intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DẠY TRẺ BIẾT CÁCH PHÀN NÀN

Chia sẻ: Abcdef_9 Abcdef_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ tự kỷ thường có phản ứng tình cảm thái quá. Khi bạn dạy trẻ biết phàn nàn, bạn đang giúp chúng biết diễn dịch những cảm xúc tiêu cực theo cách có thể làm dịu cảm xúc đó ở chừng mực dễ chịu hơn. Bạn muốn trẻ có thể phân biệt các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau hoặc nói chính xác hơn là bạn muốn trẻ biết diễn dịch các cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn trẻ tin rằng ta có thể không thích sự vật nào đó nhưng không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DẠY TRẺ BIẾT CÁCH PHÀN NÀN

  1. DẠY TRẺ BIẾT CÁCH PHÀN NÀN Trẻ tự kỷ thường có phản ứng tình cảm thái quá. Khi bạn dạy trẻ biết phàn nàn, bạn đang giúp chúng biết diễn dịch những cảm xúc tiêu cực theo cách có thể làm dịu cảm xúc đó ở chừng mực dễ chịu hơn. Bạn muốn trẻ có thể phân biệt các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau hoặc nói chính xác hơn là bạn muốn trẻ biết diễn dịch các cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn trẻ tin rằng ta có thể không thích sự vật nào đó nhưng không đến độ phải phản ứng quyết liệt. Bạn muốn trẻ hiểu rằng đôi khi có thể nói Con không thích vậy chứ không phải Con không làm đâu. Không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều ta muốn. Hoặc được ở bên người ta thích. Hoặc mọi thứ đều diễn ra như ta hy vọng. Những sự thực thất vọng này là nguyên nhân dẫn đến phàn nàn. Tư duy kiểu trắng đen
  2. Trẻ của bạn có thể không biết phàn nàn cũng là một lựa chọn cho chúng. Hầu hết trẻ TK đếu tư duy theo lối trắng đen. Chúng thường thích làm một hoạt động hoặc từ chối không tham gia tý nào cảll! Trẻ tự kỷ thường có phản ứng tình cảm quá thái. Khi bạn dạy trẻ biết phàn nàn, bạn đang giúp chúng biết diễn dịch những cảm xúc tiêu cực theo cách có thể làm dịu cảm xúc đó ở chừng mực dễ chịu hơn. Bạn muốn trẻ có thể phân biệt các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau hoặc nói chính xác hơn là bạn muốn trẻ biết diễn dịch các cảm xúc theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể muốn trẻ tin rằng ta có thể không thích sự vật nào đó nhưng không đến độ phải phản ứng quyết liệt. Bạn muốn trẻ hiểu rằng đôi khi có thể nói Con không thích vậy chứ không phải Con không làm đâu. Vì thế ta sẽ dạy trẻ phàn nàn như là một cách đẻ nói ra ta cảm thấy thế nào nhưng không để cảm xúc chế ngự hành vi trong mọi tình huống. Những từ dùng để phàn nàn
  3. Dưới đây là ví dụ các câu ta thường dùng để phàn nàn: Cái này khó quá!§ Con không thích cái này đâu§ Khỉ thật!§ Con không muốn ...§ Chẳng hay ho gì.§ Khiếp lên được!§ Nên dùng những câu nào để đáp lại lời phàn nàn của trẻ Phàn nàn là một dạng xả stress. Chúng ta làm thế khi phải đối mặt với một vấn đề không được như ý. Chúng ta phàn nàn thường phàn nàn về những gì? Hãy ngẫm lại những gì chúng ta hay nói chung cuộc sống với mọi người ta gặp, ta sẽ thấy chúng ta phàn nàn rất nhiều. Chúng ta phàn nàn về thời tiết, về giao thông, về người thân, về chính phủ, về giá gas, và thiếu thời gian.
  4. Trẻ cũng phàn nàn. Chúng phàn nàn vì phải đi ngủ, phải mặc bộ quần áo nào đó, về món phải ăn, phải chia sẻ đồ chơi, vì bố mẹ quan tâm đến anh/chị/em hơn, vì không được mua kẹo, và mẹ cứ nói điện thoại suốt. Tại sao cần phải biết phàn nàn Giao tiếp nhằm nhiều mục đích, nhưng chắc chắn một mục đích quan trọng là phàn nàn. Hãy lưu ý là phàn nàn không giống từ chối, tuyệt giao, hoặc choáng ngợp vì những thứ khó chịu trong cuộc sống. Chúng tôi thường phàn nàn thay vì từ chối hay trờ nên choáng ngợp. Phàn nàn còn tích cực hơn phản đối. Hãy thử tưởng tượng nếu tôi không thích chơi Dodge Ball. Tôi có thể phàn nàn về trò chơi đó với bạn cùng lớp. Nhưng tôi không từ chối chơi khi thầy giáo thể dục ra lệnh. Như vậy, tôi sẽ thấy khá hơn mà không bị triệu lên gặp thầy hiệu trưởng. Có người nói là phàn nàn là cách bạn làm khi bạn không có ý định thay đổi tình thế. Phàn nàn đóng vai trò là van an toàn để xả cảm xúc trong những tình huống này. Bạn vẫn làm những gì bạn phải làm. Nhưng ít
  5. nhất bạn có thể xử lý cảm xúc của mình về những gì bạn không thích bằng cách bộc lộ ra ngoài cảm giác của mình! Có trẻ không hề phàn nàn về những gì mình phải làm. Nhưng thực tế là con người là một chuỗi những phản ứng tiêu cực với cuộc sống và đây là một việc tốt. Phàn nàn là một trong những phản ứng tiêu cực đó mà hầu hết chúng ta đều cần nó. Trẻ TK có thể cần được dạy tất cả những chuỗi phản ứng tiêu cực đó, trong đó có phàn nàn. Bạn có thể đáp lại với bất kỳ cảm giác nào phù hợp để ghi nhận lời phàn nàn. Tuy nhiên, cần lưu ý không để lời phàn nàn của trẻ biến thành lời khước từ. Các câu hồi đáp thích hợp là: Mẹ biết cái này khó rồi! Mẹ biết đây không phải cái con thích! Mẹ biết§ cái này không phải là cái con không thích làm! Khỉ thật! Mẹ sẽ giúp con!§ Con làm được việc đó quả là cừ.§
  6. Mẹ rất tự hào về con vì dù khó con vẫn làm.§ Chàng trai/công chúa của mẹ đã lớn thật rồi!§ Bạn có thể chọn và dạy con những cách phàn nàn thích hợp Mỗi nhà có cách phàn nàn khác nhau. Hãy để ý xem ở nhà bạn mọi người phàn nàn thế nào và làm mẫu lại cho trẻ. Hãy dùng câu phù hợp mà ngắn, dễ nói, và không quá khó nghe nếu nói ở trường. Nếu có hai người làm mẫu cho trẻ thì càng tốt! Ví dụ, một người có thể phàn nàn về một việc phải làm không được dễ chịu lắm trước mặt trẻ. Rồi người kia tỏ ra thông cảm. Điều quan trọng là người phàn nàn vẫn làm việc khó chịu đó với thái độ tích cực. Các ý tưởng khác để dạy trẻ phàn nàn Với một số tình huống bạn có thể dạy trẻ một cách trực tiếp là trẻ có thể nói cho bạn biết khi có gì đó khó chịu và bạn sẽ thông cảm, còn trẻ thì vẫn phải làm. Với một số trẻ, bạn có thể trao đổi cho trẻ hiểu là đôi khi chúng ta phải làm cả những việc không dễ chịu, và hòa hợp với những người không dễ chịu, hoặc tiếp tục mọi việc sau một sự việc không dễ
  7. chịu, nhưng nói không thì có thể như nước đổ đầu vịt với trẻ TK. Nếu ta làm ra một băng quay hoặc câu chuyện minh họa thì sẽ sâu đậm với trẻ TK hơn. Đây là một ví dụ về câu chuyện ta có thể viết và đọc cho trẻ để trẻ hiểu về phàn nàn: Anna dọn đến nơi ở mới Thỉnh thoảng Anna phải dọn đến những nơi ở mới. Anna chẳng hề thích vậy. Anna có thể nói, "Con chẳng thích việc này tý nào!" Mẹ thường nói, "Mẹ biết dọn đến nơi mới thật khó khăn cho Anna." Mẹ sẽ lắng nghe khi Anna kể cho mẹ nghe việc này khó khăn thế nào. Anna đã là một cô bé lớn lắm rồi và bạn ấy sẽ đến nơi ở mới dù bạn ấy không thích. Câu chuỵện này có thể cho thêm các câu đơn giản khác ví dụ về các nơi mới mà Anna không thích đến lần đầu. Trong mỗi tình huống đã được ghi nhớ, Anna phàn nàn và vẫn chuyển đến nơi mới, và mẹ nói rằng Anna đã lớn lắm rồi. Bạn có thể nhắc lại câu chuyện với Anna là đến nơi mới cũng không quá tệ như lần đầu tiên. Như vậy, câu chuyện sẽ giúp Anna dự đoán trước rằng chuyển đến nơi mới lần sau sẽ dễ chịu hơn.
  8. Mới đây, một trong những anh bạn bé nhỏ của tôi rất bực mình vì chương trình TV của mình không được phát thường xuyên. Ngay khi câu định thể hiện sự bực tức của mình bằng cách ném đồ chơi, mẹ cậu đã sáng suốt đồng cảm với sự tức giận của cậu và bảo cậu mẹ sẽ giúp cậu viết thư gửi đài truyền hình. Họ cùng vào chương trình máy tính để viết câu chuyện với mẹ gọi là viết bằng cách biểu tượng Writing with Symbols (dùng nhiều biểu tượng và phát âm từ được đánh). Hai mẹ con đã viết thư phàn nàn gửi cho đài truyền hình và gửi nó đi trong ngày. Họ gửi cho tôi 1 copy của bức thư và anh bạn trẻ của tôi vẫn còn bực đôi chút nhưng đã vô cùng tự hào về bức thu mình đã viết. Đây là một ví dụ rất tuyệt về dạy trẻ phàn nàn! Lưu ý: cách phàn nàn này là dành cho những tình huống khó chịu nhưng không thể tránh khỏi. Quan trọng phải làm sao để trẻ không lẩn tránh tình huống đó nếu không bạn vô tình đã dạy bé một chức năng mới của giao tiếp là....từ chối. Đây lại là một câu chuyện hoàn toàn khác rồi! Theo tretuky.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2