Đau ngực
lượt xem 3
download
Tổng quan Bất kỳ một hệ thống nào trong cơ thể cũng có thể gây ra đau ngực. Trong phần lớn các trường hợp, xem xét kỹ lưỡng bệnh sử, chú ý đến các yếu tố dịch tễ như tuổi, giới và sự thǎm khám thực thể tập trung vào các dấu hiệu quan trọng và vào ngực thường sẽ mang lại chẩn đoán đúng và sẽ cung cấp chìa khóa để lầm yên lòng và quản lý hiệu quả người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau ngực
- Đau ngực I.Tổng quan Bất kỳ một hệ thống nào trong cơ thể cũng có thể gây ra đau ngực. Trong phần lớn các trường hợp, xem xét kỹ lưỡng bệnh sử, chú ý đến các yếu tố dịch tễ như tuổi, giới và sự thǎm khám thực thể tập trung vào các dấu hiệu quan trọng và vào ngực thường sẽ mang lại chẩn đoán đúng và sẽ cung cấp chìa khóa để lầm yên lòng và quản lý hiệu quả người bệnh. II.Nguyên nhân 1.Rất phổ biến Đau thắt ngực Viêm sườn - sun Đau giập ngực Co thắt thực quản Gãy xương sườn. xương đòn hoặc vai Hội chứng bẫy khí Thoát vị hoành
- Đau cơ liên sườn thứ phát do hội chứng virus Đau ngực tâm lý 2.Phổ biến Nhồi máu cấp tính cơ tim Khí thũng phổi cấp tính Viêm màng phổi cấp Viêm hạch nách Herpes zoster (zona) hoặc tiền triệu của zona Bệnh đĩa liên đốt sống Viêm thực quản Tắc mạch phổi 3.Ít gặp Viêm cấp màng ngoài tim Tách động mạch chủ Đụng giập tim Phình động mạch chủ đoạn ngực Sa van 2 lá
- Đau lan lừ bụng Viêm khớp ức - đòn Sai khớp sườn - sụn nhẹ II.Triệu chứng A.Đau ngực do tim 1.Đau thắt ngực mạn hoặc cấp: + Tuỳ từng loại mà cơn đau ngực ở đây có những nét đặc trưng khác nhau tuy rằng chúng có một đặc điểm chung là đau ở vùng trước tim, đau sau xương ức. + Mức độ đau có thể không giống nhau, từ mức chỉ có cảm giác nặng ngực, đến nghẹt thở, vã mồ hôi kèm theo hoảng hốt, sợ hãi. + Có thể dùng bộ câu hỏi ROSE rất đơn giản để chẩn đoán đau thắt ngực - với tiêu chuẩn: - (1) Có đau, khó chịu ở ngực. - (2) Đau ngực khi lên dốc, cả lúc đi bình thường. - (3) Khi đau phải đứng lại hay đi châm lại. - (4) Dừng lại thì dịu bớt đau. - (5) Cơn đau dịu bớt dưới 10 phút.
- - (6) Đau ở một hay nhiều vị trí sau: trên/giữa x.ức; dưới x.ức; trước ngực trái; tay trái, chỗ khác. + Sự khác nhau quan trọng giữa các cơn thắt ngực là hoàn cảnh xuất hiện cơn đau, ví dụ: - Trong cơn đau thắt ngực gắng sức (hay còn gọi là cơn đau thắt ngực ổn định): đau thường xuất hiện sau các sự gắng về thể lực (như đi bộ nhanh, chạy lên cầu thang…) hoặc tâm lý (quá buồn, vui hay lo lắng…) - Trong cơn đau thắt ngực tự phát (Cơn Prinzmetal): đau xảy ra thường vào ban đêm hoặc vào các giờ gần sáng và không liên quan gì đến gắng sức. Để chẩn đoán được cơn này phải thực hiện ở cơ sở chuyên khoa. - Trong cơn đau thắt ngực không ổn định: đau thường xuất hiện ngay chỉ với gắng sức rất nhẹ, cơn hay xảy ra vào ban đêm, thời gian cơn thường kéo dài >30 phút, do tổn thương mạch vành trong trường hợp này nặng hơn trong cơn đau thắt ngực gắng sức. 2 Trong nhồi máu cơ tim cấp: đau ngực dữ dội, đau như dao đâm hay đau như quả tim bị kẹp, bị bóp… đau vùng trước tim lan lên cằm, hàm dưới, lan lên vai trái, lan dọc theo cánh tay đến tận các ngón tay. Khác với các cơn đau trong đau thắt ngực, thời gian đau chỉ vài phút (2-3 phút), trong nhồi máu cơ tim thời gian đau thường kéo dài hàng giờ, có khi hàng ngày hoặc hơn. Kèm theo đau, bệnh nhân có cảm giác hốt hoảng, sợ chết. 3.Viêm màng ngoài tim cấp tính:
- Viêm màng ngoài tim cấp tính gây ra đau vùng trước ngực lan tỏa, cơn đau tǎng lên khi thở vào hoặc khi nằm. Đôi khi cảm thấy đau chủ yếu ở bờ cơ thang trái. Dạng đặc trưng nhất của viêm màng ngoài tim là cơn đau sẽ giảm đi một phần khi bệnh nhân đứng lên và ngả người về phía trước. Viêm cấp màng ngoài tim có nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do nhiễm virus và thường kèm theo sốt nhẹ, nhịp tim nhanh. Trong phần lớn các trường hợp, nếu nghe nhiều lần có thể thấy tiếng cọ màng ngoài tim. Các thay đổi về ĐTĐ giúp cho chẩn đoán là ST ở trên đường đẳng điển trong mọi đạo trình, trừ AVR, V1 và/ hoặc V4. Viêm màng ngoài tim có thể xẩy ra 4-7 ngày sau nhồi máu cơ tim, đặc biệt là nhồi máu rộng hoặc xuyên thành. Nó gây ra đau thông thường, tiếng cọ màng tim và tự giới hạn, nhưng nó có thể bị nhầm lẫn với đau liên tục hoặc do thiếu máu cục bộ tái phát. Khi nó xẩy ra vài tuần sau nhồi máu cơ tim thì là hội chứng Dressler và được cho là do nguyên nhân virus hoặc tự miễn. Hội chứng tương tự có thể xẩy ra 2- 4 tuần sau bất kỳ một phẫu thuật nào có rạch vào màng ngoài tim. 4.Sa van hai lá:
- Có thể gãy đau rất mạnh ở vùng trước tim, không liên quan đến gắng sức. Chủ yếu hay gặp ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là ở những người gầy có sải tay dài. Đặc trưng là ở vùng van 2 lá có tiếng rì rào cuối tâm thu và tiếng đập "clic". Cần phải xác nhận chẩn đoán bằng tâm thanh đồ. 5.Tắc động mạch chủ: gây ra cơn đau trầm trọng "như xé" thường ở sau ngực. Trường hợp điển hình, bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp. Đầu mối của chẩn đoán bao gồm sự giảm, tắc hoặc sự dao động của mạch cánh tay hoặc mạch cảnh X- quang thấy động mạch chủ ở vùng ngực rộng ra. 6.Đụng giập tim: đụng giập tim do chấn thương có thể xẩy ra trong tai nạn ôtô (khi ngực đập vào cần lái), va chạm trong thể thao (như bóng đá) hoặc cú đấm nhau. Nó gây ra đau ngực rất mạnh và dễ bị che phủ bởi đau cơ ĐTĐ chứng tỏ có tổn thương cơ tim (ST trên đường đồng điệu). B. Từ phổi và màng phổi 1.Viêm màng phổi:
- Gây ra đau ngực có giới hạn ở vùng màng phổi bị viêm. Nó có thể xẩy ra như là kết quả của nhiễm khuẩn nguyên phát, chấn thương, khối u hoặc do sự lan rộng của một trong những quá trình đó ra vùng phổi xung quanh. Viêm màng phổi thường được mô tả như là một cơn đau dữ dội, tǎng lên khi thở hoặc động tác lồng ngực (đó là đau ngực "kiểu viêm màng ngực". Nó có thể gây cảm giác thở ngắn vì cử động lồng ngực đã bị cảm giác đau hạn chế. Nhiễm khuẩn nguyên phát của màng phổi (viêm màng phổi) thường là do virus. Nó có thể phát thành dịch, và được gọi là "viêm màng phổi thành dịch", hoặc bệnh Bornholm's. Nó có thể kéo dài nhiều ngày, nhưng tiên lượng là lành tính. Sự lan rộng của viêm phổi, đặc biệt là nếu nó bắt đầu từ ngoại biên (như viêm phổi do streptococus pneumoniae), có thể gây ra viêm màng phổi. 2.Tràn khí màng phổi cấp: Có thể gây ra đau ngực và khó thở từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc chủ yếu vào bao nhiêu phần phổi đa bị xẹp. Tràn khí màng phổi cấp tính thường xảy ra cho người từ 20 đến 30 tuổi và tỷ lệ nam: nữ là 5:1 - Nó thường bị tái nhiễm. Phần lớn những người có tràn khí màng phổi tự phát thường cao và mảnh. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ. Phim X- quang lồng ngực thường để chẩn đoán (nếu thầy thuốc chú ý tìm tràn khí màng phổi). 3.Nghẽn mạch phổi: Có thể giả dạng gần giống với bất kỳ một quá trình nào gây đau ngực. Nghẽn mạch phổi có thể chỉ gây ra khó thở, nhưng điển hình hơn là có kèm theo đau ngực từ nhẹ đến nặng, với tính chất thay đổi từ đau d ưới xương ức tới đau kiểu viêm màng phổi. Nghẽn mạch phổi thường là kết quả của huyết
- khối tĩnh mạch sâu và cũng không may là nó thường xuyên "yên lặng". Các yếu tố nguy cơ là một nghẽn mạch phổi trước, một phẫu thuật mới (hoặc sau đẻ), nằm bất động lâu, béo bệu quá, viêm tắc tĩnh mạch và sử dụng estrogen ngoại lai. Nghẽn mạch phổi luôn luôn phải được cân nhắc trong chẩn đoán phân biệt của đau ngực cấp tính vì có tỷ lệ tử vong cao và thường khó chẩn đoán. Ngoài bệnh sử, đầu mối tốt nhất của chẩn đoán là giảm PAO2 (áp lực oxy động mạch), ĐTĐ và phim X- quang lồng ngực đôi khi cũng giúp cho chẩn đoán, nhưng thường là bình thường hoặc không đặc hiệu. Nhấp nháy đồ thông khí- tưới máu phổi có tính gợi ý cao, có thể được cân nhắc chẩn đoán trong các bệnh cảnh lâm sàng thích hợp. Chụp mạch phổi là "chuẩn vàng". Vận động sớm sau chấn thương, bị bệnh hoặc sau phẫu thuật là phương pháp dự phòng tốt nhất. Khi có mặt các yếu tố rủi ro, cần luôn luôn giữ sự nghi ngờ. 4. Có nguồn gốc từ phổi - Viêm phổi: bệnh nhân sốt cao, đau ngực bên tổn thương, khó thở, ho khạc đờm rỉ sắt. Nếu không được điều tri có thể dẫn đến biến chứng áp xe phổi. - Viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính: Đau ngực ở đây thường do viêm nhiễm, đặc biệt hậu phát do tăng áp lực động mạch phổi. - Ung thư phế quản: Bệnh hay xảy ra ở những người lớn tuổi, có tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào, đột nhiên thấy đau ngực kèm theo ho ra máu và người gầy sút, biếng ăn, mệt mỏi. Có trường hợp đau ngực lan lên vai, lên cánh tay, kèm theo móng tay khum như mặt kính đồng hồ hoặc có dạng như dùi trống.
- 5. Từ các cuống mạnh của trung thất - Bệnh tăng áp lực động mạch phổi; - Bệnh phình tách động mạch chủ: Đau ngực dữ dội, đau trong sâu, đau sau lưng và rất dễ nhầm với nhồi máu cơ tim. - Viêm hay u trung thất C.Có nguồn gốc từ thành ngực 1.Từ các tổ chức phần mềm: - Viêm da, cơ: ngoài các triệu chứng s ưng đau tại chỗ, bệnh nhân còn có sốt cao, thể trạng nhiễm trùng nhiễm độc. - Do chấn thương đụng dập cơ: có dấu hiệu tại chỗ chủ yếu như thâm tím hoặc sây sát. - Đau ngực trong viêm tuyến vú, tắc tuyến sữa ở những người đang cho con bú, ung thư tuyến vú. Do vậy, phụ nữ ở độ tuổi trên dưới 40 phải thường xuyên kiểm tra tuyến vú của mình, nếu có các u cục phải lập tức đến bác sĩ để chẩn đoán và xử trí kịp thời. 2.Từ xương ức, sườn, cột sống ngực: - Các tổn thương do viêm hay thoái hoá: viêm khớp ức sườn, thoái hoá cột sống ngực, đặc biệt là lao cột sống, ung thư đốt sống. Trong trường hợp do lao cột sống, đau không nhiều nhưng dai dẳng, đau thành khoanh quanh lồng ngực vùng tổn thương.
- - Lao cột sống có thể nguyên phát, nhưng cũng có thể hậu phát, nhưng cũng có thể hậu phát sau lao phổi, ngoài triệu chứng đau tại chỗ như đã nêu, bệnh nhân thường có sốt về chiều, kém ăn, người gầy sút, có thể ho ra máu. - Sự đụng giập thành ngực, một gẫy xương sườn, gây xương đòn, hoặc đốt sống, viêm sụn xương sườn viêm khớp ức đòn hoặc viêm khớp vai hoặc viêm bao hoạt dịch, tất cả đều có thể gây ra đau ngực. Lịch sử bệnh, c ùng với tǎng cảm giác đau tại chỗ khi thǎm khám thường cung cấp những dữ liệu chẩn đoán có giá trị nhất. Bệnh liên đĩa cột sống hoặc bệnh diện khớp của các đốt sống cổ và ngực có thể gây đau ngực theo rễ thần kinh. Đau ngực do các bệnh diện khớp của các đốt sống cổ thường có thể tái hiện được bằng cách nén vào các khớp bệnh lý. - Viêm xương sườn sun là một nguyên nhân thường gặp của đau ngực. Nó là viêm nhẹ khớp xương ức với xương sườn. Mọt cách điển hình là nhiều khớp ức - sườn bị viêm. Bệnh nhân cảm thấy đau ngực và đau tǎng lên khi vận động (hoặc đôi khi là lúc thở). Thǎm khám thực thể có thể chẩn đoán được. ấn mạnh vào khớp viêm làm cho bệnh nhân đau rất nhiều. Viêm xương sườn-sụn điển hình kéo dài 3-6 tuần. Các thuốc chống viêm không phải loại steroid như aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen thường làm giảm đau có ý nghĩa. - Viêm hoặc kích thích các mô mềm thường biểu hiện như "đau ngực". Các loại u nang ở da, viêm hạch nách, đau do viêm vú, bệnh nang xơ và apxe vú đều là các chẩn đoán có thể. Vì vậy, sự thǎm khám cẩn thẩn vùng nách, ngực, cổ và vùng ngực nông thường sẽ xác định được nguyên nhân của đau ngực không điển hình.
- - Bệnh zona (Herpes zoster) là đặc biệt khó khǎn cho chẩn đoán khì nó biểu hiện như đau ngực do rễ thần kinh thí dụ tiền triệu của zona mắc ở rễ thần kinh cổ dưới sẽ gây đau ngực và cánh tay trái. Đau do zona thường nặng và có phát ban 3-4 ngày trước. Vì vậy, đã có trên 1 bệnh nhân được điều trị để "loại trừ nhồi máu cơ tim", chỉ vì có sự phát triển muộn hơn của ban mọng nước đặc trưng. D.Bệnh đường tiêu hóa 1.Co thắt thực quản, viêm thực quản, thoát vị hoành, vỡ thực quản, loét miệng nối, viê m dạ dày và viêm tuỵ, tất cả đều có thể gây đau ngực, giống với đau tim . Đau đường tiêu hóa thường liên quan tới thời gian hoặc nội dung của bữa ǎn và được giảm nhẹ bằng cho thuốc chống đầy hơi hoặc kháng acid. Cũng thường có sự nhầm lẫn cho các nhà lâm sàng là đau do co thắt thực quản có thể điều trị bằng nitroglycerin như với cơn đau thắt ngực. 2. Tạng ở ổ bụng bị vỡ (loét miệng nối) hoặc viêm cơ hoành có thể gây đau ngực. Nguyên nhân khác là khí bị giữ lại ở chỗ gấp nếp tại vùng lách của đại tràng (hội chứng nếp gấp vùng lách). E.Các nguyên nhân khác 1Trung thất giãn rộng (khối u) viêm hoặc thủng. Đau trung thất thường liên tục và có thể thay đổi theo nhịp thở. Lịch sử bệnh và phim X- quang vùng ngực là phương tiện chẩn đoán sàng lọc hữu hiệu nhất. 2.Chính sự lo lắng có thể lại là vấn đề đầu tiên khi có đau ngực. Khi bệnh nhân có lo lắng quá nhiều thì các triệu chứng nhẹ về cơ bắp hoặc tiêu hóa có
- thể được coi là nặng, trong khi đối với nhiều người khác thì lại chỉ là bình thường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn thi tốt nghiệp - Đau ngực
7 p | 180 | 69
-
Đề phòng đau tim, đau ngực
5 p | 118 | 14
-
Chứng đau ngực không do tim
5 p | 134 | 13
-
KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC
12 p | 174 | 13
-
Bài giảng chuyên đề: Chẩn đoán và xử trí cấp cứu các tình trạng đau ngực nguy hiểm (ngoài hội chứng vành cấp) - TS.BS Hoàng Bùi Hải
11 p | 123 | 9
-
Đau ngực có phải đều do bệnh tim?
5 p | 109 | 9
-
Dấu hiệu cơn đau ngực nguy hiểm
3 p | 98 | 7
-
Tiếp cận triệu chứng đau ngực
6 p | 67 | 6
-
Cảnh giác với đau ngực
6 p | 88 | 5
-
Bấm huyệt chữa đau ngực.
3 p | 88 | 5
-
Đau ngực và những điều bạn còn chưa biết
5 p | 47 | 4
-
Đau ngực có luôn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh cơ tim phì đại
4 p | 8 | 3
-
Mối liên quan giữa hội chứng mạch vành cấp và thang điểm HEART ở bệnh nhân cao tuổi đau ngực
5 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực bằng thang điểm HEART
9 p | 8 | 2
-
Giá trị chẩn đoán của hs-Troponin T thời điểm 0-1h ở bệnh nhân đau ngực đến cấp cứu
5 p | 21 | 2
-
Tiếp cận và xử trí bệnh nhân đau ngực cấp
6 p | 42 | 2
-
Ảnh hưởng của tái tưới máu hoàn toàn lên đau ngực tái phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên với tổn thương nhiều nhánh mạch vành
7 p | 3 | 2
-
Cơn đau thắt ngực ổn định
12 p | 63 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn