
- Đây có lẽ là bài toán khá nhức nhối mà Thủ tướng đã nêu lên trong Hội thảo cải thiện năng suất lao động ngày 7 tháng 8 vừa qua tại Hà Nội và yêu cầu thành lập một Uỷ ban về NSLĐ Quốc gia cũng đang được bàn tới. Trong bối cảnh này, GDNN cùng chung với DN có giúp cải thiện NSLĐ quốc gia? và đâu là động cơ để cả hai có thể cùng thực hiện? 4. Hợp tác ‘khứ hồi’ giữa GDNN và DN để tăng NSLĐ cho DN và nền kinh tế 4.1. Số liệu DN Việt Nam hiện có qua các năm Dù trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam triển khai tham gia sâu WTO và các Hiệp định song phương (FTA) cũng như việc thành lập cộng đồng kinh tế Asia (AEC) từ đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân số DN thành lập là 13% năm, trong đó khu vực DN trong nông nghiệp và công nghiệp giảm từ 0.92% xuống còn 0,87% giai đoạn 2010-2016. Tỷ lệ và số lượng DN phi nông-công nghiệp tại Việt Nam cùng giai đoạn này tăng rất nhanh mà hầu hết là thương mại và dịch vụ nhỏ chiếm 39,5% với gần 200.000 DN đến cuối năm 2016. 265
- Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với báo cáo của Vietnamworks được Molisa trích dẫn Nguồn: Báo cáo của Vietnam works được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA) trích dẫn http://www.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/447/catid/4267/ itemid/80652/Default.aspx?Tieude=Nam_2019___Khat__lao_dong_co_ky_nang_va_ trinh_do_cao. 4.2. Thu nhập bình quân của các ngành nghề quý 1 năm 2019 và bức tranh phản ánh nguồn tăng NSLĐ cho toàn xã hội Nếu chúng ta đồng ý với giả định (assumptions) là: thu nhập bình quân người lao động càng cao thì giá trị sản lượng ngành càng lớn (giả sử số lao động tuyển dụng tăng theo tỷ lệ thuận hay hệ số tương quan dương-positive autocorrelations) Qua hình 5 & 6 trong Bản tin lao động số 21, quý 1 năm 2019 của Molisa và GSO 266
- Nguồn: TCTK (2019),LĐ-VL hàng quý Từ hình 5 với thu nhập bình quân của người làm công ăn lương là 6,94 triệu đồng/tháng, đối chiếu với hình 6, chúng ta thấy DN cần chuyển dịch theo những ngành thâm dụng kỹ thuật nhiều (phản ánh qua thu nhập > 7 tr/tháng là mức thu nhập bình quân) như những ngành sử dụng nhiều máy móc thiết bị; ngành đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật bậc trung; bậc cao; dịch vụ và nhà quản lý. Ngoài ra DN và người lao động trong khu vực thành thị cũng có thu nhập > 7 tr/tháng). Có một nghịch lý từ hình 5 là lao động có tay nghề bậc Trung cấp và Cao đẳng lại có mức thu nhập chỉ bằng tiệm cận dưới < 7 tr/tháng của mức thu nhập bình quân chung. Như vậy để tăng NSLĐ, phù hợp với xu thế phát triển cho DN chúng ta nhận thấy: - Tập trung đào tạo nâng cao cho lao động khu vực thành thị hay đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang nông nghiệp kỹ thuật cao; hay công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật cao. - Trong lĩnh vực nông nghiệp phải đầu tư nhân lực lao động kỹ thuật có tay nghề cao để nâng mức thu nhập bình quân chung, ví dụ nhu cầu tuyển kỹ sư trong các trang trại nông nghiệp kỹ thuật cao có thu nhập rất cao từ 10-12 tr/tháng so với thu nhập bình quân chung trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản chỉ là 5,38 tr/ tháng/người. Những nông trại này chắc chắn sẽ có giá trị sản lượng/lao động cao hơn rất nhiều lần so với kỹ thuật làm nông truyền thống. Đây cũng là mô hình của Israel hay của Thái Lan. 267
