intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch của Tuyên Quang hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch của Tuyên Quang hiện nay trình bày khái quát một số đặc điểm của tỉnh Tuyên Quang hiện; Những yêu cầu đặt ra đối với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch Tuyên Quang hiện nay; Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển bền vững ngành du lịch Tuyên Quang hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch của Tuyên Quang hiện nay

  1. 446| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH CỦA TUYÊN QUANG HIỆN NAY TS. Đinh Văn Thành Trường Đại học Nguyễn Huệ Tóm tắt: Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, việc phát triển bền vững ngành Du lịch đƣợc xác định là một thế mạnh, đột phá của Tỉnh. Với những tiềm năng và thế mạnh hiện có, trong những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang luôn đặc biệt quan tâm phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng nó vào phát triển kinh tế du lịch, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định của ngƣời dân và thu ngân sách địa phƣơng. Tuy nhiên, do những điều kiện và nguyên nhân khác nhau, nên việc ứng dụng khoa học, công nghệ để khai thác có hiệu quả những lợi thế vào phát triển bền vững ngành Du lịch còn ở mức độ khiêm tốn, chƣa phát huy hết những lợi thế của Tỉnh. Điều đó đặt ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu và kết quả thiết thực. Từ khoá: Du lịch Tuyên Quang, Phát triển du lịch, Phát triển bền vững du lịch, Khoa học và công nghệ, Ứng dụng khoa học và công nghệ. 1. MỞ ĐẦU Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sự phát triển của ngành Du lịch luôn có xu hƣớng vận động phát triển vƣợt ra khỏi phạm vi địa giới hành chính của địa phƣơng. Trƣớc xu thế vận động và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, khoa học và công nghệ có sự phát triển vƣợt bậc, trở thành nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng và tác động to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, ngành Du lịch nói riêng. Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển du lịch một cách bền vững của các địa phƣơng giữa các vùng, miền đang trở thành một trong những xu thế tất yếu, tạo nên sự hấp dẫn và sức thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nƣớc đến tham quan. Trên cơ sở quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng phát triển ngành Du lịch, coi đó là một thế mạnh của địa phƣơng, có nhiều đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong quy hoạch tổng thể về Đề án phát triển du lịch [, Tỉnh đã chủ động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, liên kết du lịch với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh, nhằm hỗ trợ nhau, cùng phát huy lợi thế, khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để phát triển bền vững ngành Du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế cần khắc phục.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |447 Từ những kết quả đạt đƣợc, chúng ta thấy việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào cuộc sống đã có những tác động và ảnh hƣởng to lớn đến các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói chung, trong đó có ngành Du lịch nói riêng. Nhận thức đúng vai trò của khoa học, công nghệ trong đời sống xã hội và việc ứng dụng nó vào khai thác, phát triển ngành Du lịch là cơ sở khoa học trong xác định chiến lƣợc phát triển bền vững ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Tuyên Quang hiện nay Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 5.870 km2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 165 km về phía Bắc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Dân số toàn tỉnh có trên 732.256 ngàn ngƣời với 22 dân tộc cùng chung sống . Ðịa hình của Tỉnh Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao, chiếm khoảng 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, 06 xã vùng cao của huyện Chiêm Hóa (Phúc Sơn, Minh Quang, Phú Bình, Bình Phú, Yên Lập, Kiên Đài) và 02 xã vùng cao của huyện Hàm Yên (Phù Lƣu, Yên Lâm); vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, thành phố Tuyên Quang. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Cham Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587m so với mực nƣớc biển [5]. Hệ thống đƣờng giao thông quan trọng trên địa bàn của Tỉnh là quốc lộ 2 từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang đoạn qua địa bàn Tỉnh dài 90km; quốc lộ 37 từ Thái Nguyên qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái; quốc lộ 2C từ Vĩnh Phúc đi Tuyên Quang đến trung tâm huyện Na Hang; quốc lộ 279 từ Bắc Kạn qua Tuyên Quang đi Hà Giang. Hệ thống sông ngòi của tỉnh có hơn 500 sông, suối lớn, nhỏ chảy qua. Các sông chính nhƣ: Sông Lô, sông Gâm, sông Năng (sông Ngang) sông Phó Ðáy [6]. Sự phức tạp của địa hình cũng đã tạo nên những khó khăn lớn cho phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các trung tâm dân cƣ, kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên tạo cho Tuyên Quang những thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp, du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dƣỡng. Cùng với những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, Tuyên Quang còn là tỉnh hội tụ đủ các thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch nhƣ Lịch sử, tâm linh, sinh thái, văn hoá. Với hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, trong đó có nhiều di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia nhƣ: Thành nhà Mạc, đền Hạ, đền Thƣợng, đền Ỷ La…Tỉnh Tuyên Quang đƣợc ví nhƣ một bảo tàng cách mạng của cả nƣớc. Đồng thời, Tỉnh còn là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của văn hoá các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với nhiều lễ hội đặc sắc nhƣ Lễ hội Thành Tuyên, Lễ hội Lồng tông, Nhảy lửa, các nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; những truyền thuyết, những làn điệu dân ca thắm đƣợm tình ngƣời, là nơi đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp nên thơ, nên hàng năm đã thu hút một lƣợng lớn khách du lịch. Con ngƣời nơi đây từ lâu đã có tiếng không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu, đằm thắm và hiếu khách. Tuyên Quang hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch [5].
  3. 448| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác Bên cạnh đó, ngày 28/01/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số 28/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Tỉnh cũng đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. Từ năm 2017, các địa phƣơng trong tỉnh đã chủ động xây dựng và thực hiện các đề án “Xây dựng và vận hành mô hình Du lịch cộng đồng”. Đề án nhằm bảo tồn và phát triển bền vững Làng văn hóa dân tộc Tày các thôn Nà Đông và Nà Tông (xã Thƣợng Lâm), Nà Muông (xã Khuôn Hà) và Nặm Đíp (xã Lăng Can) với nhiều hộ dân tham gia. Thực hiện các đề án, Tỉnh đã tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm, làm du lịch cộng đồng tại một số tỉnh bạn; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng làm du lịch cộng đồng; hoàn thành việc chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, thành lập các đội văn nghệ, tổ chức tập luyện các tiết mục để phục vụ khách du lịch; hoàn thành xây dựng bản đồ, tua, tuyến du lịch, tập huấn hƣớng dẫn viên du lịch, bổ sung dịch vụ du lịch nhƣ: chèo thuyền kayak, xe đạp, xe máy, bè mảng, câu cá,... phục vụ du khách. Đồng thời, Tỉnh cũng đã chủ động trong việc xây dựng các tua, tuyến du lịch kể cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thuỷ. Tích cực quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và sản phẩm du lịch của Tỉnh trên Zalo, Facebook, Youtube bằng tiếng Anh, Pháp; hoàn thành xây dựng website “Du lịch Tuyên Quang”; tiếp tục vận động nhân dân duy trì gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; liên kết với các Công ty Lữ hành du lịch trong và ngoài tỉnh khảo sát, kết nối du lịch; thực hiện đón, tiếp khách quốc tế và trong nƣớc đến tham quan, du lịch. Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, Tuyên Quang thu hút lƣợng khách du lịch khoảng 8.445.700 lƣợt khách, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; tăng trƣởng bình quân 4,85%/năm. Tổng thu xã hội từ du lịch: Giai đoạn 2016-2020, ƣớc đạt 7.425 tỷ đồng; tăng trƣởng bình quân 5,2%/năm [6]. Hoạt động du lịch đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đƣợc chú trọng, công tác xã hội hóa du lịch từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh. Đặc biệt thời gian qua, các cơ quan chức năng của Tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã hoàn thành “Đề cƣơng nghiên cứu, xây dựng Công viên Địa chất Nà Hang - Lâm Bình, Tuyên Quang” trình Chính phủ xem xét, công nhận là Công viên địa chất quốc gia. Khu vực đƣợc coi là “hội tụ nhiều giá trị di sản tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là các di sản địa chất - địa đạo, các di tích lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học…có giá trị nổi bật tầm cỡ quốc gia và quốc tế”. Đây sẽ là cơ hội lớn để du lịch Tuyên Quang phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ; các tua, tuyến du lịch chƣa đƣợc hình thành nhiều, chƣa có sự gắn kết giữa các khu du lịch, khu di tích lịch sử, các trung tâm văn hoá của trong và ngoài tỉnh theo quy hoạch phát triển đô thị trong thời gian tới. Từ những đặc điểm trên, có thể khẳng định tỉnh Tuyên Quang là địa phƣơng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có diện tích rừng nguyên sinh lớn, với hệ sinh thái đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng; nguồn nhân lực dồi dào và nền kinh tế đang phát triển. Để ngành du lịch Tuyên Quang phát triển bền vững, ngoài những yếu tố nội lực Tỉnh cần chủ động đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để phát huy những tiềm năng, thế mạnh về du lịch của Tuyên Quang, tăng cƣờng thu hút các nguồn đầu tƣ từ bên ngoài cũng nhƣ học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành Du lịch. Nhằm đem lại hiệu quả cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |449 2.2. Những yêu cầu đặt r đối với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch Tuyên Quang hiện nay Khoa học, công nghệ là những yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành xu thế tất yếu và không thể thiếu trong sự vận động, phát triển của ngành Du lịch ở các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang hiện nay, đƣợc hiểu theo nghĩa thông thƣờng là quá trình đƣa các thành tựu đã đạt đƣợc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vào quản lý, khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn của tỉnh, nhằm phát triển đời sống kinh tế - xã hội của địa phƣơng và Nhân dân trên địa bàn. Những thành tựu khoa học và công nghệ đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực du lịch nhƣ tập hợp các tri thức khoa học về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của đồng bào…các trang thiết bị công nghệ thông tin, công nghệ số, mạng Internet, hệ thống máy tính…đƣợc áp dụng một cách đồng bộ, hiệu quả vào trong toàn bộ hoạt động của ngành Du lịch, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong Chiến lƣợc Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030 luôn đƣợc cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy đảng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ Doanh nhân, Nhân dân vừa là chủ thể thực hiện, vừa là chủ thể hƣởng lợi. Phấn đấu đƣa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển bền vững, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Đặt ra cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: Một là, phải tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác quy hoạch phát triển du lịch Tuyên Quang một cách t ng thể. Đây là yêu cầu cơ bản, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong định hình công tác quy hoạch, phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang một cách đồng bộ và thống nhất. Yêu cầu trên đặt ra, công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang phải trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2030. Việc tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang phải đƣợc tiến hành thông qua các chủ trƣơng, nghị quyết, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Thông qua việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại của quốc tế và trong nƣớc để tính toán lập đề án quy hoạch, kế hoạch phù hợp với lợi thế du lịch của từng địa phƣơng. Đồng thời, phải tích cực mua sắm, đổi mới các trang thiết bị, phƣơng tiện công nghệ hiện đại trong tính toán, đo đạc, xây dựng biểu đồ du lịch, quy hoạch các khu, điểm, tua, tuyến du lịch ở các địa phƣơng trên địa bàn của Tỉnh. Hai là, phải ẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào xúc tiến quảng bá du lịch của Tuyên Quang. Yêu cầu trên đặt ra công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Tuyên Quang phải từng bƣớc đƣợc tiến hành chuyên nghiệp hóa với những nội dung, hình thức, phạm vi hết sức đa dạng. Do đó, phải sử dụng kết hợp nhiều công nghệ và phƣơng tiện hiện đại nhƣ công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của Tỉnh. Phải chủ động xây dựng và đƣa vào hoạt động “Cổng Thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động kết hợp bản đồ số du lịch tỉnh Tuyên Quang”, xây dựng Ứng dụng (App) trong đó bao gồm các mục: các khu, điểm du lịch nổi tiếng, các di tích lịch sử, văn hoá đƣợc xếp hạng đƣợc tích hợp với bản đồ chỉ dẫn đƣờng đến các địa điểm tƣơng ứng, các đặc sản ẩm thực địa phƣơng, khách
  5. 450| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác sạn, quà lƣu niệm,…tạo thuận lợi cho du khách tìm hiểu, tra cứu thông tin, trải nghiệm trong hành trình du lịch đến Tuyên Quang, đồng thời giúp doanh nghiệp du lịch quảng bá, cung cấp thông tin cho khách du lịch nhanh chóng, tiết kiệm và thúc đẩy hoạt động du lịch hiệu quả. Ba là, phải ẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào khai thác các sản phẩm du lịch của Tuyên Quang. Hiện nay, với tiềm năng và lợi thế du lịch của Tỉnh, đã tập trung khai thác và phát triển mạnh các loại hình du lịch nhƣ du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng,… Thông qua việc khai thác và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng riêng, tiêu biểu của tỉnh Tuyên Quang nhƣ Lễ hội Nhảy lửa của ngƣời Pà Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; Lễ hội Thành Tuyên, Lễ hội đền Hạ, đền Thƣợng, đền Ỷ La, thành phố Tuyên Quang; Lễ hội Lồng tông của các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình...qua đó đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào khai thác các sản phẩm du lịch của Tuyên Quang hiện nay là cần phải sử dụng các công nghệ hiện đại để xây dựng các thƣơng hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng trên Cổng thông tin điện tử Du lịch của tỉnh, các Website, Blog; đẩy mạnh sử dụng công nghệ chế tác, phục dựng các trang phục biểu diễn; công nghệ kiểm soát chất lƣợng sản phẩm. Có nhƣ vậy, chất lƣợng khai thác các sản phẩm du lịch trên địa bàn của Tỉnh mới đem lại hiệu quả cao. Bốn là, phải ẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch có số lƣợng phù hợp và chất lƣợng cao là khâu quan trọng trong hoạt động du lịch. Do đó, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ tỉnh đến huyện, thành phố phải thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động