intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN CỦA VẤN NẠN DẠY THÊM HỌC THÊM

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn nạn dạy thêm học thêm gây ra rất nhiều hệ lụy tai hại, làm giảm sự tôn trọng và uy tín của nhà giáo, làm tổn hại sức khỏe, tinh thần và cả niềm tin của học sinh, làm không ít nhà giáo lao vào dạy thêm bất chấp lương tâm nghề nghiệp. Học sinh cũng không còn thời gian để vui chơi, tham gia thể thao và học thêm những kiến thức về nhạc, họa, các kỹ năng sống… như học sinh ở các nước phát triển. Tác hại của vấn nạn dạy thêm học thêm rất lớn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN CỦA VẤN NẠN DẠY THÊM HỌC THÊM

  1. ĐÂU LÀ CỘI NGUỒN CỦA VẤN NẠN DẠY THÊM HỌC THÊM Vấn nạn dạy thêm học thêm gây ra rất nhiều hệ lụy tai hại, làm giảm sự tôn trọng và uy tín của nhà giáo, làm tổn hại sức khỏe, tinh thần và cả niềm tin của học sinh, làm không ít nhà giáo lao vào dạy thêm bất chấp lương tâm nghề nghiệp. Học sinh cũng không còn thời gian để vui chơi, tham gia thể thao và học thêm những kiến thức về nhạc, họa, các kỹ năng sống… như học sinh ở các nước phát triển. Tác hại của vấn nạn dạy thêm học thêm rất lớn và kéo dài hàng chục năm nay. Đó là nỗi bức xúc lớn trong xã hội. Đã từng có không ít chủ trương và biện pháp ngăn chặn dạy thêm học thêm được ban hành, dường như với quyết tâm rất cao. Thế nhưng vấn nạn đó không hề thuyên giảm mà chỉ tiếp tục diễn ra với nhiều cách đối phó khác nhau. Bao công sức đã đổ ra, nhưng tác hại ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn, như căn bệnh nan y, chỉ vì chưa có cách “chữa trị” phù hợp. Chủ trương ngăn chặn thường đưa ra là quản lý chặt hơn, xử lý nghiêm khắc hơn, người dạy thêm phải đăng ký v. v… Thế nhưng thực tế lại chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, đủ để người ta tìm được cách đối phó. Mặt khác liệu có hay không “sự thông cảm” trong chừng mực nào đó của lãnh đạo cấp trường, địa phương và cả không ít phụ huynh học sinh, nên các biện pháp đề ra không phát huy được hiệu quả như mong muốn? Nhiều ý kiến đề xuất chú trọng việc tăng lương cho giáo viên, vừa để nâng cao chất lương giảng dạy, vừa hạn chế tình trạng giáo viên tìm cách
  2. dạy thêm để tăng thu nhập. Tăng lương cho giáo chức là nhu cầu chính đáng, vì lương của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học, còn quá thấp. Biện pháp này có thể giúp giáo viên cải thiện được cuộc sống và tăng thêm phàn nào tinh thần trách nhiệm. Nhưng đó vẫn không phải là biện pháp cơ bản để ngăn chặn dạy thêm học thêm. Thử nghĩ tăng thêm bao nhiêu thì không còn dạy thêm học thêm? Bản tính của phần lớn con người là luôn muốn có thêm tiền, càng nhiều càng tốt, cho dù đó là triệu phú hay tỉ phú đô la. Các thầy cô giáo của chúng ta không phải là thánh nhân, nên cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, ở các nước Âu Mỹ không hề có vấn nạn dạy thêm học thêm, mặc dù lương của ngành giáo dục cũng không phải là được xếp quá cao so với các ngành khác. Xem ra vấn đề nằm ở chỗ khác, vậy nên tăng lương cũng không phải là biện pháp hứa hẹn trong việc ngăn chặn vấn nạn này. Vậy đâu là cội nguồn của vấn nạn dạy thêm học thêm? Nếu truy đến tận cùng thì nó bắt nguồn từ khiếm khuyết của triết lý giáo dục lỗi thời, theo quan điểm nhồi nhét càng nhiều kiến thức thì chất lượng càng cao, chẳng khác mấy so với thời xa xưa. Điều đó dẫn đến các chương trình mà đến nay ai cũng công nhận là “quá tải”. Theo giáo sư Văn Như Cương, nhà giáo rất có uy tính trong ngành, thì chương trình học phổ thông hiện nay có thể giảm đếm 30%. Chương trình quá tải tác động thế nào đến người dạy? Những người thật tâm muốn dạy tốt thì không thể nào đạt được ý muốn, nếu không có thêm giờ dạy, còn những người muốn trục lợi thì đó là cái cớ “chính đáng” để dạy thêm. Từ đó họ dạy không hết lòng trong giờ lên lớp và để dành một phần “tủ” để dạy thêm. Khi đó thì dù muốn hay không, học sinh của họ cũng phải “tự nguyện” xin học thêm, vì nhu cầu giả tạo đó, còn nếu không “tự nguyện”
  3. thì hậu quả bị điểm kém và bị ghét bỏ là chuyện không tránh khỏi. Nếu những điều nói trên là đúng, thì những chủ trương và biện pháp đề ra cho đến nay chỉ mới ‘trị chứng chứ không trị căn”. Chừng nào mà cội nguồn của vấn đề không được giải quyết thì vấn nạn nói trên vẫn sẽ còn kéo dài cùng với nhiều yếu kém khác trong giáo dục như một căn bệnh trầm kha
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2