intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay" trình bày khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học, thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY Nguyễn Quang Thuận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tác giả liên hệ: Nguyễn Quang Thuận, email: nguyenquangthuan@hpu2.edu.vn Tóm tắt: Các môn lý luận chính trị được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học hiện nay có vai trò quan trọng trong việc trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng ý thức công dân, năng lực làm chủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học các môn học này là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu dạy học và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Báo cáo trình bày khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học, thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Từ khóa: dạy học; lý luận chính trị; năng lực; phát triển năng lực; năng lực giải quyết vấn đề. 1. MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, việc định hướng đổi mới theo hướng chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người học đã được coi là sự thay đổi về chất của các chương trình giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học. Các môn lý luận chính trị (LLCT) được giảng dạy trong các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng ý thức công dân, NL làm chủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho sinh viên (SV). Trước những yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), việc giảng dạy các môn học này cũng đặt ra yêu cầu giảng viên (GV) cần phải định hướng hình thành, phát triển cho SV 541
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG những NL cốt lõi. Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là một NL tiêu biểu cần phải định hướng hình thành, phát triển ở SV nhằm giúp cho SV có thể nhận diện và giải quyết được hiệu quả các vấn đề liên quan đến các môn LLCT nảy sinh trong cuộc sống, trong quá trình học tập và công tác sau này. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học * Khái niệm năng lực Khái niệm NL theo thuật ngữ "Compentency" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Competentia”. NL là một phạm trù được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về NL như: NL là sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc; NL bao gồm kiến thức, kĩ năng, quan điểm, thái độ mà cá nhân có để hành động thành công các nhiệm vụ cụ thể; NL là khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống và sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề, các tình huống. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NL được định nghĩa “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, 37). * Dạy học theo định hướng phát triển NL Các nghiên cứu về xu hướng phát triển giáo dục của các nước trên thế giới cho thấy có ba cách tiếp cận chương trình giáo dục cơ bản (chương trình tiếp cận nội dung/kiến thức, chương trình tiếp cận kết quả đầu ra và chương trình tiếp cận NL) gắn với 3 cách tiếp cận dạy học: dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng kết quả đầu ra và dạy học theo định hướng phát triển NL. Dạy học theo định hướng phát triển NLHS (DH định hướng NL) xuất hiện đầu tiên ở Mĩ. Dạy học định hướng NL được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế nhằm mục tiêu phát triển NL của người học. Theo tác giả Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, dạy học theo định hướng NL nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết vấn đề các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp: "Giáo dục theo định hướng NL nhấn mạnh vai trò của 542
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” người học với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức” (Nguyễn & Meier, 2016, 64). Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình dạy học tiếp cận nội dung sang chương trình dạy học tiếp cận NL. Vì vậy, khi nghiên cứu về chương trình dạy học tiếp cận NL, chương trình này thường được so sánh với chương trình dạy học tiếp cận nội dung. Bảng 1. So sánh chương trình dạy học tiếp cận nội dung và chương trình dạy học tiếp cận NL Tiêu chí Chương trình dạy học Chương trình dạy học định hướng nội dung định hướng NL Mục tiêu Được mô tả không chi tiết và Kết quả học tập cần đạt được mô tả dạy học không nhất thiết phải quan chi tiết và có thể quan sát, đánh giá sát, đánh giá được. được, thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục. Nội dung Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm vào các khoa học chuyên đạt được NL đầu ra đã quy định, môn, ít gắn với tình huống gắn với các tình huống thực tiễn. thực tiễn. Nội dung được Chương trình chỉ quy định những quy định chi tiết trong nội dung chính, không quy định chi chương trình. tiết. Phương Giáo viên là người truyền Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, pháp dạy thụ tri thức, là trung tâm của hỗ trợ; học sinh tự lực và tích cực học quá trình dạy học; học sinh lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát tiếp thu thụ động những tri triển khả năng giải quyết vấn đề, thức được quy định sẵn. khả năng giao tiếp,… Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào NL đầu ra, kết quả dạy dựng chủ yếu dựa trên sự có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học ghi nhớ và tái hiện nội dung học tập, chú trọng khả năng vận đã học. dụng trong các tình huống thực tiễn. * Phát triển NLGQVĐ trong dạy học NLGQVĐ là một trong những NL chung, cốt lõi đối với người học trong tất cả các chương trình giáo dục. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NLGQVĐ là một NL chung, có tên gọi cụ thể là “NLGQVĐ và sáng tạo”. NL này bao gồm các NL thành tố: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). 543
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Dạy học ở bậc đại học có những đặc thù riêng so với dạy học ở trường phổ thông, gắn với quá trình đào tạo nghề ở các nhà trường. Bên cạnh việc chú trọng hình thành, phát triển những NL về chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, các nhà trường đại học cũng chú trọng hình thành, phát triển NLGQVĐ cho người học trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của NL này đối với người học nói riêng và người công dân trong xã hội nói chung. Nghiên cứu về NLGQVĐ trong dạy học, Trần Việt Cường cho rằng: “NLGQVĐ (trong học tập) là một hệ thống các thuộc tính của cá nhân con người được thể hiện ở khả năng tư duy và hành động trong học tập nhằm phát hiện và giải quyết có hiệu quả các vấn đề, các nhiệm vụ trong hoạt động đó” (Trần, 2018, 199). Hai tác giả Đào Thị Ngọc Minh - Ngô Thái Hà trong nghiên cứu của mình về NLGQVĐ khẳng định : “Phát triển NLGQVĐ là quá trình tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ, kinh nghiệm, làm cho khả năng phát hiện vấn đề, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cuộc sống ngày càng thành thạo, nhanh hơn, chính xác hơn. Bởi NL của con người được hình thành không phải chỉ trong một hoạt động mà trong nhiều dạng hoạt động khác nhau của con người và thông qua các nhiệm vụ ngày càng phức tạp” (Đào & Ngô, 2018, 78). Có thể khẳng định rằng, điểm chung trong các nghiên cứu về dạy học phát triển NL nói chung và phát triển NLGQVĐ nói riêng của các tác giả đều rất chú trọng việc tổ chức các hoạt động học tập cho người học bởi NL chỉ có thể hình thành, phát triển ở người học trong quá trình tham gia các hoạt động và thông qua các hoạt động. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy các môn LLCT ở các trường đại học hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc phát triển NLGQVĐ cho SV thông qua môn học này. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu cụ thể về những biện pháp liên quan đến thiết kế bài giảng, tổ chức thực hiện bài giảng và kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành, phát triển NLGQVĐ của SV trong dạy học bộ môn. 2.2. Thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở các trường đại học hiện nay Từ cuối năm 2008, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng đã từng bước triển khai thực hiện Quyết định số 52/QĐ-BGDĐT về đổi mới giảng dạy các môn LLCT trong các trường đại học, cao đẳng. Với chương trình này, 5 môn học trước đây là Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh được kết cấu thành 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, 544
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời lượng giảng dạy các môn LLCT còn 10 tín chỉ để phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008). Hiện nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT trong Quyết định số 4890/QĐ- BGDĐT và Quyết định số 4891/QĐ-BGDĐT, tên gọi các môn học được khôi phục như trước năm 2008 là 5 môn độc lập và thời lượng 11 tín chỉ đối với hệ không chuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019b) và 14 tín chỉ đối với hệ chuyên về LLCT (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019a). Để đánh giá thực trạng dạy học các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV trong các trường đại học, tác giả tiến hành khảo sát đối với 50 GV bộ môn ở một số trường đại học khu vực miền Bắc (ĐHSP Hà Nội 2, Đại học Tân Trào, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Y Hải Dương, Đại học Tây Bắc). Kết quả khảo sát tổng hợp như sau: Bảng 2. Kết quả khảo sát GV về thực trạng dạy học các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV trong các trường đại học Mức độ đánh giá (Mức 1: Không bao giờ; Mức 2: Thi STT Tiêu chí thoảng; Mức 3: Thường Xuyên; Mức 4: Rất thường xuyên) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1 Mức độ GV tìm hiểu về 0 11 30 9 NLGQVĐ trong dạy học 0,0% 22,0% 60,0% 18,0% 2 Xác định mục tiêu dạy học về 0 0 0 50 kiến thức, kĩ năng, thái độ 0,0% 0,0% 0,0% 100% 3 Xác định mục tiêu dạy học về 32 10 8 0 NLGQVĐ 64,0% 20,0% 16% 0,0% 4 Mô tả cụ thể mức độ SV đạt được 47 2 1 0 mục tiêu về NLGQVĐ 94,0% 4,0% 2,0% 0,0% 5 Lựa chọn thiết bị dạy học và học 31 15 4 0 liệu gắn với mục tiêu về NLGQVĐ 62,0% 30,0% 8,0% 0,0% 6 Vấn đề trong bài học được xây 30 12 8 0 dựng gắn với thực tiễn 60,0% 24,0% 16,0% 0,0% 7 Tổ chức hoạt động dạy học cụ thể để 30 18 2 0 hình thành, phát triển NLGQVĐ 60,0% 36,0% 4,0% 0,0% 8 Thực hiện kiểm tra, đánh giá về 44 5 1 0 NLGQVĐ của SV trong môn học 88,0% 10,0% 2,0% 0,0% 545
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Kết quả khảo sát trên cho thấy trong quá trình dạy học các môn LLCT ở các trường đại học hiện nay, hầu hết GV đều thực hiện chương trình theo định hướng nội dung (kiến thức). Cụ thể: tất cả GV đều xác định mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ (100% rất thường xuyên). Việc xác định mục tiêu dạy học về phát triển NLGQVĐ cho SV mặc dù đã được một số GV chú ý đến nhưng còn ở mức hạn chế (20,0% thi thoảng; 16,0% thường xuyên). Đa số những GV có xác định mục tiêu dạy học về phát triển NLGQVĐ thì mới chỉ chủ yếu xác định một cách chung chung, chưa mô tả cụ thể mức độ SV cần đạt được mục tiêu về NLGQVĐ (4,0% thi thoảng và 2,0% thường xuyên mô tả cụ thể). Xuất phát từ việc hầu hết GV xác định mục tiêu dạy học ít gắn với việc phát triển NLGQVĐ cho SV nên quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển NL này cho SV cũng hết sức hạn chế. Trong đó, mới chỉ có 8,0% GV thường xuyên lựa chọn thiết bị dạy học và học liệu gắn với mục tiêu về NLGQVĐ; 16,0% GV thường xuyên xây dựng vấn đề trong dạy học gắn với thực tiễn; 4,0% GV thường xuyên tổ chức hoạt động dạy học cụ thể để hình thành, phát triển NLGQVĐ cho SV ; 2,0% GV thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá về NLGQVĐ của SV trong môn học. Thực trạng trên cũng cho thấy mặc dù hầu hết GV bộ môn LLCT đã có sự tìm hiểu, nhận thức về NLGQVĐ trong dạy học (60,0% thường xuyên; 18,0% rất thường xuyên) nhưng trong thực tế rất ít GV dạy học các môn học này theo định hướng phát triển NLGQVĐ. Điều này có thể do hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể việc phát triển NL nói chung và NLGQVĐ nói riêng trong dạy học các môn LLCT hoặc bản thân hầu hết GV vẫn chưa quen với việc dạy học theo định hướng phát triển NL của SV. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn LLCT ở các trường đại học hiện nay vẫn chú trọng kiểm tra, đánh giá về nhận thức nên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc GV sẽ lựa chọn dạy học tiếp cận kiến thức thay vì tiếp cận NL của SV . 2.3. Một số biện pháp để dạy học hiệu quả các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học Trên cơ sở khái quát về vấn đề phát triển NLGQVĐ trong dạy học, thực trạng dạy học các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV ở các trường đại học hiện nay, theo tác giả, để nâng cao hiệu quả dạy học các môn LLCT theo 546
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV ở các trường đại học thì cần phải thực hiện một số biện pháp cơ bản như sau: Thứ nhất, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng ban hành quy định cụ thể về việc phát triển NL nói chung và NLGQVĐ nói riêng cho SV trong quá trình học tập các môn LLCT và quy định về kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành, phát triển NLGQVĐ của SV trong học tập bộ môn. Những quy định này nếu có thể cụ thể hóa được từng NL, NL thành tố trong từng phân môn, trong từng chương/chủ đề của từng phân môn thì sẽ rất thuận lợi cho GV trong việc xác định mục tiêu bài học cả về nhận thức và NL. Trên cơ sở đó, GV tiếp tục lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với mục tiêu phát triển NL đã đề ra. Thứ hai, Cần phát huy vai trò của tổ bộ môn LLCT trong các trường đại học đối với việc định hướng phát triển cho SV về NL nói chung, NLGQVĐ nói riêng trong quá trình dạy học bộ môn. Điều này có thể được thực hiện thường xuyên thông qua các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, seminar tổ bộ môn, các hoạt động dự giờ, đăng kí giờ dạy tốt,… Từ đó, dần dần tạo ra được thói quen trong hoạt động thiết kế bài giảng và giảng dạy của GV. Để các hoạt động này đạt được hiệu quả cao, các tổ bộ môn nên chia nhỏ vấn đề nghiên cứu về phát triển NLGQVĐ cho SV thông qua dạy học các môn LLCT thành các vấn đề nhỏ hơn, cụ thể hơn như: Lý thuyết chung về NLGQVĐ; Sử dụng hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học nhằm hình thành, phát triển NLGQVĐ cho SV trong quá trình dạy học các môn LLCT; Kiểm tra, đánh giá NLGQVĐ của SV trong quá trình dạy học các môn LLCT. Thứ ba, Trong quá trình thiết kế kế hoạch dạy học các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV, GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học để xác định mục tiêu về định hướng phát triển NLGQVĐ cho phù hợp. Mục tiêu định hướng phát triển về NLGQVĐ đối với SV cần được mô tả cụ thể bằng những động từ thể hiện SV “làm” được gì để minh chứng cho mức độ hình thành, phát triển về NL này; Việc xác định, lựa chọn thiết bị dạy học và học liệu trong kế hoạch dạy học cần cụ thể, phù hợp cho từng hoạt động dạy học, hướng đến đạt được các mục tiêu dạy học riêng của từng hoạt động và mục tiêu chung của cả bài 547
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG học. Trong đó, các mục tiêu riêng gắn với các NL thành tố của NLGQVĐ, mục tiêu chung là NLGQVĐ đối với SV thông qua bài học. Thứ tư, Cần chú trọng tổ chức các hoạt động học tập cho SV trong quá trình dạy học các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ. Trong đó, đối với từng hoạt động học, GV cần chú ý kĩ thuật tổ chức các hoạt động như GV chuyển giao nhiệm vụ, SV thực hiện nhiệm vụ, tổ chức báo cáo kết quả/sản phẩm, tổng kết. Trong quá trình này, GV cần thường xuyên có những sự định hướng, giúp đỡ SV trong việc phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề và xử lý vấn đề. Đồng thời, sau buổi học trên lớp, GV cần tiếp tục định hướng SV vận dụng những NL thành tố đã được hình thành trên lớp học để nhận diện, phân tích và giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong xã hội, trong cuộc sống hàng ngày của SV. Thứ năm, Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể của các cấp quản lý giáo dục về dạy học và kiểm tra, đánh giá các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học bài học thuộc các môn LLCT theo định hướng này, GV cũng cần có những phương án kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành, phát triển về NLGQVĐ của SV thông qua việc xây dựng, sử dụng các tiêu chí, thang đo cụ thể. GV cũng có thể bước đầu thực hiện được điều này ngay trong quá trình dạy học trên lớp và xây dựng bộ ngân hàng đề kiểm tra cuối kì với việc đưa vào những câu hỏi/bài tập chứa đựng các vấn đề trong nhận thức và thực tiễn đối với SV. 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trong báo cáo cho thấy việc dạy học theo định hướng phát triển NL của người học hiện nay đang là một xu thế phổ biến, tất yếu. Đối với bậc đại học, việc giảng dạy các môn LLCT theo định hướng phát triển NLGQVĐ cho SV là một yêu cầu cấp thiết, vừa phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay, vừa góp phần thực hiện tốt vai trò của các môn LLCT trong các trường đại học. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, tổ bộ môn và đặc biệt là người GV giảng dạy bộ môn cần có sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển NLGQVĐ cho SV trong dạy học các môn LLCT và có những hành động cụ thể trong hoạt động quản lý và hoạt động giảng dạy. 548
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Quyết định về đổi mới giảng dạy các môn Lý luận Chính trị trong các trường đại học, cao đẳng (52/2008/QĐ-BGDĐT). [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. [3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019a). Quyết định về phê duyệt chương trình, giáo trình sử dụng chung các môn LLCT đối với đào tạo trình độ đại học các ngành chuyên về LLCT (4891/QĐ-BGDĐT). [4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019b). Quyết định về phê duyệt chương trình, giáo trình sử dụng chung các môn LLCT đối với đào tạo trình độ đại học các ngành không chuyên về LLCT (4890/QĐ-BGDĐT). [5]. Đào, T. N. M., & Ngô, T. H. (2018). Phát triển NLGQVĐ cho SV Giáo dục công dân. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình Giáo dục phổ thông mới. [6]. Nguyễn, V. C., & Meier, B. (2016). Lý luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Đại học Sư phạm. [7]. Trần, V. C. (2018). Một số biện pháp sư phạm góp phần bồi dưỡng NL phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học chủ đề hình học. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 144. 549
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2