intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con chi tiêu

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với gia đình, đó là dạy con có trách nhiệm về tài chính. Cái khó vì bản thân việc làm chủ chi tiêu trong mỗi gia đình đã là một vấn đề không dễ dàng. Những bài học dạy con trong việc chi tiêu tiền bạc thật không dễ dàng với các bậc cha mẹ. Bởi không có một khuôn mẫu rõ ràng để áp dụng trong việc dạy con cái. Hơn nữa, những đứa bé với muôn hình vạn trạng về tâm lý, tính cách buộc cha mẹ muốn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con chi tiêu

  1. Dạy con chi tiêu Một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với gia đình, đó là dạy con có trách nhiệm về tài chính. Cái khó vì bản thân việc làm chủ chi tiêu trong mỗi gia đình đã là một vấn đề không dễ dàng. Những bài học dạy con trong việc chi tiêu tiền bạc thật không dễ dàng với các bậc cha mẹ. Bởi không có một khuôn mẫu rõ ràng để áp dụng trong việc dạy con cái. Hơn nữa, những đứa bé với muôn hình vạn trạng về tâm lý, tính cách buộc cha mẹ muốn giáo dục con nên người phải có những cách ứng xử phù hợp và thậm chí cách ứng xử với đứa trẻ này hoàn toàn khác với đứa trẻ kia. Phải dạy trẻ con tiêu tiền, điều đó rất quan trọng vì nếu không, khi lớn lên,
  2. chúng sẽ rất khó khăn để làm chủ cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Và tất nhiên, để có thể giúp cho con có trách nhiệm nghiêm túc về cuộc sống gia đình, mỗi người lớn phải làm một chuyện khó khăn, đó là: làm một tấm gương cho con cái về vấn đề này. Và việc làm sao giúp cho con có kiến thức về tài chính để chúng có thể sống và ứng xử tốt trong gia đình, cũng như bước ra đời là điều chẳng dễ dàng chút nào. Chi tiêu theo cách "cộng đồng" Bà Đỗ Ngọc, năm nay đã 65 tuổi cho hay: tôi cho rằng việc dạy con có trách nhiệm về tài chính bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Gia đình tôi từ nhiều đời nay có truyền thống chi tiêu tập trung. Nghĩa là từ thời cha mẹ, ông bà của tôi, ai làm ra tiền cũng tập trung về đưa cho một người. Khi cần chi tiêu bất cứ thứ gì cũng chỉ lấy ra từ một nguồn. Và người chủ trì chi tiêu trong gia đình này thường là các bà mẹ, sẽ cân nhắc xem nguồn chi này có đúng hay không, có nên cho tiền theo nhu cầu hay giảm bớt hay tăng thêm cho phù hợp. Và nếu như nguồn tài chính gia đình hạn hẹp
  3. thì các bà mẹ cũng là người bàn bạc với chồng con giải pháp tăng thêm thu nhập gia đình để trang trải chi phí. Tôi cho rằng truyền thống này rất quan trọng. Bởi vì nó chính là một mối dây ràng buộc cuộc sống gia đình, giúp mọi người có trách nhiệm và quan tâm đến nhau. Nó cũng làm cho cuộc sống gia đình trở nên lành mạnh. Bởi vì sự tập trung tài chính khiến cho các thành viên trong gia đình không nghi kỵ lẫn nhau, không có điều kiện để làm những điều khuất tất. Phải chi tiêu đúng mục đích Tuy nhiên, với các bà mẹ trẻ hơn, như chị Tuyết Thu ở phường Nguyễn Cư Trinh TpHCM thì việc giáo dục con có trách nhiệm với tài chính khó khăn hơn thời mà mẹ chị đã giáo dục chị. Lý do là vì xã hội thay đổi. Cậu con trai 10 tuổi của chị về nhà nói với mẹ: Con là đứa nghèo nhất lớp vì trong túi không có đồng nào, ở lớp con bạn nào cũng có ít nhất là 100 ngàn trong túi. Thương con, chị cho cậu bé tiền uống nước mỗi ngày 2000 đồng. Tại thành phố có thời tiết nắng nóng như TP HCM, việc trẻ con đi học cả ngày uống nước là điều cần thiết. Và số tiền 2000 đồng đủ để cháu có thể uống một chai nước ngọt hay một trái dừa.
  4. Nhưng sau khi mẹ bắt đầu cho tiền, ngày nào cậu bé cũng bị điểm xấu. Tìm hiểu kỹ thì hóa ra ngày nào anh chàng cũng thò tay vào túi mân mê 2000 đồng và nghĩ xem hôm nay mình mua gì. Để tiết kiệm, cậu ta mua loại nước 1000 đồng, và còn 1000 đồng lại phải nghĩ xem mình mua gì. Chị Thu liền cắt suất 2000 đồng và quyết định gửi cô chủ căng tin ở trường, xem cháu thích uống gì thì cô cho uống, và mẹ sẽ tới trả tiền. Khi cậu bé lớn hơn, học cấp 2, chị Thu lại cho tiền đi học. Lần này là đề phòng xe hỏng và gọi điện thoại, hay đói quá thì ăn uống, mổi lần 10.000 đồng, Chị phát cho con một cuốn sổ chi tiêu, tiêu đồng nào vì lý do gì thì ghi lại. Cậu bé ghi lại đầy đủ, nhưng một lần kiểm tra bất ngờ khiến chị Thu hoảng hồn. Hóa ra anh chàng tinh nghịch này vẫn nghĩ ra cách bớt tiền để tiêu vào việc khác. Chẳng hạn như tiền cơm trưa 6000 đồng thì chỉ mua cơm 5000 đồng, 1000 đồng để dành. Sau khi số tiền để dành được độ vài ngàn đồng, con chị lấy tiền này mua những thứ mà cậu thích chẳng hạn như trái bóng, trái cầu hay tấm thiệp tặng bạn. Và cách tiết kiệm này đã làm cho cậu ta ngày nào về nhà
  5. cũng trong tình trạng đói meo nhưng lại có thêm đồ chơi trong cặp sách. Và khi đó, cách quản lý con của chị Thu phải thay đổi. Chị cho cháu số tiền vừa đủ tiêu mỗi ngày và giám sát việc chi tiêu đúng mục đích của con. Chị nói: Nếu như người khác thấy việc chi tiêu tiết kiệm của con tôi là chấp nhận được nhưng tôi thì không thể, tôi muốn cháu chi tiêu đúng mục đích. Thực sự thì điều này rất quan trọng vì nếu ngay từ bé để con chi tiêu sai mục đích từ vài đồng bạc nhỏ, khi cháu lớn, cháu có thể cầm tiền công chi tiêu sai mục đích vào những việc lớn. Khi đó, hậu quả như thế nào khó lòng mà lường trước được. “Làm phúc" đừng để "phải tội" Ông bố cho hay: Tôi thật sự lúng túng khi thấy con tôi đi bộ về nhà với chiếc xe đạp hỏng trong tay suốt 7km. Xe hỏng nhưng cháu không thể sửa xe và không gọi về nhà cho bố mẹ được vì 10.000 đồng mẹ cho dằn túi cháu đã cho bạn mượn. Mà cháu chưa phân biệt được sai đúng, do đó thấy bạn mượn tiền – dù lý do rất không thể chấp nhận được là mượn cho bạn khác mượn – là lập tức đưa tiền
  6. ngay. Và tôi lại phải dạy cháu việc làm sao để có thể dùng đồng tiền trong túi giúp bạn đúng lúc nhưng không gây ảnh hưởng cho cuộc sống của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2