Đau bụng - Lâm sàng và Cận lâm sang
lượt xem 6
download
Việc chẩn đoán cho ra nguyên nhân của đau bụng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ. Đôi khi, tất cả những gì mà các bác sĩ có thể làm là chắc chắn rằng bệnh nhân không cần phải phẫu thuật hoặc phải nhập viện vì cơn đau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau bụng - Lâm sàng và Cận lâm sang
- Đau bụng - Lâm sàng và Cận lâm sang LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Việc chẩn đoán cho ra nguyên nhân của đau bụng là một trong những thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ. Đôi khi, tất cả những g ì mà các bác sĩ có thể làm là chắc chắn rằng bệnh nhân không cần phải phẫu thuật hoặc phải nhập viện vì cơn đau. Các bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi dưới đây hoặc các câu hỏi tương tự để xác định nguyên nhân của cơn đau. Một số câu hỏi có vẻ như không liên quan gì đến tình trạng hiện tại của bệnh nhân, tuy nhiên, hãy cố gắng trả lời chúng càng hoàn chỉnh càng tốt. Những câu trả lời sẽ có thể giúp các bác sĩ t ìm ra nguyên nhân gây đau bụng của bệnh nhân sớm hơn và dễ dàng hơn. Bạn đã bị đau bao lâu rồi ? Khi mới bắt đầu đau bạn đang làm gì ? Bạn cảm thấy thế nào ở thời điểm ngay trước khi cơn đau bắt đầu ? Mấy ngày gần đây bạn có cảm thấy trong người ổn không ? Bạn có làm cách nào để giúp cơn đau giảm đi không? Nó có tác dụng không? Cơn đau làm cho bạn muốn ngồi một chỗ hay muốn di chuyển qua lại? Chuyến đi đến bệnh viên như thế nào? Chuyến đi có làm bạn đau không? Cơn đau có tăng lên khi ho không ? Bạn có bị nôn ra ngoài không ? Sau khi nôn bạn cảm thấy đỡ đau hay đau nhiều hơn ?
- Nhu động ruột của bạn có bình thường không ? Bạn có trung tiện được không ? Bạn có cảm thấy mình bị sốt không ? Bạn có từng đau như vậy trước đây không ? Và khi đó bạn đã làm gì để giải quyết nó ? Bạn đã từng phải đi mổ chưa ? Mổ gì ? và Khi nào ? Có phải bạn đang mang thai không ? Bạn có dùng những biện pháp kế hoạch không ? Những người xung quanh bạn có ai bị những triệu chứng giống bạn không ? Dạo gần đây bạn có đi sang nước khác không ? Lần cuối cùng bạn ăn là khi nào và ăn cái gì ? Bạn có ăn thứ gì khác với thường ngày không ? Cơn đau có xuất phát từ dạ dày và sau đó đi đến một chỗ khác không ? Cơn đau có lan lên ngực ? Ra sau lưng hay còn lan đến chỗ nào khác nữa ? Khu vực đau có nằm gọn trong lòng bàn tay không hay lớn hơn ? Khi thở có làm bạn đau hơn không ? Bạn có bị bệnh gì khác không, chẳng hạn như bệnh tim mạch, đái tháo đường, hay AIDS ? Bạn có đang sử dụng steroids không ? hoặc những thuốc giảm đau như aspirin hay Motrin ? Bạn có sử dụng kháng sinh không ? Hay những loại thuốc thông dụng không cần kê toa hoặc thảo dược ? Bạn có uống rượu ? Cafe ? hay Trà ? Bạn có hút thuốc không ? Bạn có dùng ma túy hay những thuốc kích thích khác ? Quá trình thăm khám lâm sàng bao gồm các bước khám bụng, tim mạch và phổi để xác định chính xác nguồn gốc của cơn đau. Bác sĩ sẽ chạm vào những vùng khác nhau của bụng để khám độ nhạy cảm của bụng hoặc những dấu hiệu khác có thể chỉ ra nguồn gốc cơn đau. Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng để kiểm tra xem có máu hoặc những vấn đề khác hay không. Nếu bệnh nhân là nam, bác sĩ cũng có thể khám dương vật và tinh hoàn. Nếu bệnh nhân là nữ, bác sĩ có thể khám khung chậu để kiểm tra tử cung, vòi trứng và buồng trứng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mắt bệnh nhân xem có bị vàng mắt không và khám miệng để xem bệnh nhân có bị mất nước không. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể sẽ không giúp tìm ra nguyên nhân đau bụng. Tuy nhiên, nếu kết hợp những thông tin thu thập được qua quá trình hỏi bệnh, khám bệnh thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho làm những xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chẩn đoán. Một trong những xét nghiệm quan trọng nhất là kiểm tra xem bệnh nhân nữ có đang mang thai hay không.
- Số lượng bạch cầu tăng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc chỉ là phản ứng của cơ thể đối với cơn đau và nôn ói. Hemoglobin giảm có thể là do bệnh nhân bị chảy máu từ bên trong, nhưng hầu hết những trường hợp có liên quan đến chảy máu đều không gây đau. Có máu trong nước tiểu, có thể không nhìn thấy được bằng mắt thường, có thể là do bệnh nhân bị sỏi thận. Những xét nghiệm khác, chẳng hạn như men gan và men tụy, có thể giúp xác định xem cơ quan nào của cơ thể có liên quan, nhưng nó không giúp chỉ ra được chẩn đoán. Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể hữu ích, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Đôi khi, X-quang có thể cho thấy hình ảnh khí ở bên ngoài ruột, điều này có nghĩa là có một cơ quan nào đó bị vỡ hoặc thủng. X-quang cũng giúp chẩn đoán tắc ruột. Đôi khi, X-quang còn cho thấy hình ảnh sỏi thận. Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh không gây đau và hữu ích trong việc tìm kiếm một số nguyên nhân gây đau bụng. Có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ một số nguyên nhân liên quan đến túi mật, tụy, gan, hoặc cơ quan sinh dục nữ. Siêu âm cũng giúp chẩn đoán một số bệnh của thận và lách, hoặc của các mạch máu lớn xuất phát từ tim và cung cấp máu cho phần dưới của cơ thể. CT scan là một kiểu chụp X-quang đặc biệt có thể cung cấp những thông tin hữu ích về gan, tụy, thận và niệu quản, lách, ruột non và ruột già, bao gồm các bệnh chẳng hạn như viêm ruột thừa và viêm túi thừa. Bác sĩ cũng có thể không cho làm xét nghiệm nào cả. Nguyên nhân đau bụng có thể được xác định rõ ràng mà không cần thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào cả và không nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân phải làm xét nghiệm, các bác sĩ nên giải thích kết quả cho họ hiểu. ĐIỀU TRỊ Tại nhà Đau bụng không kèm với sốt, nôn ói, xuất huyết âm đạo, bất tỉnh, đau ngực, hoặc những triệu chứng nặng khác thường sẽ cải thiện mà không cần điều trị đặc hiệu. Nếu đau bụng kéo dài hoặc nghĩ đến cơn đau là do một nguyên nhân nào đó nghiêm trọng, hãy đến phòng mạch bác sĩ để được khám bệnh. Miếng dán ấm hoặc ngâm mình vào nước ấm có thể làm giảm đau. Những thuốc kháng acid phổ thông như Tum, Maalox, hoặc Pepto-Bismol, cũng có thể làm giảm một số loại đau bụng. Viên than hoạt cũng có thể có ích.
- Acetaminophen (tên thường gọi là thuốc giảm đau, Panadol, Liquiprin, Tylenol) cũng có thể có ích. Cố gứng tránh Aspinrin hoặc Ibuprofen (t ên thường gặp là Advil, Motrin, Midol, Nuprin, Pamprin IB). Những loại thuốc này có thể làm cho đau dạ dày nặng hơn. Tại bệnh viện Phương pháp điều trị phụ thuộc vào việc bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân nào gây ra đau bụng. Bệnh nhân có thể sẽ được truyền dịch tĩnh mạch. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân không ăn hoặc không uống cho đến khi xác định đ ược nguyên nhân gây đau. Điều này giúp tránh làm cho tình trạng bệnh nhân trở nặng hơn (chẳng hạn như cho thêm thức ăn vào dạ dày khi đang có vết loét bị thủng), hoặc đây là bước chuẩn bị cần thiết trước khi bước vào phòng mổ (dạ dày trống sẽ giúp gây mê tốt hơn). Bệnh nhân có thể sẽ được cho thuốc giảm đau. Nếu cơn đau gây ra bởi ruột co thắt, có thể thuốc sẽ cho qua đường tiêm mông, cánh tay, hoặc chân. Nếu bệnh nhân không bị ói, họ sẽ được cho uống thuốc kháng acid hoặc thuốc giảm đau. Mặc dù cơn đau có thể sẽ không khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nhân có quyền được cảm thấy thoải mái và do đó nên đòi hỏi bác sĩ cho thuốc giảm đau cho đến khi cảm thấy dễ chịu. Phẫu thuật Một số loại đau bụng có thể cần phải phẫu thuật. Nếu bị đau bụng do viêm nhiễm một tạng nằm bên trong, chẳng hạn như ruột thừa hoặc túi mật, người bệnh có thể sẽ được đề nghị nhập viện và cần được phẫu thuật. Tắc ruột đôi khi cần phải phẫu thuật, t ùy thuộc vào nguyên nhân gây t ắc. Nếu cơn đau có nguồn gốc từ một tạng trong ổ bụng bị vỡ hoặc thủng, chẳng hạn như ruột hoặc dạ dày, cần phải phẫu thuật ngay lập tức. CÁC BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Nếu bệnh nhân được xuất viện sau khi thăm khám, họ sẽ được hướng dẫn về những thứ có thể và không thể ăn, uống và những loại thuốc cần uống. Bệnh nhân sẽ được dặn quay trở lại phòng cấp cứu nếu như gặp một số dấu hiệu nào đó. Nếu bệnh nhân không được hướng dẫn cụ thể, hãy làm theo những lời khuyên sau đây:
- Ngay khi bạn có cảm giác thèm ăn, hãy bắt đầu với nước sạch. Nếu uống nước không gây đau hoặc nôn ói, tiếp tục với những thức ăn trắng, chẳng hạn như cơm, chuối, bánh quy hay bánh mì. Bạn có thể quay trở lại chế độ ăn hằng ngày nếu triệu chứng không quay trở lại sau vài ngày, Quay trở lại phòng cấp cứu nếu có những dấu hiệu sau: Đau nhiều hơn hoặc bắt đầu nôn ói, sốt cao, hoặc không tiểu được, không đi cầu được. Có những triệu chứng nặng hơn hoặc đáng báo động. Các triệu chứng ở bụng không cải thiện trong vòng 24 giờ. Phòng ngừa Khi chẩn đoán đã được xác định, bệnh nhân nên làm theo những hướng dẫn cần thiết đối với chẩn đoán đó. Chẳng hạn như nếu bạn bị loét gây ra đau, bạn nên tránh các chất nicotine, cafein, và rượu. Nếu nguyên nhân gây đau là do bệnh của túi mật, bạn nên tránh những thức ăn chiên và có nhiều dầu mỡ. Tiên lượng Nói chung, hầu hết các trường hợp đau bụng có thể khỏi mà không cần phẫu thuật, và hầu hết mọi người chỉ cần được điều trị giảm đau. Những nguyên nhân gây đau bụng thường cho tiên lượng tốt, nhưng vẫn có những ngoại lệ. Những nguyên nhân gây đau bụng phải giải quyết bằng phẫu thuật có tiên lượng rất khác nhau tùy thuộc và độ nặng của tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa hoặc sỏi mật không có biến chứng thì sẽ hồi phục sau phẫu thuật và không để lại hậu quả lâu dài. Nếu bệnh nhân bị vỡ ruột thừa hoặc viêm túi mật, sự hồi phục có thể phải tốn nhiều thời gian hơn. Đau bụng do vết loét bị thủng hoặc tắc ruột có thể cần phải đại phẫu và thời gian hồi phục kéo dài. Đối với những bệnh ở các mạch máu lớn, như vỡ hoặc huyết khối thì tiên lượng có thể xấu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐAU BỤNG CẤP
21 p | 148 | 17
-
biện luận lâm sàng và cận lâm sàng: phần 1
92 p | 125 | 9
-
ĐAU BỤNG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH – Phần 2
12 p | 102 | 8
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
8 p | 27 | 8
-
Bài giảng Đau bụng trẻ em - ThS.BS. Nguyễn Thị Cúc
37 p | 119 | 7
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay cấp không rõ căn nguyên
5 p | 128 | 6
-
ĐAU BỤNG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH
19 p | 75 | 6
-
ĐAU BỤNG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH – Phần 1
8 p | 70 | 6
-
Nghiên cứu biện luận lâm sàng và cận lâm sàng
150 p | 8 | 5
-
Bài giảng Đau bụng trẻ em
8 p | 111 | 4
-
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 8: Chẩn đoán đau bụng
5 p | 32 | 3
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch trên nhóm bệnh nhân nam giới quản lý tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2020-2021
7 p | 22 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh đau bụng mạn tính trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Khoa Vinh năm 2021
6 p | 30 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
4 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi
6 p | 44 | 2
-
Xoắn túi mật: Thông báo ca lâm sàng và điểm lại y văn
3 p | 17 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân đau bụng cấp ở trẻ em tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn