intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT20

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT20 với lời giải chi tiết và thang điểm rõ ràng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nghề này học tập và ôn thi tốt nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT20

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT20 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Trình bày phương pháp sửa chữa ngõng côn trục chính máy 3 điểm công cụ ? Trả lời: Nhiều loại trục chính lắp ghép với các chi tiết đối tiếp bằng ngõng côn có then (thường là then bán nguyệt). Hai loại trong số các ngõng côn đó được giới thiệu trên ( hình vẽ). Đó là kết cấu trước của trục chính máy mài dùng để lắp moayơ của chi tiết đối tiếp như bích kẹp đá mài, bạc, mâm cặp v,v. Ngõng côn trục chính Trong các máy tiện ren vít, ngõng côn thường nằm ở giữa trục để lắp bánh răng. Lắp ráp bằng ngõng côn có ưu điểm là khử được khe hở hướng tâm. Các dạng hư hỏng của mối ghép bằng ngõng côn thường là: - Mòn mặt côn lắp ghép trên trục và mòn lỗ làm cho chi
  2. tiết bị lỏng chiều trục do đó cũng bị lỏng hướng tâm. - Mòn và dập rãnh then ở trục và lỗ; - Chèn dập và cắt đứt then; - Mòn và phá hủy ren Ta chỉ chỉ xét các dạng hư hỏng đầu còn các dạng khác được trình bày trong mục 5.14 Hình: Sửa chữa mối ghép trên ngõng côn trục chính Khi mối ghép bị lỏng vì mòn mặt côn, có thể phục hồi bằng cách cắt bớt mặt đầu phần côn trên trục (hình a) để đệm một tỳ được vào chi tiết 2 khi lắp. Nếu để nguyên chiều dài phần côn của trục thì phải dùng đệm hình cốc (hình b) thay cho đệm thẳng khi lắp ráp. Cách này tốn nhiều công hơn vì phải chế tạo bạc hình cốc nhưng có ưu điểm là không phải động chạm gì đến trục chính. Cả hai cách sửa chửa trên đều làm cho chi tiết hai bị xê dịch theo chiều trục. Nếu chi tiết hai là bánh răng thì điều đó nguy hiểm vì làm ngắn chiều dài làm việc trên mỗi răng, dễ gây mẻ răng vì quá tải. Khi không cho phép chi tiết dịch chuyển theo chiều truc, cần phục hồi các mặt côn tới kích thước ban đầu, tức là phải sửa cả lỗ và trục: lỗ được phục hồi bằng cách lắp bạc sửa chữa, chồn hoặc hàn đắp rồi gia công cơ; trục được mạ crom hoặc hàn đắp rồi gia công cơ,
  3. có trường hợp phải thay hẳn phần bị mòn bằng đoạn trục mới. Thông thường việc sữa chữa lỗ côn rất phức tạp, vì vậy người ta áp dụng biện pháp phục hồi lỗ côn theo kích thước sửa chữa tăng của trục. Bằng cách này chỉ cần doa mài hoặc tiện rộng lỗ côn còn trục sẽ được mạ crom, mạ thép hoặc hàn đắp hoặc gia công cơ tới kích thước sửa chửa phù hợp với kích thước lỗ côn của chi tiết ghép với nó đảm bảo cho chi tiết sau lắp ghép được định vị chính xác theo chiều trục. 2 Trình bày về 2 dạng hỏng mòn răng và dính răng của bộ truyền bánh 2 điểm răng? ĐÁP ÁN  Mòn răng: Thường xảy ra với các bộ truyền hở Các nguyên nhân: - Bôi trơn không tốt - Có nhiều hạt mài rơi vào vùng ăn khớp của bánh răng Biện pháp: - Tăng độ rắn bề mặt - Hạn chế hạt mài rơi vào vùng ăn khớp - Dùng vật liệu bôi trơn có độ nhớt cao  Dính răng: Thường xảy ra với các bộ truyền chịu tải lớn và vận tốc cao Các nguyên nhân: Màng dầu bôi trơn bị phá vỡ do nhiệt độ cao hoặc ứng suất tiếp xúc quá lớn. Biện pháp: - Tăng độ rắn bề mặt - Dùng vật liệu bôi trơn có độ nhớt cao, có tính chống dính - Làm nguội tốt dầu bôi trơn - Chế tạo cặp bánh răng bằng cặp vật liệu thích hợp
  4. 3 - Trình bày các quy định bảo đảm an toàn lao động trước, 2 điểm trong, sau khi làm việc trong xưởng nguội ? - Đáp án : - Trước khi làm việc: - - quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động phải sử dụng các các trang thiết bị bảo hộ : quần áo, giày, kính bảo hộ,... - - Bố trí nơi làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, giá lắp để thao tác được thuận lợi, an toàn. - - kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc : bàn nguội kê chắc chắn, ê tô kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa .. được lắp chắc chắn. - - kiểm tra độ tin cậy, an toàn của các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn của các thiết bị điện. - Trong khi làm việc : - - Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên ê tô, trách nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác. - - Dùng bàn chải làm sạch chi tiết và phôi,mạt thép, vảy kim loại ... ( không được dùng tay làm các công việc trên ). - - Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để trách hoặc dùng lưới, kính bảo hộ. - Sau khi kết thúc công việc : - - Thu dọn xếp đặt gọn gàng nơi làm việc.... - - Để dụng cụ, phôi, chi tiết đúng nơi quy định.
  5. - - Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu...phải để nơi riêng biệt Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ………., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2