Đẩy mạnh áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam trong cách mạng 4.0
lượt xem 2
download
Bài viết "Đẩy mạnh áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam trong cách mạng 4.0" nghiên cứu khái quát về kế toán đám mây từ đó phân tích những tác động của kế toán đám mây đến các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đẩy mạnh áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam trong cách mạng 4.0
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN ĐÁM MÂY TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG 4.0 DEVELOPMENT OF CLOUD ACCOUNTING IN VIETNAM BUSINESSES IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION PGS.TS. Đoàn Vân Anh, ThS. Phạm Thị Mai Anh Trường Đại học Thương mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Những phát minh của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu rộng đến tất cả các ngành nghề kinh tế - xã hội từ đó thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua công nghệ hiện đại. Một trong những sản phẩm của cách mạng 4.0 đã và đang áp dụng trong nghiều lĩnh vực đó là điện toán đám mây. Trong lĩnh vực kế toán, điện toán đám mây thể hiện dưới hình thức kế toán đám mây hay còn gọi là kế toán online đã nhanh chóng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kế toán Việt Nam đã tiếp cận và áp dụng kế toán đám mây như một tất yếu khách quan. Bài viết nghiên cứu khái quát về kế toán đám mây từ đó phân tích những tác động của kế toán đám mây đến các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ khóa: Kế toán đám mây, Kế toán Việt Nam, Cách mạng 4.0, Cách mạng công nghiệp thứ tư ABSTRACT The inventions of the Industrial Revolution 4.0 have a strong impact on socio-economic professions, thereby changing the way businesses are organized through modern technology. One of the products of the 4.0 revolution that has been applied in many fields is cloud computing. In the field of accounting, cloud computing in the form of cloud accounting, also known as online accounting, has quickly spread in many countries around the world. In the era of global integration, Vietnamese businesses as well as Vietnamese accountants have applied cloud accounting as an objective necessity. The article provides an overview of cloud accounting, thereby analyzing the impacts of cloud accounting on Vietnamese businesses, on that basis, the authors propose some solutions to promote the application of accounting. cloud at Vietnamese enterprises in current conditions. Keywords: Cloud accounting, Vietnamese accounting, The Fourth Industrial Revolution, Industry 4.0 1. Giới thiệu về Kế toán đám mây Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, có tốc độ diễn biến nhanh, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới, báo hiệu sự dịch chuyển sang kỷ nguyên thông minh, kết nối và tự động hóa linh hoạt. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu hướng 424
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hiện thời trong việc kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học,… kết nối vạn vật với nhau thông qua yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây (Cloud computing). Trong đó, điện toán đám mây (Cloud Computing) được nhắc đến như một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính. Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng, thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, người dùng có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Sự ra đời điện toán đám mây đã thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin của nhiều ngành nghề khác nhau. Kế toán là một trong số những lĩnh vực chịu tác động lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và điện toán đám mây nói riêng. Nhờ có nền tảng điện toán đám mây, Kế toán đám mây (Cloud Accounting) hay còn gọi là phần mềm kế toán trực tuyến, kế toán online đã được xây dựng và ra đời như một mô hình kinh doanh mới thay đổi toàn diện phần mềm kế toán truyền thống. Nếu như trước đây các doanh nghiệp thường mua phần mềm kế toán dưới dạng sản phẩm và được cài đặt trên máy tính của mỗi người dùng thì với kế toán đám mây bằng cách truy cập dữ liệu kế toán qua internet, doanh nghiệp sẽ mua việc sử dụng phần mềm kế toán từ một nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt chứ không phải chính phần mềm đó (với giấy phép bắt buộc hoặc thậm chí là cơ sở hạ tầng cần thiết). Các giải pháp kế toán đám mây đang thay đổi cách sử dụng các ứng dụng kế toán và chúng đang hiện đại hóa toàn bộ môi trường kinh doanh. Bởi lẽ thay vì cách xử lý dữ liệu bằng phần mềm kế toán tại máy tính của kế toán viên như truyền thống, hệ thống kế toán đám mây cho phép dữ liệu sẽ gửi lên các đám mây sau khi kế toán nhập liệu. Sau khi dữ liệu được xử lý trên các đám mây, thông tin sẽ được lưu trữ và gửi lại cho người dùng khi yêu cầu. Vì vậy, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể do máy tính của các kế toán sẽ không phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình kế toán mà thay vào đó, mạng máy tính tạo trên nền tảng đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý dữ liệu. Những nghiên cứu trong nước và nước ngoài về kế toán đám mây liên quan tác động của việc áp dụng kế toán đám mây đến các doanh nghiệp tính đến nay không nhiều các nghiên cứu đã công bố liên quan đến lĩnh vực này. Có thể hệ thống một số các nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam và nước ngoài về vấn đề này như sau: Nghiên cứu của Đặng Văn Thanh (2017) “Tăng cường hoạt động đào tạo phát triển nguồn lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán” và Nghiên cứu của Phố Hiến (2018) “Mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu”, nghiên cứu của Đặng Văn Thanh đã tiến hành phân tích những đóng góp của Hiệp Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VAA trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và công nghệ số phát triển rộng rãi còn nghiên cứu của Phố Hiến đã chỉ ra nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán trong bối cảnh mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán. Từ đó các tác giả đã đề xuất những nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo kế toán kiểm toán tại Việt Nam từ đó tăng cao chất lượng của nguồn lực kế toán, nguồn lực kiểm toán chất lượng cao. Tuy nhiên các bài viết này chưa đặt ra các giải pháp trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như chưa tiếp cận với việc áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 tại các doanh nghiệp như kế toán đám mây. 425
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nghiên cứu của CHEN Songsheng (2013) “Cloud Computing, Accounting Information Technology Transformation and IT Governance”, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích tác động của các sản phảm cách mạng công nghiệp 4.0 như đám mây điện toán, công nghệ thông tin trong kế toán và quản trị doanh nghiệp. Từ đó tác giả chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh áp dụng các sản phẩm trên. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra cụ thể những cơ hội và thách thức của việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp như một mô hình mới trên thế giới. Nghiên cứu của Kinkela K., College I (2013) “Practical and ethical considerations on the use of cloud computing in accounting, nghiên cứu đã đánh giá những rủi ro của việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp để kiểm soát rủi ro quản trị và lưu trữ thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra các giải pháp để áp dụng một cách đồng bộ đối với các bên liên quan. Từ những nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu đã công bố liên quan đến kế toán đám mây cho thấy, ở nước ngoài đã có các nghiên cứu về đánh giá tác động của việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp trên góc độ quản trị thông tin và quản trị rủi ro và cung cấp thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về việc áp dụng kế toán đám mây đến các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nhóm giải pháp để tăng cường hiệu quả của việc áp dụng kế toán đám mây. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu kế toán đám mây trên góc độ áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm của hệ thống kế toán đám mây tại các doanh nghiệp từ phía các bên có liên quan. 2. Tác động của việc áp dụng kế toán đám mây đến các doanh nghiệp Với những đặc điểm như trên, việc áp dụng kế toán đám mây đã mang lại không ít lợi ích cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp và người sử dụng, cụ thể như sau: Thứ nhất, tác động đến chi phí doanh nghiệp Để sử dụng các phần mềm kế toán truyền thống, ban đầu doanh nghiệp sẽ phải đầu tư cơ sở hạ tầng để sử dụng phần mềm và mua bản quyền sử dụng, ngoài ra hàng năm doanh nghiệp có thể sẽ phải đầu tư nâng cấp phần mềm kế toán, bảo trì tài nguyên. Do vậy, nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chưa có cơ hội sử dụng các phần mềm kế toán ưu việt, hiệu quả để phục vụ cho việc hệ thống và xử lý thông tin kế toán. Bài toán về chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí bảo trì tài nguyên, nâng cấp phần mềm sẽ được giải quyết nhờ ứng dụng điện toán đám mây vào công việc của kế toán. Kế toán đám mây sẽ lưu trữ các dữ liệu tại các trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của các nhà cung cấp hạ tầng điện toán đám mây, nhờ vậy các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn chi phí đầu tư hạ tầng và nâng cấp máy chủ cũng như chi phí nhân viên quản trị mạng và bảo trì máy chủ. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ kế toán đám mây sẽ thực hiện lưu trữ và xử lý dữ liệu nên các máy trạm của những người sử dụng trực tiếp cũng không đòi hỏi có cấu hình cao, mà chỉ cần chạy tốt các trình duyệt web. Do vây, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể khoản đầu tư phần cứng máy tính cũng như tiết kiệm chi phí nhân lực kế toán. Đặc biệt đối với các công ty nhỏ và vừa nếu không có khả năng mua cơ sở hạ tầng đắt tiền và quy trình triển khai phần mềm (bao gồm cả các hệ thống tích hợp), kế toán đám mây cho phép họ chạy các quy trình và hoạt động nội bộ của mình bằng cách sử dụng cùng một hệ thống Công nghệ thông tin được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh 426
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phát triển hơn của họ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận công nghệ cao cấp tương tự như các công ty lớn hoặc đa quốc gia và họ chỉ trả tiền cho những gì họ sử dụng (mô hình pay-as- you-go) và lựa chọn phương thức thanh toán cho mỗi lần sử dụng hoặc bằng cách trả phí thuê bao hàng tháng, tùy thuộc vào mức tiêu thụ. Thứ hai, tác động đến hiệu quả và năng suất làm việc tại doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu là yêu cầu nâng cao tốc độ và chất lượng xử lý và cung cấp thông tin kế toán, nhu cầu khách quan này làm nhiều phần mềm kế toán truyền thống trở nên quá tải. Nhờ có kế toán đám mây, ngày nay các doanh nghiệp có thể tích hợp các cổng lưu trữ dữ liệu nhờ vậy quá trình luân chuyển chứng từ kế toán và xử lý chứng từ tiết kiệm tối đa thời gian, đồng thời các đám mây có khả năng lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Đồng thời nhờ có sự tích hợp giữa các đám mây và các giải pháp công nghệ ảo, tốc độ xử lý thông tin kế toán sẽ được gia tăng theo cấp số nhân, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Kế toán đám mây hoạt động 24/7 nhờ vậy người dùng được làm việc khi họ muốn, không hạn chế trong giờ hành chính như các phần mềm kế toán truyền thống. Nếu doanh nghiệp sử dụng kế toán đám mây, kế toán có thể làm việc với máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thậm chí cả điện thoại di động và bất cứ khi nào dù là tại công ty, ở nhà, hay khi đang đi làm việc bên ngoài, đi công tác xa.... Chẳng hạn, bằng cách truy cập kế toán đám mây từ bất kỳ thiết bị di động hoặc máy tính, người dùng có thể kiểm tra các giao dịch gần đây của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo tính kịp thời của thông tin tài chính của doanh nghiệp, giúp ích cho các nhà quản trị và các bên liên quan ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả. Thứ ba, Tác động đến quản trị rủi ro tại doanh nghiệp Kế toán đám mây sẽ thực hiện việc sao lưu tự động các dữ liệu kế toán theo lịch trình (hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp) nên đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu kế toán – một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục. Đồng thời, khi áp dụng kế toán đám mây, thông tin được mã hóa bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất sau đó được lưu trữ trên các đám mây, không phải trên một thiết bị cụ thể nên kế toán đám mây đảm bảo phòng tránh các rủi ro vật lý như cháy, nổ, mất trộm máy tính hay hỏng ổ cứng, như đối với các phần mềm kế toán truyền thống. Mặt khác, Công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức không nhỏ về vấn đề bảo mật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thông tin về kế toán quản trị, thanh toán và hoạt động đầu tư khi lưu trữ và chia sẻ trên các đám mây. Tại Việt Nam, công tác kế toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa đa dạng, vừa lưu trữ và chia sẻ trên các đám mây ảo. Do vậy, chỉ cần thiếu cẩn trọng trong việc thiết lập quyền truy cập hoặc để lỗ hổng trong hệ thống tường an ninh phần mềm có thể dẫn đến rò rỉ thông tin quản trị nội bộ của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng. Thứ tư, tác động đến kế toán viên Kế toán đám mây tạo cơ hội cho kế toán viên thực hiện công việc tự động hóa. Nếu như trước đây kế toán phải thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kế toán vào sổ sách bằng tay hoặc phần mềm kế toán truyền thống, sau đó tổng hợp dữ liệu lập báo cáo tài chính sẽ mất nhiều thời gian và độ chính xác không cao, thì ngày nay kế toán viên có thể tự động tạo sổ kế toán từ nguồn dữ liệu trên đám mây, cuối kỳ tự động lấy dữ liệu từ các đám mây để lập báo cáo tài chính với độ tin cậy 427
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cao cũng như tiết kiệm được thời gian và công sức. Hơn thế nữa, nhờ có kế toán đám mây, kế toán viên có thể phát huy và nâng cao vai trò của mình tại doanh nghiệp. Với những khả năng xử lý tích hợp các chuỗi thông tin đa dạng trên các đám mây, kế toán đám mây cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng có thể giao dịch và kiểm soát lại thông tin các giao dịch trên các đám mây nếu được kế toán viên cấp quyền truy cập. Vì vậy kế toán viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và quản trị các giao dịch kinh tế tài chính giữa doanh nghiệp và các bên liên quan, đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thuận lợivà ghi nhận, lưu trữ thông tin giao dịch đầy đủ đồng thời kế toán cung cấp quyền truy cập cho đúng đối tượng đúng thời điểm. Tuy nhiên, Kế toán đám mây đặt ra thách thức về chất lượng nguồn nhân lực kế toán. Trong nhiều năm qua, việc đào tạo kế toán mặc dù đã được quan tâm nhưng số lượng kế toán viên đạt chất lượng quốc tế, có đủ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường công nghiệp 4.0 hiện nay còn rất hạn chế. Tính đến năm 2018, Việt Nam có khoảng 5 nghìn kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, tức chỉ chiếm 2% trong tổng số 196 nghìn kế toán viên, kiểm toán viên toàn khu vực ASEAN. Theo thống kê, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh. Khảo sát thực tế cho thấy, kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều. Mặt khác, kế toán đám mây là một công nghệ mới trong cách mạng 4.0, đòi hỏi kế toán viên và người sử dụng phải am hiểu về công nghệ và quản trị hệ thống đám mây đảm bảo an ninh mạng. Vì vậy, thách thức lớn nhất đối với kế toán Việt Nam khi kế toán đám mây phát triển đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ kế toán đảm bảo sử dụng thành thạo kế toán đám mây tại các doanh nghiệp. 3. Giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khởi phát, chính vì vậy Việt Nam cần phải nắm bắt cơ hội, thuận lợi cũng như nhận thức được những khó khăn, thách thức của kế toán trong cuộc cách mạng 4.0 này. Trên cơ sở phân tích những tác động của kế toán đám mây đến các doanh nghiệp Việt Nam, nhóm tác giả đưa ra một số các kiến nghị như sau: Thứ nhất, Giải pháp từ phía các doanh nghiệp: i) Lập kế hoạch triển khai và chuẩn bị nguồn lực Để có thể triển khai áp dụng được kế toán đám mây đòi hỏi phải có nguồn lực đủ lớn cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực, thay đổi hạ tầng thông tin, điều chỉnh hệ thống kiểm soát... Các chi phí đầu tư ban đầu có thể rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị nguồn lực, có phương án phân bổ ngân sách để việc triển khai áp dụng đảm bảo tính khả thi. ii) Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin và an ninh mạng Việc ứng dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp đối mặt với thách thức lớn về việc đảm bảo cơ sở hạ tầng và rủi ro bảo mật thông tin doanh nghiệp. Do đó, trang bị nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ số và đảm bảo an ninh mạng là yêu cầu đặc biệt quan trọng không chỉ góp phần đẩy mạnh việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam mà còn đảm bảo sự liên thông, liên tục cho quá trình vận hành hệ thống. iii) Đối với người làm kế toán doanh nghiệp: Việc triển khai áp dụng kế toán đám mây đòi hỏi người làm kế toán không những phải hiểu sâu về các khuôn mẫu kế toán mà còn phải có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin 428
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trong quá trình thực thi công việc kế toán. Hiện người làm kế toán được đào tạo bài bản về kế toán và thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin để thực hiện kế toán đám mây là quá ít, do đó các DN cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho các kế toán của DN để đáp ứng yêu cầu công việc. Thứ hai, Giải pháp hỗ trợ pháp lý từ phía nhà nước - Nhà nước cần có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin cũng như các chính sách hỗ trợ hoạt động công nghệ sử dụng điện toán đám mây nói chung và kế toán đám mây nói riêng. Với sự gia tăng áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán đám mây, cần có hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn quy định chi phối loại hình hoạt động này để đảm bảo phát huy lợi ích của việc áp dụng kế toán đám mây đối với các doanh nghiệp và các bên liên quan. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý cần được xây dựng một cách toàn diện để đề phòng các rủi ro hệ thống từ việc sử dụng kế toán đám mây. - Hoàn thiện quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động kế toán doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ kế toán trong điều kiện áp dụng công nghiệp 4.0 và quản lý chặt chẽ đảm bảo tính tuân thủ nghiêm ngặt về hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên hành nghề trong điều kiện áp dụng kế toán đám mây - Nhà nước xây dựng và ban hành chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời phát hiện, xử phạt các sai phạm của các nhà cung cấp dịch vụ kế toán, đặc biệt là các vi phạm về công nghệ thông tin cũng như các hành vi sai phạm của các daonh nghiệp trong quá trình sử dụng kế toán đám mây. Thứ ba, Giải pháp đảm bảo an ninh mạng từ phía các nhà cung cấp dịch vụ đám mây Đối với các bên cung cấp dịch vụ đám mây cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy chủ, đường truyền, thiết bị an ninh mạng như bức tường lửa, phầm mềm diệt virus, hệ thống sao lưu dự phòng,…để đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống mã độc và lưu trữ dữ liệu dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục và an ninh dữ liệu khách hàng. Thứ tư, Giải pháp từ phía các cơ sở đào tạo và hội nghề nghiệp trong cung cấp nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu của kế toán trong thời kỳ Công nghiệp 4.0 nói chung và phát triển việc áp dụng kế toán đám mây tại các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực kế toán cần phải phát triển theo chiều sâu. Để đảm bảo đội ngũ kế toán viên hành nghề có chất lượng cao, có khả năng sử dụng kế toán đám mây cần phải thực hiện một số những vấn đề có tính cốt lõi sau: i) Trong công tác đào tạo - Chuẩn hóa chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo và Hội nghề nghiệp kế toán cần phải sớm nghiên cứu để hoạch định và hợp sức triển khai một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kế toán chuẩn, và chương trình công nghệ thông tin đảm bảo tính thống nhất, phải có sự kết hợp thống nhất giữa đào tạo và thực hành - Thiết lập chương trình trao đổi liên ngành, trao đổi liên quốc gia như xây dựng mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các cơ sở đào tạo kế toán và cơ sở đào tạo công nghệ thông tin. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc thiết lập các mối quan hệ này sẽ giúp cho hoạt động đào tạo và thực tiễn được gắn kết, góp phần đảm bảo sinh viên khi tốt nghiêp đáp ứng được yêu cầu kế toán chất lượng cao, có khả năng sử dụng kế toán đám mây trong thời kỳ Công nghiệp 4.0. 429
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ii) Đối với các hiệp hội hành nghề và cơ quan chủ quản - Nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp để các kế toán viên hành nghề có điều kiện và môi trưởng rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, đảm bảo cập nhập kế toán đám mây theo xu hướng phát triển kế toán trong tương lai - Đổi mới mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, từng bước phải thay đổi toàn bộ quy trình tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề theo hướng công nghệ hóa. Với các ứng dụng phần mềm thi trực tuyến (thi online) và các phần mềm tích hợp dữ liệu, xử lý thông tin lớn (big data), như hiện nay, các tổ chức hành nghề hoàn toàn có thể tận dụng để chuyển đổi số quy trình cấp chứng chỉ hành nghề từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Ngoài ra nội dung kiến thức thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề cần bổ sung, cập nhập những kiến thức mới về công nghệ thông tin liên quan đến chuyên ngành kế toán, kiểm toán để đảm bảo trình độ của các kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề trong thời đại công nghiệp 4.0 4. Kết luận Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự ra đời cách mạng công nghiệp 4.0, kế toán Việt Nam phải đối mặt với áp lực gia tăng cạnh tranh từ dịch vụ kế toán nước ngoài cũng như thách thức về đổi mới hệ thống công nghệ thông tin. Sự phát triển của kế toán đám mây có nhiều tác động tích cực và một số thách thức đối với kế toán viên Việt Nam và các Doanh nghiệp Việt Nam cũng như các bên liên quan. Để tận dụng hiệu quả cơ hội và vượt qua những thử thách trong giai đoạn phát triển kế toán đám mây, Kế toán Việt Nam cần phải chú trọng nâng cao chất lượng lao động kế toán viên cũng như đẩy mạnh hiệu quả tổ chức quản lý của các cơ quan chức năng về kế toán với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực từ mọi thành phần trong nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CHEN Songsheng (2013). Cloud Computing, Accounting Information Technology Transformation and IT Governance—Twelfth Annual Meeting of the National Review of Accounting Information Accounting Research [2] Đặng Văn Thanh (2017), Tăng cường hoạt động đào tạo phát triển nguồn lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số tháng 4/2017 [3] Kinkela K., College I. (2013). Practical and ethical considerations on the use of cloud computing in accounting. Journal of Finance and Accountancy. 2013. Retrieved from: http://www.aabri.com/manuscripts/131534.pdf [4] Păcurari D., Nechita E. (2013). Some considerations on cloud accounting. Studies and Scientific Researches. Economics Edition. [5] Phố Hiến (2018). Mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, Báo Kiểm toán, số Xuân Mậu Tuất năm 2018 [6] Roger Burritt & Katherine Christ. (2016). Industry 4.0 and environmental accounting: a new revolution? Asian Journal of Sustainability and Social Responsibility https://doi.org/10.1186/S41180-016-0007-Y 430
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập đúng sai kiểm toán căn bản
2 p | 3393 | 960
-
Chuyên đề: Định giá bất động sản - Phạm Văn Bình
100 p | 277 | 71
-
Đua mở rộng tín dụng: Lạm phát... rình rập
7 p | 77 | 6
-
Thực tế áp dụng mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Sơn La
10 p | 69 | 5
-
Các lợi ích của kế toán quản trị môi trường
4 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn