intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Yên Phú (1939-2015)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Yên Phú (1939-2015)" đã ghi lại chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng 76 năm đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Phú trong cuộc đấu tranh cách mạng chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Yên Phú (1939-2015)

  1. Lời giới thiệu Yên Phú nằm ở vị trí trung tâm của huyện Bắc Mê và là địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Trải qua quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, ngày 31-3-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/QĐ-TTg về việc thành lập thị trấn Yên Phú trên cơ sở xã Yên Phú. Đây là một sự kiện đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của địa phương, từ đây thị trấn Yên Phú tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa bàn khác trong toàn huyện. Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 22-11-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Kế hoạch số 36-KH/HU, ngày 30-3-2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Mê về sưu tầm, biên soạn, xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn, Đảng ủy thị trấn Yên Phú đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Yên phú (1939- 2015)”. 2
  2. Nội dung cuốn sách đã ghi lại chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng 76 năm đầy gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Phú trong cuộc đấu tranh cách mạng chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tích trong thực hiện phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Phú mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ người dân Yên Phú hôm nay và mai sau. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng và nâng cao niềm tự hào dân tộc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trên địa bàn thị trấn Yên Phú. Qua đó, từng bước giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, hăng say trong lao động sản xuất, tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong quá trình biên soạn, Đảng ủy đã sưu tầm được nhiều tư liệu có giá trị, nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo thị trấn, cán bộ, đảng viên qua các thời kỳ và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bắc Mê và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 3
  3. Đảng ủy thị trấn Yên Phú xin được chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn thiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn nhưng do nguồn tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, các nhân chứng lịch sử qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ (1945-1975) không còn nhiều... do đó, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc gần xa để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những dịp tái bản sau. Trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Yên phú (1939-2015)” đến toàn thể bạn đọc. Yên Phú, ngày tháng 1 năm 2017 T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ BÍ THƯ Triệu Trung Kiên 4
  4. Phần một KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA YÊN PHÚ I- Về điều kiện tự nhiên Thị trấn Yên Phú nằm ở vị trí trung tâm của huyện Bắc Mê, có huyện lỵ đóng trên địa bàn. Phía Đông giáp xã Yên Phong, phía Tây giáp xã Lạc Nông, phía Nam giáp xã Yên Cường và phía Bắc giáp xã Giáp Trung. Thị trấn có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.006,08 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.349,87 ha, đất lâm nghiệp 4.075,02 ha, diện tích ao hồ 5,76 ha, còn lại là diện tích rừng tạp, đồi núi trọc, núi đá và núi đất. Địa hình thị trấn khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi, khe suối và được chia thành 3 vùng khác nhau. Khu vực vùng thấp gồm các thôn: Nà Nèn, Bó Củng, Pác Sáp, Pắc Mìa và 4 tổ khu phố nằm dọc Quốc lộ 34 (tuyến đường đi từ Hà Giang - huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Khu vực vùng sâu gồm các thôn: Nà Phia, Bản Lạn, Bản Sáp. Khu vực vùng cao gồm các thôn: Giáp Yên, Yên Cư, Nà Đon, Khâu Đuổn, Lùng Éo. Khí hậu Yên Phú mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Hằng năm, nhiệt độ trung bình năm 24oC. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1000-1.500mm/năm. Độ ẩm không khí đạt 85- 95%. Với nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc 5
  5. biệt là việc phát triển những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, trong mùa mưa, lượng mưa lớn cùng với địa hình dốc, trên địa bàn thị trấn dễ xảy ra sạt lở, gây thiệt hại tới đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Thị trấn Yên Phú là địa bàn có tài nguyên thiên nhiên nhiên khá phong phú, đa dạng. Thị trấn có nhiều loại khoáng sản quý như: vàng sa khoáng, quặng sắt, kẽm... đây là cơ sở cho việc đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim. Trước đây thị trấn Yên Phú có diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với nhiều cây gỗ quý như: Đinh, lát hoa, trầm hương, nghiến, ngọc am... và nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: Hổ, gấu, hươu, nai, sơn dương, vượn, gà lôi… Tuy nhiên, do việc khai thác các tài nguyên thực vật, động vật chưa có quy hoạch, đến nay các loại gỗ quý, động vật quý hiếm trên địa bàn thị trấn hầu như không còn. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trồng cây gây rừng, ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng của người dân từng bước được nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn thị trấn đang dần được khôi phục, lâm nghiệp đã trở thành ngành nghề chính của nhiều hộ gia đình. Thị trấn Yên Phú có hệ thống sông suối khá thưa thớt. Con sông lớn nhất là dòng sông Gâm. Ngoài ra, 6
  6. Yên Phú còn có những khe suối nhỏ được tạo ra từ nhiều mạch nước ngầm trong các triền đồi, chân núi. Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nghề trồng lúa nước, nuôi thuỷ sản của người dân nơi đây. Đặc biệt từ năm 2002, Nhà nước đầu tư ngăn dòng sông Gâm tại huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) xây dựng thuỷ điện đã tác động tích cực, góp phần mở rộng diện tích mặt nước của thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán hàng hóa bằng giao thông đường thủy của nhân dân trong thị trấn với các xã lân cận cũng như huyện bạn (Na Hang – Tuyên Quang, Ba Bể – Bắc Cạn, Bảo Lâm – Cao Bằng); việc phát triển du lịch; việc phát triển nuôi, khai thác thủy sản như: cá dầm xanh, anh vũ, chiên, bỗng, tôm… góp phần cung cấp nhiều thực phẩm vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Có thể khẳng định, điều kiện tự nhiên của thị trấn Yên Phú tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của nhân dân. Tuy nhiên, do sự chia cắt về mặt địa hình cũng đã tạo ra những khó khăn cho giao thông đi lại giữa các thôn trên địa bàn thị trấn, đặc biệt là vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lở đất, lũ quét gây ách tắc và bị cô lập với trung tâm thị trấn. Thực tế đó làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Ảnh: Hội thảo cuốn sách 7
  7. II- Về kinh tế - xã hội Qua tìm hiểu các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di chỉ, di tích chứng minh người Việt cổ đã xuất hiện và cư trú ở Yên Phú từ thời hậu kỳ đá cũ (cách đây hàng vạn năm) tại di tích hang Bó Khiếu, Bản Sáp. Trong các di chỉ, di tích này, nhiều công cụ bằng đá được phát hiện, qua đó khẳng định Yên Phú (Bắc Mê) là một trong những địa bàn có sự cư trú, sinh tụ của con người từ rất sớm. Yên Phú là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em. Trước năm 1945 trên địa bàn Yên Phú có 4 dân tộc là Dao, Tày, H'mông, Giấy. Trong đó chủ yếu là dân tộc Tày, còn lại là dân tộc Dao, H'Mông và dân tộc Giấy. Thời kỳ này, dân cư sinh sống trên địa bàn thị trấn còn thưa thớt. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Yên Phú khá phong phú, đặc sắc, được hình thành từ trong lao động, sản xuất. Mỗi dân tộc đều mang trong mình một bản sắc văn hóa riêng. Nhiều nghi lễ, lễ hội được phát triển và gìn giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, Dao; Lễ hội Cầu trăng của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao; cầu mùa, cúng cơm mới... Đặc biệt, phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên thể hiện tinh thần hướng về cội nguồn, được người dân Yên Phú thực hiện trang nghiêm và lưu truyền từ đời này qua đời khác. 8
  8. Với tinh thần cần cù, chăm chỉ trong lao động sản xuất, người dân Yên Phú đã sớm hình thành và phát triển các nghề thủ công truyền thống như: Nghề dệt, đan lát, nghề rèn… nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Để việc phát triển trồng lúa nước được đảm bảo, người dân Yên Phú đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động để cùng nhau tự đào đất bắc hệ thống mương nước bằng tre, nứa để dẫn nước về đồng ruộng. Ngoài ra, người dân Yên Phú còn có nhiều kinh nghiệm trong trồng lúa nương, trồng ngô; trồng cây bông để dệt vải và chăn nuôi trâu, bò, để làm sức kéo; nuôi ngựa để phục vụ vận tải; nuôi lợn, gà, vịt, dê để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Trong phát triển chăn nuôi, người dân Yên Phú có tập quán thả rông gia súc vào thời điểm từ khoảng tháng 10 âm lịch (khi thu hoạch xong mùa vụ) tới tháng 3 âm lịch năm sau khi mùa vụ mới bắt đầu thì đi vào rừng tìm dắt trâu, bò về thôn bản. Tuy nhiên, lúc này hình thức sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, tự cung tự cấp, nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vào mỗi mùa giáp hạt, nhân dân phải vào rừng đào củ sắn rừng, củ mài để cải thiện bữa ăn; cũng từ việc thả rông gia súc dẫn tới tình trạng một số người dân dắt nhầm trâu, bò của nhau về nhà. Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1884, chúng kéo quân đánh chiếm Hà Giang, đến năm 9
  9. 1887 Pháp mới căn bản chiếm được hạt Hà Giang (Thời kỳ này hạt Hà Giang là đơn vị hành chính thuộc tỉnh Tuyên Quang). Sau khi đánh chiếm được hạt Hà Giang, tại địa bàn huyện Bắc Mê thực dân Pháp đã chọn Yên Phú để làm địa điểm xây dựng căng Bắc Mê nhằm kiểm soát tuyến đường giao thông của 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và dùng để giam giữ nhiều đồng chí cách mạng của Đảng ta; đây là địa điểm rất thuận lợi cho việc giám sát các hoạt động của nhân dân ta. Trong thời kỳ này, xã Yên Phú là một trong 5 xã thuộc tổng Yên Phú, châu Vị Xuyên (5 xã gồm: Yên Phú, Phú Nam, Lạc Nông, Đường Âm và Thanh Lang (hiện nay, xã Thanh Lương được chia một phần thuộc về xã Đường Âm, Đường Hồng (Bắc Mê), phần còn lại thuộc xã Sinh Long (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang). Đứng đầu tổng Yên Phú là Chánh tổng phụ trách chung đồng thời trực tiếp phụ trách các vấn đề cai quản, cai trị. Phụ trách về quân sự và giúp việc cho Chánh tổng là Tổng đoàn. Dưới Chánh tổng là một đội ngũ chức sắc do thực dân Pháp chỉ định, là Lý trưởng, Phó lý, xã Đoàn và Hội đồng kỳ mục. Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị. Chúng tìm mọi cách khoét sâu sự xích mích chia rẽ giữa các dân tộc để đồng bào ta nghi kỵ, oán ghét lẫn nhau. Chúng dựng lên những chuyện hoang 10
  10. đường nói người này có ma gà, nhà kia là ma cà rồng, phân biệt dòng họ, giàu nghèo gây nên những thù hằn để chia rẽ đoàn kết dân tộc. Chúng cho lập ra Bang tá dưới quyền cai trị của châu Vị Xuyên, Bang tá được xây dựng tại thôn Pắc Mìa (thuộc thị trấn Yên Phú ngày nay). Bang tá đầu tiên là Đèo Văn Ất rồi đến Đàm Quang Khuýnh, Đinh Ngọc Thiện. Thời Nhật – Tưởng, năm 1945 do Nông Văn Tông người thôn Bản Sáp (Yên Phú) làm Bang tá. Về kinh tế, thực dân Pháp và địa chủ tay sai ra sức vơ vét bóc lột, khai thác tài nguyên, khoáng sản như: vàng, quặng và các loại gỗ quý. Chúng bắt nhân dân đi phu làm đường, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng và những nơi có lợi cho mục đích quân sự. Người đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập nếu không đáp ứng được các nhu cầu hèn hạ của chúng. Thời kỳ này, nhân dân các dân tộc Yên Phú luôn phải chịu cảnh cơ cực, lầm than, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp mà trực tiếp là bọn Chánh tổng, tổng đoàn, lý trưởng, phó lý, xã đoàn, kỳ mục, thêm nữa người dân còn bị bọn địa chủ cường hào, thầy mo, thầy cúng lừa bịt hà hiếp, bóc lột. Ngoài ra người dân Yên Phú còn phải chịu nạn lao dịch thuế khoá nặng nề của thực dân đè lên đầu lên cổ. 11
  11. Song song với những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt về chính trị, kinh tế, thực dân Pháp cùng với bọn tay sai tập trung thống trị, dung túng bọn buôn thần, bán thánh, bọn thầy mo, thầy địa lý lợi dụng sự mê tín dị đoan gieo rắc trong nhân dân lầm tưởng rằng nghèo khổ tại số, ốm đau tại thánh vật, ma làm và để bóc lột tiền của trong nhân dân. Các hủ tục lạc hậu lại bị chúng khuyến khích phát triển, nạn rượu chè, trộm cắp, nghiện hút tràn lan khắp các làng xã, chúng tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển nhân dân Yên Phú. Đời sống của người dân bị o ép đến cùng cực. Bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hoá tinh thần. Về quân sự, chúng tăng cường bắt lính, xây dựng căng Bắc Mê đóng chốt tại các vị trí xung yếu, cửa ngõ giao thông. Giai đoạn này từ Bảo Lạc - Cao Bằng cho đến Na Hang - Chiêm Hoá - Tuyên Quang, Vĩnh Tuy, Bắc Quang, Hoàng Su Phì… nơi nào chúng cũng xây dựng đồn bốt, tăng cường các đội lính dõng đi tuần tiễu, lùng sục đến tận các vùng sâu, ngõ hẻm để kiểm tra giám sát và ngăn chặn mọi hoạt động của đồng bào ta. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp và tay sai, công tác giáo dục không được quan tâm thực hiện. Cả tổng Yên Phú lúc bấy giờ gồm 5 xã chỉ có 1 trường “Hương học” tại Bắc Mê với một lớp học có khoảng hơn 30 học sinh, chủ yếu là con nhà có chức sắc trong tổng như con các gia đình lý trưởng, lý phó, chánh tổng, 12
  12. tổng đoàn, xã đoàn.... Đến đầu năm 1940, trường chuyển xuống Lạc Nông. Năm 1942, trường chuyển đến Yên Phú (hiện nay là địa điểm thôn Pác Mìa). Thời điểm này có thầy giáo đầu tiên đến dạy học là thầy Nguyễn Văn Thọ người Bản Sáp (Yên Phú) sau đó là thầy Bế Văn Phủ người ở Chợ Đồn (Bắc Cạn). Đến tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì trường học giải tán. Công tác y tế, khám chữa bệnh, vệ sinh cho nhân dân không được quan tâm. Bệnh tật hoành hành khắp nơi nhất là bệnh sốt rét, bệnh lao. Tỷ lệ sinh tự nhiên rất cao xảy ra phổ biến trên địa bàn xã Yên Phú, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định, dưới thời Pháp thuộc, đời sống của nhân dân Yên Phú lúc bấy giờ cũng như các địa phương khác của châu Vị Xuyên rất lạc hậu và cực khổ. Cũng chính từ đây, cùng với nhân dân trên địa bàn tổng Yên Phú, châu Vị Xuyên, nhân dân các dân tộc Yên Phú đã nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp, căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Yên Phú đã tin tưởng 13
  13. vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng kiên trì đấu tranh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh để giành lấy chính quyền về tay nhân dân, tích cực phấn đấu xoá bỏ những tàn dư do chế độ thực dân phong kiến để lại, bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Trải qua quá trình cách mạng, đến năm 2015, thị trấn Yên phú có 16 thôn, tổ dân phố. Trong đó có 12 thôn gồm: Nà Nèn, Bó Củng, Bản Lạn, Nà Phia, Pác Sáp, Pắc Mìa, Bản Sáp, Yên Cư, Nà Đon, Khâu Đuổn, Giáp Yên, Lùng Éo và 04 tổ dân phố: tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4 và là địa bàn sinh sống của 12 dân tộc (Dao, Tày, H'mông, Kinh, Nùng, Pu Péo, Hoa, Giấy, Pố Y, Mường, Thái, Sán Dìu). Trong đó dân tộc Tày chiếm phần lớn (47,6%), dân tộc Dao (23,5%), Kinh (14,4%), H'Mông (6,1%), còn lại là các dân tộc khác. Dân số trên địa bàn xã là 7.178 người. Đồng bào các dân tộc cư trú xen kẽ, đoàn kết trên địa bàn toàn xã. Cùng với đó, Đảng bộ đã củng cố xây dựng tổ chức Đảng, xác định đây là nhiệm vụ then chốt và quan tâm triển khai thực hiện về cả tư tưởng, chính trị và tổ chức. Năm 2015, toàn Đảng bộ có 24 chi bộ trực thuộc với 382 đảng viên; 16/16 thôn bản, tổ dân phố đều có Chi bộ Đảng lãnh đạo. Đồng thời, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị trấn phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các loại giống mới có năng suất cao vào 14
  14. sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong công tác giáo dục, Yên Phú là địa phương có phong trào giáo dục đi đầu của huyện. Năm học 2015- 2016, thị trấn có tổng số 90 lớp với 2.281 học sinh ở 3 bậc học. Trong đó bậc Trung học cơ sở 15 lớp với 436 học sinh, bậc Tiểu học 56 lớp với 1.221 học sinh, bậc Mầm non 19 lớp với 624 học sinh; có 1 trường Trung học phổ thông đóng trên địa bàn. Ngoài ra, tất cả các thôn của Yên Phú đều có điểm trường. 100% điểm trường được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố, có nhà xây lợp ngói trở lên. Đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy và học cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân luôn được từng bước nâng cao. Trang thiết bị khám chữa bệnh đã được nhà nước quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế từ xã đến thôn được củng cố và phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu về khám, chữa bệnh. Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh, củng cố. Thị trấn đã thành lập được đội hát then, hát cọi. Các lễ hội truyền thống được giữ gìn và tổ chức thường xuyên như: Lễ hội đua mảng, lễ hội xuống đồng... 15
  15. Công tác quốc phòng - an ninh được củng cố. Công tác huấn luyện được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch chỉ đạo của huyện, tỉnh nhằm đảm bảo sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Hằng năm, công tác tuyển quân trên địa bàn thị trấn luôn đạt 100% chỉ tiêu cấp trên giao. Cùng với đó, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thị trấn tiếp tục được hoàn thiện. Đặc biệt là có Quốc lộ 34 (Hà Giang-Cao Bằng) chạy qua, tạo điều kiện thuân lợi cho trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đến nay, các thôn trên địa bàn thị trấn đã có đường ô tô đến thôn. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ thị trấn, đến nay đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Bình quân thu nhập đạt 14,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ giàu khá tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,7%. Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Phú sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong chặng đường cách mạng tới. 16
  16. Phần hai QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC THỊ TRẤN YÊN PHÚ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG (1939-2015) I- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân xã Yên Phú tham gia cuộc đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1939-1954) 1- Nhân dân xã Yên Phú tích cực tham gia cuộc vận động đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng (1939-1946) Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam có một chính Đảng của mình với nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, thống nhất về tổ chức để lãnh đạo cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới. Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, tình hình cách mạng thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Đảng ta kịp thời chuyển từ hoạt động công khai rút vào hoạt động bí mật và chuyển trọng tâm công tác về nông thôn đồng thời vẫn chú trọng các phong trào cách mạng ở đô thị. Tháng 17
  17. 11-1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ VI. Hội nghị nhận định trong điều kiện lịch sử mới, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng Đông Dương. Khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác lại và thay bằng các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc để đem chia cho dân cày nghèo. Đặc biệt năm 1939, thực dân Pháp thấy Bắc Mê là vùng đất hẻo lánh, xa những nơi có phong trào chống Pháp, phản đối chiến tranh thế giới, thực dân Pháp đã bắt một số người ở dưới miền xuôi và các vùng lân cận đến giam giữ họ tại đây. Trong số hàng trăm người bị bắt và đưa về Căng giam giữ có nhiều đồng chí là cán bộ hoạt động cách mạng như: đồng chí Xuân Thuỷ, Hà Kế Tấn, Trần Cung, Vọng Bình, Hoàng Bắc Dũng, Hoàng Hữu Nam... Tại đây các đồng chí đã tranh thủ tuyên truyền, giác ngộ những thanh niên, quần chúng ở trong cũng như ngoài Căng, đã có lần các đồng chí định khởi nghĩa nhưng không thành. Từ đó bọn Pháp càng tăng cường kiểm soát các hoạt động cách mạng của các đồng chí. Đầu năm 1942, Pháp giải tán Căng Bắc Mê phân tán các tù nhân cho đi đầy ở các nhà tù Hà Nội, Sơn La. Cùng với đó, nhận thấy Yên Phú là địa bàn có vị trí trung tâm thuộc khu vực Bắc Mê, thuận lợi cho việc 18
  18. kiểm soát các hoạt động của nhân dân, chúng đã xây dựng các đồn binh, căn cứ quân sự ở Bản Sáp. Đây là địa điểm chúng xây dựng để điều hành mọi công việc tại tổng Yên Phú và là nơi giam cầm đồng bào và chiến sỹ cách mạng của ta, đã có rất nhiều người bị chúng giết hại tại đây do không phục tùng và chống lại chúng. Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Người chọn Cao Bằng làm nơi dừng chân và trực tiếp xây dựng thí điểm Mặt trận Việt Minh ở 2 huyện Hà Quảng, Hòa An (tỉnh Cao Bằng) lấy vùng này làm trung tâm căn cứ địa cách mạng. Trong quá trình xây dựng Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng đã nhận được sự nhiệt tình tham gia cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân. Cao Bằng trở thành căn cứ địa đầu não của cách mạng Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí trong Mặt trận Việt Minh liên tiếp mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ người dân tộc cho các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn... đồng thời cử cán bộ cách mạng xuất sắc tỏa đi các địa phương trong cả nước tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Ngày 19-5-1941, Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lần thứ 8 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt 19
  19. Minh). Hội nghị nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời xác định phải xúc tiến ngay công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Từ giữa năm 1941 trở đi, tình hình cách mạng trong nước và thế giới tiếp tục diễn ra rất căng thẳng. Trong những năm 1941-1942, phong trào Việt Minh ở tỉnh Cao Bằng phát triển mạnh, đã tác động trực tiếp đến các xã giáp gianh giữa 2 huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) và các xã Đường Âm, Phú Nam thuộc tổng Yên Phú, châu Vị Xuyên (nay thuộc huyện Bắc Mê). Đầu tháng 9-1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Tụ và Tô Vũ phụ trách từ huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) đã xâm nhập vào Thoôm Toòng (nay là thôn Độc Lập, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê) tuyên truyền chủ trương đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập cho cả dân tộc, vận động quần chúng nhân dân gia nhập Hội cứu quốc. Được cán bộ Việt Minh tuyên truyền, nhân dân các dân tộc xã Đường Âm đã phấn khởi tích cực tham gia phong trào cách mạng, gia nhập Hội cứu quốc và tổ chức cắt tiết gà, uống máu ăn thề một lòng một dạ đi theo cách mạng. Trong đó, lực lượng thanh niên trên địa bàn xã đã được tập hợp lại, thành lập đội tự vệ để bảo vệ phong trào cách mạng và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2