Đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ - Cẩm nang: Phần 2
lượt xem 14
download
(NB) Nối tiếp phần 1 Tài liệu Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 để nắm bắt một số thông tin cơ bản về hướng dẫn đánh giá học phần đào tạo theo hệ thống tín chỉ; quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ - Cẩm nang: Phần 2
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ MÔ TẢ VẮN TẮT CÁC HỌC PHẦN A. CÁC HỌC PHẦN CHUNG 1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 (CNML1012) 2 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành theo Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 (CNML1023) 3 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành theo Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (CNML1032) 2 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành theo Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CNML1043) 3 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành theo Công văn số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Tin học (TINS1853) 3 ĐVTC Học phần bao gồm các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn. 6. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD-ĐT (TLGD1892) 2 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành tại Quyết định số 34/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Tâm lý học 1 (TLGD1852) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương: trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. 8. Tâm lý học 2 (TLGD1862) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em. 9. Giáo dục học 1 (TLGD1872) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục, các khái niệm, phạm trù, nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục nói chung. 10. Giáo dục học 2 (TLGD1882) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, lý luận giáo dục, quản lý nhà trường phổ thông và vận dụng những kiến thức trên vào việc tổ chức quá trình sư phạm ở trường phổ thông. 11. Ngoại ngữ không chuyên 1 (NNKC 1013) 3 ĐVTC Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. 12. Ngoại ngữ không chuyên 2 (NNKC 1022) 2 ĐVTC Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. 13. Ngoại ngữ không chuyên 3 (NNKC 1032) 2 ĐVTC Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. 14. Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4, 5 (GDTC) 5 ĐVTC Nội dung học phần được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/QĐ-BGD&ĐT và Quyết định số 1262/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 77
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 15. Giáo dục quốc phòng (GDQP) 165 tiết Nội dung học phần được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 16. Kiến tập sư phạm (TTSP3851) 1 ĐVTC Theo nội dung và kế hoạch chung của toàn trường. SV được phân bổ về dự giờ kiến tập công tác giảng dạy và chủ nhiệm tại trường thực tập để làm quen với môi trường sư phạm, vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu tình hình trường thực tập, củng cố và lĩnh hội sâu sắc hơn những kiến thức này, bước đầu biết thực hiện một số hoạt động của người giáo viên, có điều kiện học tốt hơn các học phần về nghiệp vụ sư phạm, chuẩn bị tốt cho học phần TTSP cuối khóa. 17. Thực tập sư phạm (TTSP3865) 5 ĐVTC Theo nội dung và kế hoạch chung của toàn trường. SV tìm hiểu thực tế tình hình dạy và học ở trường thực tập, thực tập giảng dạy và thực tập chủ nhiệm. B. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP I. CÁC HỌC PHẦN NGÀNH SƯ PHẠM TOÁN HỌC 1. Nhập môn toán cao cấp (TOAN2222) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Sơ lược về lôgic toán; một số yếu tố về lý thuyết tập: bao hàm, bằng nhau, các phép toán trên tập hợp; quan hệ hai ngôi, quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự và ánh xạ; xây dựng các tập số. 2. Lịch sử toán (TOAN2232) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm hai phần: Phần thứ nhất, lịch sử toán học trước thế kỷ mười bảy trình bày các hệ thống số, toán học Babylon và toán học Ai cập, phép cầu phương, nguyên lý của Euclide, toán học Hy lạp sau Euclide, toán học châu Âu từ năm 500 đến 1600. Phần thứ hai, lịch sử toán học thế kỷ XVII và toán học châu Âu về sau, trình bày buổi bình minh của toán học hiện đại, hình học giải tích và những phát triển khác trước phép tính vi tích phân, phép tính vi tích phân và các khái niệm liên hệ, chuyển tiếp sang thế kỷ XX. 3. Đại số tuyến tính (TOAN1093) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về không gian vectơ; ánh xạ tuyến tính và ma trận; định thức và hệ phương trình tuyến tính; giá trị riêng, vectơ riêng của các đồng cấu, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương. 4. Hình học giải tích (TOAN1102) 2 ĐVTC Nội dung học phần nhằm nghiên cứu hình học thông qua một hệ tọa độ (phương pháp tọa độ). Các hệ tọa độ afine, hệ tọa độ trực giao, hệ tọa độ trực chuẩn trong không gian 2, 3 chiều sẽ được giới thiệu cùng với những áp dụng của chúng trong nghiên cứu các đối tượng tuyến tính (bậc nhất) trong hình học. Các đối tượng bậc hai, đường bậc hai trong mặt phẳng Euclide hai chiều và mặt bậc hai trong không quan Euclide ba chiều cũng được khảo sát theo phương pháp này. 5. Giải tích 1 (TOAN1112) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về số thực, giới hạn của dãy số, của hàm một biến, vô cùng bé, vô cùng lớn, hàm liên tục một biến và các tính chất của chúng; phép tính vi phân của hàm một biến. 6. Giải tích 2 (TOAN1122) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về phép tính tích phân của hàm một biến và các ứng dụng vào hình học và vật lý; chuỗi số và các dấu hiệu hội tụ của chuỗi số; dãy và chuỗi hàm, dấu hiệu hội tụ đều của dãy và chuỗi hàm; các tính chất của tổng chuỗi hàm. 7. Phương pháp nghiên cứu khoa học (TOAN1132) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học; xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; Phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; Viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học. 8. Rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm thường xuyên (TOAN2243) 3 ĐVTC 78
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ Nội dung học phần bao gồm: Kỹ năng viết, vẽ và trình bày bảng, ứng xử tình huống sư phạm, nói chuyện trước đám đông. Sử dụng sổ tay nghiệp vụ sư phạm để rèn luyện và nâng cao khả năng dạy học toán. Những thông tin cập nhật về giáo dục toán ở nhà trường trung học phổ thông. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán. 9. Lý luận dạy học môn toán (TOAN2253) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về bộ môn phương pháp giảng dạy Toán, mục tiêu chương trình nội dung môn toán Trung học phổ thông, các phương pháp dạy học môn toán; Những tình huống điển hình trong dạy học môn toán. 10. Đại số đại cương (TOAN3263) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về một cấu trúc đại số như: nhóm, vành, trường, vành đa thức một và nhiều ẩn, vành chính, vành Euclide và vành nhân tử hóa. 11. Logic và Tư duy toán học (TOAN3272) 2 ĐVTC Nội dung của học phần bao gồm: Lôgic toán và tư duy toán học. Hệ thống các kiến thức về lôgic mệnh đề, lôgic tân từ cấp một, tri thức không chắc chắn và lập luận xác suất. Các loại hình và mức độ của tư duy toán học, tư duy thuật toán, phê phán, sáng tạo và việc vận dụng tư duy toán học và lôgic trong giải quyết vấn đề toán học ở trung học phổ thông. 12. Giải tích 3 (TOAN3282) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về hàm nhiều biến, giới hạn của hàm nhiều biến, giới hạn lặp, hàm liên tục nhiều biến; phép tính vi phân hàm nhiều biến: khái niệm khả vi của hàm nhiều biến, đạo hàm riêng, đạo hàm theo hướng, biểu diễn đạo hàm qua đạo hàm riêng, ma trận Jacobi, qui tắc lấy đạo hàm riêng của hàm hợp; các định lý hàm ngược, hàm ẩn và ứng dụng hình học của phép tính vi phân hàm nhiều biến. 13. Giải tích 4 (TOAN3293) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về tích phân bội trên hình hộp và trên miền chặn bất kỳ; định lý Fubini, công thức đổi biến số trong tích phân bội, ứng dụng vào hình học và vật lý của tích phân bội, tích phân phụ thuộc tham số, tích phân đường, tích phân mặt và các công thức Green, Stokes, Divergence, Ostrogradski-Gauss. 14. Số học (TOAN3303) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức trên vành số nguyên: chia hết, chia có dư, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất và số nguyên tố; lý thuyết đồng dư: đồng dư thức, vành các lớp đồng dự, hệ thặng dư đầy đủ và hệ thặng dư thu gọn, phương trình đồng dư bậc nhất và bậc cao, hệ phương trình đồng dư và các hàm số học quan trọng. 15. Hình học affine và Hình học (TOAN3313) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về không gian affine, ánh xạ affine (n- chiều), biến đổi affine, siêu mặt bậc hai không gian affine; Không gian affine: ánh xạ đẳng cự của các không gian affine, phân loại các phép biến đổi đẳng cự; Các siêu mặt bậc hai trong không gian affine và không gian Euclide; nghiên cứu đường và mặt bậc hai nhờ các bất biến. 16. Hàm biến phức (TOAN3323) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về số phức và các phép toán, tôpô trên mặt phẳng phức, sự hội tụ của dãy và chuỗi số phức, điều kiện Cauchy - Riemann, ý nghĩa hình học của argument và môđun của đạo hàm; tích phân phức: các định lý Cauchy về tích phân của hàm chỉnh hình, công thức tích phân Cauchy, tích phân loại Cauchy, định lý Louville và một số định lý quan trọng của hàm chỉnh hình; lý thuyết chuỗi và thặng dư; định lý khai triển Taylor và Laurentz, thặng dư và cách tính, nguyên lý argument và định lý Rouché; hàm điều hòa và điều hòa dưới, bài toán Dirichlet. 17. Hình học sơ cấp (TOAN3333) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về cơ sở hình học và hình học sơ cấp. Phần cơ sở hình học trình bày kiến thức cơ bản về các hệ tiên đề xây dựng hình học sơ cấp. Phần hình học sơ cấp trình bày một số kiến thức cơ bản và nâng cao về các hình hình học, đa giác, đa diện, hình học không gian. Quan hệ song song và quan hệ vuông góc. Các phép biến hình và dựng hình. Vận dụng các nội dung đã học vào chương trình toán trung học phổ thông theo hướng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy toán học. 79
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 18. Đại số sơ cấp (TOAN3343) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về đa thức và phân thức hữu tỷ, hàm số sơ cấp. Các phương pháp giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hệ bất phương trình. Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức. Vận dụng các nội dung đã học vào chương trình toán trung học phổ thông theo hướng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy toán học. 19. Không gian mêtric – Không gian tôpô (TOAN3353) 3 ĐVTC Học phần trình bày các kiến thức cơ bản về không gian mêtric và không gian tôpô. Đối với không gian mêtric, học phần đề cập đến không gian mêtric đủ cùng với một số tính chất quan trọng như định lý Cantor, định lý Baire về phạm trù, nguyên lí ánh xạ co; các định lý Hausdorff, định lý Heine - Borel, ánh xạ và hàm số liên tục trên tập compact; định lý Arzela- Ascoli, không gian khả li. Khái niệm không gian tôpô; tích và tổng trực tiếp các không gian tôpô; các tiên đề tách và định lý Tietze, không gian tôpô compact và ánh xạ liên tục giữa các không gian tôpô. Không gian compact địa phương và compact hóa một điểm. 20. Phương trình vi phân (TOAN3363) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Cách giải các phương trình tách biến, phương trình thuần nhất, phương trình tuyến tính, phương trình Ricatti, phương trình vi phân cấp một chưa giải ra đạo hàm, phương trình vi phân tuyến tính và những dạng đặc biệt của nó, phương trình vi phân tuyến tính cấp hai; định thức Vronski, hệ nghiệm cơ bản, công thức Ostrogradski-Liouville, phương pháp biến thiên hằng số; lý thuyết tổng quát về hệ phương trình tuyến tính. 21. Đại số tuyến tính nâng cao (TOAN3373) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về chéo hóa tự đồng cấu, dạng chuẩn Jordan, đa thức tối thiểu của tự đồng cấu. Dạng song tuyến tính, dạng toàn phương, các tính chất của chúng. Không gian véctơ Euclide, không gian Unita, ánh xạ trực giao và đối xứng. 22. Độ đo - Tích phân (TOAN3382) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về đại số và -đại số tập hợp; hàm tập hợp cộng tính và -cộng tính; biến phân của hàm tập cộng tính; độ đo trên đại số tập hợp; độ đo ngoài và độ đo cảm sinh bởi độ đo ngoài; Định lý Carathodory; độ đo trên Rn và tiêu chuẩn đo được Lebesgue; Hàm đo được; Cấu trúc hàm đo được; hội tụ theo độ đo và hội tụ hầu khắp nơi; Định nghĩa tích phân Lebesgue; Các tính chất của tích phân Lebesgue; Các định lý qua giới hạn dưới dấu tích phân; Bổ đề Fatou; Liên hệ giữa tích phân Riemann và tích phân Lebesgue; Tích phân không gian tích; Định lý Fubini. 23. Hình học xạ ảnh (TOAN3393) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về không gian xạ ảnh (n-chiều) và phẳng, mục tiêu và tọa độ xạ ảnh. Nguyên tắc đối ngẫu. Ánh xạ và phép biến đổi xạ ảnh. Hình học của một nhóm các phép biến đổi của không gian. Siêu mặt bậc hai. Hình học xạ ảnh hai chiều, conic và đường bậc hai. Hình học của những nhóm con của nhóm xạ ảnh. 24. Xác suất thống kê (TOAN3403) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về xác suất: biến cố, xác suất của biến cố, các tính chất của xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và đại lượng ngẫu nhiên liên tục; các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên: kỳ vọng, phương sai; các loại phân phối cơ bản: phân phối nhị thức, Poisson, mũ, chuẩn, đều…; vectơ ngẫu nhiên và phân phối của vectơ ngẫu nhiên; luật số lớn và các định lý giới hạn; lý thuyết ước lượng và kiểm định giả thiết; hồi qui và tương quan. 25. Quy hoạch tuyến tính (TOAN3412) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về giải tích lồi, các bài toán tối ưu; Cơ sở lý thuyết của thuật toán đơn hình và thuật toán đơn hình; Lý thuyết đơn hình đối ngẫu và bài toán qui hoạch tuyến tính. 26. Đại số đại cương nâng cao (TOAN4423) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về tác động của nhóm trên một tập. Nhóm con sylow. Nhóm aben tự do. Nhóm aben hữu hạn sinh. Những kiến thức cơ bản về môđun, song môđun và tích tensor. Đại số và một số kiểu đại số. 27. Phương pháp dạy học môn toán (TOAN4433) 3 ĐVTC 80
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ Phần Hình học: Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về hệ tiên đề Hilbert của hình học Euclide, qua đó có cách nhìn tổng quát về chương trình phổ thông. Các phương pháp dạy học cụ thể về các chủ đề: véctơ, các phép biến hình, phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian. Phân tích nội dung trong các sách giáo khoa hợp nhất 2000, sách giáo khoa thí điểm, sách giáo khoa phân ban để thấy được mục đích yêu cầu và dụng ý của các sách giáo khoa, qua đó xác định đúng phương pháp dạy học và các đề xuất các lưu ý khi dạy học các chủ đề hình học. Phần Đại số và Giải tích: Nội dung học phần bao gồm các phương pháp dạy học cụ thể về các kiến thức cơ bản của tập hợp số, phương trình, bất phương trình, hàm số, đạo hàm và tích phân. Phân tích nội dung trong các sách giáo khoa hợp nhất 2000, sách giáo khoa thí điểm, sách giáo khoa phân ban để thấy được mục đích yêu cầu và dụng ý của các sách giáo khoa, qua đó xác định đúng phương pháp dạy học và đề xuất các lưu ý khi dạy học các chủ đề Đại số và Giải tích. 28. Phần mềm dạy học toán (TOAN4442) 2 ĐVTC Nội dung của học phần bao gồm những kiến thức về sử dụng phần mềm động The Geometer’s Sketchpad để thiết kế các mô hình toán tích cực theo một số chủ đề ở trung học phổ thông. Sử dụng phần mềm Maple để giải quyết một số vấn đề toán ở Đại học và phổ thông. Sử dụng phần mềm TEX để soạn thảo các văn bản toán học. 29. Mở rộng Trường và lý thuyết Galois (TOAN4453) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về lí thuyết mở rộng truờng và lí Thuyết Galois. lí thuyết Galois được xây dựng theo quan điểm của mở rộng trường. Phần mở rộng trường nghiên cứu các kiểu mở rộng: đơn, hữu hạn, đại số, trường phân rã, tách được, chuẩn tắc, Galois. Phần Lí thuyết Galois nghiên cứu nhóm Galois, tương ứng Galois, tiêu chuẩn của mở rộng Galois, tiêu chuẩn giải được bằng căn thức của phương trình đa thức. Phần ứng dụng tập trung vào các nội dung về dựng hình bằng thước kẻ và compa, trường hữu hạn, đa thức và trường chia đường tròn. 30. Hình học vi phân (TOAN4463) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về giải tích trên không gian Euclide, đạo hàm theo hướng, dạng vi phân và hàm vectơ; đường tham số, trường mục tiêu Frenet, độ cong và độ xoắn; bài toán đẳng chu, định lý 4 đỉnh; định lý cơ bản của lý thuyết địa phương của các đường chính quy; mặt, dạng cơ bản thứ nhất, mặt chính quy định hướng; ánh xạ Gauss, dạng cơ bản thứ hai, độ cong chính, độ cong Gauss và độ cong trung bình; mặt tròn xoay, mặt cực tiểu; đường chính khúc, đường tiệm cận, đường trắc địa; sơ lược về hình học nội tại của mặt. 31. Giải tích hàm 1 (TOAN4472) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồmnhững kiến thức về không gian định chuẩn, không gian Banach, chuỗi trong không gian định chuẩn; ánh xạ tuyến tính liên tục, không gian L(X,Y); không gian con và không gian thương; ba nguyên lý cơ bản của giải tích hàm, không gian liên hiệp, toán tử liên hiệp; các không gian LP. 32. Giải tích hàm 2 (TOAN4482) 2 ĐVTC Nội dung học phần: Khái niệm không gian Hilbert, tính trực giao, cơ sở trực chuẩn, biểu diễn phiếm hàm tuyến tính liên tục trong không gian Hilbert, toán tử liên hiệp và toán tử tự liên hiệp. Toán tử compact trong không gian định chuẩn và không gian Hilbert, lý thuyết phổ các toán tử compact và ứng dụng vào việc giải phương trình tích phân, vi phân. 33. Thực hành dạy học toán (TOAN4492) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về cách biên soạn kế hoạch bài học theo một chủ đề toán ở trung học phổ thông. Cách tổ chức và quản lý các hoạt động học tập: học tập theo nhóm, phiếu học tập. Thiết kế các hoạt động dạy học; rèn luyện các kỹ năng dạy học: diễn đạt, phát triển tư duy của học sinh, phát vấn, động viên thu hút học sinh tham gia học tập, trình bày bảng. Quan sát và đánh giá quá trình học toán của học sinh trong tiết dạy. Sử dụng phương tiện công nghệ trong thực hành dạy học toán. 34. Nửa vành và nửa Môdun (TOAN4502) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về nửa vành và nửa môđun. 35. Vành các phần tử nguyên đại số của trường bậc hai (TOAN4512) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về vành các phần tử nguyên đại số của trường bậc hai. Lý thuyết số trên một số vành các phần tử nguyên đại số cụ thể của trường bậc hai. Ứng dụng để khảo sát sự phân tích số nguyên thành tổng của các lũy thừa. 81
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 36. Lý thuyết môđun (TOAN4522) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm những kiến thức về tổng quan về môđun, dãy khớp, tích ten-xơ của các môđun, các loại môđun đặc biệt như tự do, xạ ảnh, nội xạ, phân bậc. Đại số. Đại số con, đại số thương. Đồng cấu đại số. Tích, tổng trực tiếp và tích ten-xơ của các đại số. 37. Cơ sở Groebner và ứng dụng (TOAN4532) 2 ĐVTC Trên cơ sở mở rộng thuật toán chia trong vành đa thức một biến cho vành đa thức nhiều biến, cơ sở Groebner ra đời vào năm 1965 và nhanh chóng có những ứng dụng phong phú trong nhiều ngành đại số và hình học, đặt nền tảng cho sự ra đời của máy tính. Học phần sử dụng những kiến thức cơ bản của vành đa thức nhiều biến để xây dựng cơ sở Groebner và xét các ứng dụng cơ bản của nó. Phần lý thuyết sẽ đề cập đến thứ tự đơn thức, thuật toán chia, thuật toán Buchberger trong vành đa thức nhiều biến. Phần ứng dụng sẽ đề cập đến các bài toán biểu diễn iđêan, bài toán liên thuộc iđêan, hệ phương trình đa thức. 38. Hình học vi phân toàn cục của đường và mặt (TOAN4542) 2 ĐVTC Có bốn môn hình học được giảng dạy trong chương trình của ngành Toán của ĐHSP: hình học giải tích, hình học affine và hình học Euclide, hình học xạ ảnh, hình học vi phân. Đây là môn hình học bổ sung cho môn Hình học vi phân và cũng là một trong các môn chọn lựa để làm khóa luận tốt nghiệp. Học phần chủ yếu tập trung vào các vấn đề: định lý toàn cục của đường và mặt và giới thiệu một vài bài toán mở cổ điển. Đây là những chủ đề giúp cho SV có thể thực hiện tốt đề tài khóa luận theo hướng hình học vi phân và cũng là cơ sở để sau này nếu có điều kiện SV có thể theo học cao học, NCS chuyên ngành hình học vi phân. 39. Hình học Mobius (Hình học đồng dạng phẳng) (TOAN4552) 2 ĐVTC Đây là hình học của nhóm các phép biến đổi Mobius hay còn gọi là các phép biến đổi phân tuyến tính. Phép biến đổi Mobius là một phép biến đổi T từ C+ vào C+ có dạng T(z)=(az+b):(cz+d) với a, b, c, d là các số phức sao cho ad - bc khác 0. Nhóm này chứa một số các phép biến đổi quen thuộc như các phép tịnh tiến, các phép quay quanh tâm I và các phép vị tự tâm I với tỉ số vị tự dương. Nhóm hyperbolic H là nhóm con của nhóm các phép biến đổi Mobius nên hình học hyperbolic là hình học con của hình học Mobius. Có thể xem hình học nghịch đảo (có nhiều áp dụng trong việc giải một số các bài tập hình học sơ cấp) là một trường hợp riêng biệt của hình học Mobius, do đó học phần rất có ích cho các giáo viên THPT trong tương lai. Đặc biệt một số chủ đề liên quan đến hình học Mobius rất sơ cấp như các đường tròn Archimede trong các arbelos vẫn đang được nghiên cứu và công bố trong thời gian gần đây. 40. Hình học vi phân của đường và mặt với mật độ (TOAN4562) 2 ĐVTC Đây là một chủ đề còn rất mới và thời sự. Các đa tạp với mật độ xuất hiện nhiều nơi trong toán học như các không gian thường, không gian Gauss. Không gian Gauss là một không gian quan trọng đối với các nhà xác suất. Học phần nhằm giới thiệu về không gian với mật độ, thể tích, diện tích, độ dài, độ cong trong không gian với mật độ; các tính chất địa phương và toàn cục của đường và mặt trong các không gian với mật độ; các kết quả gần đây và các hướng nghiên cứu trong tương lai. Vì còn rất mới nên có rất nhiều các vấn đề cần nghiên cứu từ dễ tới khó. Học phần rất có ích cho những ai muốn đi sâu nghiên cứu theo hướng này. 41. Mặt Riemann (TOAN4572) 2 ĐVTC Nội dung học phần: Một mặt Riemann là một đa tạp phức một chiều. Mỗi mặt Riemann là một đa tạp thực hai chiều có cấu trúc phức. Có thể xem mặt Riemann là một "biến dạng" của mặt phẳng phức. Một cách địa phương, tại mỗi điểm chúng giống như một mảnh của mặt phẳng phức nhưng khác hẳn hoàn toàn về tôpô nếu nhìn một cách toàn cục. Điểm quan trọng là có thể xây dựng được các hàm chỉnh hình giữa hai mặt Riemann. Một đa tạp thực hai chiều có thể trở thành một mặt Riemann khi và chỉ khi đa tạp định hướng được. Các ví dụ đơn giản về mặt Riemann là mặt cầu, mặt xuyến... trong khi đó băng Mobius, chai Klein và mặt phẳng xạ ảnh không thể là mặt Riemann. Định lý đồng dạng hóa (the uniformization theorem) nói rằng trên mỗi mặt Riemann liên thông tồn tại một metric Riemann đầy đủ với độ cong hằng -1, 0, 1 và cảm sinh cùng cấu trúc bảo giác. Học phần sẽ rất có ích cho các SV có điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp hoặc sau này học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh chuyên ngành hình học. 42. Phương trình đạo hàm riêng (TOAN4582) 2 ĐVTC 82
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ Nội dung học phần bao gồm các khái niệm cơ bản của phương trình đạo hàm riêng, phân loại phương trình tuyến tính cấp hai. Khảo sát sự tồn tại, duy nhất nghiệm của các bài toán biên: bài toán Dirichlet, bài toán Cauchy, bài toán hỗn hợp đối với các loại phương trình đạo hàm riêng tuyến tính dạng chính tắc như phương trình Laplace, phương trình truyền sóng, phương trình truyền nhiệt. 43. Lý thuyết hàm đa trị (TOAN4592) 2 ĐVTC Đây là chuyên đề tự chọn nhằm trang bị cho SV năm cuối một số kiến thức cơ sở của giải tích đa trị, giúp cho SV có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu sâu thêm về chuyên ngành giải tích. Nội dung học phần bao gồm: Các khái niệm cơ bản của hàm đa trị, nửa liên tục trên, nửa liên tục dưới và tính đo được của hàm đa trị. Bao hàm thức vi phân, sự tồn tại nghiệm của bài toán Cauchy và tính chất topo của ánh xạ nghiệm. 44. Các không gian hàm (TOAN4602) 2 ĐVTC Nội dung học phần trình bày các kiến thức liên quan đến các không gian hàm quan trọng. Nghiên cứu các tính chất của không gian LP như: tính trù mật, khả ly, phản xạ; không gian Sobolev Wm,p, không gian Orlicz và không gian Orlicz-Sobolev. Chuyên đề trình bày một số định lý nhúng trong các không gian trên và môt số ứng dụng. 45. Một số vấn đề về độ đo (TOAN4612) 2 ĐVTC Chuyên đề này đề cập đến hai nội dung chính là độ đo Borel dương và độ đo phức, bao gồm các nội dung cơ bản sau: tích phân của hàm nhận giá trị phức, tính chính quy của độ đo Borel, tính chất liên tục của hàm đo được, biến phân toàn phần của một độ đo phức, tính liên tục tuyệt đối, định lý Radon-Nikodym và định lý biểu diễn Riesz. 46. Nâng cao chất lượng dạy học toán theo những xu hướng mới (TOAN4622) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về lý thuyết kiến tạo trong dạy học toán. Phát triển tư duy toán học qua các hoạt động kiến tạo. Giải quyết vấn đề toán học theo quan điểm kiến tạo. Khảo sát toán bằng các câu hỏi kết thúc mở. Sử dụng các công cụ đánh giá mới để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tư duy toán. Sử dụng nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực dạy học toán. 47. Tích cực hóa quá trình học tập môn toán (TOAN4632) 2 ĐVTC Học phần trình bày hệ thống cơ sở lý luận của việc tích cực hóa quá trình học tập môn toán. Những phương pháp dạy học kiểu tích cực hóa cụ thể nhằm tạo được môi trường học tập tích cực bộ môn toán được phân tích với những mô hình toán học sát với đối tượng SV. 48. Vật lý đại cương (VALY5913) 3ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các phần sau: Phần cơ học: ôn lại các kiến thức về động học, động lực học chất điểm, động lực học vật rắn, cơ học chất lưu, dao động và sóng. Phần nhiệt học: các định luật thực nghiệm, phương trình trạng thái, các nguyên lý nhiệt động, chất lỏng. Phần điện học: tĩnh điện, dòng điện, từ trường của dòng điện. Phần quang học: quang hình. Quang học sóng: giao thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng. 49. Ngoại ngữ chuyên ngành (TOAN5652) 2 ĐVTC Đây là nội dung ngoại ngữ chuyên ngành toán nhằm trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, cấu trúc câu thường dùng trong văn bản toán. Trang bị vốn từ vựng chuyên ngành toán cần thiết làm cơ sở cho việc đọc hiểu các văn bản toán học. + Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 50. Lý luận DH Toán nâng cao và đánh giá trong dạy học toán (TOAN4684) 4 ĐVTC Học phần này nhằm trang bị cho SV sư phạm Toán những kiến thức nâng cao về lý luận dạy học Toán một cách hiệu quả theo những xu hướng mới đang được áp dụng trên thế giới. Những phương pháp dạy học hiệu quả nhằm nâng cao khả năng tưu duy Toán học, đặc biệt là tư duy sáng tạo, tư duy phê phán và tư duy giải quyết vấn đề trong giáo dục Toán THPT. Học phần cũng nhằm trang bị cơ sở lý luận và những phương pháp đánh giá năng lực Toán học cụ thể của học sinh, những phương pháp này sẽ giúp SV Toán biết cách biên soạn đề kiểm tra và đánh giá một cách chất lượng. 51. Phép tính vi phân trong không gian Banach (TOAN4693) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về khái niệm ánh xạ khả vi các loại (khả vi theo nghĩa Gâteaux, Fréchet và Hadamard); mở rộng khái niệm khả vi (trên vi phân, dưới vi phân); các phép toán về đạo hàm trên lớp các hàm khả vi; các định lý về số gia hữu hạn; các định lý về hàm ẩn, 83
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ hàm ngược. 52. Đa thức và nhân tử hóa (TOAN4703) 3 ĐVTC Học phần trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản và nâng cao của vành đa thức một, nhiều biến và miền nguyên nhân tử hóa. Từ đó, ứng dụng vào việc xét các bài tập cơ bản như: phép chia đa thức, tìm nghiệm đa thức, xét tính bất khả quy, biểu diển đa thức qua các đa thức đối xứng sơ cấp, Z,, Q phần tử sinh của các iđêan đa thức,Z Q,, RR,, CC,, ZZnnn; tìm ước và bội, phân tử khả nghịch, dạng nhân tử Z hóa trong các mở rộng của Z,... 53. Hình học phi Euclide (TOAN4713) 3 ĐVTC Môn học rất cần thiết cho các giáo viên THPT, giúp cho họ có cách nhìn tổng quát hơn về hình học được xây dựng bởi một hệ tiên đề và lịch sử phát triển hình học. Môn học đề cập đến hai hình học phi Euclide phổ biến nhất: Hình học cầu (elliptic) và hình học hyperbolic. Sự khác biệt thực chất giữa hai loại hình học này và hình học Euclide là ở tiên đề song song. Trong hình học Euclide, qua một điểm không nằm trên một đường thẳng có duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Trong hình học cầu, không tồn tại đường thẳng như vậy, còn trong hình học hyperbolic thì có ít nhất hai đường thẳng như vậy. Hình học cầu được các phi công và thuyền trưởng sử dụng khi lái tàu vòng quanh trái đất. Hình học hyperbolic đóng vai trò quan trọng trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein và có nhiều ứng dụng trong Tôpô. Hai loại hình học này có nhiều chứng minh cũng như định lý tương tự như hình học Euclide. Phần mềm Geometer’s Sketchpad sẽ được dùng để minh họa hình học phi Euclide. II. CÁC HỌC PHẦN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học (TINS1152) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học; xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học. 2. Nhập môn lôgic toán (TOAN1852) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản của logic, các qui tắc suy diễn, các luật logic trong một số logic cơ bản như logic hình thức, logic mệnh đề, logic vị từ… 3. Phương pháp tính (TINS1162) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các bài toán cơ bản của phương pháp tính, ý nghĩa của việc giải số các bài toán cơ bản như sai số, giải gần đúng các bài toán như giải phương trình, hệ phương trình, nội suy, xấp xỉ hàm, phương trình vi phân, đạo hàm và tích phân…Đây là học phần làm cơ sở cho các vấn đề về xử lý số liệu, giải các bài toán cơ bản bằng phương pháp số trên máy tính và là nền tảng cho rất nhiều vấn đề khác trong tin học. 4. Xác suất thống kê (TINS1172) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các khái niện cơ bản của xác suất và thống kê, biết vận dụng xác suất thống kê vào các bài toán thống kê ứng dụng trong giáo dục, trong xử lý số liệu…Đây là học phần làm nền tảng cho các môn truyền và bảo mật thông tin, tối ưu hoá quá trình ngẫu nhiên… và là cơ sở cho các học phần nâng cao như datamining, lý thuyết thông tin… 5. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (TINS1183) 3 ĐVTC Nội dung học phần giúp cho SV nắm những kỹ năng, thao tác cơ bản của nghề dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trên cơ sở đó mà rèn luyện trong quá trình học tập, tu dưỡng ở trường Đại học, làm cơ sở cho việc nâng cao tay nghề sau này. 6. Đại số tuyến tính (TOAN2873) 3 ĐVTC Nội dung học phần trang bị các khái niệm cơ bản, định lý, tính chất tiêu biểu và giải được các bài tập cơ bản của đại số tuyến tính. Đây là học phần làm cơ sở cho các môn như Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Phân tích và thiết kế thuật toán… 7. Phép tính vi tích phân và lý thuyết chuỗi (TOAN2883) 3 ĐVTC Nội dung học phần giúp SV nắm được các khái niệm cơ bản, định lý, tính chất tiêu biểu và 84
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ giải được các bài tập cơ bản của phép tính vi tích phân và lý thuyết chuỗi. Đây là học phần làm cơ sở cho các mô tả chuẩn xác các kiến thức trong Tin học, cơ sở cho các môn như Truyền và bảo mật thông tin, Quá trình ngẫu nhiên…. 8. Hàm nhiều biến và phương trình vi phân (TOAN2893) 3 ĐVTC Nội dung học phần: SV nắm được các khái niệm cơ bản, định lý, tính chất tiêu biểu và giải được các bài tập cơ bản của hàm nhiều biến và phương trình vi phân. Đây là học phần làm cơ sở cho các mô tả chuẩn xác các kiến thức trong Tin học, cơ sở cho các môn như truyền và bảo mật thông tin, quá trình ngẫu nhiên…. Cũng như Xác suất thống kê, Phương pháp tính… học phần cũng là nền tảng cho việc học nâng cao của SV về sau. 9. Qui hoạch tối ưu (TINS2252) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Bài toán tối ưu, mô hình hoá toán học cho bài toán thực tiễn, phương pháp đơn hình giải bài toán qui hoạch tuyến tính, bài toán vận tải, qui hoạch động và cơ bản về lý thuyết trò chơi…Đây là học phần làm cơ sở cho các môn như tối ưu hoá các quá trình ngẫu nhiên, trí tuệ nhân tạo, công nghệ phần mềm…và cơ sở cho việc học nâng cao của SV về sau. 10. Vi mạch - Điện tử số (TINS2262) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Dùng cơ sở toán học để phân tích mạch số, vi mạch, các cổng lôgic, trigger; hệ lôgic tổ hợp, tuần tự; biến đổi DAC và ADC. 11. Toán rời rạc (TINS4273) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ sở của ngành công nghệ thông tin như lý thuyết tập hợp, tổ hợp, thuật toán, lôgíc mệnh đề, đại số Boole, lý thuyết đồ thị. 12. Tối ưu hoá quá trình ngẫu nhiên (TINS4282) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm hai khối kiến thức cơ bản và quá trình tối ưu hoá: quy luật dừng của quá trình ngẫu nhiên và phương pháp quy hoạch động của quá trình ngẫu nhiên khi đã dừng. Ứng dụng giải quyết ba bài toán: phục vụ xếp hàng, quản lý kho và quản trị thiết bị. 13. Ngôn ngữ lập trình bậc cao (TINS4293) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao của Turbo Pascal: Một số thuật toán và các kiến thức cơ bản của ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal như cấu trúc của chương trình, kiểu dữ liệu, biểu thức, các câu lệnh, các kiểu dữ liệu có cấu trúc, thủ tục và hàm, các cấu trúc dữ liệu phức tạp và đồ hoạ. 14. Phương pháp dạy học Tin học (TINS4303) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những cơ sở lý luận của phương pháp dạy học bộ môn như: Các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh; tổ chức dạy học bằng hoạt động, thông qua hành động; kiến thức về phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại; lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học; thiết kế kế hoạch năm học, học kỳ và bài giảng (giáo án) ... 15. Truyền và bảo mật thông tin (TINS4312) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các phương pháp xây dựng độ đo thông tin, truyền thông tin trên kênh truyền số, sửa lỗi và mật mã. 16. Lý thuyết tính toán (TINS4322) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về ngôn ngữ hình thức, các ôtômat, máy turing và khả năng tính toán của máy tính trừu tượng. 17. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (TINS4333) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức hiểu về cấu trúc dữ liệu và thuật toán, phương pháp giải một số bài toán thông dụng, khả năng cài đặt bằng chương trình các thuật toán trên một số ngôn ngữ lập trình cụ thể. 18. Kiến trúc máy tính (TINS4342) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về hệ đếm, khái niệm về mạch lôgic cấu thành các phần tử của hệ thống máy tính; các bộ phận chính của máy tính: CPU và các lệnh của ngôn ngữ máy; bộ nhớ chính và cơ chế quản lý bộ nhớ; các giao diện vào ra; hệ điều hành và vai trò của nó trong hệ thống máy tính. 19. Nguyên lý hệ điều hành (TINS4352) 2 ĐVTC 85
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về hệ điều hành máy tính, giúp SV hiểu được vai trò của hệ điều hành và nguyên lý hoạt động của nó; giúp SV nắm bắt được nguyên lý và kỹ thuật thiết kế hệ điều hành và cách ứng dụng các cơ chế trong việc thiết kế các hệ điều hành hiện đại và các hệ điều hành thông dụng. 20. Lập trình hướng đối tượng (TINS4363) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các cấu trúc dữ liệu và thiết kế hướng đối tượng, minh hoạ cụ thể trên ngôn ngữ lập trình C và C++. 21. Nhập môn cơ sở dữ liệu (TINS4373) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các nguyên lý và ứng dụng cơ sở dữ liệu; các kỹ thuật xây dựng thiết kế và tạo lập cơ sở dữ liệu; phương pháp cập nhật và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu và khả năng thực hiện trên máy tính. 22. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (TINS4382) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức về thành phần và chức chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ; trong các nội dung nói trên, tập trung vào các khả năng khai báo dữ liệu, thao tác dữ liệu, truy vấn và quản trị giao dịch của ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL. 23. Nhập môn công nghệ phần mềm (TINS4392) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các quy trình xây dựng và đánh giá một phần mềm; vận dụng để xây dựng được những phần mềm cỡ nhỏ đáp ứng thực tế công việc và các đề án. 24. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (TINS4402) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các phương pháp phân tích, thiết kế và phát triển một hệ thống thông tin; vận dụng để xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin. 25. Nhập môn mạng (TINS4412) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những khái niệm, mô hình lý thuyết, công nghệ và nguyên lý kết nối cơ bản mạng máy tính; phần thực hành giúp học viên làm quen với hoạt động của mạng, bước đầu học sử dụng một số phần mềm mạng cơ bản. 26. Nhập môn trí tuệ nhân tạo (TINS4422) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về tìm kiếm trong không gian trạng thái; các thuật toán tìm kiếm theo kinh nghiệm, biểu diễn tri thức và lập luận. 27. Phân tích và thiết kế thuật toán (TINS4432) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các nguyên lý lập trình, công cụ và môi trường lập trình cũng như các nguyên lý và phương pháp đánh giá độ phức tạp tính toán. 28. Quản trị mạng (TINS4442) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: mục đích và yêu cầu quản trị mạng máy tính, cấu hình hệ thống quản trị mạng, các chức năng quản trị mạng, giám sát mạng, điều khiển mạng và tổ chức quản trị mạng. 29. Lý thuyết đồ hoạ (TINS4452) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Nghiên cứu quá trình biểu diễn và xử lý thế giới thực trên máy tính. 30. Phân tích chương trình Tin học phổ thông (TINS4462) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: phân tích cấu trúc chương trình và chuẩn kiến thức môn tin học ở trường phổ thông trên những bài học cụ thể theo sách giáo khoa, hướng dẫn SV nghiên cứu và nắm vững tinh thần của sách giáo khoa, ý đồ biên soạn của tác giả, giải thích và hướng dẫn để SV nắm vững những nội dung khó trong chương trình Tin học phổ thông, hướng dẫn sinh rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng và tổ chức thực hiện các tiết dạy cụ thể. 31. Phương pháp dạy giải bài tập tin học (TINS4472) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Hướng dẫn SV nắm vững hệ thống các bài tập tin học hiện nay, cách phân loại, vai trò ý nghĩa của bài tập tin học trong việc nâng cao trình độ học vấn tin học của học sinh, hướng dẫn cách dạy giải trên những loại bài tập tin học cụ thể. 32. Lịch sử Tin học (TINS4481) 1 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: trình bày lịch sử phát triển của công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm cùng những thành tựu của công nghệ thông tin ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. 86
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 33. Tiếng Anh chuyên ngành (TINS4492) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Nắm được các kiến thức cơ bản về tiếng Anh chuyên ngành (từ vựng, ngữ pháp, cú pháp) để đọc hiểu các tài liệu tin học bằng tiếng Anh và viết được một số bài báo về tin hoc bằng tiếng Anh. 34. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access (TINS4502) 2 ĐVTC Nội dung học phần giúp SV nắm được kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành về Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access theo nội dung sách giáo khoa phổ thông lớp 12, làm nền tảng cho việc giảng dạy tốt chương trình Tin học lớp 12. 35. Thống kê và đánh giá trong giáo dục (TINS4512) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra và đánh giá trong giáo dục như: các loại hình kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh và những ưu nhược điểm của chúng; quy trình các bước cần thiết để xây dựng thư viện các bộ đề thi; nghiên cứu cách sử dụng một thiết bị chấm thi trắc nghiệm chuyên dụng và không chuyên dụng; các cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá… 36. Các xu thế dạy học hiện đại (TINS4522) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV một cách khái quát những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tiếp cận với một số cơ sở lý luận dạy học hiện đại như: dạy học chương trình hoá, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học bằng hoạt động và thông qua hoạt động, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, các khoá học mở đầu của Intel và Microsoft… và bước đầu thiết kế những tiết học theo phương pháp dạy học hiện đại. 37. Phương tiện dạy học (TINS4532) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về chức năng các loại phương tiện dạy học, vai trò vị trí của MVT trong quá trình dạy học các bộ môn, các phương hướng thiết kế xây dựng các công cụ, phần mềm hỗ trợ dạy học hiện nay. Rèn luyện một số kỹ năng khai thác, xây dựng các công cụ, các phần mềm hỗ trợ cho dạy học các bộ môn. Khai thác sử dụng các phần mềm hiện có, tạo ra được những công cụ (ảnh, phim, hoạt hình…) và thử viết một phần mềm hỗ trợ dạy học. 38. Phát triển kỹ năng giải bài toán trên máy tính (TINS4542) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV kiến thức về các thuật toán kinh điển, các phương pháp tiếp cận bài toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu để đặc tả bài toán, xây dựng giải thuật và cài đặt bài toán. 39. Thiết kế phần mềm dạy học và E-learning (TINS4552) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những kiến thức về xu thế lập trình hiện nay trên cơ sở khảo sát những phần mềm được đánh giá tốt trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy các học phần khác nhau ở trường phổ thông; tập phân tích và thiết kế phần mềm hỗ trợ dạy học cho các học phần; những khái niệm E-learning về hệ thống giáo dục ảo, cấu trúc của những hệ thống giáo dục ảo; phương thức hoạt động của hệ thống giáo dục ảo và sự phát triển của nó trong tương lai. 40. Cơ sở dữ liệu nâng cao (TINS4562) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các vấn đề cơ bản của lý thuyết hệ cơ sở dữ liệu như lý thuyết thiết kế, an toàn và bảo mật cơ sở dữ liệu. Đồng thời giới thiệu một số vấn đề về các mô hình dữ liệu tiên tiến. Đây là học phần mang lại một nền tảng cơ bản cho SV để tiếp tục phát triển một chuyên ngành khá phổ dụng và mang tính cơ sở cho Tin học này. 41. Quản lý dự án phần mềm (TINS4572) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các vấn đề cơ bản trong công tác quản lý dự án phần mềm nhỏ như mô hình phát triển phần mềm, công tác kiểm định chất lượng, công tác khảo sát khả thi, định giá phần mềm, quản lý rủi ro, tài nguyên và con người… Đây là học phần mang lại cho SV một góc nhìn về quá trình phát triển phần mềm theo qui trình công nghệ, giúp cho SV trong công tác phụ trách công nghệ thông tin ở trường học và các đơn vị giáo dục. 42. Hệ phân tán (TINS4582) 2 ĐVTC Nội dung học phần trang bị cho SV các khối kiến thức cơ bản của hệ phân tán như kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu phân tán, xử lý tương tranh, xử lý giao dịch, nhất quán vùng lưu trữ … 43. Hệ chuyên gia (TINS4592) 2 ĐVTC Nội dung học phần giới thiệu cấu trúc của một hệ chuyên gia, quy trình thiết kế và xây dựng 87
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ một Hệ chuyên gia; vận dụng để xây dựng được hệ chuyên gia cỡ nhỏ đáp ứng thực tế công việc và hỗ trợ dạy-học. 44. Lý thuyết nhận dạng và ứng dụng (TINS4602) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm: cơ sở lý thuyết của các phương pháp nhận dạng. Áp dụng các bài toán cụ thể về nhận dạng chữ viết, nhận dạng đối tượng và nhận dạng sự kiện. 45. Lôgíc cho biểu diễn tri thức và lập luận (TINS4612) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản của logic, kỹ thuật lập luận tự động và biểu diễn tri thức trong trí tuệ nhân tạo; kỹ thuật lập trình logic (Lập trình Prolog); ứng dụng của logic (Biểu diễn tri thức và lập luận trong Semantics Web). 46. Hệ mờ và một số ứng dụng (TINS4622) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về logic mờ, hệ mờ và các ứng dụng của hệ mờ trong Tin học và thực tiễn như: Cơ sở dữ liệu và khai phá dữ liệu mờ, hệ điều khiển mờ, module suy diễn mờ vận dụng trong hệ chuyên gia… 47. Web ngữ nghĩa (TINS4632) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV các kiến thức về RDF, OWL, Ontology, quan hệ giữa logic và OWL, biểu diễn tri thức và lập luận trong semantic web. 48. Nhập môn khai phá tri thức (TINS4642) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm: cơ sở toán học của các phương pháp, thuật toán khai phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (KDD). Phương pháp tổ chức kho dữ liệu và việc thiết kế một hệ thống khai phá tri thức thực tế. 49. Phương pháp lập trình (TINS4652) 2 ĐVTC Nội dung chủ yếu của học phần: phân tích đặc điểm các phương pháp lập trình, các công nghệ mới trong lập trình, lựa chọn công nghệ phù hợp với bài toán và một số giải pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay. 50. Lập trình mạng và Internet (TINS4662) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm lý thuyết các phương pháp NetBIOS, Redirector, Pipe và Mailslot, Socket và ứng dụng chúng vào việc thiết kế các phần mềm dạng Client – Server cho môi trường mạng tổng quát (LAN, WWN, INTERNET). 51. Lập trình thiết bị di động (TINS4672) 2 ĐVTC Nội dung học phần gồm các kỹ thuật về mạng không dây và đặc điểm của các thiết bị di động. Các kỹ thuật lập trình trong hai loại thiết bị: MobilePhone và PAD. 52. Lý thuyết thông tin (TINS4682) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những khối kiến thức cơ bản của lý thuyết thông tin như: Độ đo lượng tin (Measure of Information), sinh mã tách được (Decypherable Coding), kênh truyền tin rời rạc không nhớ (Discrete Memoryless Channel), sửa lỗi trên kênh truyền (Error Correcting Codings) và mật mã hóa thông tin. 53. Thực hành hệ quản trị cơ sở dữ liệu (TINS4692) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm thiết kế cơ sở dữ liệu và xây dựng một ứng dụng cụ thể dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã học. 54. Thực hành Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (TINS4702) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: ứng dụng lý thuyết phân tích thiết kế hệ thống thông tin để tiến hành khảo sát, phân tích, thiết kế cho các bài toán ứng dụng mang tính thực tế. 55. Thực hành lập trình ứng dụng (TINS4712) 2 ĐVTC Nội dung chủ yếu của học phần: Phân tích yêu cầu, xây dựng mô hình, lựa chọn công cụ lập trình, triển khai thiết kế phần mềm và kiểm định chất lượng phần mềm. Tập trung vào các bài toán cỡ nhỏ thuộc về quản lý trường học, các phần mềm dạy học, … 56. Thực hành mạng (TINS4722) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: Thiết kế, lắp đặt, cấu hình, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính cục bộ (LAN) và mạng truy cập Internet. 88
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 57. Bảo trì hệ thống máy tính (TINS4732) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: lắp đặt phần cứng, lập trình BIOS, xử lý password, hiểu biết về tổ chức đĩa và các thiết bị ngoại vi; các lược đồ dò tìm sự cố phần cứng; xử lý lỗi phần mềm; nâng cấp, thay thế thiết bị, tối ưu hiệu năng cho hệ thống; các chiến lược duy trì sự hoạt động của hệ thống mạng; an ninh và chống Vius máy tính. 58. Lập trình ứng dụng Web (TINS4742) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về công nghệ Web và yêu cầu SV thực hành xây dựng một ứng dụng Web. 59. Công nghệ .NET (TINS4752) 2 ĐVTC Nội dung học phần: phát triển các loại hình ứng dụng trên nền .NET, ứng dụng Desktop, ứng dụng phân tán; Client Server, Com+, ASP.NET, Web Service... 60. Công nghệ Java (TINS4762) 2 ĐVTC Nội dung học phần: tiếp cận một số công nghệ lập trình của Java như lập trình hướng đối tượng, kỹ thuật RMI, Servlet, JSP ... và dùng nó để viết các chương trình ứng dụng. + Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 61. Phương pháp giảng dạy Tin học (TINS4803) 3 ĐVTC Nội dung bao gồm những cơ sở lý luận của phương pháp dạy học bộ môn, giải các bài toán tin học và hướng dẫn học sinh giải bài toán, phân tích cấu trúc chương trình sách giáo khoa tin học bậc PTTH. 62. Ngôn ngữ lập trình (TINS4814) 4 ĐVTC Nội dung bao gồm: sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao để viết chương trình giải các bài toán mang tính chất tổng hợp liên quan đến: giải thuật, giải thuật đệ qui, đệ qui quay lui, sắp xếp và tìm kiếm. Các cấu trúc dữ liệu: mảng, danh sách móc nối, cây và đồ thị. III. CÁC HỌC PHẦN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học (VALY1112) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học; xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học. 2. Toán cao cấp 1 (TOAN1903) 3 ĐVTC Học phần này giúp SV nắm vững những kiến thức cơ bản của đại số tuyến tính và hình học giải tích như: không gian véctơ, không gian véctơ Euclide, ánh xạ tuyến tính, tính chất tự đồng cấu, ma trận, định thức, các cách giải hệ phương trình tuyến tính, dạng toàn phương, các đường và mặt bậc hai. 3. Toán cao cấp 2 (TOAN1913) 3 ĐVTC Học phần này trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về hàm một biến thực, khái niệm về giới hạn và về tính liên tục của chúng; trình bày phép tính vi phân, tích phân, khái niệm nguyên hàm của hàm số. Học phần còn cung cấp những kiến thức cơ bản về các hàm nhiều biến, phép tính vi phân đạo hàm riêng, cực trị của hàm nhiều biến. Học phần cũng trình bày về phương trình vi phân cấp 1 và cấp 2, và hệ phương trình vi phân cấp 1 với hệ số hằng số. 4. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (VALY1163) 3 ĐVTC Học phần bước đầu trang bị cho SV các kỹ năng của quá trình dạy học. Thời lượng của học phần dành chủ yếu cho việc tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV. Học phần gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ chính của học phần là: - Giới thiệu các kỹ năng của quá trình dạy học: kỹ năng viết vẽ bảng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói. - Thiết kế bài dạy học theo giáo án điện tử và giáo án truyền thống, ứng dụng máy vi tính vào giảng dạy với tư cách là một phương tiện dạy học hiện đại. Trong học phần này, SV được trang bị các 89
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ lý thuyết về ứng dụng máy vi tính trong dạy học và làm quen với việc khai thác một số phần mềm vào dạy học. 5. Toán cao cấp 3 (TOAN2924) 4 ĐVTC Phần đầu của học phần trình bày về tích phân bội, trong đó xét kĩ tích phân hai lớp và ba lớp. Phần tiếp theo giới thiệu về tích phân đường và tích phân mặt. Yêu cầu SV nắm được kĩ năng tính các loại tích phân để ứng dụng trong việc giải các bài toán vật lý. Phần cuối của học phần trình bày về chuỗi số, dãy hàm và chuỗi hàm; hàm biến phức, tích phân hàm biến phức và phép tính thặng dư. 6. Cơ học 1 (VALY3223) 3 ĐVTC Học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học: các đặc trưng động học của chuyển động chất điểm, động lực học chất điểm, động lực học cơ hệ, các định luật tổng quát của cơ học. 7. Cơ học 2 (VALY3232) 2 ĐVTC Học phần bao gồm trường hấp dẫn, hệ quy chiếu phi quán tính, chuyển động của vật rắn, chất lưu, thuyết tương đối hẹp của Einstein... 8. Nhiệt học (VALY3243) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm các khái niệm, định luật cơ bản về chất khí, chất lỏng, chất rắn. Các hiện tượng đặc trưng trong chất khí, chất lỏng, chất rắn, các nguyên lý của nhiệt động lực học. 9. Điện và từ (VALY3254) 4 ĐVTC Điện từ học là một học phần Vật lý đại cương trình bày về các khái niệm, các định luật cơ bản của trường điện từ nhằm giúp cho SV nắm được các khái niệm, hiểu rõ và vận dụng các định luật của trường điện từ để giải thích được các hiện tượng điện từ, giải các bài toán của trường điện từ và ứng dụng các định luật trong khoa học kỹ thuật và đời sống. Nội dung bao gồm trường tĩnh điện trong chân không, vật dẫn và điện môi; các định luật cơ bản của dòng điện không đổi trong các môi trường; từ trường của các dòng điện không đổi, từ môi, hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện xoay chiều hình sin và sơ lược về sóng điện từ, hệ phương trình Maxwell. 10. Quang học (VALY3263) 3 ĐVTC Quang học là học phần nghiên cứu về bản chất của ánh sáng, về sự lan truyền và tương tác của nó với môi trường vật chất; bản chất sóng của ánh sáng được trình bày trong các phần: giao thoa, nhiễu xạ, phân cực; bản chất hạt thể hiện qua các chương bức xạ nhiệt, photon; tương tác giữa ánh sáng và môi trường được trình bày qua chương tán sắc, hấp thụ và tán xạ ánh sáng; phần quang hình cũng được trình bày với một thời lượng thích hợp trong nội dung của học phần. 11. Vật lý nguyên tử và hạt nhân (VALY3273) 3 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng mang tính chất đại cương về nguyên tử và hạt nhân nguyên tử: Cấu trúc nguyên tử và hạt nhân theo các lý thuyết cổ điển, bán cổ điển và lượng tử, các hiện tượng và định luật về phóng xạ, các quá trình phân rã của các hạt và ; các phản ứng hạt nhân, các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân và các ứng dụng của chúng trong đời sống, kỹ thuật (laser, đồng vị phóng xạ, năng lượng hạt nhân,...). 12. Thí nghiệm vật lý đại cương 1 (VALY3281) 1 ĐVTC Học phần bao gồm các bài thực hành về Vật lý đại cương phần Cơ, Nhiệt. 13. Thí nghiệm vật lý đại cương 2 (VALY3291) 1 ĐVTC Học phần bao gồm các bài thực hành về Vật lý đại cương phần Điện, Quang... 14. Thiên văn học đại cương (VALY3303) 3 ĐVTC Nội dung của học phần chủ yếu nghiên cứu cấu trúc Hệ Mặt trời và vị trí của nó trong vũ trụ. Nghiên cứu qui luật chuyển động của các thiên thể, chủ yếu là Trái đất và bầu trời. Một nội dung quan trọng được đề cập là mối quan hệ giữa Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Mặt trời và ảnh hưởng của nó tới Trái đất được nghiên cứu kỹ, vì mọi hiện tượng trên Trái đất đều bị chi phối bởi thông lượng bức xạ của Mặt trời. Một số phép đo đạc thiên văn cơ bản đã được đề cập đến nhằm giúp SV có các kiến thức để áp dụng trong thực tế. Các chương cuối đề cập đến lý thuyết chung về các sao, các giả thuyết về sự hình thành Hệ Mặt trời nói riêng và vũ trụ nói chung. 15. Cơ lý thuyết (VALY3313) 3 ĐVTC Học phần Cơ lý thuyết gồm 2 phần: Phần thứ nhất Cơ véctơ, trình bày những nội dung cơ bản của cơ học Newton, vận dụng để khảo sát bài toán chuyển động xuyên tâm. Phần thứ hai Cơ giải 90
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ tích, trình bày những vấn đề cơ bản của hình thức luận Lagrange, hình thức luận Hamilton, vận dụng để khảo sát dao động nhỏ và chuyển động của vật rắn. 16. Điện kỹ thuật (VALY3322) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các khái niệm và định luật cơ bản của mạch điện, mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa, các phương pháp cơ bản phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa của mạch điện một pha và ba pha, cấu tạo, nguyên lý làm việc và quá trình năng lượng xảy ra trong máy biến áp, động cơ không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều. Cách đo lường các đại lượng điện phổ biến. 17. Thí nghiệm điện kỹ thuật (VALY3331) 1 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV phương pháp đo đạc một số đại lượng điện phổ biến, kiểm tra độ chính xác của dụng cụ đo, nắm rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp, động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện một chiều. Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xảy ra. 18. Ngoại ngữ chuyên ngành (VALY3342) 2 ĐVTC Học phần này được cấu tạo gồm 10 bài (unit). Mỗi bài bao gồm 01 bài đọc (reading), các bài tập (exercises) để thực hành phần đọc hiểu. Bài tập gồm các loại sau: Tìm ý chính của đoạn (paragraph heading), câu hỏi đúng/sai (T/F statement), câu hỏi cặp đôi (matching question), bài tập điền khuyết (fill in the blank), định vị thông tin (locating information), tìm đồng nghĩa/phản nghĩa, dịch từ Anh ra Việt hoặc ngược lại...vv. Cuối mỗi bài học còn có một chủ đề (focus) về một hiện tượng ngôn ngữ cần cho SV trong việc hiểu bài đọc. Học phần còn cung cấp cho SV một số vốn ngữ pháp cơ bản để có thể đọc hiểu các bài đọc. Đó là các vấn đề về cú pháp mà SV chưa được trang bị khi học ngoại ngữ không chuyên. Các kiến thức cơ bản về cú pháp như: các thành phần câu, câu đơn, câu kép, câu phức được trình bày một cách ngắn gọn súc tích. 19. Toán cho vật lý (VALY3353) 3 ĐVTC Học phần này trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về giải tích véctơ và giải tích tenxơ như khái niệm về trường vô hướng, trường véctơ, trường tenxơ, các toán tử vi phân và các định lý tích phân trong hệ tọa độ cong. Học phần này cũng trang bị đầy đủ các kiến thức về phương trình vật lý toán bao gồm phân loại và các phương pháp giải cơ bản các phương trình loại hyperbolic, parabolic, eliptic với các loại điều kiện biên khác nhau. Lý thuyết về các phép biến đổi tích phân và các hàm đặc biệt cũng được nghiên cứu trong học phần này. 20. Cơ lượng tử (VALY3364) 4 ĐVTC Cơ lượng tử trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về cơ sở thực nghiệm của sự ra đời cơ học lượng tử, cơ sở toán học, các tiên đề của cơ học lượng tử, giả thiết De-broglie, lưỡng tính sóng hạt của hạt vi mô, giải phương trình Schrodinger đối với một số dạng thế năng đơn giản để xác định phổ năng lượng và trạng thái. Học phần Cơ lượng tử này cũng trang bị các kiến thức về lý thuyết biểu diễn của các trạng thái và toán tử, chuyển động của hạt trong trường xuyên tâm và cấu trúc nguyên tử, trạng thái spin của hạt và hệ hạt đồng nhất, và các phương pháp tính gần đúng theo lý thuyết nhiễu loạn. 21. Điện tử học (VALY3372) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về: cấu tạo, công dụng của các linh kiện điện tử thụ động (RLC), linh kiện điện tử tích cực (Diode, Biolar junction Transistor, FET, MOSFET), linh kiện điện tử chỉnh lưu có điều khiển (SCR), các dụng cụ hiển thị (CRT, LCD, LED), linh kiện quang điện tử (Quang trở, tế bào quang điện, quang diode, optron); các cách phân cực, cách mắc các dụng cụ bán dẫn; phương pháp dùng các sơ đồ tương đương để tính các tham số. 22. Điện động lực học (VALY3384) 4 ĐVTC Điện động lực học là một học phần Vật lý Lý thuyết trình bày Lý thuyết trường điện từ của J. C. Maxwell, chủ yếu là điện động lực học cổ điển phi tương đối tính và tương đối tính, không xét đến điện động lực học lượng tử, nhằm giải thích các hiện tượng điện từ dựa trên cơ sở các tiên đề là hệ phương trình Maxwell được mô tả dưới dạng phương trình vi phân. 23. Nhiệt động lực học và Vật lý thống kê (VALY3394) 4 ĐVTC Học phần trình bày các nội dung sau: bốn nguyên lý cơ bản của Nhiệt động học; các đặc trưng của các hệ vĩ mô như nhiệt độ, áp suất, nội năng, entropy; các tính toán trong các quá trình đặc biệt như quá trình Jun – Thomson, quá trình chuyển pha; cơ sở toán học của Vật lý thống kê, các loại 91
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ phân bố thống kê (cổ điển và lượng tử) của các hệ vật lý nằm trong trạng thái cân bằng nhiệt động và đề cập đến một số ứng dụng cơ bản của Vật lý thống kê vào hệ khí lý tưởng, photon, electron. 24. Vật lý chất rắn (VALY3402) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản, hiện đại về vật lý chất rắn và bán dẫn: cấu trúc tinh thể và các tính chất nhiệt của vật rắn, dao động mạng và lượng tử hóa dao động mạng, nhiệt dung của vật rắn; lý thuyết về cấu trúc vùng năng lượng của vật rắn, các phương pháp gần đúng để tính vùng năng lượng; một số tính chất của kim loại và bán dẫn, thuyết electron lượng tử, nhiệt dung khí electron, bán dẫn thuần và bán dẫn pha tạp; một số hiệu ứng trong kim loại và bán dẫn (hiệu ứng Hall, lớp chuyển tiếp p-n, hiệu ứng quang dẫn, ...). 25. Vô tuyến điện đại cương (VALY3413) 3 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về khung dao dộng; anten và sự truyền lan sóng điện từ; kỹ thuật khuếch đại; tạo sóng hình sin; tạo xung; điều chế và giải điều chế; máy thu thanh; vô tuyến truyền hình đen trắng; vô tuyến truyền hình màu; phân tích các sơ đồ nguyên lý; thiết lập và phân tích các sơ đồ tương đương; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các dụng cụ biến đổi. 26. Thí nghiệm vô tuyến điện tử (VALY3421) 1 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các thí nghiệm cơ bản về khung dao động; các mạch tạo sóng điện hình sin cao tần, âm tần; mạch khuếch đại; mạch tạo xung; vẽ đặc tuyến của transistor mắc E chung; đặc tuyến của Diode; đặc tuyến SCR. 27. Lý luận dạy học vật lý (VALY4433) 3 ĐVTC Những nội dung chính của học phần là: các nhiệm vụ dạy học vật lý ở trường phổ thông; cụ thể hoá các nhiệm vụ dạy học vật lý; các phương pháp và phương tiện dạy học bộ môn; vấn đề đổi mới PPDH ở trường phổ thông. 