- Nguồn: MOLISA, Trang tin việc làm http://www.vieclamvietnam.gov.vn/viectimnguoi. aspx?nganh=Lao+%c4%91%e1%bb%99ng+ph%e1%bb%95+th%c3%b4ng - Số lao động trình độ sơ cấp có thu nhập cao hơn bình quân chung, thường là những DN thương mại và dịch vụ nhỏ chiếm 39,5% với gần 200.000 DN đến cuối năm 2016. Số lượng DN này tuy đông, có thu nhập cao hơn bình quân chung nhưng đóng góp cho tăng NSLĐ quốc gia không nhiều vì giá trị gia tăng trong GDP không lớn. Chủ yếu làm phân phối lại trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Để làm được điều này DN và ngành GDNN phải hình thành định hướng nghề cho 2 đối tượng chính hiện nay là; - Định hướng lại nghề cho số lao động đang chủ yếu làm thương mại và dịch vụ nhỏ theo hướng chuyển dịch sang hẳn khu vực tạo giá trị gia tăng GDP cao như công nghiệp hay dịch vụ cao cấp như logistics, thương mại điện tử, dịch vụ cao cấp trong y tế, giáo dục, thương mại kỹ thuật số,… - Đào tạo thêm kỹ thuật để nâng thu nhập bình quân lên trên mức thu nhập bình quân chung cho số lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thuỷ sản (NLTS) kể cả nhân viên có kỹ thuật trong ngành này. Có thể nói ‘dịch chuyển khứ hồi’ giữa DN và các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và GDNN nói riêng làm sao phải thể hiện đây là nhu cầu thật sự xuất phát từ nhu cầu và sự phát triển từ hai phía, nghĩa là ‘có đi và có về’. Cơ sở GDNN vừa là một nguồn cung cấp thành tố đầu vào (lao động) để DN 268
- có thể hoạt động và tăng NSLĐ, cụ thể là NSLĐ nội ngành, vừa phải là nơi có thể mang những thành tựu khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất thử cho DN. Những ứng dụng này có thể xuất phát từ chuỗi sáng tạo khoa học kỹ thuật từ khu vực giáo dục ĐH, từ nước ngoài hay chính từ các DN đã tự đặt hàng trước đó cho cơ sở GDNN. DN vừa là nơi tiếp nhận đầu ra (lao động được đào tạo + các ứng dụng từ sản xuất thử) của các cơ sở GDNN và cũng là nơi để các cơ sở GDNN có thể thử nghiệm (tăng thêm) những kỹ thuật đang được áp dụng và là nơi thực hành trong quá trình đào tạo nghề. Có thể hình dung mô hình liên kết ‘khứ hồi’ giữa DN và Đào tạo là: - GD ĐH dẫn dắt định hướng khoa học-kỹ thuật phát triển. Là động lực kéo 269
- theo toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Phần đáy của GDĐH cũng đồng thời tiếp giáp GDNN tạo cơ sở liên thông trong các ngành đào tạo. - GD NN được đặt cùng ‘level’ với DN vì DN vốn cần nhiều lao động kỹ thuật, thực hành hơn lao động nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ có thể biến thành lực lượng sản xuất thực sự khi nó được chuyển hoá thành quy trình: nghiên cứu-sản xuất thử nghiệm - sản xuất đại trà. - DN được cùng hàng với GDNN vì thật sự mỗi DN cần nhiều lao động kỹ thuật, thực hành hơn lực lượng nghiên cứu. Hơn nữa như trình bày phần NSLĐ trên thì chỉ có thể sử dụng được nhiều hơn đội ngũ lao động kỹ thuật, thực nghiệm này thì DN có thể tồn tại và phát triển trong cạnh tranh. DN chính là lực đẩy cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bằng cách thực nghiệm và thực hiện tất cả ứng dụng khoa học kỹ thuật từ nền nghiên cứu của GDĐH và triển khai qua ‘lâm sàng’ từ GDNN. - Hai đỉnh của DN cũng là nơi tiếp giáp giữa chuyển giao (down-stream) và khởi thuỷ cho những yêu cầu mới (up-stream). 5. Một số khung pháp lý đã có, cụ thể: - Chính sách của Nhà nước (đã có tương đối đầy đủ trong Luật GDNN 2014) Chính sách ưu đãi cho cơ sở GDNN: có 7 điểm ưu đãi theo Điều 26. Chính sách ưu đãi cho DN trong hoạt động GDNN: có 5 quyền theo Điều 51. - Doanh nghiệp: được thành lập cơ sở GDNN theo Điều 42, NĐ số 15/2019 - Trách nhiệm UBND cấp tỉnh: chỉ đạo triển khai hợp tác giữa Cơ sở GDNN và DN trên địa bàn, Điều 6, khoản 7, NĐ số 15/2019 hướng dẫn thi hành Luật GDNN. 6. Một số giải pháp đề xuất với Quốc hội và Chính phủ: 6.1. Về phía cơ sở GDNN - Cơ sở GDNN được thành lập DN theo Luật DN 2014: hiện nay cơ sở GDNN chưa được cụ thể hoá điều kiện tự mình thành lập DN với tư cách là công ty TNHH MTV (một thành viên). - Các điều kiện được miễn, giảm thuế khi cơ sở GDNN tham gia sản xuất, kinh doanh (thử nghiệm) chưa được ban hành hoặc có sự diễn giải khá tuỳ tiện của cơ quan thuế. - Cho phép sử dụng thợ cả tham gia giảng dạy thực hành trong một số mô đun chỉ cần đáp ứng mục 6.2.4 dưới đây. 270
- 6.2. Về phía DN: - Luật hoá ràng buộc người lao động về nghĩa vụ thời gian phải phục vụ DN khi DN tham gia đào tạo cùng cơ sở GDNN. Có thể quy định thời gian phải phục vụ DN phải gấp 3-5 lần thời gian đào tạo. - Luật hoá ràng buộc người lao động về nghĩa vụ tuân thủ tính bảo mật (bí quyết, sáng chế,…) trong quá trình được DN đào tạo. Có thể quy định chế độ bồi thường hay DN được quyền yêu cầu Toà án buộc bồi thường bất cứ khi nào người lao động có thu nhập phát sinh từ DN khác. - Đơn giản hoá và công khai các thủ tục giảm thuế thu nhập cho DN khi DN tham gia đào tạo nghề. - Cho phép người giảng dạy thực hành trong DN có trình độ thấp hơn tối đa 1 bậc so với trình độ của người đang học thực hành. Chỉ cần yêu cầu người giảng dạy thực hành trong DN có thể đạt một trong các điều kiện sau (i) là nghệ nhân được tặng giải thưởng,bằng khen từ các tỉnh/thành trực thuộc TW trở lên, (ii) là người đã có chứng chỉ hành nghề đúng nghề đang dạy thực hành. Chứng chỉ này do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hay nước ngoài cấp, (iii) không thuộc 2 loại trên nhưng đã có thâm niên hơn 10 năm liên tục và hiện đang hành nghề trong lĩnh vực được mời giảng dạy thực hành./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019). Bản tin cập nhật thi trường lao động hàng quý, Quý 1-2019, 2. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, 2010-2017 3. http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-chu-tri-Hoi-nghi-cai-thien-nang-suat-lao- dong-quoc-gia/20198/26321.vgp 4. http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=43807&idcm=188 5. http://www.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/tabid/447/catid/4267/itemid/80652/Default. aspx?Tieude=Nam_2019___Khat__lao_dong_co_ky_nang_va_trinh_do_cao. 6. http://www.vieclamvietnam.gov.vn/viectimnguoi. aspx?nganh=Lao+%c4%91%e1%bb%99ng+ph%e1%bb%95+th%c3%b4ng 271
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đào tạo nhân tài và phát triển giáo dục
79 p | 504 | 203
-
ĐÁNH GIÁ THỰC KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
15 p | 183 | 24
-
Biện pháp quản lí đào tạo theo tiếp cận CIPO tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
5 p | 72 | 9
-
Dịch vụ thông tin thư viện trong điều kiện hội nhập quốc tế
6 p | 26 | 6
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thách thức với đào tạo trực tuyến
4 p | 49 | 6
-
Nghiên cứu mô hình liên kết đào tạo “nhà trường - doanh nghiệp” cho chuyên ngành nhà hàng - khách sạn tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
9 p | 42 | 5
-
Giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 11 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập
5 p | 43 | 4
-
Trường Đại học Sài Gòn với vấn đề đào tạo nhân lực ngành sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa & hội nhập quốc tế
7 p | 54 | 3
-
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay
7 p | 6 | 3
-
Quản lý chất lượng đào tạo tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
6 p | 62 | 3
-
Quản lí chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch theo hướng chuẩn hóa
4 p | 9 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 13 | 2
-
Đào tạo nhân lực ngành bảo hộ lao động tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội – một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay
11 p | 41 | 2
-
Tổng luận Các chiến lược và chính sách của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đổi mới giáo dục đại học và đào tạo nhân công tay nghề cao
50 p | 31 | 2
-
Khung trình độ quốc gia Việt Nam: Một khung phân tích
8 p | 4 | 2
-
Thực trạng đào tạo nhân lực kĩ thuật trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tỉnh Hà Nam
6 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn