intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con mọi thứ trên đời

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế là thiên thần nhỏ của bạn đã chuẩn bị bước vào một thế giới rộng lớn hơn nhiều vòng tay của bố mẹ. Bạn có lo lắng, không biết phải chuẩn bị hành trang gì cho bé không? Sau đây là Hãy lựa lời khi dạy bé các bậc phụ huynh: một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con mọi thứ trên đời

  1. Dạy con mọi thứ trên đời - Cho bé từ 6-9 tuổi Thế là thiên thần nhỏ của bạn đã chuẩn bị bước vào một thế giới rộng lớn hơn nhiều vòng tay của bố mẹ. Bạn có lo lắng, không biết phải chuẩn bị hành trang gì cho bé không? Sau đây là Hãy lựa lời khi dạy bé một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh: Kỳ 3: Cho bé từ 6 đến 9 tuổi Biết cách ứng phó trong các tình huống khẩn cấp
  2. Những điều bất ngờ có thể xảy đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, và có thể vô cùng nguy hiểm. Vậy nên sẽ thật thiếu sót nếu bạn không trang bị cho con mình những kiến thức cần thiết để ứng phó trong các tình huống ấy. Hãy dạy con luôn phải bình tĩnh; tìm sự giúp đỡ, ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115, cũng như cách liên lạc với bố mẹ và người thân. Đồng thời, bạn cũng nên hướng dẫn bé một vài kỹ năng đơn giản nhưng có ảnh hưởng sống còn trong những tình huống nguy hiểm như phải làm sao để tránh bị ngạt khói hay phải làm gì khi thấy người bị điện giật… Tiếp thu những lời phê bình tích cực Trẻ con, hay ai cũng vậy, luôn thích được khen và ít khi nào chấp nhận lời phê bình hay chê bai của người khác. Nhưng bạn cũng phải công nhận rằng bé rồi sẽ phải nghe phê bình nhiều, từ thầy cô, bạn bè hoặc bất kỳ người nào, trong đó có cả từ… bạn nữa.
  3. Vì những lời phê bình hay góp ý dù ít dù nhiều đều gây cảm giác không vui, thậm chí có thể làm bé bị tổn thương; bạn nên giúp bé hướng đến cách giải quyết vấn đề thay vì buồn bã. Bạn có thể hỏi bé, “Mẹ (cô, thầy…) nói thế có đúng không? Đúng thì sau này con phải làm sao?” Bạn cũng cần nhớ lựa lời dạy con, có thể là “Con làm thế không đáng yêu chút nào.” Ngay lúc đó có thể sẽ không có tác dụng gì trông thấy đâu, nhưng bé sẽ nghĩ về điều bạn nói. Hãy tưởng tượng Bạn có công nhận rằng thế giới của những đứa trẻ có trí tưởng tượng phong phú thật rộn rã và đầy màu sắc? Nhưng đừng nghĩ trí tưởng tưởng hoàn toàn là do thiên bẩm. Thực tế là bạn có thể giúp con mình phát huy trí tưởng tượng phong phú thông qua những câu chuyện kể, những cuốn sách, những câu đố và cả các trò chơi hàng ngày. Ngược lại, bạn cũng có thể giúp bé học bằng cách tưởng tượng; chẳng hạn như bé sẽ dễ hiểu và nhớ khái niệm “song song” hơn khi hình dung lại một đoạn đường ray xe lửa.
  4. Biết chơi vài môn thể thao đơn giản Nên tập cho bé chơi ít nhất một môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, có thể là bơi, đá bóng, đá cầu… Điều đó không chỉ giúp con bạn rèn luyện sức khoẻ, sự dẻo dai mà cả sự khéo léo, tinh nhạy cùng khả năng hòa nhập và kết bạn nữa đấy. Rèn luyện đôi mắt Tất nhiên, trách nhiệm của mọi phụ huynh đều là giúp con mình bảo vệ và chăm sóc đôi mắt một cách tốt nhất, nhưng song song với đó, bạn cũng đừng quên tập cho con mình có một đôi mắt tinh anh hơn thông qua các trò chơi và các môn thể thao hữu ích. Bạn có thể tìm những môn thể thao đòi hỏi người chơi phải tập trung quan sát và phản xạ nhanh để cùng con tham gia.
  5. Giải quyết những xung đột với anh chị em hoặc bạn bè Bạn phải hiểu, xung đột là điều không thể tránh khỏi đối xung đột là điều không với bất kỳ đứa trẻ nào, đó có thể tránh khỏi với bất kỳ thể là bất hoà với anh chị em đứa trẻ nào trong nhà hay với bạn bè ở trường. Hãy trang bị cho con mình những kỹ năng cơ bản để giải quyết các xung đột có thể xảy ra, và đừng can thiệp! Bạn không thể phân xử khi chưa được nghe từ cả hai phía; và “chừng nào bạn còn cứ can thiệp thì trẻ sẽ chẳng có lý do gì phải tự tìm cách giải quyết cả, chúng sẽ có xu hướng lôi kéo bạn về phía mình.” Đó là lời khuyên của nhà tâm lý học Anthony Wolf. Bạn hãy giữ vị trí trung lập, và các bé sẽ sớm học được cách tự thu xếp được với nhau. Thư giãn Có thể bạn sẽ thấy buồn cười nhưng đây thực sự là
  6. một bài học cần thiết cho con bạn. Đừng nghĩ rằng “thư giãn” là đặc quyền của người lớn chứ trẻ con thì có việc gì phải suy nghĩ đâu nhé; bé yêu của bạn cũng phải “suy nghĩ” nhiều lắm chứ, nào là chuyện ăn chậm này, chuyện làm bài tập này, chuyện đứa em đành hanh chành chọe này… Bố mẹ hãy tìm hiểu những khó khăn của con để có cách giúp đỡ cho phù hợp. Một người biết cách dành thời gian cho bản thân và thư giãn lành mạnh sẽ dễ dành được thành công hơn trong cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2