28. Thí nghiệm vật lý phổ thông (VALY4442) 2 ĐVTC Học phần bao gồm các bài thí nghiệm vật lý phổ thông về Cơ, Nhiệt, Điện, Quang… 29. Phân tích chương trình Vật lý phổ thông 1 (VALY4452) 2 ĐVTC Học phần nhằm cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản và khái quát nhất trong thực hiện ý đồ chiến lược dạy học môn vật lý cũng như quy trình thiết kế bài giảng môn vật lý theo chương trình vật lý phổ thông phần Cơ, Nhiệt. 30. Phân tích chương trình Vật lý phổ thông 2 (VALY4463) 3 ĐVTC Học phần nhằm cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản và khái quát nhất trong thực hiện ý đồ chiến lược dạy học môn vật lý cũng như quy trình thiết kế bài học theo chương trình vật lý phổ thông phần Điện, Quang và Vật lý hiện đại. 31. Ứng dụng tin học trong dạy học vật lý (VALY4472) 2 ĐVTC Học phần này cung cấp cho SV khả năng khai thác và sử dụng các phần mềm dạy học môn vật lý như Pakma, Crocodile. 32. Thực hành dạy học vật lý (tập giảng) (VALY4482) 2 ĐVTC Học phần này nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho SV. Thời lượng của học phần dành chủ yếu cho việc tổ chức tập giảng của SV. Học phần gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ chính của học phần là: giới thiệu quy trình soạn giáo án và quy trình lên lớp; soạn giáo án; giảng tập trước lớp. 33. Cơ sở lý thuyết trường lượng tử (VALY4492) 2 ĐVTC Học phần này mô tả tính chất, tương tác của các hạt cơ bản với năng lượng cao và vận tốc lớn, bao gồm cả các quá trình sinh huỷ, chuyển hoá lẫn nhau giữa các hạt. Vì vậy, lý thuyết trường lượng tử là sự kết hợp của thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Học phần này trang bị kiến thức về phương pháp lượng tử hoá thứ cấp dựa trên hình thức luận Lagrange theo lý thuyết hiệp biến, lý thuyết S- ma trận để nghiên cứu tương tác giữa các trường lượng tử và kỹ thuật giản đồ Feynmann. 34. Lý thuyết chất rắn (VALY5502) 2 ĐVTC Học phần trình bày nền tảng lý thuyết của học phần “Vật lý chất rắn” dựa trên hình thức luận Hamiltonian của Cơ học lượng tử. Các nội dung chính: Hamiltonian tổng quát của hệ chất rắn và Gần đúng Born-Oppenheimer; cấu trúc của tinh thể; lý thuyết cấu trúc điện tử: các phương pháp Hartree, 92
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ Hartree-Fock, giả thế, lý thuyết phiếm hàm mật độ, gần đúng điện tử tự do, gần đúng điện tử gần tự do; một số tính chất cơ bản của chất rắn. 35. Quang- Quang phổ (VALY5512) 2 ĐVTC Nội dung của chuyên đề bao gồm những phần cơ bản về quang học-quang phổ, nhằm trang bị cho SV những kiến thức liên quan đến cấu trúc phổ các mức năng lượng trong nguyên tử và các đặc trưng cơ bản của phổ huỳnh quang, laser. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với những SV đi vào nghiên cứu vật lý (Quang học-Quang phổ, vật lý chất rắn, vật liệu, vật lý lý thuyết chất rắn...). 36. Vật lý hạt nhân và hạt cơ bản (VALY5522) 2 ĐVTC Hạt nhân và hạt cơ bản là những đối tượng lượng tử, do đó chuyên đề này dùng lý thuyết lượng tử để khảo sát cấu trúc hạt nhân, các quá trình phân rã, phản ứng hạt nhân, lý thuyết Quark, các lý thuyết về tương tác điện từ, mạnh, yếu và lý thuyết trường thống nhất các tương tác. 37. Cơ sở khoa học vật liệu (VALY5532) 2 ĐVTC Học phần mô tả những vấn đề cơ bản nhất của khoa học vật liệu như phân loại vật liệu, cấu trúc tinh thể của vật rắn, các hiện tượng khuếch tán trong vật liệu, giản đồ pha, các tính chất cơ, nhiệt, điện, từ, quang của vật liệu và các phương pháp cơ bản nghiên cứu chất rắn. 38. Vật lý thiên văn (VALY5542) 2 ĐVTC Từ việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của vũ trụ, chương trình đề cập đến cấu trúc và lý tính của các thiên thể trong Hệ Mặt trời; nghiên cứu về Mặt trời và các sao; các thiên hà và quasar, vũ trụ học cũng được nghiên cứu kỹ. Phần cuối đề cập đến các loại kính thiên văn, các phương pháp quan sát thiên văn. 39. Nhiệt kỹ thuật (1 ĐVTC lý thuyết + 1 ĐVTC thí nghiệm) (VALY5552) 2 ĐVTC Học phần này giúp SV nắm được nguyên lý, cấu tạo và hoạt động của động cơ đốt trong; những ứng dụng của động cơ đốt trong trong khoa học kỹ thuật và đời sống; phân biệt và nhận dạng các chi tiết của động cơ đốt trong. 40. Phương tiện dạy học hiện đại (VALY5562) 2 ĐVTC Học phần này nhằm trang bị cho SV một số kiến thức về phương tiện trực quan trong dạy học vật lý; đặc biệt góp phần rèn luyện cho SV những kỹ năng thực hành cần thiết, nhất là kỹ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn. Học phần trình bày các xu hướng nghiên cứu khai thác và sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học, trong đó đi sâu vào xu hướng nghiên khai thác và sử dụng thí nghiệm tự tạo. 41. Lịch sử vật lý (VALY5572) 2 ĐVTC Nội dung học phần cung cấp cho SV những kiến thức về quá trình phát triển của vật lý học từ thời cổ đại cho đến hiện nay và các cuộc cách mạng trong khoa học kỹ thuật. 42. Vi mạch - Điện tử số (VALY5582) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về: cơ sở toán học của điện tử số, các hệ thống đếm, phương pháp tối thiểu hoá hàm trạng thái, vi mạch tuyến tính, các ứng dụng của vi mạch tuyến tính, vi mạch số, các cổng logic NO, AND, OR, NAND, NOR, XOR, Trigger, các bộ lập mã, giải mã, chuyển đổi mã, bộ số học, bộ đếm, các bộ chuyển đổi ADC và DAC, các bộ nhớ bán dẫn. + Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 43. Bài tập vật lý phổ thông (VALY4622) 2 ĐVTC Học phần này trình bày những cơ sở lý luận về bài tập vật lý với tư cách là một phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông. Giới thiệu phương pháp để giải bài tập vật lý và minh họa qua việc giải bài tập qua từng chương từng phần của chương trình vật lý phổ thông. Học phần gồm 2 phần: Phần cơ sở lý luận và phần vận dụng: tóm tắt kiến thức liên quan, ví dụ minh họa, bài tập vận dụng. 44. Kiểm tra đánh giá (VALY4632) 2 ĐVTC Học phần này cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về lý luận cũng như kỹ thuật cần thiết khi tiến hành công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung cũng như dạy học môn vật lý. 45. Vật lý lượng tử (VALY4643) 3 ĐVTC Học phần trang bị cho SV những kiến thức vật lý lượng tử nâng cao, trong đó tập trung chủ yếu là điện động lực học, cơ học lượng tử và vật lý thống kê lượng tử. Nội dung chính của học phần 93
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ bao gồm lý thuyết lượng tử trường điện từ và tương tác với môi trường vật chất, lý thuyết tán xạ lượng tử, phương pháp các toán tử sinh hủy hạt trong thống kê lượng tử. IV. CÁC HỌC PHẦN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học (KTCN1112) 2 ĐVTC Nội dung học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc lôgic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học; xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học. 2. Toán cao cấp 1(TOAN1903) 3 ĐCTC Học phần Toán cao cấp 1 gồm 5 chương: Chương I: Các khái niệm mở đầu; Chương II: Đại số tuyến tính; Chương III: Hình học giải tích; Chương IV: Phép tính vi phân; Chương V: Chuỗi. 3. Toán cao cấp 2 (TOAN1913) 3 ĐVTC Học phần Toán cao cấp 2 gồm 5 chương: Chương I: Phép tính vi phân của hàm nhiều biến; Chương II: Phương trình vi phân; Chương III: Phương trình vi phân đạo hàm riêng tuyến tính; Chương IV: Phép tính tích phân; Chương V: Các loại tích phân. 4. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (KTCN1163) 3 ĐVTC Học phần này nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho SV. Thời lượng của học phần dành chủ yếu cho việc tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV và giúp SV khai thác được sự hỗ trợ của máy vi tính trong việc soạn bài giảng điện tử phục vụ cho giảng dạy sau này. 5. Vật lý đại cương 1 (VALY2853) 3 ĐVTC Học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương phần Cơ, Nhiệt: Động học, động lực học chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn; động học chất khí, nhiệt động lực học, chất lỏng… 6. Vật lý đại cương 2 (VALY2863) 3 ĐVTC Học phần nhằm trang bị cho SV các kiến thức quan trọng nhất về cơ sở vật lý học hiện đại gồm: quang hình học, quang học sóng, quang học lượng tử, thuyết tương đối, cơ học lượng tử, nguyên tử hạt nhân và hạt cơ bản. 7. Thí nghiệm vật lý đại cương (VALY2871) 1 ĐVTC Nghiệm lại các định luật, đo đạc một số đại lượng trong phần Cơ học và Nhiệt học điện từ học và quang học. 8. Hình học họa hình (KTCN2242) 2 ĐVTC Cấu trúc học phần gồm 3 nội dung chính liên quan chặt chẽ với nhau. Biểu diễn điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong hệ thống hai mặt phẳng hình chiếu vuông góc; vận dụng các định lý, các mệnh đề để giải quyết các bài toàn về vị trí, về lượng. Từ kết quả hai nội dung trên giúp ta giải được các bài toán: giao của đường thẳng với mặt phẳng, giao của mặt phẳng với mặt, giao của hai mặt... Học phần này làm cơ sở cho học phần Vẽ kỹ thuật. 9. Vẽ kỹ thuật 1 (KTCN2253) 3 ĐVTC Học phần Vẽ kỹ thuật 1 gồm 2 phần: Phần 1: Vẽ kỹ thuật đại cương: giới thiệu một số tiêu chuẩn cơ bản liên quan đến trình bày bản vẽ; vẽ hình học; các phương pháp biểu diễn vật thể (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo). Phần 2: Vẽ kỹ thuật cơ khí: trình bày các quy ước vẽ các mối ghép (Mối ghép ren, bánh răng, lò xo, ghép then); giới thiệu cách thiết lập bản vẽ cơ khí (Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ) và bản vẽ xây dựng (bản vẽ nhà). 10. Cơ kỹ thuật (KTCN 2263) 3 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV những kiến thức về tính toán cơ bản của cơ lý thuyết, phần tĩnh học và một phần động học; các tính chất hình học tổng quát của chuyển động, quy luật chuyển động của chất điểm và vật thể dưới tác dụng của lực. 11. Nhiệt kỹ thuật (KTCN4272) 2 ĐVTC Học phần cung cấp các kiến thức về nhiệt kỹ thuật như các khái niệm mở đầu về nhiệt động, 94
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ định luật I nhiệt động và các quá trình cơ bản của khí lý tưởng, định luật nhiệt động II và các chu trình, các khái niệm mở đầu về truyền nhiệt, dẫn nhiệt ổn định, trao đối nhiệt đối lưu, trao đối nhiệt bức xạ, truyền nhiệt. 12. Cơ khí đại cương (KTCN4283) 3 ĐVTC Học phần trang bị cho SV những kiến thức về cơ khí đại cương, quá trình công nghệ và thiết bị chế tạo máy; vật liệu trong công nghệ cơ khí; các phương pháp gia công nhiệt trong cơ khí; công nghệ và thiết bị gia công áp lực; công nghệ gia công cắt gọt kim loại; công nghệ làm nguội; các công nghệ và thiết bị hoàn thiện, kiểm tra máy. 13. Thực hành cơ khí (KTCN4293) 3 ĐVTC Học phần giới thiệu nội quy xưởng và an toàn lao động, rèn luyện kỹ năng cơ bản về vạch dấu - đo kiểm, thao tác dũa cơ bản, dũa mặt phẳng vuông góc, song song có kích thước, khoan kim loại, cưa kim loại, gia công ren bằng dụng cụ cầm tay. Giới thiệu các chức năng, công dụng của các bộ phận và cách vận hành máy tiện vạn năng, tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm, mài dao, tiện trụ ngoài, tiện trụ suốt và tiện trụ bậc, tiện rãnh vuông. 14. Điện kỹ thuật 1 (KTCN4302) 2 ĐVTC Học phần trang bị cho SV các khái niệm cơ bản, các thông số đặc trưng cho quá trình năng lượng trong mạch điện và hai định luật cơ bản của mạch điện; cách biểu diễn các đại lượng hình sin dưới dạng vecto và số phức; phân tích các quá trình xảy ra trong mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa và cách nâng cao hệ số công suất của mạch điện; các phương pháp giải mạch điện tuyến tính xác lập điều hòa; các khái niệm cơ bản của mạng một cửa, hai cửa tuyến tính và các phương trình đặc trưng của nó cũng như ứng dụng trong việc phân tích giải các bài toán mạch điện; các khái niệm cơ bản của mạch điện xoay chiều ba pha và cách giải bài toán mạch điện xoay chiều ba pha. 15. Điện kỹ thuật 2 (KTCN4312) 2 ĐVTC Kiến thức của học phần bao gồm các khái niệm cơ bản, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách phân loại giữa máy điện tĩnh và máy điện quay; khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm việc và sơ đồ thay thế của máy biến áp; các chế độ làm việc của máy biến áp; cấu tạo, nguyên lý làm việc và các phương trình cân bằng điện từ trong động cơ không đồng bộ ba pha; các đặc tính và cách điều chỉnh tốc độ quay của động cơ không đồng bộ ba pha; cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ một pha; bao gồm cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ; các đường đặc tính của máy phát điện đồng bộ; cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy điện một chiều; phân tích các đường đặc tính của máy điện một chiều; nguyên tắc làm việc của động cơ điện một chiều; khái niệm và cấu tạo về dây quấn máy điện. 16. Thí nghiệm và thực tập điện kỹ thuật (KTCN4323) 3 ĐVTC Học phần trang bị cho SV những kỹ năng cơ bản nhất về thực nghiệm trong kỹ thuật điện: Khảo sát các mạch 1 pha và 3 pha, khảo sát một số dụng cụ đo thông dụng, khảo sát các loại máy điện như máy biến áp, động cơ xoay chiều một pha và 3 pha, máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, động cơ điện 1 chiều, các động cơ đặc biệt. Học phần được bố trí sau khi SV đã học môn Điện kỹ thuật 1 và 2. Học phần giúp SV dạy tốt môn Công nghệ 12 ở Trường THPT. 17. Kỹ thuật nhiệt lạnh (KTCN4333) 3 ĐVTC Học phần trang bị các kiến thức về kỹ thuật lạnh như: các phương pháp làm lạnh nhân tạo, môi chất lạnh, chất tải lạnh, vật liệu lạnh, các thiết bị và chu trình máy lạnh nén hơi, các thiết bị tự động và tự động hóa hệ thống lạnh. 18. Động cơ đốt trong và ứng dụng động cơ đốt trong (KTCN4344) 4 ĐVTC Học phần trang bị những kiến thức đại cương, các cơ cấu chính, các hệ thống, các bộ phận hỗ trợ khác của động cơ đốt trong; khái niệm, hệ thống truyền lực, những ứng dụng của động cơ đốt trong. 19. Thực hành động cơ đốt trong và thực hành ứng dụng động cơ đốt trong (KTCN4353) 3 ĐVTC Học phần bao gồm các bài Tháo lắp động cơ 2 kỳ xăng, Tháo lắp động cơ 4 kỳ xăng, Tháo lắp động cơ 4 kỳ điêzen, Tháo lắp động cơ xe máy HONDA; Rèn luyện các thao tác kỹ thuật tháo lắp các máy công cụ thông dụng và cách vận hành chúng. 95
- Cẩm nang đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ 20. Thiết bị điện dân dụng (KTCN4362) 2 ĐVTC Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về thiết bị điện dân dụng, về sử dụng và bảo vệ các thiết bị điện như: máy biến áp, ổn áp, các loại động cơ điện dùng trong máy giặt, máy hút bụi, quạt điện ..., các thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng, lò vi sóng, máy đun nước nóng, thiết bị điện lạnh ... Học phần được bố trí sau khi SV đã học các môn Điện kỹ thuật 1 và 2; Thí nghiệm và thực tập điện kỹ thuật. 21. Thiết bị điện tử dân dụng (KTCN4372) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về các điện tử dân dụng cơ bản thường gặp trong cuộc sống bao gồm: Máy tăng âm: Nhiệm vụ, các dụng cụ điện thanh (micro, loa, hệ thống loa), kỹ thuật trang âm, phối hợp trở kháng, cách mắc loa. Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý. Sử dụng và bảo quản. Máy ghi âm: Nguyên lý, dụng cụ biến đổi diện từ (đầu từ ghi), dụng cụ biến đổi từ điện (đầu từ đọc). Cơ cấu chuyển băng, phương pháp ổn định vận tốc động cơ. Sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý Sử dụng và bảo quản. Máy thu hình đen trắng: Nhiệm vụ, sơ đồ khối, biến đổi điện quang (đèn CTR), biến đổi quang điện (đèn Iconoscope), mạch điện trong máy thu hình. Máy thu hình màu: bộ giải mã màu, đèn hình màu. Máy DVD: nhiệm vụ, sơ đồ khối, DVD MPEG, mạch điện của DVD như nguồn cung cấp, bộ đầu quang OPU, xử lý tín hiệu, mã hoá và giải mã trong DVD player. 22. Thực hành kỹ thuật điện tử và thực hành thiết bị điện tử dân dụng (KTCN4353) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các bài thực hành kỹ thuật điện tử, thực hành các thiết bị điện tử dân dụng cơ bản: Nắm vững việc lắp ráp và cân chỉnh các mạch điện tử, các thiết bị điện tử dân dụng. Lắp ráp và cân chỉnh được các mạch điện tử, các thiết bị điện tử dân dụng. Xác định được các điểm thử (test point) của một số mạch điện tử thông dụng, từ đó lấy được trị số điện áp chuẩn, dạng sóng điện ra tại các điểm này; có kỹ năng lắp ráp mạch điện tử. 23. Kỹ thuật điện tử (KTCN4394) 4 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử bao gồm: Linh kiện bán dẫn; kỹ thuật khuếch đại; tạo sóng hình sin; tạo xung; vi mạch; cơ sở toán học để phân tích mạch số; các cổng logic; Trigger; hệ logic tổ hợp; hệ logic dãy; biến đổi tương tự - số, số - tương tự. 24. Điện tử công suất (KTCN4403) 3 ĐVTC Phần lý thuyết: Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về điện tử công suất liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử bao gồm: Các linh kiện bán dẫn công suất; các bộ biến đổi công suất như bộ chỉnh lưu; các bộ chuyển mạch và bộ nghịch lưu phụ thuộc; nghịch lưu độc lập; bộ biến đổi xung áp; các bộ biến tần; hệ thống điều khiển các bộ biến đổi. Phần thực hành: Học phần cung cấp cho SV các bài thực hành cơ bản về: Khảo sát đặc tuyến của các linh kiện bán dẫn công suất như đặc tuyến của SCR, TRIAC, DIAC. Khảo sát các bộ biến đổi công suất thường gặp trong các ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử như bộ chỉnh lưu; các bộ chuyển mạch và bộ nghịch lưu phụ thuộc; nghịch lưu độc lập; bộ biến đổi xung áp; các bộ biến tần; hệ thống điều khiển các bộ biến đổi. 25. Tin học ứng dụng (KTCN4412) 2 ĐVTC Trong học phần này, SV được trang bị các lý thuyết về các phần mềm ứng dụng cơ bản như Microsoft Word và Microsoft Powerpoint và làm quen với việc sử dụng internet. 26. Cơ sở kỹ thuật đo lường điện - điện tử (KTCN4422) 2 ĐVTC Học phần cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết kỹ thuật đo; sai số phép đo và gia công kết quả đo; đo lường các linh kiện điện tử; đo điện áp; đo dòng điện; đo công suất và điện năng; đo điện trở; đo lường bằng dao động ký (oscilloscope); đo lường bằng máy đo vạn năng. 27. Chuyên đề về Nhiệt điện lạnh (KTCN4432) 2 ĐVTC Học phần sẽ giới thiệu các kiến thức đại cương về thiết bị trao đổi nhiệt, hệ thống điều tiết 96
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chuẩn ngành: Ngôn ngữ học
186 p | 111 | 13
-
Đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ - Cẩm nang: Phần 1
76 p | 124 | 9
-
Phương pháp xác định giá dịch vụ đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tại trường Đại học Thủy lợi
9 p | 9 | 4
-
Thực trạng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường đại học Việt Nam
7 p | 11 | 3
-
Một số đặc thù và đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ đại học tại trường Đại học Đông Đô
3 p | 9 | 3
-
Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo tiếp cận
6 p | 8 | 3
-
Một số biện pháp quản lí chương trình đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận AUN-QA ở Trường Đại học Sài Gòn
9 p | 9 | 3
-
Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội – thực trạng và giải pháp
13 p | 7 | 3
-
Những bài học thực tiễn từ công tác tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Tiếng Anh của trường Đại học Sài Gòn
7 p | 107 | 3
-
Điều chỉnh, cập nhật chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Lưu trữ học trong bối cảnh chuyển đổi số tại Học viện Hành chính Quốc gia
3 p | 8 | 2
-
Áp dụng hoạt động kiểm tra, đánh giá theo năng lực trong đào tạo trình độ đại học ngành Luật tại Học viện Hành chính Quốc gia
3 p | 11 | 2
-
Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế: Thực trạng và giải pháp
6 p | 113 | 2
-
Chuẩn hóa quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo và thời khóa biểu để tối ưu nguồn lực trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
7 p | 20 | 2
-
Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các chương trình đào tạo trình độ đại học: Nghiên cứu đề xuất tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
7 p | 16 | 2
-
Vận dụng điểm mới trong quy chế tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Hải Dương
6 p | 3 | 1
-
Quản lí hoạt động đào tạo tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể
9 p | 6 | 1
-
Xây dựng, rà soát chuẩn đầu ra chương trình đào tạo các ngành đại học tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
7 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn