intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình bạn với trẻ nhỏ

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi đứa trẻ, nhất là trong thời gian đi học.Tình bạn chính là nguồn sức mạnh tình thần giúp trẻ khôn lớn và tự tin hơn trong cuộc sống. Tình bạn là giá trị tinh thần rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Trẻ con từ khoảng độ 9 tuổi trở lên đã có thể tìm thấy cho mình những người bạn “tri kỷ” dựa trên sự quý mến, ngưỡng mộ hay một vài điểm chung về tính cách, sở thích hoặc cùng chung một lợi ích nào đó....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình bạn với trẻ nhỏ

  1. Tình bạn với trẻ nhỏ Tình bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi đứa trẻ, nhất là trong thời gian đi học.Tình bạn chính là nguồn sức mạnh tình thần giúp trẻ khôn lớn và tự tin hơn trong cuộc sống. Tình bạn là giá trị tinh thần rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ.
  2. Trẻ con từ khoảng độ 9 tuổi trở lên đã có thể tìm thấy cho mình những người bạn “tri kỷ” dựa trên sự quý mến, ngưỡng mộ hay một vài điểm chung về tính cách, sở thích hoặc cùng chung một lợi ích nào đó. Con bạn có thể chỉ thích chơi thân với một người bạn duy nhất hoặc cũng có thể cảm thấy thú vị hơn khi chơi hoà đồng với tất cả bạn bè quanh mình. Ngoài ra, có những bé lại cảm thấy chỉ thích quan tâm đến bản thân mình và việc học của mình mà không mấy bận tâm đến những người bạn xung quanh – thông thường là do những đứa trẻ này cảm thấy có quá nhiều điểm khác biệt giữa chúng với bạn bè về tính cách, sở thích hoặc một vài điểm nào đó. Thế nhưng, nếu con bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái với tình trạng này thì đây là điều hết sức bình thường. Bạn chỉ nên lo lắng khi con mình có tâm trạng buồn bã vì không hoà nhập được với bạn bè hoặc không được những người bạn xung quanh chấp nhận. Làm gì nếu trẻ gặp vấn đề trong việc kết bạn? Tình trạng không thể hòa nhập được với bạn bè xung quanh có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Các bé bị rơi vào
  3. trường hợp này thường mất tập trung trong học tập bởi bé luôn phải đối mặt với nỗi buồn, sự lo lắng, cô đơn. Đồng thời, những trẻ này cũng thường tự ti, hạ thấp lòng tự trọng của mình, kết quả học tập giảm sút, rối loạn ăn uống và thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Sự nhút nhát hoặc tính hung hăng có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc kết bạn, nhưng cũng có những bé không thuộc hai trường hợp này vẫn có thể gặp nhiều trở ngại khi hòa nhập với bạn bè, chỉ đơn giản vì các bé này luôn có cảm thấy mình là người cô độc. Nhưng sự thật là không phải mọi đứa trẻ không hòa nhập được với bạn bè đều trở nên buồn bã, lo lắng hay gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, bạn không cần thiết phải can thiệp quá mức vào vấn đề này. Trong khi phần lớn trẻ em đều cảm thấy mình phụ thuộc nhiều vào bạn bè thì số khác lại hạnh phúc mà không cần đến người bạn thân nào. Trên thực tế, không ít người đã lớn lên, trưởng thành và đạt được thành công mà không hề có những người bạn thân bên cạnh.
  4. o trẻ những kỷ niệm đẹp. Nguồn: Images. Lời khuyên • Hãy nói chuyện với con về tình bạn, kể cho trẻ nghe về những kỷ niệm về tình bạn thời thơ ấu của bạn và hỏi con bạn xem bé nghĩ gì về điều này, bé có quan niệm thế nào về tình bạn. • Dạy con các kỹ năng xã hội và những cách cư xử cần thiết – hướng dẫn trẻ cách nhận biết thái độ của người khác hoặc bày tỏ thái độ của mình mà không dùng đến lời nói (chẳng hạn như một nụ cười, một ánh nhìn sẽ có ý nghĩa như thế nào trong từng trường hợp). Sự hiểu lầm thái độ của người khác cũng là một nguyên nhân khiến con bạn gặp khó khăn
  5. trong việc hoà nhập với mọi người. Đôi khi, một nụ cười vui nhộn và vô hại của người khác lại khiến bé lầm tưởng là nụ cười chế nhạo mình và có những phản ứng tiêu cực ngay sau đó. Bạn có thể giúp con học cách kết bạn hay bày tỏ thiện chí của mình bằng những câu nói đơn giản như: “Chào bạn, tụi mình chơi cùng với nhau nhé!” hay “Bạn có muốn tham gia trò chơi này với mình không?”. Đây là những bài học rất đơn giản nhưng bạn không nên bỏ qua vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho con bạn trong thời gian đến trường. • Dạy cho trẻ những quy tắc xã hội cơ bản như không được đánh nhau, không được tuỳ tiện lấy đồ của người khác, nên chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với những người xung quanh. Với những đức tính này, con bạn sẽ không bao giờ bị lẻ loi vì bạn bè xa lánh hay ghét bỏ. • Hãy chào đón những người bạn của con đến chơi nhà bạn. Là một phụ huynh, bạn đừng đánh giá hay chọn lựa bạn bè cho con mình một cách quá khắt khe mà hãy để bé được phép lựa chọn những người bạn tốt mà bé thực sự yêu mến.
  6. • Nói chuyện với những phụ huynh khác để phát triển những mối quan hệ tốt đẹp và tạo điều kiện để bọn trẻ có thể trở thành những người bạn tốt của nhau. • Đưa con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa bên ngoài trường học. Các trung tâm văn hóa địa phương hay nhà văn hóa, các câu lạc bộ, bé sẽ dễ dàng tìm thấy những người có cùng đam mê, sở thích để xây dựng nên những tình bạn bền vững và hữu ích. • Thể hiện tình cảm của bạn dành cho bé – để bé luôn có giác bố mẹ là chỗ dựa tinh thần ấm áp nhất, đặc biệt là trong những lúc bé gặp phải những rắc rối trong các mối quan hệ bạn bè. Tuyệt đối bạn không bao giờ trách mắng hay có những hành động khiến bé xấu hổ trước mặt bạn bè. • Dù thế nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng đừng can thiệp quá mức vào cuộc sống xã hội hay các mối quan hệ của con mình – trẻ cần có cơ hội để tự mình tìm hiếu các mối quan hệ xung quanh và lựa chọn cuộc sống của mình. Nếu trẻ có những người bạn không tốt
  7. hững người bạn của con bạn. Nguồn: Images. Không phụ huynh nào tránh khỏi lo ngại rằng con mình sẽ bị ảnh hưởng xấu khi kết bạn với những đối tượng không phù hợp. Sự ngăn cấm một cách khắt khe của nhiều phụ huynh đã khiến cho tình hình trở ngày càng tồi tệ, những đứa trẻ này sẽ càng gắn bó với nhau hơn và thậm chí là quay sang trách giận bạn. Cách tốt nhất là hãy quan sát bọn trẻ, cho phép trẻ dẫn bạn về nhà chơi để nhìn nhận cụ thể hơn việc bạn cần làm trong trường hợp này. Đồng thời, bạn cũng có thể cho bọn trẻ chơi với nhau nhưng phải tuân theo những quy tắc như: Không được nghịch phá, lấy đồ người khác hoặc nói những từ ngữ không tốt, nếu để tình trạng ấy xảy ra, cả hai sẽ không được chơi với nhau nữa.
  8. Lời khuyên • Những trường hợp như vậy đòi hỏi bạn phải quan tâm đến con nhiều hơn – đừng để trẻ tự do chơi với những người bạn xấu và cũng đừng cấm đoán một cách khắt khe. Việc bạn cần làm là quan sát thường xuyên để nhìn nhận đúng vấn đề. • Hãy chú ý hơn đến những đứa trẻ mà bạn cảm thấy hoàn toàn không hài lòng khi để chúng kết bạn với con mình, đặc biệt là các cậu nhóc – chúng thường có xu hướng tụ tập lại thành một nhóm nghịch ngợm và phá phách. Bạn cần phối hợp với giáo viên để ngăn chặn tình trạng này. • Hãy luôn chắc chắn rằng bạn biết trẻ đang ở đâu, làm gì, với những người bạn như thế nào để bạn có thể yên tâm hơn về các mối quan hệ của con mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2