intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

62
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án gồm các phần chính: Phần I - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; Phần II - Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện xã hội hóa; Phần III - Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020; Phần IV - Đề xuất, kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN  CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ____________ __________________________________ Số:             /ĐA­UBND Hải Phòng, ngày        tháng     năm 2013 Dự thảo                              ĐỀ ÁN Xã hội hóa giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục ­ thể  thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 ­ 2016, định hướng đến năm  2020 _______________ Phần I SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I­ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: Thực hiện Nghị  quyết số  14/2006/NQ­HĐND ngày 21/7/2006 của Hội  đồng nhân dân thành phố  về  đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ­ đào tạo, y tế,  văn hoá, thể  dục ­ thể  thao giai đoạn 2006 ­ 2010, công tác xã hội hoá giáo   dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể thao trên địa bàn thành  phố  đã thu được những kết quả  tích cực: Có sự  tham gia, hưởng  ứng của  nhiều cơ  quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ  chức xã hội, các tầng lớp nhân dân   tham gia vào quá trình xã hội hóa,  huy động được các nguồn lực xã hội đáp   ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của nhân dân; hệ thống các cơ sở ngoài  công lập bước đầu phát triển đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu của xã hội;   xuất hiện nhiều hình thức xã hội hóa với các phương thức hoạt động khác   nhau ở cả khu vực công lập và ngoài công lập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xã hội hoá vẫn còn nhiều khó  khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế; đó là: Nhận thức về xã hội hóa ở một   bộ  phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ, tốc độ  xã hội hoá trong các lĩnh  vực còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa huy động được tổng  thể các nguồn lực để phát triển các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y  tế, văn hoá, thể dục thể thao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội của   thành phố; công tác chỉ  đạo, điều hành, triển khai thực hiện công tác xã hội   hóa  ở một số  ngành, đơn vị  còn lúng túng; cơ  chế  chính sách chưa đồng bộ,  thiếu và chậm hướng dẫn cụ  thể; tỷ  trọng cung cấp dịch vụ của các cơ  sở  ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá,  thể dục ­ thể thao còn thấp; các cơ sở ngoài công lập chưa nhiều, quy mô còn  nhỏ  bé, cơ  sở  vật chất còn đơn sơ, đội ngũ cán bộ  còn thiếu và yếu, chất  lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao; còn có lĩnh vực không khai thác hết  công suất cơ sở vật chất đã đầu tư; mức độ phát triển xã hội hoá còn thấp ở  khu vực ngoại thành và vùng xa, vùng khó khăn. 1
  2. Nhu cầu của xã hội về giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể thao ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà  nước  có hạn,  chỉ  có thể  đáp  ứng được các nhu cầu cơ  bản, vì vậy tiếp tục  đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia vào cung cấp và nâng cao chất   lượng dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá,  thể dục ­ thể thao là yêu cầu khách quan từ thực tiễn. Thực tế  đó, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng, bổ  sung, hoàn thiện và  triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, cơ  chế, chính sách xã hội hóa giáo dục ­  đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể thao để  quá trình xã hội hóa  bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước và   thành phố, vừa khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ  chức, cá nhân tham  gia, đồng thời đẩy mạnh mở  rộng các loại hình dịch vụ  và nâng cao chất  lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của nhân dân. II­ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Các văn bản pháp luật của Trung ương: ­ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; ­ Luật Giáo dục số   38/2005/QH11 ngày  14/6/2005, Luật sửa đổi bổ  sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009; ­ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006; ­ Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006; ­ Luật Bảo hiểm y tế  số  25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật khám  chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009; ­ Nghị  quyết số  21­NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ  Chính trị  về  tăng  cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y   tế giai đoạn 2012 – 2020; ­ Nghị  quyết số  18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về  đẩy  mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để  nâng cao chất  lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; ­ Nghị quyết số 05/2005/NQ­CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc  đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể  dục thể  thao; ­ Nghị  quyết số  40/NQ­CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ  ban hành  Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37­ TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ  Chính trị  về  Đề  án “Đổi mới cơ  chế  hoạt  động của các đơn vị  sự  nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số  lĩnh  vực dịch vụ sự nghiệp công”;  ­ Nghị định số 43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định  quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,  biên chế  và tài chính đối với đơn vị  sự  nghiệp công lập và Thông tư  số  71/2006/TT­BTC ngày 09/8/2006 của Bộ  Tài chính hướng dẫn Nghị  định số  43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; 2
  3. ­ Nghị định số 53/2006/NĐ­CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính   sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; ­ Nghị định số 69/2008/NĐ­CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính   sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,   dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; ­ Nghị  định số  85/2012/NĐ­CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ  về  cơ  chế  hoạt động, cơ  chế  tài chính đối với các đơn vị  sự  nghiệp y tế  công lập   và giá dịch vụ  khám bệnh, chữa bệnh của các cơ  sở  khám bệnh, chữa bệnh   công lập; ­ Quyết định số  1466/QĐ­TTg ngày 10/10/2008 của Thủ  tướng Chính  phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ  sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn   hoá, thể thao, môi trường; ­ Thông tư  số  135/2008/TT­BTC ngày 31/12/2008 của Bộ  Tài chính  hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ­CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ. 2. Các văn bản của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố: ­ Nghị quyết số 04­NQ/TU ngày 17/7/2006 của Ban Thường vụ Thành   uỷ Hải Phòng về  công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân  trong tình hình mới và Thông báo kết luận số 55­TB/TU ngày 23/12/2011 của  Ban Thường vụ  Thành  ủy về  tổng kết 5 năm thực hiện Nghị  quyết số  04­ NQ/TU; ­ Nghị quyết số 13­NQ/TU ngày 10/10/2007 của Ban Thường vụ Thành  ủy về  việc phát triển thể dục thể thao thành phố  Hải Phòng đến năm 2010,   định hướng đến 2020 và Thông báo kết luận số 123­TB/TU ngày 06/11/2012   của Ban Thường vụ  Thành  ủy về  tổng kết 5 năm thực hiện Nghị  quyết số  13­NQ/TU; ­ Nghị quyết số 16­NQ/TU ngày 18/3/2008 của Ban Thường vụ Thành   ủy về phát triển văn hóa Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại  hóa; ­ Nghị quyết số 18­NQ/TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành   ủy Hải Phòng và Nghị quyết số 04/2008/NQ­HĐND ngày 18/4/2008 của Hội   đồng nhân dân thành phố  Hải Phòng về  một số  chủ  trương, giải pháp chủ  yếu phát triển nhân lực chất lượng cao  đáp  ứng yêu cầu hội nhập, công  nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, định hướng đến 2020; ­ Nghị quyết số 30/NQ­TU ngày 03/12/2009 của Ban Thường vụ Thành  uỷ và Nghị quyết số 17/2009/NQ­HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng nhân  dân thành phố khoá 13 về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng  đến 2015, định hướng đến năm 2020; ­ Nghị quyết số 14/2006/NQ­HĐND ngày 13/7/2006 của Hội đồng nhân  dân thành phố (khóa XIII) về  đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ­ đào tạo, y tế,   văn hóa, thể dục thể thao giai đoạn 2006 ­ 2010. III­ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ: 3
  4. Các từ, cụm từ trong Đề án được hiểu theo nghĩa sau đây: 1. Xã hội hóa giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục ­   thể thao: là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổ  chức sự  tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự  phát triển các sự  nghiệp giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể  thao; xây  dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập  và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt   động giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể  thao; phát   triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể  hoặc các cá nhân tiến  hành trong khuôn khổ  chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở  rộng các cơ  hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ  động và bình đẳng  vào các hoạt động trên; mở  rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng  về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả  các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục ­ đào tạo,  dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể  thao phát triển nhanh hơn, có chất  lượng cao hơn.  2. Cơ sở xã hội hóa:  Các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép   hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa, bao gồm: Các cơ  sở  ngoài công lập   được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị  định 69/2008/NĐ­CP  ngày 30/5/2008 của Chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa; theo   Nghị  định số  53/2006/NĐ­CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ  về  chính sách  khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; theo Nghị  định số 73/1999/NĐ­CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến  khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,   thể thao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự  án  đầu tư, liên doanh, liên kết thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoạt động  trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ  quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ  sở  sự  nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên  doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc  lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết   định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.  3. Cơ sở công lập tự cân đối thu chi: Bao gồm: cơ  sở  xã hội hóa được hình thành từ  các cơ  sở  sự  nghiệp   công lập và cơ sở công lập hoặc bộ phận cơ sở công lập tự đảm bảo toàn bộ  kinh phí hoạt động.  4. Bộ  phận cơ  sở  công lập tự  đảm bảo toàn bộ  kinh phí hoạt   động:  Là một hoặc nhiều bộ phận của cơ sở công lập hạch toán riêng, cung  cấp các dịch vụ  theo yêu cầu, dịch vụ  chất lượng cao tự  đảm bảo toàn bộ  kinh phí hoạt động. 4
  5. Phần II     ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN XàHỘI HÓA I­ KẾT QUẢ  THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU NGHỊ  QUYẾT SỐ  14/2006/NQ­ HĐND CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ (KHÓA XIII) ĐẾN NĂM 2012. 1. Lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo: Mục tiêu 1:  Chuyển từng bước các cơ  sở  bán công sang loại hình dân   lập hoặc tư  thục; các trường mầm non  ở  ngoại thành có bước chuyển đổi   phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương.  ­ Đến nay thành phố đã chuyển đổi 05 trường trung học phổ thông bán  công thành trường công lập tự  chủ  tài chính, 159 trường mầm non bán công  thành trường công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động ( không đạt  chỉ  tiêu Nghị  quyết 14/2006/NQ­HĐND).  Việc chuyển đổi các trường bán  công sang loại hình trường tư thục không thực hiện được do chưa có hướng   dẫn cụ thể về việc chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. ­ Hệ thống trường mầm non tư thục phát triển mạnh, đến năm 2012 có  39 trường mầm non tư  thục, chiếm 13,8% tổng số trường mầm non, so với   năm 2006 tăng thêm 31 trường và gấp 4 lần về số trường. Trong những năm  gần đây, nhiều trường mầm non tư  thục được đầu tư  xây dựng với quy mô  lớn, phòng học chuẩn, hiện  đại như  Trường Mầm non Sao Mai, Trường   Mầm non Hải Viên. Mục tiêu 2: Tỷ lệ học sinh ở các trường ngoài công lập so với tổng số   học sinh đến trường phấn đấu đạt như  sau: Nhà trẻ: 80% trẻ, mẫu giáo:   75% học sinh, trung học phổ thông: 40% học sinh, trung học chuyên nghiệp:   30% học sinh, đại học và cao đẳng: 40% sinh viên. ­ Đối với khối nhà trẻ  mới đạt gần 20% trẻ  học ngoài công lập; khối   giáo dục mẫu giáo, tỷ  lệ  học sinh ngoài công lập hiện là 8,7% học sinh  (không   đạt   chỉ   tiêu   Nghị   quyết   14/2006/NQ­HĐND)   do   chuyển   đổi   159  trường mầm non bán công trên địa bàn Hải Phòng sang trường công lập tự  bảo đảm một phần chi phí hoạt động. ­ Đối với bậc tiểu học, hiện nay có hơn 500 học sinh tiểu học ngoài   công lập học tại các trường: Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Phổ thông Hai   Bà Trưng, Phổ thông Hermann Gmeiner. 5
  6. ­ Đối với bậc học trung học phổ thông, tỷ lệ tuyển sinh của các trường   ngoài công lập giảm từ  32,6 % năm 2006, xuống còn 23% năm 2012 (không  đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND) do có 6 trường THPT ngoài công  lập không có cơ  sở  vật chất phải giải thể, chuyển 5 trường trung học phổ  thông bán công sang trường công lập tự  chủ  tài chính và thành lập mới 3  trường trung học phổ thông công lập (Hải An, Quốc Tuấn, Thuỵ Hương) nên  chỉ  tiêu tuyển sinh học sinh công lập tăng, tỷ  lệ  phân bổ  chỉ  tiêu tuyển sinh  đối với các trường ngoài công lập giảm. ­ Đối với mục tiêu tuyển sinh ngoài công lập trên tổng số  sinh viên,  năm 2012, bậc trung học chuyên nghiệp đạt 14,5%, bậc cao đẳng và đại học   đạt 15,6% (Không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Mục tiêu 3: Thành lập trung tâm học tập cộng đồng  ở  tất cả  các xã,   phường, thị trấn. ­ Hiện nay, toàn thành phố có 222/223 xã, phường, thị trấn có trung tâm  học tập cộng đồng, 01 đơn vị chưa thành lập do mới chia tách. Tổng số đầu  sách  ở  các trung tâm là 2.260 sách với trên 6.000 cuốn. Các trung tâm đã tổ  chức 315 lớp học nghề  cho 14.945 người, 204 lớp tư vấn nghề cho 11.779   lượt người, 108 lớp liên kết đào tạo cho 3.848 người và 27 chuyên đề  giáo  dục cho trên 75.000 lượt người. Hoạt động của các trung tâm học tập cộng   đồng bước đầu đáp  ứng được nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức phổ  thông cho nhân dân (đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND).  Về huy động kinh phí xã hội hóa :  Lĩnh vực giáo dục đã huy động được  nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển giáo dục là 463,9  tỷ đồng, bao gồm: Đầu tư  cơ sở  vật chất, trang thiết bị của các trường phổ  thông ngoài công lập 380 tỷ  đồng; hỗ  trợ  đầu tư  trang thiết bị  (hệ  thống  mạng internet trong trường học, máy tính, máy chiếu, máy lọc nước...) cho   các trường công lập và trao học bổng cho học sinh với kinh phí ước 83,9 tỷ  đồng.  2. Lĩnh vực dạy nghề: Mục tiêu 1: Chuyển phần lớn cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động   theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ.  ­ Đến nay, các cơ  sở  dạy nghề  công lập đã hoạt động theo cơ  chế  tự  chủ  tài chính theo Nghị  định số  43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính  phủ  quy định quyền tự chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thành  phố  chưa có cơ  sở  dạy nghề  công lập tự  đảm toàn bộ  kinh phí hoạt động.   Các dịch vụ dạy nghề tự cân đối thu chi chưa phát triển trong khối các cơ sở  dạy nghề công lập (không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND).  ­ Nguồn thu học phí và dịch vụ dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công   lập trên tổng kinh phí hoạt động: khối các trường nghề tuyến thành phố đạt  64,1%; khối các trường nghề tuyến quận, huyện đạt 27%.  Mục tiêu 2:  Các cơ  sở  dạy nghề  ngoài công lập và cơ  sở  dạy nghề   hoạt động theo cơ  chế  tự  chủ  cung  ứng dịch vụ trong hệ  thống các trường   6
  7. dạy nghề  do thành phố  quản lý đạt tỷ  lệ  như  sau: Cơ  sở  dạy nghề  ngoài   công lập 40%; học sinh học nghề dài hạn ngoài công lập 40%, cơ chế tự chủ   cung ứng dịch vụ công ích 25%; học sinh học nghề ngắn hạn ngoài công lập   40%, cơ  chế  tự  chủ  cung  ứng dịch vụ công ích 35%; qui mô tuyển sinh đào   tạo trung cấp nghề  và cao đẳng nghề  đạt 8.000 ­ 10.000 học sinh/năm, đào   tạo sơ cấp nghề đạt 15.000 học sinh/năm. ­ Quy mô hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố không ngừng mở  rộng cả  về  số  cơ  sở  dạy nghề  và quy mô tuyển sinh dạy nghề. Các cơ  sở  dạy nghề thuộc thành phố quản lý hiện có 43 cơ sở, trong đó, ngoài công lập   là 17 cơ  sở, chiếm 40% tổng số  cơ  sở  dạy nghề  (đạt chỉ  tiêu Nghị  quyết  14/2006/NQ­HĐND).  ­ Năm 2012, các cơ sở dạy nghề do thành phố quản lý tuyển sinh trình  độ  cao đẳng nghề  và trung cấp nghề  là 9.650 học sinh; trong đó, khối ngoài  công lập tuyển 4.950 học sinh, chiếm 51,3%. Tuyển sinh trình độ  sơ  cấp  nghề là 22.000 học sinh; trong đó khối ngoài công lập tuyển 13.500 học sinh,   chiếm 61% (vượt chỉ  tiêu Nghị  quyết 14/2006/NQ­HĐND). Tuy nhiên, chỉ  tiêu học sinh học dài hạn theo cơ  chế  tự  chủ  cung  ứng dịch vụ  chưa thực   hiện được, học ngắn hạn đạt 19% tổng học sinh công lập (không đạt chỉ tiêu   Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Mục tiêu 3:  Tăng mọi nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề, phấn   đấu tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn khác lên 75%.  ­ Đến năm 2012, lĩnh vực dạy nghề  ngoài công lập đã huy động được  kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư  cho lĩnh vực dạy nghề   ước đạt  280 tỷ  đồng, góp phần vào tăng cường cơ  sở  vật chất trong lĩnh vực dạy  nghề của thành phố. 3. Lĩnh vực y tế:  Mục tiêu 1: Phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. ­ Đến tháng 7/2012, tổng số  thẻ  bảo hiểm y tế của toàn thành phố  là  1.211.706 thẻ; trong  đó, số  thẻ  bảo hiểm y tế  bắt buộc là 1.059.585 thẻ  (chiếm tỷ lệ 87%),  số thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện là 152.121 thẻ (chiếm tỷ  lệ 13%). Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 64,23% dân số (không đạt chỉ tiêu  Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Số đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế  chủ  yếu là  đối tượng tự  nguyện (chiếm 78%), lao  động trong các doanh   nghiệp tư nhân (chiếm 70%), đối tượng thuộc hộ cận nghèo (chiếm 82,4%). ­ Kết quả  đạt được trong thực hiện bảo hiểm y tế  đã có nhiều tác   động tích cực như: Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống cơ sở y tế công lập  và ngoài công lập chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo quyền của người   dân được chăm sóc y tế, được lựa chọn nơi khám chữa bệnh, góp phần thực  hiện công bằng xã hội; nguồn thu từ bảo hiểm y tế chiếm tỷ trọng ngày càng   lớn trong các nguồn tài chính giành cho y tế; người dân từng bước nhận thức   được lợi ích của bảo hiểm y tế.  Mục tiêu 2: Chuyển hầu hết các bệnh viện công lập sang hoạt động   theo cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ. 7
  8. ­ Đến nay, tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc thành phố đều đã hoạt   động theo cơ chế  tự chủ, tự chịu trách nhiệm về  tài chính theo Nghị  định số  43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ  quy định quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ  máy, biên chế  và tài  chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thu viện phí và dịch vụ y tế  trên tổng kinh phí hoạt động hàng năm của các cơ sở y tế công lập chiếm tỷ  trọng lớn và ngày càng tăng: Năm 2006 chiếm 54,3%, đến năm 2012 chiếm  60,9%. Cụ  thể: Năm 2006, tổng kinh phí của các cơ  sở  y tế  công lập là  432,401 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố cấp 197,476 tỷ đồng, viện phí  và thu dịch vụ 234,925 tỷ đồng; đến năm 2012, tổng kinh phí của các cơ sở y   tế  công lập là 1.342,01 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố  cấp 523,84 tỷ  đồng, viện phí và thu dịch vụ   ước đạt 818,17 tỷ  đồng (không đạt chỉ  tiêu  Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). ­ Nhiều bệnh viện đã thực hiện cơ  chế  cung  ứng   dịch vụ  (mức thu   tính đủ  chi phí)  ở  một số  khâu, một số  nội dung thông qua hình thức hình   thức liên kết khai thác thiết bị  y tế  hiện đại, dịch vụ  y tế  chất lượng cao,  dịch vụ  y tế  theo yêu cầu. Đến nay, có 18/24 bệnh viện công lập có hoạt   động liên kết. Các bệnh viện tuyến thành phố: Hữu nghị Việt Tiệp, Phụ sản,   Trẻ em, Kiến An, Y học cổ truyền đã từng bước cung cấp dịch vụ y tế chất  lượng cao, dịch vụ  y tế  theo yêu cầu để  phục vụ  cho những bệnh nhân có   khả năng chi trả. Số giường bệnh công lập theo yêu cầu chiếm khoảng 4,6%  tổng số giường bệnh công lập. Tổng kinh phí huy động đầu tư trang thiết bị  y tế cho hoạt động liên kết cung cấp dịch vụ y tế, phục vụ dịch vụ y tế chất   lượng cao, dịch vụ y tế theo yêu cầu là 98,9 tỷ đồng. Mục tiêu 3: Các cơ sở y tế ngoài công lập (bệnh viện, phòng khám tư   nhân, bác sỹ  gia đình) tăng thêm 1,5 đến 2 lần, đáp  ứng được trên 20% nhu   cầu khám chữa bệnh của nhân dân; có cơ chế khuyến khích phát triển từ 1 ­   2 bệnh viện tư nhân và 01 bệnh viện quốc tế trên địa bàn thành phố. ­ Các cơ sở y tế ngoài công lập đã phát triển về số lượng và có nhiều  đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố. Năm 2006, toàn  thành phố có 1.298 cơ sở hành nghề y dược tư nhân (592 cơ sở hành nghề y,   153 cơ sở y học cổ truyền, 547 cơ sở dược, 6 cơ sở kinh doanh vắc xin ­ sinh   phẩm ­ trang thiết bị y tế); đến năm 2012, toàn thành phố có 2.050 cơ sở hành  nghề  y dược tư  nhân (866 cơ  sở  hành nghề  y, 231 cơ  sở  y học cổ  truyền,   1.003 cơ sở dược, 11 cơ sở kinh doanh vắc xin ­ sinh phẩm ­ trang thi ết b ị y   tế), tăng 1,58 lần so với  năm 2006  (đạt chỉ  tiêu Nghị  quyết 14/2006/NQ­ HĐND).  ­ Về  bệnh viện tư  nhân trên địa bàn thành phố, năm 2006 có 1 bệnh   viện với 21 giường bệnh;  đến năm 2012 tăng thêm 2 bệnh viện với 115   giường bệnh, nâng tổng số bệnh viện tư nhân hiện có là 3 bệnh viện với 136  giường  bệnh,  chiếm  tỷ  trọng  2,3%  tổng  giường  bệnh  (bao  gồm:  giường   bệnh công lập thuộc thành phố, giường bệnh thuộc các bộ, ngành và giường   bệnh ngoài công lập; không tính giường bệnh trạm y tế  tuyến xã)  (đạt chỉ  8
  9. tiêu Nghị   quyết  14/2006/NQ­HĐND). Tuy nhiên,  thành phố   chưa  có  bệnh  viện quốc tế. ­ Tính  đến năm  2012, tổng số  giường  bệnh của Hải Phòng đạt 34   giường   bệnh/10.000   dân.   Trong   đó,   giường   bệnh   công   lập   là   26,7  giường/10.000 dân; còn lại là giường bệnh ngoài công lập và giường bệnh  thuộc các bộ, ngành (không tính giường trạm y tế  tuyến xã). Số  lần khám  bệnh của hệ  thống ngoài công lập bằng 27,3% trên tổng số  lần khám bệnh  của toàn hệ  thống y tế trên địa bàn; số  lượt bệnh nhân điều trị  nội trú bệnh   viện ngoài công lập bằng 1,61% tổng số lượt bệnh nhân điều trị  nội trú của   toàn hệ thống y tế trên địa bàn. Như  vậy, xã hội hóa y tế  đạt được chỉ  tiêu về  phát triển cơ  sở  hành  nghề  y dược tư  nhân và phát triển bệnh viện ngoài công lập, nhưng không  đạt chỉ tiêu có bệnh viện quốc tế trên địa bàn. Về  huy động kinh phí xã hội hóa:  Lĩnh vực y tế  đã huy động được  nguồn vốn xã hội hóa đầu tư  cho y tế  là 1.975,3 tỷ  đồng; bao gồm: Liên   doanh, liên kết về thiết bị 98,9 tỷ đồng; đầu tư của các phòng khám và cơ sở  y tế  tư  nhân 150,6 tỷ   đồng;  đầu tư  ban  đầu của các bệnh viện tư  nhân   1.655,8 tỷ đồng; xã hội hóa nâng cấp trạm y tế tuyến xã 70 tỷ đồng.  4. Lĩnh vực văn hóa:   Mục tiêu 1: Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật,   sưu tầm, phát huy và phát triển các loại hình di sản văn hoá vật thể, phi vật   thể  của Hải Phòng; xây dựng đời sống văn hoá cơ  sở. Khuyến khích các   thành phần kinh tế đầu tư và phát triển văn hoá; phát động toàn dân tham gia   xây dựng nếp sống văn hoá của người Hải Phòng trên các mặt giao tiếp, ứng   xử, lối sống, nếp nghĩ, tác phong làm việc… ­ Thành phố  thực hiện tu bổ, bảo quản công trình di sản văn hóa vật  thể,   phục hồi, duy trì và phát huy di sản văn hóa phi vật thể  theo phương   thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đáng chú ý là: Thực hiện tu bổ, bảo  quản các di tích lịch sử văn hóa lớn như Đình Kiền Bái, Từ Lương Xâm, Đền  Nghè, Đền Gắm, Nhà hát thành phố, Tháp Tường Long, khu di tích Trạng   Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,…; xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Nhà  Mạc, đền thờ  Trạng nguyên Trần Tất Văn, Tiến sỹ  Lê Khắc Cẩn; sưu tầm   và phục hồi di sản văn hóa phi vật thể  như: Lễ  hội Minh Thề, lễ  hội Vật   cầu  ở  huyện Kiến Thụy, lễ  hội Hát Đúm  ở  huyện Thủy Nguyên; tổ  chức   một số  lễ  hội với quy mô lớn theo phương thức xã hội hóa như: Hội Chọi  trâu (Đồ Sơn), lễ hội Làng cá (Cát Hải).  ­ Toàn thành phố  có 870 câu lạc bộ  thuộc các trung tâm, nhà văn hoá,  thành lập 1.350 đội văn nghệ  quần chúng. Hàng năm trung bình tổ  chức trên  6.000 cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn văn nghệ  quần chúng. Có 453   thư viện của các cơ quan, đoàn thể, trường học và vận động xây dựng 218 tủ  sách, phòng đọc sách cơ sở; góp phần đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa  của nhân dân.  9
  10. ­ Thành phố  cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp   tham gia đầu tư  và phát triển trong lĩnh vực văn hóa (Cụm rạp chiếu phim   Megastar và trên 600 cơ sở  dịch vụ văn hóa: Kinh doanh ­ phát hành văn hóa  phẩm, karaoke,...); góp phần đáp ứng đa dạng nhu cầu vui chơi giải trí, nâng  cao đời sống tinh thần cho nhân dân thành phố. ­ Việc phát động toàn dân tham gia xây dựng nếp sống văn hoá của  người  Hải Phòng trên các mặt giao tiếp,  ứng xử, lối sống, nếp nghĩ, tác  phong làm việc có một số chuyển biến nhưng chưa thực sự rõ nét. Nếp sống   văn hóa của một bộ  phận người dân chưa tốt, thể  hiện  ở  một số  hành vi,   như: ý thức chấp hành luật giao thông, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, bảo   vệ  môi trường sống còn thấp; việc hiếu, hỉ  còn phô trương, hình thức gây  lãng phí. Mục tiêu 2: Chuyển toàn bộ các cơ sở công lập sang hoạt động theo cơ   chế tự chủ cung ứng dịch vụ.   ­ Các đơn vị  sự  nghiệp văn hóa công lập đã chuyển sang hoạt động  theo   cơ   chế   tự   chủ,   tự   chịu   trách   nhiệm   về   tài   chính   theo   Nghị   định   số  43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ  quy định quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ  máy, biên chế  và tài  chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Có 3 đơn vị tự đảm toàn bộ kinh phí  hoạt động thường xuyên là Trung tâm Triển lãm và Mỹ  thuật, Trung tâm Tổ  chức biểu diễn, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng. Các đơn vị  sự  nghiệp công lập còn lại chưa có các dịch vụ văn hóa tự cân đối thu chi. Tổng  thu sự nghiệp và dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập văn hóa chiếm tỷ  trọng thấp so tổng kinh phí hoạt động; cụ thể: Năm 2012, tổng kinh phí hoạt   động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập cấp thành phố (12 đơn vị) là  35,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí thu sự nghiệp và dịch vụ văn hóa 8,6 tỷ đồng,   chiếm tỷ trọng 24,3% (không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Mục tiêu 3: Tiếp tục đầu tư  xây dựng và phát triển thiết chế  văn hoá   cơ sở, phong trào văn nghệ quần chúng; sắp xếp lại 5 đoàn nghệ thuật công   lập, hình thành Nhà hát Sân khấu truyền thống công lập trên cơ sở sáp nhập   3 đoàn nghệ thuật: Cải lương, Chèo và Múa rối. Kiện toàn tổ  chức, đầu tư   nâng cao chất lượng Đoàn Kịch nói và Đoàn Ca múa, từng bước chuyển sang   loại hình ngoài công lập. ­ Thành phố  hình thành thiết chế  văn hoá cơ  sở   ở  2.558 làng, tổ  dân  phố  văn hoá (100%), với sự  đóng góp kinh phí của nhân dân để  tổ  chức và   duy trì phong trào văn hoá; xây dựng 670 Nhà văn hoá thôn, tổ dân phố và mua   sắm trang thiết bị cho các nhà văn hóa được thực hiện từ một phần kinh phí  đóng góp của nhân dân. Kinh phí tổ chức các hoạt động tại nhà văn hoá cơ sở  đều huy động xã hội hóa 100%, kinh phí ngân sách chỉ hỗ trợ trao những giải  thưởng lớn; qua đó đã phục vụ  tốt nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ  văn hoá và  giải trí của nhân dân. ­ Đoàn Kịch nói và Đoàn Ca múa đã được kiện toàn về tổ chức, hỗ trợ  đầu tư trang thiết bị và hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo  10
  11. một phần kinh phí hoạt động. Việc chuyển đổi Đoàn Kịch nói và Đoàn Ca   múa sang loại hình ngoài công lập, việc thành lập Nhà hát Sân khấu truyền  thống trên cơ  sở  sáp nhập 03 đoàn nghệ  thuật: Cải lương, Chèo và Múa rối  chưa thực hiện  (không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND).  Về huy động kinh phí xã hội hóa: Lĩnh vực văn hóa đã huy động được  nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư cho văn hóa là 355 tỷ đồng,  bao gồm: Xây dựng Trung tâm Văn hóa ­ Thể thao, Nhà văn hóa các cấp 100  tỷ đồng; hoạt động thông tin cổ động, phát triển thư viện và văn nghệ  quần  chúng 15 tỷ  đồng; bảo tồn di sản văn hóa 80 tỷ  đồng; sản xuất, kinh doanh   dịch vụ văn hóa 70 tỷ đồng; hoạt động điện ảnh 90 tỷ đồng. 5. Lĩnh vực thể dục – thể thao: Mục tiêu 1: Chuyển toàn bộ các cơ sở thể dục thể thao công lập sang   hoạt động theo cơ  chế  tự  chủ  cung  ứng dịch vụ  công ích hoặc ngoài công   lập. ­ Đến nay, toàn bộ  các đơn vị  sự  nghiệp thể  dục ­ thể  thao công lập   đều đã hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính theo Nghị  định số  43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ  quy định quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ máy, biên chế  và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, hiện nay thành phố  chưa có đơn vị sự nghiệp công lập thể thao tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt  động. Tổng thu sự nghiệp và dịch vụ thể thao của các đơn vị sự nghiệp công   lập thể  thao chiếm tỷ  trọng không đáng kể  so tổng kinh phí hoạt động; cụ  thể: Năm 2012, tổng kinh phí hoạt động của các đơn vị  sự  nghiệp thể  thao  công lập cấp thành phố  (3 đơn vị) là 35,3 tỷ  đồng; trong đó kinh phí thu sự  nghiệp và dịch vụ thể thao 1,1 tỷ đồng, chiếm tỷ  trọng 3,1%  (không đạt chỉ  tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Mục tiêu 2: đảm bảo diện tích đất cho các công trình thể dục thể thao   đạt bình quân 3m2/người; phát triển phong trào thể  thao quần chúng, huy   động tỷ lệ dân số có tham gia hoạt động thể dục thể thao đạt 45%, trong đó   tập luyện thể  dục thể  thao thường xuyên đạt 25%; thể  thao thành tích cao   tập trung đầu tư cho 15 môn thể thao trọng điểm. ­ Hiện có 80% xã, phường, thị trấn và 100% quận, huyện đã thực hiện  quy hoạch đất cho các công trình thể dục ­ thể thao, tuy nhiên, diện tích đất  thể  dục  ­  thể  thao  bình quân   đầu người  trên  địa  bàn  thành phố  mới   đạt   2,35m2/người  (không đạt chỉ  tiêu Nghị  quyết 14/2006/NQ­HĐND). Một số  địa phương đạt diện tích bình quân cao, như  các huyện: Thủy Nguyên trên  4,5m2/người;   Tiên   Lãng,   An   Dương   trên   3m2/người;   nhưng   cũng   có   địa  phương đạt rất thấp, như quận Lê Chân 0,38m2/người. ­ Tỷ lệ  dân số  có tham gia hoạt động thể  dục thể thao đạt 45%, trong   đó tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 28% ( đạt và vượt chỉ tiêu Nghị  quyết 14/2006/NQ­HĐND). Các cơ  quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp,   xã, phường, thị  trấn đều có các hoạt động thể  dục – thể  thao phù hợp và  thường xuyên tổ chức các giải thể thao của ngành, địa phương, đơn vị  phục   11
  12. vụ  nhu cầu tập luyện thể  dục thể thao của mọi đối tượng. Nhiều môn thể  thao dân tộc, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển mạnh, đặc   biệt là vào các dịp lễ, hội, những ngày tết cổ truyền, các dịp kỷ niệm của đất  nước, thành phố, ngành, địa phương, đơn vị.  ­ Các môn thể thao trọng điểm của thành phố tiếp tục được thành phố  quan tâm đầu tư  phát triển. Thành phố  đã tập trung đầu tư  cho 23 môn thể  thao thành tích cao và giành khoản kinh phí lớn hỗ trợ cho môn bóng đá (vượt   chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). Mục tiêu 3: từng bước tạo lập và phát triển thị trường dịch vụ thể dục   thể thao; khuyến khích phát triển các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập,   các hiệp hội hoặc liên đoàn thể  dục thể  thao; khuyến khích chuyên nghiệp   hoá thể thao thành tích cao, trước mắt là bóng đá. ­ Thành phố đã phát triển một số môn thể thao theo phương thức xã hội   hóa, như  các môn: Khiêu vũ thể  thao, Aerobic, thể  hình, Billiards Snooker,   Bowling, lướt ván, đua thuyền truyền thống, cờ  tướng, quần vợt, bóng đá...   Các môn này do các doanh nghiệp, tổ  chức xã hội và cá nhân đứng ra thành  lập, quản lý các câu lạc bộ, đầu tư  xây dựng cơ  sở  vật chất; các vận động   viên đến tập luyện có đóng góp kinh phí. Khi hình thành các đội tuyển tham   dự các giải quốc gia, quốc tế, ngân sách thành phố hỗ trợ một phần kinh phí  thi đấu, còn lại chủ yếu là do các câu lạc bộ, các hiệp hội, liên đoàn tự huy   động thêm kinh phí(đạt chỉ tiêu Nghị quyết 14/2006/NQ­HĐND). ­ Toàn thành phố  hiện có: 11 hội và liên đoàn thể  thao cấp thành phố,   gần 100 chi hội cơ sở; 2.355 câu lạc bộ thể dục ­ thể thao quần chúng; trong   đó, có 4 đơn vị công lập, 2.351 đơn vị ngoài công lập, 390 cơ sở, tụ điểm thể  dục ­ thể thao ở quận huyện. Về cơ sở vật chất, trên địa bàn thành phố có 26   bể bơi, 8 phòng tập Billiars, 81 sân quần vợt, 254 sân bóng đá, 545 sân bóng   chuyền, 42 sân điền kinh, 10 sân bóng rổ, 15 sân vận động, 66 nhà tập luyện   phục vụ  nhu cầu tập luyện thể  dục ­ thể  thao cho nhân dân .... Đặc biệt,  thành phố  có 2 sân Golf Đồ  Sơn và Sông Giá từ  vốn đầu tư  trực tiếp nước   ngoài FDI với diện tích hơn 100ha, đang hoạt động tốt, thu hút hàng trăm lao  động. Về  huy động kinh phí xã hội hóa: Lĩnh vực thể  dục ­ thể  thao đã huy  động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư cho thể thao là  600 tỷ đồng để đầu tư các cơ sở luyện tập thể dục ­ thể thao (Golf, bóng đá,  Billiars, thể hình, quần vợt,...).  II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Kết quả đạt được: ­ Nhận thức về xã hội hoá của các ngành, cấp cấp và cộng đồng được  nâng lên một bước, đặc biệt là các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã nhận thức   sâu sắc hơn về  ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hoá   trong quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố.  12
  13. ­ Các nguồn lực xã hội bước đầu được khai thác, phát huy có hiệu quả,  nguồn lực xã hội hoá đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế ­  xã hội của thành phố, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. ­ Khu vực ngoài công lập phát triển với nhiều loại hình và phương   thức hoạt động đa dạng. Các cơ sở ngoài công lập trong một số lĩnh vực tiếp   tục được hình thành và phát triển cả  về  số  lượng và chất lượng, hiệu quả  hoạt động từng bước được nâng lên,  tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều  lao động.  ­ Cùng với tăng chi từ ngân sách thành phố, việc đẩy mạnh xã hội hóa   đã huy được nguồn kinh phí đáng kể của cộng đồng tham gia đầu tư cho lĩnh   vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể  dục ­ thể  thao cho với   chất lượng ngày càng tốt hơn.  2. Tồn tại, hạn chế: Công tác xã hội hoá trên địa bàn thành phố  thời gian qua tuy đã đạt  được những kết quả  quan trọng bước đầu nhưng vẫn còn một số  tồn tại,   hạn chế; đó là: ­ Nhiều mục tiêu xã hội hoá được nêu trong Nghị  quyết 14/2006/NQ­ HĐND không đạt, cụ  thể:  Chuyển các cơ  sở  công lập sang hoạt động theo  cơ  chế  tự  chủ  cung  ứng dịch vụ  công ích; Chuyển đổi các cơ  sở  bán công   thành cơ sở dân lập hoặc tư thục; tỷ lệ học sinh ngoài công lập nhà trẻ, mẫu   giáo, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; tỷ  lệ  học sinh học nghề  theo cơ  chế  cung  ứng dịch vụ  công; tỷ  lệ  người dân  tham gia bảo hiểm y tế; có bệnh viện quốc tế trên địa bàn; sắp xếp các đoàn  nghệ  thuật công lập; diện tích đất dành cho hoạt động thể  dục ­ thể  thao.   Thậm chí có mục tiêu đến năm 2012 còn giảm đi so với năm 2006, như: Tỷ  lệ  học sinh trong các trường trung học phổ  thông ngoài công lập giảm từ  32,6% xuống còn 23%. ­ Nhiều đơn vị  sự  nghiệp công lập có cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  hoạt động còn thiếu thốn, chất lượng yếu tố con nguời không đồng đều và  còn  hạn chế.  ­ Các cơ sở ngoài công lập có thái độ phục vụ tốt, tuy nhiên quy mô các   cơ sở ngoài công lập hầu hết còn nhỏ bé, số lượng dịch vụ còn hạn chế, chất   lượng chuyên môn sâu chưa đạt được như  khối công lập, phát triển không   đồng đều giữa các vùng và các lĩnh vực, mới chủ yếu tập trung  ở nội thành,  nội thị, nơi đông dân; nhiều đơn vị chạy theo số lượng, lạm dụng kỹ thuật đã  phần nào làm giảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân. ­ Một số  cơ  chế, chính sách được Chính phủ  ban hành nhằm khuyến  khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy   nghề, y tế, văn hóa, thể  dục ­ thể  thao  chưa được thành phố  triển khai áp  dụng kịp thời, đầy đủ; cụ  thể: Các  chính sách khuyến khích xã hội hóa về  đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ  trợ  đầu tư  cơ  sở  hạ tầng, cho thuê nhà và  cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay đầu tư, đào  tạo   nhân   lực   ...   được   quy   định   trong  Nghị   định   số   53/2006/NĐ­CP   ngày  13
  14. 25/5/2006 của Chính phủ, Nghị  định số  69/2008/NĐ­CP ngày 30/5/2008 của  Chính phủ, Quyết  định số  1466/QĐ­TTg ngày 10/10/2008 của Thủ  tướng   Chính phủ.  ­ Phương thức phân bổ, bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các   đơn vị sự nghiệp công lập còn mang tính bình quân, chưa gắn với chất lượng  dịch vụ, chưa có sự  bình đẳng giữa các đơn vị  trong và ngoài công lập trong   việc tiếp cận nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước. 3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: 3.1. Nguyên nhân khách quan: ­ Khả năng ngân sách thành phố đáp ứng cho nhu cầu về giáo dục ­ đào  tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao còn eo hẹp;  mặt bằng thu nhập  của các tầng lớp dân cư  của thành phố  còn thấp và không đồng đều, có sự  chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị  và nông thôn; do vậy khó khăn trong   triển khai các cơ chế, chính sách xã hội hóa phù hợp với điều kiện của ngân   sách thành phố và thu nhập của các tầng lớp dân cư. ­ Đầu tư  cho các cơ  sở  xã hội hóa về  giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y  tế, văn hóa, thể dục ­ thể thao đạt chuẩn cần có số vốn đầu tư lớn, thời gian   thu hồi vốn chậm nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. ­ Các chính sách khuyến khích xã hội hóa chưa tách biệt vùng thuận lợi   với vùng khó khăn một cách rõ ràng và đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp,  tổ chức, cá nhân đầu tư vào những vùng khó khăn. ­ Hệ  thống văn bản pháp luật, chế  độ, chính sách về  xã hội hoá còn  chưa đồng bộ, thống nhất. Một số  văn bản pháp luật chậm được các bộ,   ngành Trung  ương hướng dẫn, hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng, hoặc đang  trong quá trình xây dựng, sửa đổi nên dẫn đến có nhiều lúng túng trong quá  trình   tổ   chức   thực   hiện.   Chính   phủ   có     Nghị   quyết   số   40/NQ­CP   ngày  09/8/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận số  37­TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề  án “Đổi mới cơ chế hoạt   động của các đơn vị  sự  nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số  loại  hình dịch vụ sự nghiệp công”, tuy việc sửa đổi các văn bản pháp luật theo lộ  trình đến quý IV/2013 mới hoàn thành. 3.2. Nguyên nhân chủ quan: ­ Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước về xã  hội hoá giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục ­ thể thao  chưa  được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu  quả với sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức xã hội. ­ Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành về xã hội hóa  chưa thật sự  đầy đủ, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa   đối với sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội của thành phố; tư  tưởng bao cấp, dựa  vào ngân sách Nhà nước  vẫn còn tồn tại  ở  nhiều cấp, ngành,  đơn vị  sự  nghiệp công lập.  14
  15. ­ Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc triển khai   thực hiện chủ trương, chính sách về xã hội hóa giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề,  y tế, văn hóa, thể dục ­ thể thao  có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng  mức nên kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng. ­ Công tác tham mưu  chưa thật sự  khuyến khích các nhà đầu tư  đẩy  mạnh xã hội hóa thể  hiện:  tỷ  lệ  tuyển sinh học sinh phổ  thông trung học  ngoài công lập giảm,  số  giường bệnh ngoài công lập phát triển chậm; Các  cơ  chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa chậm được cụ  thể  hóa trên địa  bàn thành phố, nên không tạo điều kiện cho hệ  thống các đơn vị  ngoài công   lập hình thành, tồn tại và phát triển. ­ Các Sở  chuyên ngành chưa  hoàn thành quy hoạch ngành, quy hoạch  mạng lưới các cơ  sở giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể  thao đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; chưa có kế  hoạch phát triển   các cơ sở xã hội hóa của từng lĩnh vực; chưa xác định được danh mục các dự  án đầu tư ưu tiên thực hiện xã hội hóa kèm theo các điều kiện khuyến khích  cụ thể để làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư. Phần III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH Xà HỘI HÓA GIAI ĐOẠN 2013 ­ 2016, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 I­ QUAN ĐIỂM:  1. Xã hội hoá  là mục tiêu, là động lực, là chính sách lâu dài phát triển   sự  nghiệp giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể  thao,   thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố.  2. Đẩy mạnh xã hội hoá gắn với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục,  đào tạo, dạy nghề, y tế; đồng thời tăng cường vai trò của các cấp chính  quyền trong việc cung  ứng các dịch vụ  giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế,   văn hoá, thể dục ­ thể thao nhằm nâng cao hiệu quả  và chất lượng phục vụ  người dân tốt hơn; tăng cường quản lý để  nâng cao hiệu quả  sử  dụng các  nguồn lực xã hội hoá. 3. Thực hiện  xã hội hóa không chỉ đơn thuần là huy động vốn mà còn  là tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân quan tâm, được tham gia đóng  góp, quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động trong các lĩnh vực này.  4. Xã hội hoá phải đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận các nguồn   lực chung của thành phố  đối với mọi đối tượng xã hội; đảm bảo quyền lợi  cơ  bản của mọi người dân, trợ  giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó  khăn, hỗ trợ phát triển các vùng sâu, vùng xa và thực hiện công bằng xã hội. 5. Xã hội hoá giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục ­ thể  thao nhưng không giảm chi ngân sách Nhà nước mà tiếp tục tăng chi cho các  lĩnh vực này trên cơ  sở  chất lượng dịch vụ  và trực tiếp tới đối tượng thụ  hưởng, tốc độ  tăng chi phù hợp với với tốc độ  tăng thu của ngân sách thành  phố.  II­ MỤC TIÊU:  15
  16. 1. Mục tiêu tổng quát:  Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn  hoá, thể  dục ­ thể  thao.  Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ  chức, cá nhân  trong và ngoài nước đầu tư  cho giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá,   thể  dục ­ thể  thao bằng nhiều hình thức, phù hợp với quy hoạch phát triển  ngành, chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố. Xây dựng và cụ  thể  hóa các cơ  chế, chính sách nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,   bình đẳng theo pháp luật; thúc đẩy các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục ­ đào  tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể  dục ­ thể  thao phát triển cả  về  quy mô và  chất lượng. Đảm bảo cho các tầng lớp xã hội nhất là người nghèo và các đối  tượng chính sách được tiếp cận các dịch vụ giáo dục ­ đào tạo, y tế, văn hoá,   thể dục ­ thể thao ngày một tốt hơn.  2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2016, định hướng đến năm 2020: 2.1. Lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo: Đẩy mạnh thực hiện mô hình xã hội học tập, nâng cao chất lượng của   các Trung tâm học tập cộng đồng, chú trọng khu vực ngoại thành; Củng cố hệ  thống trường ngoài công lập, chuyển một số  các trường công lập ở  khu vực  kinh tế phát triển thành cơ sở công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc  cơ sở xã hội hóa  cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao.  Phấn đấu tỷ lệ  học sinh ngoài công lập và công lập tự cân đối thu chi so với tổng số học sinh   đạt được như sau:  2.1.1 Giáo dục mầm non: 20% học sinh vào năm 2016 và 30% học sinh  vào  năm 2020;  2.1.2 Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở: 5% học sinh vào năm 2016  và 10% học sinh vào năm 2020;  2.1.3 Giáo dục trung học phổ  thông:  25%  học sinh vào năm 2016 và  35% học sinh vào năm 2020;  2.1.4 Giáo dục trung học chuyên nghiệp: 16% sinh viên vào năm 2016 và  20% sinh viên vào năm 2020.  2.1.5 Giáo dục cao đẳng và đại học:  18%  sinh viên vào năm 2016 và  20% sinh viên vào năm 2020.  2.2. Lĩnh vực dạy nghề: 2.2.1  Nâng dần tỷ  lệ  nguồn thu sự  nghiệp và dịch vụ  dạy nghề  trên   tổng kinh phí hoạt động: khối trường cao đẳng và trung cấp nghề   đạt 70%   vào  năm 2016 và 75% vào năm 2020; khối trung tâm dạy nghề  đạt 30% vào  năm 2016 và 40% vào năm 2020. 2.2.2 Phát triển hệ thống trường dạy nghề ngoài công lập, tỷ lệ trường   ngoài công lập đạt 45% tổng số trường dạy nghề vào năm 2016 và đạt 50%   vào năm 2020; Mỗi trường ngoài công lập có ít nhất 01 nghề  là nghề  trọng  điểm cấp quốc gia hoặc đạt đẳng cấp khu vực ASEAN vào năm 2016 và   phấn đấu có nghề đạt cấp quốc tế vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên khối ngoài  công lập và công lập tự cân đối thu chi trình độ  cao đẳng và trung cấp nghề  16
  17. đạt 60%  tổng số  sinh viên học nghề  vào năm 2016 và 75% vào năm 2020;  sinh viên khối ngoài công lập và tự cân đối thu chi trình độ  sơ cấp nghề đạt  70% tổng số học sinh học nghề vào năm 2016 và 80% vào năm 2020.  2.3. Lĩnh vực y tế: 2.3.1  Thực hiện bảo hiểm y tế  toàn dân, phấn đấu đạt 80% dân số  tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2016 và trên 90% vào năm 2020; 2.3.2 Tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập đạt 16% tổng số giường bệnh  vào năm 2016 và 25% vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh công lập chất lượng   cao tự  cân đối thu chi đạt  20%  tổng số  giường bệnh công lập (không tính  giường bệnh trạm y tế xã) vào năm 2016 và 30% vào năm 2020. 2.3.3 Khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, phấn đấu  tăng 1,1 đến 1,3 lần vào năm 2016 và tăng lên 1,4­1,5 lần vào năm 2020; phát   triển tăng thêm 03 bệnh viện tư nhân vào năm 2016, tăng thêm 05 bệnh viện  tư nhân so với hiện nay và có 01 bệnh viện quốc tế vào năm 2020. 2.4. Lĩnh vực văn hóa: 2.4.1  Phấn đấu  đạt chuẩn các thiết chế  văn hoá thông tin cơ  sở, xây  dựng nếp sống văn hoá của người Hải Phòng; số  xã, phường có trung tâm  văn hóa, thể thao cộng đồng tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động đạt 50%  số xã, phường, thị trấn vào năm 2016 và 100% vào năm 2020;  2.4.2 Nâng dần tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp và dịch vụ văn hóa trên tổng  kinh phí hoạt động bình quân các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập đạt 30%   vào  năm 2016 và 35% vào năm 2020; trong đó tỷ  lệ  này đối với các đơn vị  nghệ thuật công lập thành phố không thấp hơn mức bình quân chung của toàn  ngành. 2.4.3  Thành lập Nhà hát sân khấu truyền thống trên cơ  sở  sáp nhập  Đoàn Chèo và Đoàn Nghệ thuật múa rối vào năm 2016;  2.5. Lĩnh vực thể dục ­ thể thao: 2.5.1 Phát triển phong trào thể  thao quần chúng, tỷ  lệ  người dân tham   gia hoạt động thể  dục ­ thể  thao đạt 47% vào năm 2016 và 50% năm 2020;  trong đó tập luyện thường xuyên đạt 30% vào năm 2016 và 35% vào năm   2020; đảm bảo diện tích đất cho các công trình thể dục ­ thể thao bình quân  toàn thành phố đạt 2,5 ­ 3m2/ người;  2.5.2 Phấn đấu cơ sở thể dục ­ thể thao công lập tự cân đối thu chi đạt  30% tổng số cơ sở thể dục ­ thể thao công lập vào năm 2016 và 50% vào năm  2020; tỷ  lệ  xã, phường, thị  trấn có cơ  sở  tập luyện thể  thao đạt 65% số  xã,  phường, thị trấn vào năm 2016 và 95% vào năm 2020. III­ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH:  1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức:  ­ Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội  hoá giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục ­ thể thao đến các cơ  quan, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện có hiệu quả các nội dung   của Đề án; 17
  18. ­ Thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền; trong đó chú trọng các hình  thức tuyên truyền như  nói chuyện chuyên đề, qua hệ  thống truyền thanh xã,  phường, thị trấn, qua báo viết, báo nói, báo hình; xây dựng chuyên mục hàng  tuần về  xã hội hóa trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình và Báo Hải   Phòng; phát động các phong trào thi đua  ở  các cấp, các ngành, các cơ  quan,  đơn vị. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt chủ  trương xã hội hóa. ­ Xây dựng, ban hành các quy định về  thi đua, khen thưởng phù hợp,   đảm bảo khuyến khích, động viên, khích lệ  các đơn vị, tổ  chức và cá nhân   tích cực tham gia thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa trên địa  bàn thành phố. 2. Công tác quản lý nhà nước: ­ Tăng cường quản lý Nhà nước thống nhất đối với các cơ sở công lập   và ngoài công lập; phân công, phân cấp rõ ràng, cụ  thể  nhiệm vụ  từng cấp,   từng ngành đối với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa cũng như thực hiện  mục tiêu của đề án; phối hợp chặt chẽ giữa các sở tổng hợp với các sở quản   lý chuyên ngành và các cơ  quan hành chính Nhà nước cấp quận, huyện, xã,  phường, thị trấn trong thực hiện Đề án.  ­ Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa ở cấp thành phố  và cấp  quận, huyện để tập trung chỉ đạo, điều hành và tăng cường sự phối hợp liên  ngành trong tổ chức thực hiện Đề án. ­ Xây dựng định mức chi phí cho cho từng đối tượng thụ  hưởng làm  căn cứ  hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách cho các cơ sở xã hội hóa. ­ Xây dựng kế  hoạch hỗ  trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ  trợ  việc sắp   xếp, tuyển dụng nhân lực đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi  sang loại hình tự cân đối thu chi, các cơ sở xã hội hóa. ­ Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà  đầu tư trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế thực hiện đầu tư, hợp  tác, hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn  hoá, thể dục ­ thể thao phù hợp với luật pháp hiện hành. ­ Các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp và tạo điều kiện để Mặt trận   Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị ­ xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức   xã hội ­ nghề nghiệp và cộng đồng người dân tham gia thực hiện và kiểm tra,   giám sát quá trình xã hội hóa.  3. Công tác quy hoạch: ­ Rà soát, bổ  sung, hoàn thành xây dựng  quy hoạch ngành, quy hoạch  mạng lưới đơn vị thuộc các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn   hóa, thể  dục ­ thể  thao, trong đó bao gồm danh mục các cơ  sở  thực hiện xã  hội hóa; xây dựng quy hoạch quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất dành cho cơ sở  thực hiện xã hội hóa; hoàn thành trong năm 2013. ­   Công   bố   công   khai   quy   hoạch  ngành,   quy   hoạch   mạng   lưới,   quy  hoạch đất, kế  hoạch sử  dụng đất dành cho xã hội hóa, danh mục các dự  án   18
  19. xã hội hóa kêu gọi đầu tư, giới thiệu địa điểm đã được giải phóng mặt bằng  hoặc trong kế hoạch giải phóng mặt bằng. ­ Lập quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư đảm bảo tổ chức  không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, công trình hạ tầng xã hội gắn với quy   hoạch các ngành thực hiện xã hội hóa. 4. Cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa của thành phố: 4.1. Đối tượng điều chỉnh:  Các cơ sở xã hội hóa hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy  nghề, y tế, văn hóa, thể dục ­ thể thao. Các cơ sở sự nghiệp công lập ( hoặc bộ phận) tự cân đối thu chi, cung  cấp dịch vụ  theo yêu cầu, dịch vụ  chất lượng cao trong các lĩnh vực xã hội  hoá. 4.2. Điều kiện áp dụng:  Các cơ sở  thực hiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo,   dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục ­ thể thao phù hợp với quy hoạch phát triển   ngành, kế  hoạch phát triển kinh tế  ­ xã hội của thành phố  và phù hợp với  danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ  sở  thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục ­ đào tạo, dạy nghề, y tế, văn   hóa, thể  thao, môi trường tại Quyết định số  1466/QĐ­ TTg ngày 10/10/2008   của Thủ  tướng Chính phủ  (Các dự  án đầu tư  nước ngoài trong lĩnh vực xã  hội hóa thực hiện theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ). 4.3. Cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích xã hội hóa của thành   phố:  Các cơ sở xã hội hóa đáp ứng các quy định về đối tượng điểu chỉnh và   điều kiện áp dụng tại điểm 2.1 và điểm 2.2, mục 2 nêu trên, ngoài các ưu đãi   theo quy định chung của Nhà nước; được thành phố ưu đãi, khuyến khích các   cơ chế, chính sách dưới đây: 4.3.1. Chính sách về hỗ trợ nguồn nhân lực: Dành tỷ lệ 20% ­ 30% tổng số tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng hàng năm  của thành phố  cho cơ  sở  thực hiện xã hội hóa tham gia chương trình, kế  hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, viên chức; hỗ  trợ  kinh phí tham gia   chương   trình   đào   tạo,   bồi   dưỡng   như   cán   bộ,   viên   chức   khối   đơn   vị   sự  nghiệp công lập; hỗ  trợ việc sắp xếp, tuyển dụng nhân lực đối với các đơn   vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang loại hình tự cân đối thu chi, các cơ sở  xã hội hóa. 4.3.2. Chính sách về cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng: - Cơ sở thực hiện xã hội hóa được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để  cung cấp các sản phẩm dịch vụ  trong lĩnh vực xã hội hóa phù hợp với quy   hoạch, kế hoạch của thành phố. Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu  cầu phát triển các lĩnh vực xã hội hóa và khả  năng ngân sách thành phố, Uỷ  ban nhân dân thành phố   ưu tiên giành kinh phí để  đầu tư, cải tạo nâng cấp  19
  20. quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư xây dựng mới nhà, cơ sở hạ tầng cho các   cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê dài hạn với giá ưu đãi, cụ thể: + Thời gian cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với các cơ sở thực hiện xã   hội hóa do Uỷ ban nhân dân thành phố  xác định cho từng trường hợp cụ thể  nhưng tối thiểu không dưới 10 năm,  giá thuê được có thể  được điều chỉnh  theo kỳ hạn quy định trong hợp đồng. Hết thời hạn này, nếu các cơ  sở  thực  hiện xã hội hóa còn có nhu cầu sử dụng nhà, cơ sở hạ tầng thì được ưu tiên   tiếp tục gia hạn thuê, thời gian của một đợt gia hạn tối thiểu không dưới 05   năm. Trường hợp các cơ sở thực hiện xã hội hóa có nhu cầu thuê nhà, cơ sở  hạ  tầng ít hơn thời gian đã xác định trên thì thời gian cho thuê nhà, cơ  sở  hạ  tầng được xác định theo đề nghị của các cơ sở thực hiện xã hội hóa. + Mức giá cho thuê  ưu đãi nhà, cơ  sở  hạ  tầng đối với các cơ  sở  thực   hiện xã hội hóa tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng   mặt bằng (nếu có) và lãi của cơ sở kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án   được duyệt. Đơn giá cho thuê do Uỷ ban nhân dân thành  phố  quyết định cụ  thể cho từng trường hợp theo nguyên tắc sau: (1) Đối với nhà, cơ sở hạ tầng   hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ  sở  đánh giá lại tài sản đảm bảo   phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại và theo quy định   hiện hành về  quản lý tài sản. (2) Đối với nhà, cơ  sở  hạ  tầng xây dựng mới  được xác định bằng giá xây dựng (bao gồm cả  thuế  của đơn vị  xây dựng),   không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi của  cơ sở  kinh doanh nhà, cơ sở  hạ  tầng. (3) Thời gian  ổn định đơn giá cho thuê  nhà, cơ sở hạ tầng được ổn định 05 năm. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội   hóa có nhu cầu trả tiền thuê nhà, cơ sở hạ tầng một lần cho cả thời gian thuê   thì tùy theo từng trường hợp cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. ­ Chính sách hỗ trợ lợi nhuận các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà,  cơ  sở  hạ  tầng cho cơ  sở  thực hiện xã hội hóa thuê:  Mức lợi nhuận hỗ  trợ  được tính tương đương mức lãi suất cho vay kỳ hạn 01 năm của Ngân hàng   Đầu tư và Phát triển trên địa bàn và giá trị sửa chữa, xây dựng mới để cho cơ  sở thực hiện xã hội hóa thuê; tỷ lệ và thời gian hỗ trợ cụ thể như sau: + Khu vực các huyện Cát Hải, Bạch Long Vĩ: Được hỗ trợ 50% trong 5   năm; + Khu vực các huyện còn lại: Được hỗ trợ 50% trong 3 năm; + Khu vực các quận: Được hỗ trợ 30% trong 3 năm 4.3.3 Chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật:  Các cơ sở thực hiện xã hội hóa xây dựng nhà, cơ sở vật chất phục vụ  hoạt động xã hội hóa nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã được xây dựng  hạ  tầng kỹ   thuật   (đường  giao  thông, hệ  thống  điện,  hệ  thống  cấp thoát   nước) phải nộp chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ được thành phố hỗ trợ  một phần chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ hỗ trợ cụ thể như sau:  + Khu vực các huyện Cát Hải, Bạch Long Vỹ được hỗ trợ 50% giá trị  đầu tư; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2