trong lĩnh vực du lịch. Kịp thời bổ sung, cập nhật những tri thức cơ bản về trình độ tổ chức quản lý các khu, điểm du lịch một cách chuyên nghiệp, hoạt động khai thác các Tour, tuyến du lịch; nghiệp vụ lễ tân, du lịch cộng đồng, chế biến ẩm thực…Phải thƣờng xuyên tổ chức các hội thi hƣớng dẫn viên du lịch giỏi để qua đó nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của các đối tƣợng trong ngành du lịch, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Tỉnh. Năm à, phải ẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản ý nhà nư c về du lịch. Thực hiện yêu cầu trên, trong thời gian tới, đặt ra đối với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng các cấp cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào trong các lĩnh vực hoạt động của ngành Du lịch. Trong đó, chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ nhất là hệ thống các ứng dụng phần mềm quản lý vào xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch, thiết lập các trung tâm kết nối, điều hành; nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc và xúc tiến, quảng bá du lịch; công nghệ quản lí, kiểm soát số lƣợng khách du lịch đến tham quan,…Đến nay, ngành Du lịch của Tỉnh đã hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hƣớng dẫn viên, cơ sở lƣu trú du lịch, khu, điểm du lịch và hệ thống dữ liệu thống kê du lịch. Đồng thời, phải tiếp tục sử dụng các trang thiết bị, phƣơng tiện hiện đại vào trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch một cách
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |451 thƣờng xuyên, qua đó góp phần thực hiện đúng các quy định pháp luật về du lịch trên địa bàn. 2.3. Một số biện ph p đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển bền vững ngành du lịch Tuyên Quang hiện nay Trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, với mục tiêu chung là xây dựng và triển khai đồng bộ các chủ trƣơng, biện pháp để phát triển nhanh, bền vững ngành Du lịch của tỉnh; tập trung xây dựng hạ tầng du lịch theo hƣớng đồng bộ, hiện đại; khuyến khích xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực miền núi phía Bắc, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, sớm đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và doanh nghiệp, tăng thu ngân sách cho địa phƣơng; phát triển ngành du lịch là ngành tổng hợp thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau: Thứ nhất. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; công tác quản lý, bảo tồn di sản, di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch, để quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tƣ, xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc trƣng. Hiện nay, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang cần chủ động đi tắt, đón đầu trong chuyển đổi số việc ứng dụng những thành tựu của Công nghệ thông tin trong xây dựng, phát triển thƣơng hiệu, trong quản lí, bảo tồn các tài nguyên du lịch. Để đảm bảo không lãng phí thời gian và công sức của các danh nghiệp kinh doanh du lịch cũng nhƣ khách du lịch đến từ các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang cần có cơ chế hỗ trợ và các chính sách ƣu tiên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; đầu tƣ phát triển hạ tầng công nghệ; đầu tƣ sản xuất các phần mềm, hệ thống, chƣơng trình, ứng dụng, tiện ích thông minh cho ngành du lịch; nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ cho công tác bảo tồn, phục chế các giá trị di sản, di tích phục vụ du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng các mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến (mua bán phòng khách sạn, tour du lịch trên mạng) để từng bƣớc chuyển dần sang mô hình thƣơng mại điện tử trong du lịch (E-tourism), nhằm đem lại những hiệu quả thiết thực. Thứ hai. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm du lịch bảo đảm chuyên nghiệp, tạo hiệu ứng, lan tỏa sâu rộng. Ứng dụng khoa học, công nghệ để tăng cƣờng công tác thông tin, quảng bá hình ảnh về miền đất, văn hóa, con ngƣời và danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang. Trong đó cần chú trọng đẩy mạnh ứng dụng của các công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technologies – ICT) nhƣ : Ứng dụng di động (Mobile app), Ứng dụng tƣơng tác thực tế (Augmented Reality-AR), Công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn (Near-Field Communication – NFC), Công cụ online PSA nối kết thông tin giữa ngƣời mua (buyers) và ngƣời bán (sellers), Công cụ định vị iBeacons…đã đƣợc ngành Du lịch khai thác; nhằm làm tăng tính hấp dẫn của các điểm đến du lịch, tính tƣơng tác cao và thuận tiện cho khách du lịch trong
  7. 452| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá, mua bán và trao đổi sản phẩm du lịch cũng nhƣ các gói dịch vụ du lịch một cách dễ dàng, tin cậy và tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí. Từng bƣớc chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Chú trọng tổ chức hoặc đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch cấp tỉnh và quốc gia; các chƣơng trình khảo sát, xây dựng tua, tuyến, điểm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và khu vực các tỉnh Tây Bắc; các chƣơng trình khảo sát, thăm và quảng bá tiềm năng du lịch của Tỉnh cho các phóng viên báo, đài thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch thông qua xuất bản các ấn phẩm, sách, báo, cẩm nang du lịch Tuyên Quang để quảng bá giới thiệu về du lịch. Duy trì và nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch trên cổng thông tin điện tử của tỉnh về các địa điểm du lịch,...Tham gia các sự kiện du lịch của các tỉnh và trong nƣớc; trƣng bày, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, giới thiệu văn hóa, du lịch của Tuyên Quang. Tăng cƣờng, nâng cao số lƣợng, chất lƣợng các tin, bài, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Chủ động đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả Chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch "Qua những miền di sản Việt Bắc", kết nối du lịch với các tỉnh Tây Bắc, Chƣơng trình kết nối hợp tác du lịch bốn tỉnh: Tuyên Quang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; kết nối du lịch với Quảng Ninh,... để đa dạng hóa và phát triển thị trƣờng nguồn khách cũng nhƣ thu hút đầu tƣ vào du lịch. Thứ ba. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch xúc tiến đầu tƣ du lịch sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm và có chiến lƣợc cho từng loại hình, sản phẩm du lịch của địa phƣơng. Xây dựng “Đề án tổng thể truyền thông du lịch Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến năm 2030”; xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tƣ du lịch giai đoạn 2021-2025. Ngành Du lịch của Tỉnh cần đẩy nhanh việc chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu; quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Đăng cai tổ chức và tham gia các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ du lịch, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch cấp khu vực, quốc gia và quốc tế; tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến quảng bá du lịch, các hội chợ, triển lãm du lịch trong nƣớc và quốc tế. Tổ chức liên kết Tour, tuyến giữa các khu, điểm du lịch trong tỉnh và khu vực; chủ động hợp tác với các địa phƣơng trong vùng; tăng cƣờng hợp tác giữa các doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch trong nƣớc và quốc tế. Thứ tư. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch của địa phƣơng. Thực hiện biện pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo đảm kịp thời nguồn nhân lực tại chỗ của địa phƣơng, về tay nghề chuyên môn giỏi và hoạt động mang tính chuyên nghiệp hoá cao. Từ đó đặt ra ngành Du lịch phải thƣờng xuyên rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh du lịch;
  8. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |453 hƣớng dẫn viên du lịch trên địa bàn; tổ chức hội thi tay nghề du lịch nhằm tôn vinh, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hƣớng dẫn du lịch và trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Tập trung ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho ngƣời dân tham gia làm du lịch cộng đồng, hƣớng dẫn viên về kỹ năng phục vụ dịch vụ vận chuyển du lịch... Có chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín cao cho lĩnh vực du lịch địa phƣơng. Huy động, lồng ghép các nguồn lực phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp liên kết trong đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy chuyên ngành du lịch của các cơ sở đào tạo trên địa bàn; khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch, nhất là nguồn lực xã hội hóa và hỗ trợ từ các dự án nƣớc ngoài. Thứ năm. Ứng dụng khoa học, công nghệ vào tăng cƣờng công tác quản lí nhà nƣớc về du dịch trên địa bàn của tỉnh Tuyên Quang. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của Tỉnh cần chủ động nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Chủ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến cho công tác quản lý và phát triển điểm đến; ứng dụng công nghệ cho công tác thống kê du lịch, công nghệ quản lý và chăm sóc khách hàng… Thực tế hiện nay, các hãng du lịch lớn trong nƣớc nhƣ Sài Gòn Tourist, Hà Nội Tourist, Vitour, Chợ Lớn tourist…v.v đang ngày càng đổi mới phƣơng thức quản lí, tiếp thị khách hàng thông qua các ứng dụng nhƣ đặt tour/đặt phòng qua app, quản lý hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng bằng hệ thống CRM (Customer Relationship Management), thanh toán trực tuyến….Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong xây dựng chƣơng trình công tác, xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các Ban quản lý khu du lịch, liên kết thành lập Hiệp hội du lịch với các huyện trong tỉnh Tuyên Quang; hình thành Trung tâm hỗ trợ du khách của tỉnh. Ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ đào tạo chuyên sâu về du lịch về công tác tại tỉnh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn, trọng tâm là Quản lý và thực hiện các quy hoạch du lịch; quản lý, khai thác có hiệu quả, bền vững tài nguyên du lịch; bảo tồn, khai thác, phát huy bản sắc văn hóa; bảo vệ thƣơng hiệu du lịch của địa phƣơng, nhƣ: Nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh môi trƣờng, an toàn thực phẩm; an ninh, an toàn cho khách du lịch; xây dựng môi trƣờng du lịch thực sự thân thiện. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng dịch vụ du lịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tạo môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh nhanh, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân tham gia phát triển dịch vụ du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, qua đó góp phần thực hiện đúng các quy định pháp luật về du lịch trên địa bàn. 3. Kết luận Ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển ngành Du lịch tỉnh Tuyên Quang hiện nay, có vai trò hết sức quan trọng và to lớn trong việc gìn giữ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các
  9. 454| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác tiềm năng du lịch của địa phƣơng; đồng thời tạo việc làm và mức thu nhập của ngƣời dân, tăng thu ngân sách của địa phƣơng, thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển bền vững ngành Du lịch là cơ sở khoa học để cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng các cấp của tỉnh Tuyên Quang chủ động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành Du lịch một cách bền vững. Để phát huy có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong phát triển bền vững ngành Du lịch. Đặt ra, cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, các đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn của Tỉnh phải luôn coi đó là nhiệm vụ quan trọng và quyết tâm chính trị của Tỉnh. Tích cực và chủ động, từ đổi mới tƣ duy đến quyết liệt hành động trong đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ một cách hiệu quả. Đồng thời, có nhiều chủ trƣơng, biện pháp đồng bộ, nhằm khai thác một cách có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh hiện có, để ngành Du lịch Tuyên Quang thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; tiếp tục tạo bƣớc phát triển bền vững trong xu thế chung của cả nƣớc, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang trong tình hình mới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. [2]. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Chƣơng trình hành động số 01-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025; ngày 18/11/2020 [3]. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, ngày 16/6/2021. [4]. Thanh Giang, Ứng dụng công nghệ số để phát triển ngành du lịch bền vững, https://www.vietnamplus.vn/ung-dung-cong-nghe-so-de-phat-trien-nganh-du-lich-ben- vung/687448.vnp, ngày 01/01/2021. [5]. Tổng quan du lịch Tuyên Quang, https://dulichtuyenquang.gov.vn/DetailView/2668/17/1/Tong- quan-du-lich.html, ngày 08/04/2017. [6]. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030, Số: 426/QĐ-UBND, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-426-QD-UBND-2021-De-an- phat-trien-du-lich-tinh-Tuyen-Quang-den-2025-489637.aspx, ngày 30 tháng 7 năm 2021. [7]. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 28/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, ngày 28/01/2013. [8]. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 239/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Đề án “Xây dựng hệ thống Du lịch thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2022, tầm nhìn đến 2025, ngày 03/7/2019.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0