Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÀ BIẾN ĐỔI MÔ BỆNH HỌC<br />
CỦA BỆNH ĐỐM TRẮNG NỘI TẠNG Ở CÁ CHIM VÂY VÀNG<br />
Trachinotus blochii NUÔI Ở NHA TRANG<br />
CLINICAL SIGNS AND HISTOPATHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF INTERNAL<br />
ORGAN WHITE SPOT DISEASE IN SNUB-NOSE POMPANO (Trachinotus blochii)<br />
PGS.TS. Đỗ Thị Hòa1, KS. Nguyễn Thị Thùy Giang2, CN. Nguyễn Xuân Nguyên3<br />
TÓM TẮT<br />
Một bệnh lạ đã xảy ra và gây chết nhiều cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) đang nuôi bằng lồng ở vịnh Nha<br />
Trang vào cuối năm 2010. Dựa vào biểu hiện bệnh lý mà bệnh này đã được gọi là bệnh đốm trắng nội tạng. 47 con cá<br />
bệnh và 10 cá khỏe đã được thu và phân tích bằng phương pháp mô bệnh học. Cá bị bệnh đã bộc lộ các dấu hiệu chính:<br />
xuất hiện các nốt phồng nhỏ ở da, khi các nốt phồng này vỡ đã tạo ra các vết thương tổn nhỏ màu xám, các hạt nhỏ mầu<br />
trắng và dịch nhày tiết nhiều ở mang, một hay nhiều khối u lớn nằm dọc cột sống của cá bệnh và khi khối u có kích thước<br />
lớn đã làm cơ thể cá bệnh cong vẹo, dị dạng. Trong ổ bụng của cá bệnh, các hạt nhỏ mầu trắng cũng đã được quan sát thấy<br />
nhiều trong các nội tạng như: gan, thận và lách làm các cơ quan này lớn hơn bình thường. Trên các tiêu bản mô bệnh học<br />
của cá bệnh, các thương tổn dạng u hạt đã được phát hiện, chiếm chỗ trong mô xương ở cột sống, mô mềm của thận, lách,<br />
gan và cơ. Các thương tổn dạng u hạt tại mô xương đã chèn ép làm cho các tế bào xương biến dạng. Kết quả của nghiên<br />
cứu đã xác định rằng, đây là một bệnh nhiễm trùng hệ thống và các thương tổn nặng trong nội tạng chính là nguyên nhân<br />
gây chết cá bệnh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The end 2010, a novel disease occured and caused high mortality in cage cultured Snub-nose pompano<br />
(Trachinotus blochii) in Nha Trang bay and the disease was named internal organ white spot disease. Histopathology<br />
method was used for studying 47 diseased fishs and 10 health fishs. Clinical signs of diseased fishs were observed as some<br />
small pimples, after that they were broken for making small grey ulcerative spots on skin, one or some tumours in along spine<br />
for make depormity diseased fishs. Mucus, abscess and many small white nodule in the gill. swollen kidney, spleen and liver<br />
associated many white nodules were observed. In histopathologycal slides of deseased fishs, many tumour lesions replaced<br />
soft tissue in kidney, spleen, liver, muscle and bone tissue in spine of diseased fish, but in the spine, tumour lesions was<br />
biger than in other organs, caused deformation of spine cells. The reseach results demonstrated that this is a systematic<br />
infectious disease and internal organ serious lesions caused mortality for diseased Snub-nose pompano fishs.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) đã<br />
và đang được nghiên cứu thử nghiệm bởi các nhà<br />
khoa học của Trường Đại học Nha Trang từ năm<br />
2009. Vào tháng 7 năm 2010, cá chim vây vàng<br />
(CVV) ở cỡ 6 - 12cm đang nuôi trong các lồng trên<br />
Vũng Ngán, thuộc vịnh Nha Trang đã xuất hiện một<br />
dạng bệnh lạ, gây ra tỷ lệ chết tích lũy ở một số lồng<br />
<br />
đã lên tới 30-70 %, cá biệt có lồng cá chết 100%.<br />
Việc xác định các dấu hiệu bên ngoài có ý nghĩa<br />
chẩn đoán và các biến đổi bệnh lý trong tế bào và<br />
mô của cá chim vây vàng bị bệnh đốm trắng nội<br />
tạng là rất cần thiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo như xác định tác nhân gây ra bệnh đốm<br />
trắng nội tạng và đưa ra biện pháp phòng trị có hiệu<br />
quả cho cá chim vây vàng nuôi ở Việt Nam.<br />
<br />
, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
Cựu SV khoá 49 Ngành Bệnh học Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
1 2<br />
3<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 47<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mẫu cá dùng cho nghiên cứu<br />
47 con cá chim vây vàng (CVV) bị bệnh đốm<br />
trắng nội tạng và 10 con cá khỏe, kích thước từ<br />
6-12cm thu từ các lồng nuôi thử nghiệm cá CVV<br />
ở Vũng Ngán (trên vịnh Nha Trang) được đưa về<br />
phòng thí nghiệm bằng phương pháp vận chuyển<br />
kín có bơm oxy.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Mô tả các dấu hiệu chính của bệnh<br />
Các dấu hiệu bộc lộ ra bên ngoài và trong<br />
nội tạng của cá bệnh đã được quan sát bằng mắt<br />
thường, mô tả chi tiết và kết hợp với chụp hình minh<br />
họa.<br />
2.2. Phương pháp mô bệnh học (Histopathology<br />
method)<br />
Để nghiên cứu biến đổi bệnh lý trong mô và<br />
tế bào của các tổ chức ở cá bệnh, phương pháp<br />
mô bệnh học (histopathology method) ứng dụng<br />
cho nghiên cứu ở cá xương được giới thiệu bởi<br />
Tonguthai & CTV (1999) đã được sử dụng trong<br />
nghiên cứu này.<br />
2.2.1. Cố định mẫu dùng cho nghiên cứu mô bệnh<br />
học<br />
Các tổ chức như mang, mắt, não, gan, thận,<br />
lách và khối u xương của cá bệnh và cá khỏe được<br />
cắt ra các miếng nhỏ khoảng 1cm3 và cố định trong<br />
dung dịch Bouin (gồm: 750 ml acid picrric bão hòa +<br />
250ml Formalin đậm đặc + 50 ml acid acetic) hoặc<br />
cố định trong dung dịch Phosphate Bufferd Formalin<br />
(gồm 100ml formalin + 900ml nước cất + NaH2PO4.<br />
H2O + Na2HPO4) với tỷ lệ thể tích giữa mẫu và dung<br />
dịch cố định là 1/10, trong thời gian tối thiểu là 24h.<br />
Sau đó, mẫu được giữ trong cồn etylíc 70%.<br />
2.2.2. Xử lý và đúc mẫu<br />
Các mẫu mô sau khi lấy ra khỏi dung dịch cố<br />
định, được làm mất nước bằng ngâm mẫu lần lượt<br />
vào các dung dịch cồn etylic với nồng độ tăng dần<br />
(50%, 70%, 95% và 100%), mỗi thang cồn giữ<br />
khoảng 30-60 phút. Sau đó, các mẫu này được<br />
làm trong bằng cách ngâm trong xylen 2-4 h hoặc<br />
ngâm trong methyl salicilate với thời gian 12-24 giờ.<br />
Thấm mẫu trong paraphin nóng chảy ở nhiệt độ 58600C trong thời gian 6-8h. Cuối cùng đúc mẫu trong<br />
paraphin, tạo nên các khối mẫu hình hộp.<br />
2.2.3. Cắt, sấy và nhuộm các tiêu bản mô bệnh học<br />
a. Cắt mẫu: Các mẫu đã đúc trong paraphin<br />
được gọt thành khối hình thang cân hoặc hình khối<br />
chữ nhật, rồi gắn chặt lên một khuôn gỗ và khuôn<br />
gỗ này lại được gắn lên máy Microtom. Các lát cắt<br />
mẫu có độ mỏng 5-6 µ, được đặt lên mặt của thau<br />
<br />
48 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
nước ấm 40-500C (có bổ sung albumin từ lòng trắng<br />
trứng gà) trong khoảng 1-2 phút để mẫu giãn hết cỡ,<br />
tránh bị nhăn.<br />
b. Sấy mẫu: Dùng lam sạch (đã đượt diệt nấm<br />
mốc bằng cách ngâm trong acid acetic 24h), để vớt<br />
các lát cắt của mẫu (dày 5-6µm) nổi trên mặt thau<br />
nước ấm. Đặt lam mẫu này lên máy sấy ở nhiệt độ<br />
45-600C trong 1-4h (tùy theo nhiệt độ).<br />
c. Nhuộm bằng Hematoxyline và Eosin: Quy<br />
trình nhuộm được giới thiệu bởi Tonguthai & CS<br />
(1999) đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Các<br />
tiêu bản mô bệnh học được quan sát dưới kính hiển<br />
vi quang học ở độ phóng đại 100-400 lần để xác<br />
định những biến đổi trong mô và tế bào của các cơ<br />
quan, dựa trên sự so sánh với các tiêu bản mô học<br />
tương ứng được làm từ cá khỏe.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Các dấu hiệu chính của bệnh đốm trắng nội<br />
tạng ở cá cá chim vây vàng<br />
Quan sát bằng mắt thường bên ngoài cơ thể và<br />
bên trong ổ bụng của cá bệnh đã phát hiện được<br />
nhiều dấu hiệu đặc trưng cho bệnh này ở cá chim<br />
vây vàng. Trên bề mặt cơ thể cá bệnh xuất hiện<br />
nhiều nốt phồng rộp nhỏ dưới da, sau một thời gian<br />
nốt phồng này vỡ ra và tạo nên các nốt thương tổn<br />
mầu nâu xám (ảnh 1 &2 của hình 1). Mang cá bệnh<br />
tiết rất nhiều dịch làm các tơ mang dính bết vào<br />
nhau và các u hạt mầu trắng, nhỏ đã quan sát thấy<br />
trên các phiến mang (ảnh 3 của hình 1). Dọc theo<br />
cột sống của một số con bị bệnh có 1 hay nhiều khối<br />
u nằm dọc cột sống, khi khối u có kích thước lớn đã<br />
làm cơ thể cá cong gập, dị dạng (ảnh 4, 5 & 6 của<br />
hình 1). Khi ổ bụng những con cá bệnh được mở<br />
ra, các u hạt mầu trắng, nhỏ cũng đã được quan sát<br />
thấy trên và trong một số nội tạng như thận, gan và<br />
lách, nên đã làm tăng thể tích của các cơ quan này.<br />
Đôi khi các u hạt mầu trắng còn gặp bám ở trên mạc<br />
treo của ruột và trên bề mặt của bóng hơi. Một vài<br />
con có hiện tượng xuất huyết ở gan. (ảnh 1, 2 & 3<br />
của hình 2)<br />
Bệnh này thường xảy ra khi cá đã nuôi được<br />
1-2 tháng. Cá bệnh đã bộc lộ sự bất thường về tập<br />
tính sống như: bỏ ăn, bơi tách khỏi đàn, thường bơi<br />
lờ đờ trên tầng nước mặt. Một số con có biểu hiện<br />
bơi không định hướng, bơi xoắn nhiều vòng trên<br />
mặt nước. Cá bệnh chết sau 3-4 ngày kể từ khi xuất<br />
hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. Tỷ lệ chết tích lũy<br />
của đàn cá bệnh dao động từ 30 – 70% lượng cá<br />
trong lồng. Ở những con cá khỏe, các dấu hiệu đã<br />
nêu ở trên không xuất hiện.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Bảng 1. Các dấu hiệu chính của bệnh đốm trắng ở nội tạng ở cá chim vây vàng (n=47 cá bệnh)<br />
TT<br />
<br />
Các dấu hiệu chính của bệnh<br />
<br />
Tần số gặp<br />
<br />
(%)<br />
<br />
**<br />
<br />
Các dấu hiệu quan sát được ở bên ngoài cơ thể cá<br />
<br />
47<br />
<br />
100<br />
<br />
1<br />
<br />
Xuất hiện các nốt phồng nhỏ trên da<br />
<br />
42<br />
<br />
89,3<br />
<br />
2<br />
<br />
Mang bị hoại tử và tiết nhiều dịch nhầy<br />
<br />
30<br />
<br />
63,8<br />
<br />
3<br />
<br />
Xuất hiện các u hạt mầu trắng đục, nhỏ trên mang<br />
<br />
14<br />
<br />
29,8<br />
<br />
4<br />
<br />
Xuất hiện khối u dưới da, dọc theo cột sống<br />
<br />
23<br />
<br />
48,9<br />
<br />
5<br />
<br />
Cơ thể có khối u lớn nên bị uốn cong, dị dạng<br />
<br />
9<br />
<br />
19,1<br />
<br />
6<br />
<br />
Các nốt phồng bị vỡ ra tạo vết thương tổn nhỏ<br />
<br />
33<br />
<br />
70,2<br />
<br />
**<br />
<br />
Các dấu hiệu quan sát được trong ổ bụng cúa cá<br />
<br />
47<br />
<br />
100<br />
<br />
1<br />
<br />
Đốm trắng (u hạt) xuất hiện ở thận của cá bệnh<br />
<br />
27<br />
<br />
57,4<br />
<br />
2<br />
<br />
Đốm trắng (u hạt) xuất hiện ở lách cá bệnh<br />
<br />
23<br />
<br />
48,9<br />
<br />
3<br />
<br />
Đốm trắng (u hạt) xuất hiện ở gan cá bệnh<br />
<br />
24<br />
<br />
51,1<br />
<br />
4<br />
<br />
Gan cá có hiện tượng xung huyết<br />
<br />
11<br />
<br />
23,4<br />
<br />
5<br />
<br />
Đốm trắng xuất hiện ở mạng treo ruột và bóng hơi<br />
<br />
7<br />
<br />
14,9<br />
<br />
6<br />
<br />
Đầu thận rất to, gấp 2-3 lần so với cá khỏe<br />
<br />
13<br />
<br />
27,6<br />
<br />
Hình 1. Các dấu hiệu bên ngoài của cá chim vây vàng bị bệnh<br />
1 . Các nốt phồng rộp ở da (mũi tên nhỏ) và các vết loét màu xám (mũi tên lớn); 2. Mang cá bệnh bị tiết nhiều dịch nhày và có các u hạt<br />
trắng (mũi tên đen); 3, 4 & 5. Khối u (mũi tên) nằm ở cột sống làm cá bệnh cong vẹo, dị dạng.<br />
<br />
Hình 2. Các dấu hiệu thể hiện trong nội tạng của cá chim vây vàng bị bệnh<br />
1& 2. Nhiều u hạt nhỏ, màu trắng xuất hiện ở gan của cá bệnh.<br />
3. Nhiều u hạt màu trắng, nhỏ đã xuất hiện ở lách cá bệnh, làm tổ chức này sưng to hơn bình thường<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 49<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
2. Đặc điểm mô bệnh học của cá chim vây vàng khi bị bệnh đốm trắng nội tạng<br />
Sự thoái hóa từ nhẹ đến nặng kết hợp với các thương tổn dạng u hạt thay thế cho các mô mềm đã quan<br />
sát được trong các tổ chức nội tạng như gan, thận, lách và cơ của cá bệnh, làm biến dạng cấu trúc mô ở các<br />
tổ chức này. Các vật chất hữu cơ bị hoại tử nằm ở vùng trung tâm của các u hạt, xung quanh u hạt này được<br />
bao bọc bởi một vách dày được tạo ra do các lớp tế bào biểu mô dẹt. Khi quan sát ở độ phóng đâị >400 lần, vi<br />
khuẩn dạng hình que cũng đã được phát hiện ở vùng trung tâm của khối u và các đại thực bào đã quan sát thấy<br />
tập trung xung quanh các u hạt., (hình 3,4 và 5). Riêng ở các u xương dọc cột sống, các thương tổn dạng u hạt<br />
có kích thước lớn hơn nhiều so với các u hạt ở các mô mềm như thận, lách, gan và cơ, gây tác động chèn ép<br />
làm biến dạng, méo mó các tế bào xương và tạo nên khối u xương ở dọc cột sống (hình 6).<br />
<br />
Hình 3. Biến đổi mô bệnh học ở lách của cá chim vây vàng bị bệnh đốm trắng nội tạng<br />
1. Mô học của lách ở cá khỏe (nhuộm với H&E, độ phóng đại 400x)<br />
2. Nhiều thương tổn dạng u hạt tồn tại trong tổ chức lách của cá bệnh (nhuộm với H&E, độ phóng đại 100x)<br />
3. Các thương tổn dạng u hạt tồn tại nhiều trong tổ chức lách của cá bệnh (nhuộm với H & E, phóng đại 400x)<br />
<br />
Hình 4. Biến đổi mô bệnh học ở thận cá chim vây vàng bị bệnh đốm trắng nội tạng<br />
1. Mô thận của cá chim vây vàng khỏe nhuộm với H &E (phóng đại 400x)<br />
2. Mô thận của cá bệnh với rất nhiều các vùng thương tổn dạng u hạt (nhuộm với H &E, phóng đại 100x)<br />
3. Các thương tổn dạng u hạt đặc thù gặp ở mô thận với sự tập trung của các đại thực bào xung quanh u hạt và các vi khuẩn dạng<br />
que ở trung tâm (nhuộm với H&E , 400x)<br />
<br />
Hình 5. Mô bệnh học của cơ ở dưới các nốt bị phồng rộp hoặc loét nhỏ ở da của cá chim vây vàng bệnh đốm trắng nội tạng<br />
1. Cơ của cá khỏe với các sợi cơ xếp thành bó và bắt màu hồng của thuốc nhuộm Eosin (400x)<br />
2. Cấu trúc của hệ cơ bị phá vỡ thay vào đó các thương tổn dạng u hạt xuất hiện, bắt màu tím của thuốc nhuộm Hematoxylin (Nhuộm<br />
bằng H &E, độ phóng đại 100x, mũi tên đen)<br />
<br />
50 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Hình 6. Biến đổi mô bệnh học ở vị trí xương sống xuất hiện khối u (với H &E)<br />
1. Khối u trên xương sống cá chim vây vàng bị bệnh (luộc chín, gỡ thịt)<br />
2. Mô của xương sống cá khỏe (400x),<br />
3. Thương tổn dạng u hạt bắt màu tím của thuốc nhuộm hematoxylin chiếm chỗ trong mô xương, chèn ép, dồn nén làm biến dạng các tế<br />
bào xương (phóng đại 400x)<br />
- Mũi tên màu đen chỉ khối u hạt; Mũi tên màu trắng chỉ mô xương<br />
<br />
Biến đổi mô bệnh học ở tổ chức mang của cá chim vây vàng bị bệnh lại được đặc trưng bởi sự kết dính của<br />
các tơ mang thứ cấp do dịch nhày tiết ra nhiều, điều này làm giảm sự trao đổi khí qua mang của cá bệnh, đã<br />
giải thích hiện tượng cá bệnh thường nổi lên tầng nước mặt. Ngoài ra, sự phì đại của các tơ mang sơ cấp, sự<br />
cong keo các đầu mút của các tơ mang thứ cấp do sự phình to của các tế bào biểu mô tại đây cũng đã được<br />
quan sát. (hình 7)<br />
<br />
Hình 7. Biến đổi mô bệnh học ở tổ chức của mang cá chim vây vàng bị bệnh<br />
1. Các tơ mang sơ cấp và thứ cấp ở cá khỏe, tơ mang thứ cấp thẳng, giữa 2 tơi mang thứ cấp có khoảng trống cho phép trao đổi nước<br />
(phóng đại 400x)<br />
2. Tơ mang sơ cấp phình to, đầu mút các tơ mang thứ cấp cong keo và dính bết vào nhau do dịch nhày ( phóng đại 400x)<br />
<br />
3. Thảo luận<br />
Với các dấu hiệu bệnh lý chính của bệnh đốm<br />
trắng nội tạng ở cá chim vây vàng nuôi đã được mô<br />
tả ở mục 3.1, các biến đổi bệnh lý trong mô và tế<br />
bào của các tổ chức cơ quan ở cá bệnh đã được<br />
thể hiện ở mục 3.2 đã chứng tỏ rằng, cá chim vây<br />
vàng nuôi tại Nha Trang đã bị một bệnh nhiễm trùng<br />
hệ thống (systematic Infectious disease) và các<br />
thương tổn nặng nề ở mô của các nội tạng chính là<br />
nguyên nhân gây chết cho cá bệnh .<br />
Đã có nhiều công trình được công bố bởi các<br />
tác giả trong và ngoài nước về các loại bệnh khác<br />
nhau ở cá xương nhưng có chung biểu hiện bệnh<br />
lý là các u hạt trắng xuất hiện ở trên hay trong nội<br />
tạng ca bệnh và các thương tổn dạng u hạt trên các<br />
tiêu bản mô bệnh học, như bệnh mủ ở gan thận<br />
của cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long do<br />
<br />
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (Crumlish, M, 2002;<br />
Nguyễn Quốc Thịnh, 2004). Bệnh Photobacteriosis<br />
do vi khuẩn Photobacterium damsela gây ra ở cá<br />
giò nuôi Đài Loan và Việt Nam với các đốm trắng<br />
dạng hạt nằm trong thận, lách hay gan của cá bệnh<br />
(Liu& CS., 2003). Bệnh Nocardiosis do nhiễm vi<br />
khuẩn Nocardia spp có dạng hình que, phân nhánh,<br />
có đốt, gram dương và là vi khuẩn kháng acid, đã<br />
xảy ra ở loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)<br />
và nhiều loài cá biển khác ở Malaysia, Trung Quốc<br />
và Singapore (Labrie, 2008), hoặc ở cá sea bass,<br />
Lateolabrax japonicus ở Đài Loan (Chen & CS,<br />
2000; Shimahara & CS, 2009). Ngoài ra, biến đổi<br />
mô bệnh học ở các tổ chức nội tạng của cá bệnh có<br />
dạng u hạt cũng đã được phát hiện ở các mẫu cá<br />
bị nhiễm bệnh Mycobacteriosis, đã xảy ra ở nhiều<br />
loài cá nuôi, gây ra do vi khuẩn Mycobacterium<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 51<br />
<br />