ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN<br />
NGÔ ĐÌNH DIỆM Ở QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG (1955-1957)<br />
HÀ THỊ HẢI<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Sau khi cơ bản thiết lập xong bộ máy thống trị ở Quảng Nam Đà<br />
Nẵng, chính quyền Ngô Đình Diệm biến nơi đây thành trọng điểm để thi<br />
hành chính sách "tố Cộng". Trong vòng 2 năm (1955 - 1957), trước những<br />
thủ đoạn "tố Cộng" khốc liệt của kẻ thù, nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng đã<br />
kiên quyết đấu tranh với một tinh thần rực lửa. Phong trào diễn ra rộng khắp,<br />
lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia với nhiều hình thức đấu tranh<br />
phong phú, linh hoạt, sáng tạo. Mặc dù phải chịu tổn thất nặng nề, song<br />
phong trào đã góp phần từng bước làm thất bại chính sách "tố Cộng" thâm<br />
độc của chính quyền Ngô Đình Diệm, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất<br />
của nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng.<br />
<br />
Quảng Nam Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), là tỉnh nằm ở<br />
“đầu cầu” của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nắm giữ một vị trí địa - chính trị rất<br />
quan trọng. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây có vùng tự do rộng lớn gồm<br />
4 huyện miền núi và 4 huyện đồng bằng phía nam sông Bà Rén (Quế Sơn) trở vào, 4<br />
huyện phía Bắc là vùng căn cứ du kích; có lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu<br />
trên địa bàn tỉnh, có chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng vững mạnh,<br />
phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển. Sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký<br />
kết, cũng như nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng chưa kịp<br />
hưởng niềm vui của ngày hòa bình lập lại đã phải đối diện ngay với kẻ thù mới.<br />
Thực hiện đúng quy định của Hiệp định, trong vòng một tháng, Tỉnh ủy tức tốc lao vào<br />
chuẩn bị cho việc chuyển quân, tập kết, chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ và nhân dân, giải<br />
quyết tài sản của chính quyền cách mạng còn lại, bàn giao chính quyền cho đối phương.<br />
Đảng bộ tỉnh chủ trương, ngoài số cán bộ, đảng viên tập kết ra Bắc cùng với lực lượng<br />
vũ trang thì đại bộ phận công nhân viên thoát ly của các ngành, các cấp và cán bộ, đảng<br />
viên cơ sở đều ở lại và trở về sinh sống với gia đình trong vùng tiếp quản của địch, một<br />
bộ phận được chỉ định thoát ly hoạt động bí mật, trở thành những cán bộ hạt nhân. Đến<br />
trước ngày 30/8/1954, các đơn vị bộ đội trong tỉnh đã tập trung về An Tân (Núi Thành)<br />
để đi tập kết.<br />
Sau ngày bàn giao chính quyền cho đối phương (31/8/1954), trên quê hương Quảng<br />
Nam Đà Nẵng đầy bóng giặc. Trước tiên là lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp, Quốc<br />
dân Đảng phản động, tiếp đến là sự có mặt của chính quyền Ngô Đình Diệm. Những lực<br />
lượng này ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, vi phạm nghiêm trọng điều 14C của Hiệp<br />
định: khủng bố, trả thù những người tham gia kháng chiến cũ, uy hiếp tinh thần quần<br />
chúng nhân dân. Các cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ<br />
của quần chúng nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng đã diễn ra đẫm máu trước họng súng<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 79-85<br />
<br />
80<br />
<br />
HÀ THỊ HẢI<br />
<br />
của kẻ thù. Những vụ khủng bố ở Chợ Được, Chiên Đàn, Cây Cốc, Vĩnh Trinh... là<br />
bằng chứng điển hình cho sự khát máu của chúng.<br />
Đầu năm 1955, sau khi cơ bản thiết lập xong bộ máy thống trị ở Quảng Nam Đà Nẵng,<br />
chính quyền Ngô Đình Diệm cho thi hành một loạt các chính sách cai trị hết sức phản<br />
động trên tất cả các mặt, xâm phạm nghiêm trọng đến đời sống của mọi tầng lớp nhân<br />
dân. Đây là nơi đầu tiên ở miền Nam chúng chọn làm “trọng điểm” để thi hành chính<br />
sách “tố Cộng”.<br />
Liên tục từ năm 1955 đến năm 1959, địch cho thực hiện chính sách “tố Cộng” khắp nơi<br />
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, nhưng khốc liệt nhất là trong những năm 19551957. Thoạt tiên, chúng đánh phá một cách ồ ạt, sau đó xoáy vào các trọng tâm. Thủ<br />
đoạn của chúng là mở các lớp "tố Cộng" để truy tìm cán bộ, đảng viên, quần chúng<br />
trung kiên và cơ sở cách mạng, bằng mọi cách triệt hạ uy thế của Đảng, gây không khí<br />
lo sợ, hoang mang trong nhân dân. Nhà tù, trại giam mọc lên dày đặc nhưng vẫn không<br />
đủ chỗ cho chúng giam người. Năm 1956, địch nâng chính sách "tố Cộng" lên thành<br />
quốc sách, cơ bản đi sâu vào đánh phá quần chúng, gia đình cán bộ, tình nghi can cứu.<br />
Hình thức chủ yếu là “tố điển hình”, “ngồi tự tu”, “sám hối”, “tống tà cộng sản”, tiếp<br />
tục mở các lớp học “tố Cộng” kéo dài hết đợt này đến đợt khác. Cũng trong thời gian<br />
này, địch đẩy mạnh “tố Cộng” vào nhà lao Thông Đăng (Hội An), tập trung vào những<br />
đảng viên cộng sản trung kiên mà chúng coi là đối tượng “đầu sỏ”, “nguy hiểm cho an<br />
ninh quốc gia” đem ra “tố điển hình”.<br />
Ở phía Tây Quảng Nam Đà Nẵng, thời gian đầu, do tập trung lực lượng "tố Cộng" vùng<br />
đồng bằng nên sự kiểm soát của địch ở đây còn lỏng lẻo. Năm 1955, địch chỉ mới thiết<br />
lập được chính quyền ở một số xã vùng thấp như Pui, Đốc (Trà My), Thạnh Mỹ<br />
(Giằng), Phước Gia, Phước Hiệp, Phước Trà (Phước Sơn). Chúng lợi dụng lái buôn để<br />
thăm dò, tung gián điệp xâm nhập vào buôn làng làm quen, mua chuộc, dụ dỗ, thực chất<br />
là để dò la hoạt động của cán bộ. Tháng 7/1956, địch mở chiến dịch “Thượng du vận”,<br />
đưa lực lượng lên vùng trung du và vùng cao ngày càng nhiều, xây dựng các đồn, bốt để<br />
kiểm soát, đánh mạnh vào căn cứ đứng chân của cán bộ; xây dựng các khu dồn dân, loại<br />
bỏ ảnh hưởng của các đảng viên cộng sản ra khỏi đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
Chỉ trong vòng hai năm (1955-1957), địch đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác trên<br />
mảnh đất Quảng Nam Đà Nẵng. Cảnh chết chóc, tang thương, bắt bớ, tù đày diễn ra<br />
từng ngày, từng giờ. Phong trào cách mạng bị đẩy vào giai đoạn khó khăn chưa từng<br />
thấy, tổn thất hết sức nặng nề. Khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Đảng bộ Quảng Nam Đà<br />
Nẵng có 35.000 đảng viên, đến tháng 7/1957, toàn tỉnh chỉ còn lại 4.500 đảng viên.<br />
Những nơi bị đánh phá nặng như Điện Bàn, đến thời điểm tháng 3/1957, Đảng bộ huyện<br />
chỉ còn lại 3 chi bộ với 9 đảng viên; huyện Hòa Vang chỉ còn 98 đảng viên trong đó có<br />
18 đảng viên mới kết nạp. Cũng trong năm 1957, các huyện, thị như Tiên Phước, Thăng<br />
Bình, Đà Nẵng, Hội An, cán bộ bị bắt, bị giết rất nhiều, hoạt động của các chi bộ Đảng<br />
hầu như bị tê liệt. Ở những nơi khác, cán bộ đi lại hoạt động rất khó khăn, phải nằm<br />
hầm bí mật dài ngày, tìm cách chuyển vùng hoặc bật lên núi để hoạt động và xây dựng<br />
căn cứ đứng chân [4, tr. 9].<br />
<br />
ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM...<br />
<br />
81<br />
<br />
Trên cơ sở tiếp thu những chủ trương chung của Trung ương Đảng, Liên khu ủy V,<br />
Đảng bộ Quảng Nam Đà Nẵng căn cứ vào tình hình “tố Cộng” của địch ở địa phương<br />
để chỉ đạo sát sao phong trào đấu tranh của nhân dân. Phương châm đấu tranh là khéo<br />
che giấu, khéo hoạt động để bảo toàn lực lượng; vận dụng triệt để các hình thức đấu<br />
tranh hòa bình, hợp pháp, kết hợp với hình thức bất hợp pháp, đấu tranh “có lý, có lợi,<br />
có mức” với địch.<br />
Trong hai năm 1955-1957, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phong trào đấu tranh<br />
chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chống các chiến dịch “tố Cộng”<br />
của chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng<br />
chính trong hoàn cảnh đó càng thể hiện tinh thần đấu tranh rực lửa của nhân dân Quảng<br />
Nam Đà Nẵng. Bằng nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt và sáng tạo, phong trào từng<br />
bước làm thất bại âm mưu “tố Cộng” thâm độc của địch, bảo vệ và duy trì lực lượng<br />
cách mạng của tỉnh.<br />
Đi tiên phong trong phong trào chống địch “tố Cộng” là các cuộc đấu tranh của đảng<br />
viên cộng sản bảo vệ uy tín của Đảng, giữ vững lập trường cách mạng, xây dựng niềm<br />
tin và cổ vũ quần chúng nhân dân đấu tranh.<br />
Để xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, địch ép đảng viên, những người kháng<br />
chiến cũ phải ra xuất thú, khai báo, viết giấy ly khai Đảng, xé cờ Đảng, nhận những việc<br />
làm trước đây là sai trái... Trong những giờ phút thử thách ác liệt nhất, các đảng viên<br />
cộng sản đã tỏ rõ chí khí của mình trước kẻ thù, nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa<br />
anh hùng cách mạng xuất hiện đã giữ vững niềm tin cho quần chúng, để lại trong lòng<br />
nhân dân Quảng Nam Đà Nẵng sự cảm phục. Đồng chí Lê Hạt ở Bình Lãnh (Thăng<br />
Bình) bị địch đổ dầu vào rốn, châm lửa đốt đến chết vẫn không khai nửa lời; đồng chí<br />
Lê Quang Cảnh (Bình Dương, Thăng Bình) gan dạ nhận phần hi sinh về mình để giải<br />
thoát cho nhân dân tại đình Lạc Câu khỏi sự trấn áp của địch. Đồng chí Nguyễn Xuân<br />
Hòa, cán bộ Huyện ủy Duy Xuyên, trước lúc hi sinh vẫn lớn tiếng vạch trần bộ mặt<br />
phản dân hại nước của chế độ Ngô Đình Diệm và khẳng định: “Cách mạng là chính<br />
nghĩa, là tất thắng. Hỡi những người cộng sản hãy anh dũng tiến lên !” [8, tr. 15-16].<br />
Hay như đồng chí Nguyễn Liệu (Tiên Phước), bị địch bắt, biết không thể thoát khỏi đã<br />
chộp lấy con dao trên một bàn bán thịt lợn cạnh đường để mổ bụng tự tử, nêu cao chí<br />
khí của người cộng sản, khiến kẻ thù phải run sợ [7, tr. 168].<br />
Song song với chống địch khủng bố, bắt bớ là phong trào chống học tập “tố Cộng”.<br />
Chính quyền Diệm rất coi trọng công tác “huấn chính”, "tố Cộng", xem đây là biện<br />
pháp “xương sống” của chiến dịch “tố Cộng” nhằm đánh bật ảnh hưởng của Đảng ra<br />
khỏi quần chúng. Trong lớp học “tố Cộng”, học viên bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần,<br />
bị bắt nghe giảng về “chính nghĩa quốc gia”, về “công đức Ngô Đình Diệm”, nói xấu<br />
Đảng, bắt xuất thú, xé Đảng kỳ, bắt “sám hối”, “tống tà”... Nhưng mọi thủ đoạn thâm<br />
độc của địch đã không lay chuyển được ý chí đấu tranh của các đảng viên cộng sản.<br />
Đồng chí Nguyễn Thành, cán bộ thoát ly huyện Duy Xuyên khi bị địch bắt ra trước lớp<br />
“tố Cộng” ở đình Thu Bồn chào cờ của chúng, đã dõng dạc tố cáo tội ác của địch, bị<br />
<br />
82<br />
<br />
HÀ THỊ HẢI<br />
<br />
chúng đánh và treo ngược lên trụ cờ, đồng chí vẫn hô vang khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh<br />
muôn năm! Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” [9, tr. 430-431]. Sau những phát đạn<br />
của địch xả liên tiếp vào người, đồng chí đã hi sinh trước sự cảm phục của hơn 500 học<br />
viên trong lớp “tố Cộng”.<br />
Ở Điện Bàn, nhân dân chứng kiến sự hi sinh anh dũng của nhiều đảng viên như: đồng<br />
chí Phạm Toại vì quá căm phẫn trước những lời phỉ báng, nói xấu cách mạng của địch<br />
đã tự mổ bụng giữa lớp “tố Cộng” để cảnh cáo kẻ thù; đồng chí Lê Đình Xáng bị địch<br />
tra tấn, truy bức, đã nhảy xuống sông tự tử để giữ khí tiết cách mạng; còn đồng chí Trần<br />
Tuyển, địch dùng bàn ủi áp vào bụng, khói bốc nghi ngút nhưng vẫn không hề nao<br />
núng, còn chửi thẳng vào mặt bọn chúng [6, tr. 176].<br />
Tại Ái Nghĩa (Đại Lộc), địch dùng vũ lực bắt học viên phải tố giác cán bộ, đảng viên,<br />
những người kháng chiến cũ, các học viên đã khai chính những tên trong ban “tố<br />
Cộng”. Cảnh sát quận được điều về điều tra sự việc, lực lượng trong Ban “tố Cộng” đã<br />
đánh nhau với cảnh sát. Nhân cơ hội đó, học viên xông vào đánh tới tấp lực lượng “tố<br />
Cộng” khiến chúng phải giải tán lớp học [5, tr. 33].<br />
Để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ chủ chốt trước các cuộc lùng sục, truy quét của địch,<br />
Đảng bộ Quảng Nam Đà Nẵng có chủ trương “điều lắng” cán bộ: Tạm ngừng hoạt động<br />
ở những nơi địch khủng bố quá khốc liệt, chuyển vùng đối với những cán bộ bị lộ mặt<br />
hoặc bật lên núi bám trụ, xây dựng căn cứ đứng chân chờ khi có chủ trương mới. Nhờ<br />
vậy, những cán bộ chủ chốt được bố trí ở lại sau ngày Hiệp định Giơnèvơ ký kết vẫn<br />
được an toàn để tiếp tục chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.<br />
Trong nhà lao, không bị khuất phục bởi “địa ngục trần gian” của kẻ địch, tù nhân yêu<br />
nước còn biến nơi đây thành trường học chính trị lớn. Phần đông tù nhân đều là đảng<br />
viên cộng sản, những người kháng chiến cũ và quần chúng trung kiên. Tại nhà lao<br />
Thông Đăng (Hội An), Chi bộ Đảng được thành lập để hướng dẫn, tổ chức các cuộc đấu<br />
tranh của tù nhân yêu nước. Trong cuộc đấu tranh sinh tử với địch, có người bị tra tấn<br />
đến tàn phế, có người bị giết chết nhưng họ vẫn giữ được khí tiết của người chiến sĩ<br />
cách mạng.<br />
Cuối tháng 7/-1956, địch đẩy mạnh công tác “huấn chính” “tố Cộng” vào nhà lao Thông<br />
Đăng. Chỉ trong vòng một tháng, 300 tù chính trị đã chết bởi các hình thức tra tấn dã<br />
man chưa từng có của kẻ thù [3, tr. 8].<br />
Điển hình cho tấm gương kiên trung của các chiến sĩ cộng sản bị lao tù ở đây là Trần<br />
Cảnh Trinh, trước mặt kẻ thù, đồng chí dõng dạc tố cáo tội ác của chúng và khẳng khái<br />
tuyên bố: “Đối xử thế nào là tùy các ông, tôi làm cách mạng là vì dân, vì nước, tôi<br />
không khai ai hết” [9, tr. 423]. Địch vừa tra tấn, vừa dụ dỗ rồi bỏ đói, nhưng đồng chí<br />
vẫn giữ vững ý chí cho đến hơi thở cuối cùng. Hoặc như trường hợp Trần Thị Lý, bị<br />
địch bắt giam, tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn không khai nửa lời.<br />
Bên cạnh phong trào đấu tranh chống địch “tố Cộng” của đảng viên cộng sản, tù nhân<br />
yêu nước, trong quần chúng nhân dân cuộc đấu tranh cũng diễn ra quyết liệt.<br />
<br />
ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG” CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM...<br />
<br />
83<br />
<br />
Đầu năm 1955, địch dùng lực lượng quân sự huy động quần chúng tham gia các cuộc<br />
mít tinh, biểu tình cổ động cho chiến dịch “tố Cộng” ở Đà Nẵng, Hội An và các trung<br />
tâm hành chính địa phương. Tuy nhiên, số người tham gia so với số dân rất ít, chủ yếu<br />
là đồng bào di cư, công chức, công an, cảnh sát, lưu manh. Những người phải miễn<br />
cưỡng đi thì hàng ngũ lộn xộn, nói chuyện cười đùa, không hô khẩu hiệu, một số lấy cớ<br />
đau đầu, xây xẩm để rút lui dần [1, tr. 10]... Trong lễ mít tinh, địch đưa tên phản bội lên<br />
phát giác cơ sở, một ông cụ già đứng dậy vặn ngay: “Anh là người trong làng, chuyện gì<br />
anh biết đồng bào cũng biết, có thì nói có, không thì đừng tư thù” [2, tr. 12]. Tên kia<br />
lúng túng, không còn tinh thần để phát giác nữa.<br />
Để tránh không tham gia các lớp học “tố Cộng”, nhiều người viện cớ đi làm ăn xa hoặc<br />
đi không đúng thành phần. Địch dùng bạo lực bắt buộc nhân dân phải đến địa điểm học<br />
tập thì những người phụ nữ mang theo con nhỏ đến nơi học rồi chọc cho con khóc, nói<br />
chuyện ồn ào, có người ngủ gục. Các cụ già thì chất vấn: “Tố Cộng như thế có vi phạm<br />
hiệp định không?” hoặc chuyển sang đấu tranh kêu cơm thua gạo kém, vật giá cao vọt,<br />
mất mùa, mất ruộng v.v... khó mà theo học được. Những lúc ở vào thế bí, quần chúng<br />
vận dụng các hình thức đấu tranh rất linh hoạt như: Địch bắt lên xé cờ, không tránh<br />
được, có người mửa ra, có người giả vờ trúng gió nằm la giãy giụa tuột cả quần áo,<br />
quần chúng nhân đó tập trung lại cứu chữa và cũng nhân đó mà giải tán ra về [2, tr. 13].<br />
Tại Điện Bàn, tháng 3/1957, tên quận trưởng Trần Quốc Thái cho mở một cuộc mít tinh<br />
lớn ở Điện An để tuyên truyền thắng lợi sau một thời gian dài tổ chức các lớp “tố<br />
Cộng”. Trong cuộc mít tinh, tên Thái huênh hoang “Đã diệt 27 cán bộ quan trọng của<br />
huyện và đã làm sạch cỏ cú Điện Bàn”. Dựa vào lời tuyên bố của tên Thái, một số phụ<br />
nữ chất vấn: “đã thủ tiêu hết những người cộng sản thì còn phải tố cáo làm gì ?”. Bọn<br />
chúng đuối lý phải giải tán lớp học [6, tr. 177].<br />
Nuôi giấu cán bộ cũng là một hình thức đấu tranh hết sức linh hoạt của nhân dân Quảng<br />
Nam Đà Nẵng trong những năm địch “tố Cộng” khốc liệt. Trước sự gia tăng khủng bố<br />
của địch, nhất là từ cuối năm 1956 đến đầu năm 1957, hầu hết cán bộ, đảng viên không<br />
còn hoạt động công khai được nữa phải chuyển vào hoạt động bí mật, bám trụ trong<br />
lòng dân. Nhân dân có nhiều sáng kiến về cách nuôi giấu, tiếp tế, bảo vệ cán bộ cách<br />
mạng trước sự truy lùng của kẻ thù. Địch ra lệnh cho nhân dân hễ cứ thấy cán bộ về<br />
làng là phải đánh mõ, la làng đuổi bắt. Lúc cán bộ đến hoạt động bị lộ, đồng bào cũng<br />
đánh mõ la làng, song họ chỉ lối cho cán bộ chạy một đường, hô hào, đuổi theo một nẻo.<br />
Nhiều bà mẹ đã biến ngôi nhà của mình thành chỗ trú chân an toàn cho cán bộ trong<br />
một thời gian dài, khi bị địch phát hiện thì sẵn sàng nhận phần hi sinh về mình để giải<br />
thoát cho cán bộ. Hầm bí mật được bố trí dưới bồ lúa, cong khoai và ngay cả nơi thờ<br />
cúng tôn nghiêm nhất của gia đình để làm chỗ ẩn nấp cho cán bộ. Tiêu biểu là gia đình<br />
các bà: Huỳnh Thị Lựu ở Đại An (Hòa Quý, Hòa Vang), Phạm Thị Cộng ở Điện Tiến<br />
(Điện Bàn), Nguyễn Thị Chỉ ở Kỳ Sanh (Tam Kỳ).<br />
Bên cạnh các hình thức đấu tranh kể trên, Đảng bộ Quảng Nam Đà Nẵng còn chú trọng<br />
công tác binh, địch vận và tranh thủ, phân hóa, lôi kéo đối với địa chủ, tạo thành một<br />
mặt trận chống địch “tố Cộng” rộng rãi. Ngoài ra, còn vận động quần chúng nhân dân<br />
<br />