Đau ngực - Điều trị
lượt xem 2
download
Chăm sóc tại nhà Nhồi máu cơ tim Nếu bạn nghĩ bạn hay ai đó có thể bị nhồi máu cơ tim, hãy gọi xe cấp cứu ngay hoặc đến bệnh viện gần nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau ngực - Điều trị
- Đau ngực - Điều trị Chăm sóc tại nhà Nhồi máu cơ tim Nếu bạn nghĩ bạn hay ai đó có thể bị nhồi máu cơ tim, hãy gọi xe cấp cứu ngay hoặc đến bệnh viện gần nhất. Trong khi chờ xe cấp cứu, cho bệnh nhân nhai 2 viên aspirin của trẻ em hoặc tổi thiểu ½ viên aspirin thông thường – tổi thiểu 160mg. Không có bằng chứng cho thấy dùng nhiều aspirin hơn sẽ có hiệu quả hơn mà ngược lại còn có thể gây ra những tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Điều quan trọng là nhai aspirin trước khi nuốt vì sẽ giảm thời gian thuốc chuyển hóa trong cơ thể đến khi có tác dụng. Nhai aspirin trong giai đoạn sớm của nhồi máu cơ tim có thể làm giảm nguy cơ tử vong và giảm độ nặng của cơn nhồi máu. Đau thắt ngực Nếu bệnh nhân bị đau thắt ngực và có sẵn nitroglycerin, hãy ngậm 1 viên dưới lưỡi. Thuốc có thể giúp tăng lượng máu tới những động mạch bị tắc hoặc hẹp. Nếu đau ngực vẫn còn sau 5 phút, ngậm tiếp 1 viên khác dưới lưỡi.
- Sau khi sử dụng 3 viên nitroglycerin mà bệnh nhân vẫn không giảm đau, ngay lập tức gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Can thiệp y học Nhồi máu cơ tim Điều trị nhồi máu cơ tim nhằm mục tiêu tăng lưu lượng máu bằng cách thông những động mạch bị tắc nghẽn hoặc hẹp do máu đông. Những thuốc được sử dụng cho mục đích trên bao gồm aspirin, heparin và những thuốc làm tan máu. Những thuốc khác có thể được sử dụng để làm chậm nhịp tim do đó sẽ làm giảm khối lượng làm việc của tim và giảm đau. Nong mạch vành là phương pháp làm thông động mạch. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được chụp mạch máu để xác định vị trí bị tắc hoặc bị hẹp. Một ống nhựa dẻo có đường kính nhỏ được gọi là catheter được luồn vào trong mạch vành, sau đó một quả bong bóng nhỏ ở cuối ống được bơm phồng lên. Nó sẽ làm cho mạch vành mở rộng ra , tạo một lối đi rộng hơn cho dòng máu. Sau đó bóng được xả và lấy ra ngoài. Đôi khi, người ta dùng một khung đỡ nhỏ bằng kim loại (stent) được đặt vào trong mạch vành để giữ cho những mạch máu được mở rộng. Cần phải phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc thất bại, bao gồm nong mạch vành hoặc thay tim. Đau thắt ngực Mục tiêu điều trị đau thắt ngực là làm giảm đau ngực do lượng máu đến tim giảm. Nitroglycerin được sử dụng rộng rãi nhất có tác dụng làm giãn mạch vành, thường được ngậm dưới lưỡi. Đau thắt ngực được điều trị với 3 liều nitroglycerin cách nhau 5 phút. Nếu vẫn còn đau, dùng nitroglycerin tiêm t ĩnh mạch và cho bệnh nhân nhập viện để được theo dõi nhằm loại trừ nhồi máu cơ tim. Sau khi điều trị giai đoạn đầu của đau thắt ngực, điều trị lâu dài tập trung vào mục tiêu làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Bóc tách động mạch chủ Mục tiêu điều trị bóc tách động mạch chủ là làm giảm huyết áp. Những thuốc làm giảm nhịp tim và giãn mạch được sử dụng rộng rãi nhất. Theo dõi huyết áp thường xuyên tránh để huyết áp thấp quá, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Cần phải phẫu thuật nếu bị bóc tách phần lên của động mạch chủ.
- Thuyên tắc động mạch phổi Những người nghi ngờ hoặc được ghi nhận là thuyên tắc động mạch phổi được đề nghị nhập viện. Điều trị bao gồm tăng cung cấp oxy, cho thuốc kháng đông như heparin. Nếu chỗ thuyên tắc quá lớn, thuốc làm tan máu đông được sử dụng trong một số trường hợp. Một số người phải trải qua phẫu thuật để đặt một tấm lọc có dạng giống như cái dù vào mạch máu để ngăn không cho cục máu đông đi từ chi dưới lên phổi. Tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi được xem là không có triệu chứng là khi bệnh nhân được theo dõi ở bệnh viện trong vòng 6 giờ và chụp X – quang ngực nhiều lần. Nếu kích thước của vùng tràn khí không thay đổi, bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vòng 24 giờ. Nếu xuất hiện triệu chứng hoặc vùng tràn khí lớn hơn, bệnh nhân sẽ được nhập viện để phẫu thuật đặt catheter nhằm dẫn lưu chất khí hoặc hoặc đặt một ống luồn vào lồng ngực để phục hồi áp suất âm trong lồng ngực. Thủng tạng rỗng Thủng ruột rất nguy hiểm đến tính mạng và cần phải được phẫu thuật ngay lập tức. Viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim do virus được điều trị từ 7 – 12 ngày với thuốc kháng viêm nonsteroid như aspirin và ibuprofen. Viêm phổi Viêm phổi được điều trị với kháng sinh và thuốc giảm đau khi bệnh nhân bị nhạy cảm ở thành ngực. Viêm sụn sườn Thường được điều trị với kháng viêm nonsteroid như inbuprofen. Những bệnh của thực quản
- Có 3 bệnh chính của thực quản gây ra đau ngực: 1) trào ngược dạ dày thực quản (GERD), 2) viêm thực quản, 3)co thắt thực quản, đều được điều trị với thuốc kháng acid, kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm, thuốc giãn cơ thực quản hoặc kết hợp những thuốc trên. Theo dõi Bất kể nguyên nhân đau ngực là gì bạn nên đi tái khám thường xuyên. Việc này sẽ giúp sức khỏe của bạn hồi phục và tránh tình trạng xấu đi. Phòng ngừa Nhồi máu cơ tim Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là có một lối sống tốt để có một trái tim khỏe mạnh. Giảm những yếu tố nguy cơ cho thấy rất có hiệu quả. Không hút thuốc Giữ cân nặng lý tưởng. Ăn những thức ăn dinh dưỡng, ít béo với lượng vừa phải. Nếu bạn uống những chất có cồn, chỉ sử dụng với lượng vừa phải (tốt nhất rượu 1 ly nhỏ/ngày, bia 1 lon/ngày, rượu vang 150ml). Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ng ày. Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường, cần kiểm soát lượng đường trong máu hằng ngày. Bóc tách động mạch chủ Có thể phòng ngừa bóc tách động mạch chủ bằng cách kiểm soát huyết áp và theo dõi thường xuyên hơn nếu bệnh nhân có tiền căn gia đình về bệnh này. Thuyên tắc động mạch phổi Cách phòng ngừa thuyên tắc động mạch phổi là có một lối sống tốt để có 1 trái tim khỏe mạnh Không nên hút thuốc, đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao đối với thuốc lá là phụ nữ trên 35 tuổi và có sử dụng thuốc ngừa thai. Khi phải ngồi trong một thời gian dài (như đi ôtô, xe lửa, máy bay…) hoặc bất động chân lâu, bạn nên duỗi thẳng chân ra, đứng dậy và đi lại. Xoa bóp bắp chân cũng rất có ích nếu bạn không thể đi lại. Nếu chân bị sưng, đặc biệt mất cân xứng giữa 2 chân, bạn nên đi khám bác sĩ.
- Bạn nên uống thuốc kháng đông phòng ngừa sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình. Tràn khí màng phổi nguyên phát Ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ tràn khí màng phổi nguyên phát. Thủng tạng rỗng Điều trị loét dạ dày tá tràng và tránh nuốt những vật lạ có thể giảm nguy cơ thủng tạng rỗng. Viêm màng ngoài tim Vì nhiều trường hợp viêm màng ngoài tim có nguyên nhân là virus nên việc rửa tay sạch sẽ có thể làm giảm nguy cơ lây truyền virus. Viêm phổi Rửa tay sạch sẽ và giữ vệ sinh tốt sẽ làm giảm sự lây truyền virus và vi trùng có thể gây viêm phổi. Sa van 2 lá Không có biện pháp phòng ngừa Những bệnh liên quan đến thực quản Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một số trường hợp: Tránh thức ăn và những chất gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng, đặc biệt là những thức ăn có nhiều dầu mỡ. Ngưng hút thuốc. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn. Tránh ăn quá nhiều. Tránh ăn trước khi ngủ ít hơn 3 tiếng. Tránh nằm nghiêng sang phải sau khi ăn. Nằm đầu cao. Tiên lượng Can thiệp y học sớm có thể cải thiện được khả năng sống còn đối với những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng có triệu chứng đau ngực.
- Nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định: những bệnh tim bao gồm nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở người trưởng thành tại Mỹ. Theo báo cáo của Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ, gần 900,000 ngừời chết mỗi năm do bệnh mạch vành. Khả năng sống sau nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân nhận được sự điều trị, vùng bị tổn thương và mức độ lan rộng của tổn thương cùng với những yếu tố nguy cơ khác. Bóc tách động mạch chủ: Đây là một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng rất cần phải điều trị. Nếu không được điều trị, 33% bệnh nhân chết trong 24 giờ đầu và 50% bệnh nhân chết trong vòng 48 giờ. Tỷ lệ tử vong trong vòng 2 tuần lên đến khoảng 75% ở những bệnh nhân bị bóc tác phần lên của động mạch chủ không được chẩn đoán. Một nghiên cứu của đại học Michigan cho thấy 90% bệnh nhân ở tình trạng nặng nhất còn sống sau khi được đưa đến phòng cấp cứu và được nhập viện có thể sống tiếp 3 năm sau đó. Thuyên tắc mạch máu phổi: Ngay cả khi được điều trị sớm, 1/10 bệnh nhân thuyên tắc mạch máu phổi vẫn tử vong trong vòng 1 giờ đầu. Thống kê của Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ cho thấy có 600,000 người Mỹ bị thuyên tắc mạch máu phổi và khoảng 60,000 người chết vì nó. Bệnh có thể được điều trị nếu diễn tiến không nhanh và phát hiện sớm. Bệnh nhân thường được điều trị bằng cách làm loãng máu. Tràn khí màng phổi: Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này đều có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian điều trị nếu không có những tổn thương ảnh hưởng đến tính mạng khác (như trong tai nạn giao thông). Nó xảy ra ở hấu hết những người trẻ, ốm, cao, không có bệnh phổi. Những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi nguyên phát, có nguy cơ tái phát khoảng 50%. Những bệnh khác gây tràn khí màng phổi và có những biến chứng do đặt dẫn lưu có thể làm bệnh nặng và kéo dài hơn. Thủng tạng rỗng: Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, tiên lượng bệnh sẽ tốt ở những người khỏe mạnh. Nếu tình trạng sức khỏe xấu, tiên lượng bệnh cũng sẽ xấu đi. Viêm màng ngoài tim cấp: mặc dù diễn tiến bệnh khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên tiên lượng bệnh vẫn tốt nếu bệnh được điều trị ngay lập tức. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi bệnh trong vòng 2 tuần đến 3 tháng. Viêm phổi: ở người trưởng thành trẻ tuổi khỏe mạnh, tiên lượng viêm phổi tốt nếu được điều trị đúng. Tiên lượng xấu hơn đối với những
- bệnh nhân lớn tuổi, và ở những người có tình trạng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS. Đau ngực do những bệnh thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ảnh hưởng đến ¼ những người trưởng thành và có tỉ lệ tử vong rất thấp. Viêm thực quản có thể dẫn đến loét, tạo sẹo, hoặc hẹp thực quản. Ngoại trừ thủng thực quản có tỉ lệ tử vong rất cao, tất cả những bệnh trên đều có tiên lượng tốt kể cả co thắt thực quản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thuốc tim mạch - DS. Lê Thanh Bình
85 p | 383 | 56
-
Triệu chứng Đau bụng – Nguyên nhân và hướng xử trí
9 p | 193 | 18
-
10 biểu hiện không nên bỏ qua
6 p | 129 | 12
-
Đau thắt ngực là gì?
6 p | 149 | 12
-
Bài giảng chuyên đề: Chẩn đoán và xử trí cấp cứu các tình trạng đau ngực nguy hiểm (ngoài hội chứng vành cấp) - TS.BS Hoàng Bùi Hải
11 p | 124 | 9
-
Đau ngực có phải đều do bệnh tim?
5 p | 109 | 9
-
Dấu hiệu cơn đau ngực nguy hiểm
3 p | 99 | 7
-
Khàn tiếng: Một dấu hiệu không thể xem thường
4 p | 78 | 6
-
Lõm ngực báo hiệu nhiều bệnh hiểm
5 p | 96 | 5
-
Cảnh giác với đau ngực
6 p | 90 | 5
-
Đau vùng ngực trái, bệnh gì?
2 p | 75 | 3
-
Quy trình tiêm cạnh cột sống ngực (khớp liên mấu)
3 p | 6 | 2
-
Bài giảng Hội chứng vành cấp và nhồi máu cơ tim ST chênh lên - TS.BS. Nguyễn Ngọc Quang
23 p | 5 | 2
-
Tiếp cận và xử trí bệnh nhân đau ngực cấp
6 p | 46 | 2
-
Bài giảng Bệnh lý lồng ngực, phổi màng phổi - GS Văn Tần
57 p | 45 | 2
-
Bài giảng Đau ngực - ThS. BS. Nguyễn Xuân Trung Dũng
46 p | 1 | 1
-
Gây tê khoang màng phổi giảm đau sau mổ ung thư vùng lồng ngực
3 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu áp dụng thang điểm HEART trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân đau ngực vào Trung tâm Cấp cứu - đột quỵ, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn