intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau mắt dịch

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cái tên đau mắt dịch đã nói lên phần nào tính chất của căn bệnh. Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành. Có nhiều người than phiền rằng “nhìn thấy một bà đau mắt ở bệnh viện, thế là về nhà bị lây luôn”. Thực ra bệnh không lây dễ dàng như vậy cho dù đường lây truyền của virus khá đa dạng: Tiếp xúc trực tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau mắt dịch

  1. Đau mắt dịch
  2. Cái tên đau mắt dịch đã nói lên phần nào tính chất của căn bệnh. Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. N ơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành. Có nhiều người than phiền rằng “nhìn thấy một bà đau mắt ở bệnh viện, thế là về nhà bị lây luôn”. Thực ra bệnh không lây dễ dàng như vậy cho dù đường lây truyền của virus khá đa dạng: Tiếp xúc trực tiếp qua da như bắt tay, quan hệ tình dục, tiếp xúc với đồ vật đã b ị nhiễm mầm bệnh, dùng nước chung, đi bơi, hiếm hơn là qua đường không khí. Thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 8 ngày. Điều này giải thích tại sao một gia đình có 3 người, nếu lây nhiễm chéo cho nhau thì việc điều trị sẽ kết thúc sau 2 tháng cùng với chi phí thuốc men, nghỉ bệnh, chưa kể đến các biến chứng có thể mắc. Khi phân lập virus, người ta thấy có khoảng vài chục type virus khác nhau, trong đó những type phổ biến hơn cả là type 8, 19 và 37. Triệu chứng bệnh là cảm giác cộm rát như có cát ở trong mắt, dỉ mắt (ghèn) bám chặt mi buổi sáng, lèm nhèm suốt cả ngày, nặng hơn là nhìn mờ và sợ ánh sáng. Cùng với biểu hiện tại mắt là biểu hiện của nhiễm virus: hơi mệt, sốt, đau họng, nổi hạch tai hoặc hạch dưới hàm. Bệnh thường bộc phát rất nhanh, có thể nói là “dữ dằn”. Lúc đầu thường là một mắt, sau 4-5 ngày sẽ lan
  3. sang mắt thứ hai. Tuy nhiên, độ khó chịu, mức độ nặng nhẹ giữa hai mắt có thể khác nhau. Đây là một yếu tố khá quan trọng cho việc chẩn đoán chính xác, bởi gần như bệnh luôn xảy ra trên hai mắt, cho dù triệu chứng bệnh của mắt thứ 2 có thể thoáng qua. Khi thăm khám thì kết mạc bị phù nề, cương máu đỏ rực và có hột khá điển hình. Hột thường gặp là ở kết mạc mô dưới. Những thể bệnh nặng hơn có thể thấy giả mạc dạng fibrin ở kết mạc cùng đồ phía dưới mà di chứng sau này là cầu dính mi, nhãn cầu. Việc không thể thiếu là kiểm tra hạch trước tai, đây là bằng chứng của đáp ứng miễn dịch trước sự tấn công của virus. Ở những thể bệnh phổ biến và có biến chứng, người bệnh thường cảm thấy nhìn mờ hơn mọi khi, chói rát khi gặp ánh sáng mạnh, chảy nước mắt liên tục. Điều này báo hiệu mắt đã lan vào lòng đ en, giác mạc. Giai đoạn tổn hại trong biểu mô giác mạc, tiên phát: gần như luôn gắn liền với căn bệnh này, có khi chỉ là thoáng qua. Nhưng nói chung, dạng tổn thương này kéo dài trong khoảng hai tuần. Đầu tiên chỉ là các chấm bắt màu fluoresceine nhẹ. Về sau có thể các chấm tổn thương này sẽ liên kết với nhau tạo thành những đảo loét biểu mô thực sự, bắt màu fuoresceine mạnh. Giai đoạn tổn hại d ưới biểu mô: Thường biểu hiện sau tuần thứ hai, chiếm tần xuất 1/2 trường hợp. Đó là các thẩm lậu dưới biểu mô với số lượng khác nhau, có thể từ vài chục đám. Việc thăm khám dưới kính phóng đại, cắt đen khe, sẽ khẳng định điều này. Tại đỉnh của mỗi vùng thẩm lậu có thể quan sát thấy vùng tổn hại biểu mô, bắt màu fluoresceine tương ứng. Các vùng thẩm lậu này nếu ở trục nhìn sẽ gây nhìn mờ và những khó chịu khác. Số lượng, mật độ, vị trí của những đám thẩm lậu này biến đổi rất nhanh chóng, trái với bệnh viêm giác mạc Thygesons, các tổn thương thường rất ít biến đổi và rất
  4. khu trú. Nghiên cứu về phương diện tổ chức học của những đám thẩm lậu này, người ta thấy có các đám kháng thể kháng virus, các limpho và các sợi bào, phản ứng viêm này bị khu trú giữa lớp biểu mô và lớp màng bowman. Việc dùng corticosteroide có thể làm giảm thẩm lậu limpho, cải thiện mãnh mẽ thị lực. Tuy nhiên, ngay khi ta dừng thuốc, các tế bào limpho mới lại di tản về phía các đám kháng thể kháng virus. Điều này giải thích việc phụ thuộc vào thuốc, mức độ nặng nề hơn nếu bệnh tái phát cũng như di chứng có thể có của dạng tổn thương này trên giác mạc của bệnh nhân. Giai đoạn di chứng: Chỉ chiếm 10% các trường hợp đau mắt dịch. Đó là việc giảm thị lực do các đám thẩm lậu đã nói ở trên quy tụ thành một đám đục trên giác mạc vĩnh viễn hoặc gây loạn thị không đều. Để giải quyết di chứng này, phần lớn phải nhờ vào phẫu thuật. Chẩn đoán virus học: Hiếm khi được đặt ra. Hiện nay với kỹ thuật PCR phản ứng chuỗi men polymerase, việc chẩn đoán đã trở nên dễ dàng hơn nhưng ngay cả ở châu Âu thì việc này vẫn bị coi là không cần thiết và xa xỉ. Điều trị: Điều đáng buồn là cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị adénovirus, cho dù có một vài báo cáo nói về việc bệnh có đáp ứng tốt với cidofovir và trifluridine. Rất may là đa phần bệnh nhân sẽ thấy bệnh tự thuyên giảm và khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Thường bác sĩ sẽ kê đơn cùng một công thức: Nước muối sinh lý, hay tốt hơn là nước mắt nhân tạo, có tác dụng xoa dịu những khó chịu trên mắt, kháng sinh loại nhỏ, đề phòng bội nhiễm, đôi khi là corticoides nhỏ tại chỗ. Nước mắt nhân tạo loại có chứa các chế phẩm này và bôi trơn thực sự hữu ích nếu có khô mắt kèm theo, hay bề mặt giác mạc bị tổn thương. Điều trị phẫu thuật chỉ là thiểu số cho những trường hợp có di chứng. Sử dụng corticoides phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt
  5. Ở giai đoạn bệnh chỉ khu trú ở kết mạc: Việc dùng corticoides có nguy cơ làm số lượng virus tăng nhanh, làm viêm nhiễm nặng thêm, cũng như tăng nguy cơ lây lan. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng của viêm kết mạc do adenovirus và herpes rất giống nhau. Trong trường hợp thứ hai thì việc dùng corticoides sẽ làm bệnh nặng thêm gấp bội. Ở giai đoạn tổn hại trong biểu mô: Việc dùng corticoides cũng sẽ làm bệnh nặng thêm và tăng nguy cơ lây bệnh sang người khác. Về chỉ định dùng thuốc kháng virus để phòng thẩm lậu dưới biểu mô với độc tính của nó trên biểu mô giác mạc còn đang được tranh cãi. Ở giai đoạn tổn thương dưới biểu mô: Cần nói ngay là dùng corticoides trong giai đoạn này làm giảm thẩm lậu dưới biểu mô nhanh chóng. Chính vì vậy, ngày càng nhiều bác sĩ nhãn khoa phải “cầu cứu” đến corticordes nếu bệnh nhân đến trong giai đoạn này. Vấn đề phải lưu ý là cơ chế tác dụng của corticoides luôn có nhiều mặt tiêu cực. Đó là nguy cơ phụ thuộc vào thuốc, ngăn chặn quá trình làm sẹo của các đốm dưới biểu mô cũng như độ ổn định của sẹo. Việc dùng corticoides liều rất thấp sẽ rất hữu ích nếu có những đốm thẩm lậu dưới biểu mô ở trung tâm giác mạc, xu hướng liên kết với nhau, làm giảm thị lực đáng kể. Không nên dừng thuốc đột ngột, mà nên giảm liều trong vài tuần, có thể phải phối hợp với cyclosporine dạng nhỏ và theo dõi thường xuyên về sau. Ở giai đoạn di chứng: Không có chống chỉ định cho nhóm corticoides. Điều trị phẫu thuật: Chỉ khi các di chứng là vĩnh viễn, chúng ta sẽ cân nhắc khả năng phẫu thuật trong hai tình huống sau: - Giảm thị lực do giác mạc bị mờ đục.
  6. - Giảm thị lực do loạn thị không đều, thường do các hột dưới biểu mô đã sẹo hóa, gây nên. Trong cả hai trường hợp, chúng ta sẽ quyết định can thiệp nếu thị lực sau hiệu chỉnh bằng kính tiếp xúc cứng vẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2