HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 89-97<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0154<br />
<br />
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI<br />
Nguyễn Thị Hồng Vân<br />
Phòng Quản lý khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
Tóm tắt. Việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo mô hình trường học mới vừa<br />
đảm bảo nội dung và chuẩn của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành,<br />
đồng thời có sự đổi mới theo hướng triển khai nội dung bài học theo các hoạt động học tập<br />
của học sinh, tăng cường tính tự chủ, sự chia sẻ, hợp tác trong quá trình học nhằm phát triển<br />
năng lực người học. Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ: những điểm kế thừa và những<br />
điểm mới của tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS; tiến trình tổ chức 5 hoạt động của<br />
mô hình theo quan điểm kiến tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh; tính mở<br />
và linh hoạt của mô hình.<br />
Từ khóa: môn Ngữ văn THCS, mô hình trường học mới, tiến trình hoạt động học, phát<br />
triển năng lực.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Ngày 28 tháng 07 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chương trình<br />
giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể. Chương trình đã thể hiện quan điểm đổi mới, hướng tới<br />
mục tiêu "góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển<br />
toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của<br />
mỗi học sinh” [4]. Đồng thời, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã có những bước chuẩn bị tích<br />
cực tạo sự chuyển đổi ngay trong quá trình thực hiện CT GDPT hiện hành, nhằm nâng cao chất<br />
lượng giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, trong đó có việc triển khai<br />
thí điểm mô hình trường học mới (THM). Điểm nổi bật của mô hình là quá trình dạy học được tiến<br />
hành trên cơ sở tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, phát huy năng lực tự học của học<br />
sinh (HS) dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV); tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm,<br />
khám phá, phát hiện, tránh lối dạy đọc-chép, áp đặt. Đối với các môn học, mô hình này thể hiện rõ<br />
nhất ở việc biên soạn tài liệu hướng dẫn học và tổ chức tiến trình học tập của học sinh theo các bài<br />
học.<br />
Trong quá trình triển khai thí điểm mô hình ở Việt Nam, đã có một số bài nghiên cứu về<br />
mô hình, về tài liệu hướng dẫn học trong mô hình, về quy trình xây dựng bài học môn Ngữ văn<br />
theo mô hình và thực tế triển khai mô hình như: Trường học mới Việt Nam, dân chủ-sáng tạo-hiệu<br />
quả [10], "Mô hình trường học mới Việt Nam" - một sáng kiến góp phần thực hiện đổi mới căn<br />
Ngày nhận bài: 5/4/2017. Ngày nhận đăng: 22/8/2017<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Vân, e-mail: nhvan1965@gmail.com<br />
<br />
89<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Vân<br />
<br />
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [1], Tài liệu hướng dẫn học trong mô hình trường học mới [2],<br />
Thiết kế quy trình bài học môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực<br />
học sinh [9]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai mô hình những năm qua còn một số bất<br />
cập, cách nhìn nhận về mô hình chưa nhất quán, do vậy, cần có thêm những phân tích và thông tin<br />
cụ thể về việc thực hiện mô hình trong từng môn học, cấp học. Bài viết sẽ tập trung làm rõ những<br />
điểm nổi bật của tài liệu Hướng dẫn học môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 (gọi chung là tài liệu Hướng dẫn<br />
học Ngữ văn THCS) theo mô hình THM và việc tổ chức tiến trình học tập của học sinh trong giờ<br />
học Ngữ văn.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Về cấu trúc và nội dung tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS<br />
<br />
