intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con mọi thứ trên đời - Bé từ 10 tuổi trở lên (kỳ cuối)

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

118
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế là thiên thần nhỏ của bạn đã chuẩn bị bước vào một thế giới rộng lớn hơn nhiều vòng tay của bố mẹ. Bạn có lo lắng, không biết hút thuốc lá là một thói quen xấu phải chuẩn bị hành trang gì cho bé không? Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh: Kỳ cuối: Dạy cho bé từ 10 tuổi trở lên cách sống có trách nhiệm Nói không với thuốc lá Hút thuốc lá là một thói quen xấu cho sức khoẻ của người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con mọi thứ trên đời - Bé từ 10 tuổi trở lên (kỳ cuối)

  1. Dạy con mọi thứ trên đời - Bé từ 10 tuổi trở lên (kỳ cuối) Thế là thiên thần nhỏ của bạn đã chuẩn bị bước vào một thế giới rộng lớn hơn nhiều vòng tay của bố mẹ. Bạn có lo lắng, không biết hút thuốc lá là một phải chuẩn bị hành trang gì thói quen xấu cho bé không? Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà Webtretho muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh: Kỳ cuối: Dạy cho bé từ 10 tuổi trở lên cách sống có trách nhiệm Nói không với thuốc lá Hút thuốc lá là một thói quen xấu cho sức khoẻ của người sử dụng và cả những người xung quanh. Theo nghiên cứu
  2. thì khoảng 90% những người nghiện thuốc lá bắt đầu hình thành thói quen này ngay từ khi còn ở lứa tuổi thiếu niên. Cùng với đó, ma túy hay các chất gây nghiện khác cũng là một tệ nạn ảnh hưởng đến giới trẻ nhiều nơi trên thế giới. Đừng chủ quan cho rằng con mình là một đứa trẻ ngoan, chắc chắn sẽ không dính dáng đến những cám dỗ chết người ấy. Nhiều đứa trẻ bắt đầu tập tành chỉ vì học đòi hoặc thích chứng tỏ sự trưởng thành. Bạn cũng phải chấp nhận sự thật rằng không thể cả đời theo ngăn cấm hay khuyên răn, bảo vệ con khỏi những thứ gây nghiện độc hại. Ngay từ khi con bạn bước vào độ tuổi mới lớn, hãy giáo dục cho bé về thuốc lá nói riêng, chất gây nghiện nói chung, những cám dỗ cũng như những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe và cuộc sống; hãy trò chuyện cởi mở nhưng cũng phải cặn kẽ và thường xuyên. Bạn nên nắm bắt tâm lý của độ tuổi mà có những lời chỉ dạy và định hướng phù hợp. Tất nhiên, có thể con bạn vẫn sẽ quyết thử xem sao, nhưng ít nhất thì chúng cũng biết điều gì có thể xảy ra. Không đua đòi theo bạn bè
  3. Trẻ con rất quan tâm đến ý kiến của người khác, mà đặc biệt là của các bạn cùng trang lứa, và có thể không suy nghĩ nhiều khi chạy theo số đông. Con bạn có thể bị ảnh hưởng từ các bạn mình từ cách ăn mặc, nói năng và thậm chí cả suy nghĩ, niềm tin; nhiều đứa trẻ bản tính vốn rất hiền lành nhưng lại bị sa ngã do tiếp xúc với bạn xấu. Vì vậy, đừng đợi đến khi con bạn bị lôi vào vòng xoáy của “số đông” rồi mới ra sức chỉ dạy hay ngăn cấm bé. Một phụ huynh thông minh sẽ biết cách trang bị cho con mình những định hướng cần thiết để tăng sức “đề kháng” trước những áp lực từ phía bạn bè mà chúng sẽ phải đón nhận, cũng như biết tự tin bảo vệ những điều mình tin tưởng. Món nào tốt cho sức
  4. Đọc các nhãn hiệu ghi trên khỏe nhỉ? sản phẩm Ảnh: Inmagine Trẻ em ở độ tuổi này hoàn toàn làm được điều đó, thậm chí còn có thể tiếp thu nhanh hơn bạn nghĩ nữa ấy chứ. Đầu tiên hãy dạy cho con bạn những bài học cơ bản về dinh dưỡng để bé ý thức được các thành phần có trong thực phẩm ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mình. Hãy dạy cho bé cách đọc các thông tin như thời hạn sử dụng, thành phần có trong sản phẩm để có được sự lựa chọn khôn ngoan. Bạn cũng có thể dùng những so sánh trực quan thể hiện trong "món hẩu" của trẻ có bao nhiêu muối/ đường, lần sau trẻ sẽ nghĩ lại trước khi lựa chọn. Chống lại mong muốn từ bỏ. Nếu bạn muốn con mình gắn bó với thứ gì, hãy cho bé từ bỏ, chỉ cần bảo đảm bé phải trải qua đầy đủ những khó khăn của việc từ bỏ ấy; vì có thể việc từ bỏ ấy là có lý do chính đáng, nhưng cũng có thể chỉ do ý thích nhất thời của bé mà tho. Bé muốn từ bỏ một môn thể thao thì phải tự
  5. mình thông báo với huấn luyện viên và đồng đội. Muốn từ bỏ vì môn học nào quá khó, phải tự thông báo với giáo viên. Bằng cách này, bé còn có thể tự mình giải quyết những vướng mắc gặp phải và ham thích hơn với lựa chọn của mình. Sống có trách nhiệm với thế giới Đừng nghĩ đây là điều cao siêu xa vời, vì nó thực sự là điều gần gũi và thiết thực nhất đối với mỗi Cùng làm cuộc sống người, kể cả trẻ em. Hãy dạy cho tốt đẹp hơn con bạn biết trân trọng cuộc sống Ảnh: Inmagine và làm thế nào để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Điều này là đặc biệt cần thiết vì ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu hình thành nhân cách của mình, và trong cái thế giới vật chất này, chúng có thể trở nên quan tâm quá nhiều đến bản thân mình và ít cảm thông hơn với những người khác. Ngoài những lời dạy đơn giản về ý thức, biết nói không với cái xấu, giữ gìn bảo vệ môi trường… bạn có thể dẫn bé
  6. tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội. Bé sẽ được tạo cảm hứng từ những người đang thực hiện những điều tốt đẹp mỗi ngày, sẽ thấy chúng có thể tạo ra khác biệt và trở thành một công dân có trách nhiệm với thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1