intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dây đau xương

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp. Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dây đau xương

  1. Dây đau xương Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp. Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp. Họ đi tìm những cây, vị thuốc trong dân gian để tự chữa bệnh cho mình và mách bảo bạn xung quanh cùng nghiên cứu, tự chữa như: Anh P rất ưu ái với cây chua me đất để anh tự điều chỉnh lượng đường trong máu sau từng đợt sắc uống cây chua me đất, chị Th lại tích trữ hàng thúng chuối chát thái phơi khô và râu bắp để tự điều trị bệnh sỏi nhỏ ở thận... Anh K sáng nào cũng cắt một nắm rau muống biể n
  2. sau khi tắm biển về, anh chịu rau muống biển trong điều trị sỏi nhỏ ở túi mật, và đau nhức khớp xương v.v... Anh Ch bị bệnh thoái hoá L5+S1 bệnh nghề nghiệp của cánh lái xe ô tô, anh kể cho tôi nghe nhiều vị thuốc mà bản thân anh, gia đình và các bạn của anh đã chữa khỏi các bệnh nội khoa thường gặp, trong đó có bệnh đau cột sống cổ và vùng thắt lưng đó là dây đau xương, mà chính anh đã điều trị cây thuốc đó, anh thấy có tác dụng tốt. Dây đau xương còn gọi là cây Khoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh. Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora Tomentosa Miers, Timospora Malabarica Miers, Menispermun Malabarilum Lamk). Mô tả: Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.
  3. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có loong măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu. Phân bố: Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam. Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm. Thành phần hoá học có nhiều Ancaloit. Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Dùng dưới hình thức uống,hay xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn. Dùng dây đau xương như sau:
  4. 1, Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức. 2, Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày. Một bài thuốc dễ tìm để làm không tốn tiền lại chữa được bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là viêm khớp vùng cổ và thắt lưng, lại không có một phản ứng phụ nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2