Một trong những đặc điểm nổi bật của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là vừa có<br />
tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Nội dung dạy học của môn Ngữ văn đảm bảo chính xác,<br />
khách quan và hệ thống, phản ánh những thành tựu mới, những tiến bộ của khoa học xã hội và<br />
nhân văn, thể hiện được những giá trị nhân văn mà các thế hệ đi trước đã xác lập. Mặt khác, thông<br />
qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hóa và những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học,<br />
HS được phát triển khả năng tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành<br />
mạnh nhằm hoàn thiện nhân cách của mình.<br />
Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn dựa trên nội dung chương trình và<br />
sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện hành, đồng thời có sự điều chỉnh, sắp xếp và tổ chức theo<br />
hướng hình thành và phát triển các năng lực của HS, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá<br />
kết quả học tập để tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, nhằm thực hiện tốt<br />
nhất mục tiêu và đặc trưng của môn học.<br />
<br />
2.1.1. Những điểm kế thừa, tiếp nối chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS hiện<br />
hành<br />
Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS về cơ bản vẫn đảm bảo nội dung chương trình đã<br />
được thể hiện qua hệ thống các bài học của sách giáo khoa Ngữ văn. Cụ thể:<br />
- Tài liệu đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông (được<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006), đảm bảo mục tiêu trong mỗi bài học. Những bài học<br />
chính thức theo CT và SGK vẫn được xác định theo các yêu cầu về nội dung cơ bản và trọng tâm<br />
kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh đó, theo yêu cầu giảm tải được quy định tại các văn bản hướng dẫn<br />
chỉ đạo của các cấp quản lý, các bài hướng dẫn tự học, đọc thêm,... được sắp xếp hợp lý trong tiến<br />
trình tổ chức hoạt động, tuỳ theo độ khó về nội dung yêu cầu của mỗi bài học.<br />
- Cấu trúc các bài học trong tài liệu nhìn chung dựa trên trình tự sắp xếp các bài học theo<br />
từng tuần học trong sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, do một số nội dung học tập được điều<br />
chỉnh theo tinh thần giảm tải như đã nói ở trên, nên một số bài học có sự thay đổi, sắp xếp lại so<br />
với SGK Ngữ văn hiện hành. Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn 7 thể hiện rõ nhất sự thay đổi trên.<br />
- Tài liệu vẫn đảm bảo tích hợp các phân môn đọc hiểu, tiếng Việt và tập làm văn; nội dung<br />
của cả 3 phân môn đều được triển khai trong một bài học. Sự tích hợp này dựa trên 2 trục năng lực<br />
cơ bản là đọc hiểu (tiếp nhận văn bản) và tập làm văn (tạo lập văn bản). Đây vừa là sự kế thừa tính<br />
tích hợp đã có trong CT và SGK hiện hành, tuy nhiên, trong mô hình THM, tính tích hợp thể hiện<br />
cao hơn, cụ thể, các đơn vị nội dung của từng phân môn đọc hiểu, tiếng Việt và tập làm văn không<br />
tách rời thành các bài học riêng như SGK hiện hành mà được gắn kết trong từng hoạt động của bài<br />
90<br />
<br />
Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới<br />
<br />
học, tránh sự trùng lặp trong một số nội dung dạy học, tạo điều kiện cho HS huy động tốt nhất các<br />
ngữ liệu để tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng.<br />
<br />
2.1.2. Những điểm mới của tài liệu được biên soạn theo mô hình trường học mới<br />
Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn theo tinh thần đổi mới, nhằm đảm<br />
bảo các nguyên tắc cơ bản của mô hình THM, đó là: tạo điều kiện để HS được chủ động học theo<br />
tốc độ của riêng mình, được tự quản lí, tự đánh giá quá trình học của cá nhân; GV tổ chức quá<br />
trình học tập cua HS trên cơ sở trải nghiệm và kiến tạo, hướng tới dạy học phân hóa, cá thể hóa;<br />
nội dung và kế hoạch học tập được thực hiện linh hoạt; HS là chủ thể hoạt động trong môi trường<br />
học tập dân chủ và thân thiện; việc học tập của HS có sự hỗ trợ tích cực từ phía phụ huynh và cộng<br />
đồng. Những điểm mới của tài liệu được thể hiện cụ thể như sau:<br />
- Tài liệu thiết kế nội dung dạy học theo đơn vị bài học, mỗi bài học tích hợp nội dung của 3<br />
phân môn (được sắp xếp trong một tuần học của chương trình hiện hành), được tổ chức theo 5 hoạt<br />
động: khởi động - hình thành kiến thức - luyện tập - vận dụng - tìm tòi mở rộng, với thời lượng 4<br />
tiết (lớp 6, 7, 8) và 5 tiết (lớp 9). Mạch nội dung bài học được cấu trúc dựa trên trục thể loại và<br />
kiểu văn bản, các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn được dạy tích hợp với đọc - hiểu. Cách sắp<br />
xếp này vừa thể hiện bước phát triển trong quan điểm dạy học tích hợp như đã nói ở trên, vừa hiện<br />
thực hóa lí thuyết kiến tạo theo quy luật của quá trình nhận thức và tiếp nhận tri thức đối với cá<br />
nhân người học, hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học được logic và hiệu quả.<br />
- Nội dung bài học được triển khai theo các hoạt động học tập, giúp HS rèn luyện khả năng<br />
tự học, tăng cường chia sẻ, hợp tác trong quá trình học thông qua việc thực hiện hệ thống các bài<br />
tập hoặc nhiệm vụ học tập, với các hình thức tổ chức đa dạng (hoạt động cá nhân, hoạt động cặp<br />
đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng,. . . ). Nội dung đọc hiểu,<br />
tiếng Việt, tập làm văn được kết nối trong từng hoạt động, vừa đảm bảo sự phối hợp của các kiến<br />
thức cơ bản, vừa tăng cường hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức vào quá trình giao tiếp và<br />
cảm thụ văn học của học sinh, từng bước nâng cao khả năng tự học và sự chủ động của HS trong<br />
học tập, đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành, vận dụng các kiến<br />
thức, kĩ năng vào thực tiễn.<br />
- Các bài học được tổ chức theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Định hướng này<br />
được thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, thông qua hệ thống mục tiêu bài học,<br />
triển khai nội dung và phương pháp, đánh giá cũng như việc quan sát và góp ý giờ học của giáo<br />
viên. Với quan niệm năng lực là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thái độ, động<br />
cơ,. . . của người học vào việc giải quyết những tình huống đặt ra trong học tập và trong thực tiễn,<br />
năng lực phải được thể hiện qua những chỉ số hành vi (những gì HS thể hiện qua nói, viết, làm, tạo<br />
ra), do vậy, trong mỗi bài học, việc xác định mục tiêu cho cả 3 nội dung đọc hiểu, tiếng Việt, tập<br />
làm văn được thể hiện bằng những động từ hành động, cho biết mức độ thực hiện các yêu cầu của<br />
từng nội dung, bám sát các yêu cầu và đặc trưng của từng phân môn, từng thể loại văn bản. Mặt<br />
khác, mục tiêu của các bài học trong nhóm chủ đề cũng được kiểm soát, tạo ra sự kết nối và phát<br />
triển. Như vậy, theo hệ thống mục tiêu của bài học, HS vừa thực hiện những hoạt động theo các<br />
mức độ và biểu hiện năng lực, vừa có sự kết nối để từng bước hình thành và phát triển các năng<br />
lực chung và năng lực chuyên môn của môn học. Chẳng hạn, bài học số 2, lớp 7: Cuộc chia tay<br />
của những con búp bê xác định mục tiêu như sau: "Chỉ ra được những chi tiết thể hiện tâm trạng<br />
đau đớn và xúc động của hai anh em trong cuộc chia tay; trình bày được suy nghĩ về tình cảm anh<br />
em khăng khít, gắn bó và ý nghĩa lớn lao của tổ ấm gia đình; nhận thức được về quyền trẻ em.<br />
Nhận biết được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; xác định được bố cục khi tạo lập văn<br />
bản; bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí. Chỉ ra được những biểu hiện<br />
91<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Vân<br />
<br />
về tính mạch lạc trong văn bản, biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc" [5,15]. Mục tiêu bài học có<br />
sự gắn kết giữa kiến thức và kĩ năng về đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, được lượng hóa theo<br />
các chỉ số và sẽ được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong tiến trình tổ chức dạy học.<br />
- Coi trọng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực. Thay vì đánh giá kiến thức và kĩ<br />
năng như trong dạy học hiện nay, quan điểm đánh giá theo mô hình THM là xem xét quá trình hình<br />
thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của HS trong từng giai đoạn. Các năng lực và phẩm<br />
chất cần hình thành, phát triển cho HS qua mỗi bài học đã được xác định trong mục tiêu và triển<br />
khai trong toàn bộ nội dung bài học; đánh giá năng lực nhằm xác định mức độ hoàn thành của các<br />
mục tiêu đó. Để đánh giá năng lực, cần sử dụng các phương pháp đánh giá có hiệu quả như phỏng<br />
vấn, quan sát, tiểu luận, bài tập tình huống, kiểm tra, dự án, hồ sơ,... khi tiến hành đánh giá không<br />
chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả; do vậy đánh giá quá trình cần<br />
được coi trọng, đó là quan điểm đánh giá dựa trên toàn bộ quá trình học tập của người học. Trong<br />
đánh giá quá trình, giáo viên quan tâm đến sự tiến bộ của từng học sinh trong học tập bằng các<br />
phương pháp và hình thức đánh giá đa dạng như đã nói ở trên. Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá<br />
của GV và tự đánh giá của HS, tạo nhiều cơ hội để HS đánh giá chính mình và phản hồi kết quả<br />
của mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập, có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận phê<br />
phán,... Điểm mới trong đánh giá theo mô hình THM chính là tạo điều kiện tốt hơn để HS tự đánh<br />
giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau) và đưa các thành viên trong gia đình<br />
vào quá trình đánh giá, để cùng với giáo viên có sự điều chỉnh cụ thể trong quá trình học tập của<br />
mỗi cá nhân.<br />
- Tên của từng bài học trong tài liệu nhìn chung được lấy tên của bài đọc hiểu (do bài đọc<br />
hiểu thường là nội dung học tập chính của mỗi bài). Một số khái niệm ngôn ngữ học được giảm tải<br />
theo hướng không đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết mà tăng cường luyện tập; mục Ghi nhớ trong sách<br />
giáo khoa hiện hành được giản lược hoặc chuyển thành bài tập rèn luyện, củng cố. Một số kiến<br />
thức trùng lặp với cấp Tiểu học hoặc ít tính thiết thực cũng được giản lược. Tăng cường nội dung<br />
thực hành cho chương trình địa phương.<br />
Theo yêu cầu chung, chương trình Ngữ văn THCS theo mô hình THM giảm thời lượng năm<br />
học từ tối thiểu 35 tuần xuống còn 33 tuần (dành 2 tuần còn lại cho các trường chủ động thực hiện<br />
những nội dung theo điều kiện của từng nhà trường).<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Về tiến trình tổ chức hoạt động trong giờ học Ngữ văn<br />
<br />
Tài liệu Hướng dẫn học Ngữ văn THCS được biên soạn theo tinh thần coi HS là chủ thể<br />
trong việc tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực; GV là người tổ chức, hướng dẫn các<br />
hoạt động học của HS. Các bài học được biên soạn theo các hoạt động, thể hiện rõ phương pháp và<br />
hình thức tổ chức dạy học dựa trên quan điểm dạy học kiến tạo. Mỗi bài học được tổ chức theo 5<br />
hoạt động cơ bản: khởi động - hình thành kiến thức - luyện tập - vận dụng - tìm tòi mở rộng. Mục<br />
tiêu, nội dung, cách thức tổ chức mỗi hoạt động trong môn Ngữ văn THCS được mô tả như sau:<br />
<br />
2.2.1. Hoạt động khởi động<br />
Hoạt động khởi động được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Mục đích của hoạt động này<br />
nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ<br />
năng mới, dựa trên quan điểm rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh<br />
nghiệm đã có trước đó của người học. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp giáo viên tìm hiểu xem<br />
học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của<br />
bài học. Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm tạo ra hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh<br />
92<br />
<br />
Dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở theo mô hình trường học mới<br />
<br />
bước vào bài học mới.<br />
Để tổ chức hoạt động này, có thể sử dụng một số nội dung và hình thức sau:<br />
- Câu hỏi, bài tập: Có thể nêu một tình huống, nhiệm vụ học tập; cung cấp thông tin có liên<br />
quan đến bài học, kết nối với bài học trước hoặc nhắc lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới, nhằm<br />
huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và<br />
suy nghĩ tích cực cho người học<br />
- Thi đọc, kể chuyện, hát. . . : Có thể yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện<br />
hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế<br />
thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.<br />
- Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào<br />
bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học.<br />
Chẳng hạn, với bài số 2, lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê, có thể xây dựng tình<br />
huống khởi động như sau [5,15]:<br />
- Các bạn trong nhóm cùng nhau xây dựng đoạn văn với nội dung: Điều em mong muốn<br />
về gia đình của em (khơi gợi những cảm xúc, mong ước của HS về gia đình nhằm kết nối với nội<br />
dung bài học).<br />
- Chỉ rõ: Đoạn văn đã đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức như thế nào? (kết nối<br />
với nội dung của bài học trước, chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài học)<br />
<br />
2.2.2. Hoạt động hình thành kiến thức<br />
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ<br />
thống các bài tập/ nhiệm vụ. Nội dung tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn đọc hiểu, tiếng<br />
Việt và tập làm văn. Với mỗi phân môn, HS sẽ được thu nhận những kiến thức của bài học để kết<br />
nối những gì đã biết với những gì chưa biết, điều chỉnh những quan niệm chưa chính xác, bổ sung<br />
những hiểu biết chưa đầy đủ, giải thích, chứng minh các tri thức khoa học,. . . Từng nội dung kiến<br />
thức của mỗi phân môn sẽ được tiến hành theo định hướng sau:<br />
a) Đọc hiểu văn bản<br />
Đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với tác phẩm, cũng là khâu<br />
đầu tiên của quá trinh đọc hiểu tác phẩm. Phương tiện biểu đạt của tác phẩm là ngôn ngữ, do vậy<br />
đọc văn bản chính là quá trình làm sống động thế giới ngôn từ của tác phẩm. Có hai hình thức đọc<br />
tác phẩm là đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân<br />
người tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc; còn đọc thành tiếng là một cách<br />
đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong một nhóm người đọc, biến câu<br />
chữ thành âm thanh, giai điệu.<br />
Hoạt động đọc được tiến hành đồng thời với hoạt động tìm hiểu văn bản. GV cần thiết kế<br />
những nhiệm vụ học tập cụ thể, hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu<br />
hỏi mang tính liên kết; thiết kế các bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận; các hoạt động kích thích<br />
khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản,. . . Đối với HS cấp THCS, khi hướng dẫn HS<br />
tìm hiểu văn bản GV cần chú ý đến cách đọc văn bản theo đặc điểm thể loại và phương thức biểu<br />
đạt. Chẳng hạn, với những tác phẩm truyện dân gian, cần chú ý khai thác những đặc điểm thuộc<br />
về phương thức tồn tại của văn bản (tính truyền miệng, tính tập thể) và phương thức biểu đạt tự<br />
sự theo từng thể loại văn bản (truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,. . . ); với văn học trung<br />
đại, chú ý khai thác một số đặc điểm của mỗi thể loại như tác dụng của luật, nghệ thuật đối, tương<br />
phản, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, cách sử dụng “nhãn tự” và “câu thần” trong thơ; cách xây dựng<br />
93<br />
<br />