intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Chính trị

Chia sẻ: Nguyen Phong Phu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

302
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Chính trị trang bị nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đó góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Chính trị

  1. Bài mở đầu ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ 1. Đối tượng nghiên cứu, học tập - Đối tượng: môn học chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động chính trị, cơ chế tác động, ph ương thức sử dụng đ ể hiện th ực hoá những quy luật chung đó; nghiên cứu hoạt động của các Đ ảng phái và chính quyền, các tổ chức chính trị; các giai cấp và mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các chế độ xã hội. - Mục đích của môn học: trang bị nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng C ộng sản Việt Nam; làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ đó góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đ ịnh h ướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho người học. 2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1. Chức năng - Chức năng nhận thức khoa học: giúp người học hiểu biết hệ thống tri thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng; nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý và xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước. - Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm: Góp phần giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; trau dồi thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Từ đó có quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu các hoạt động xây dựng chế độ, hoạt động của hệ th ống chính trị ở nước ta. - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1
  2. - Trang bị hiểu biết cơ bản về truyền thống quý báu của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam. 2.3. Yêu cầu - Kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiểu biết cơ bản về truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. - Kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và năng lực công tác, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Thái độ: có tư tưởng, tình cảm tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Phương pháp và ý nghĩa học tập 3.1. Phương pháp - Phát huy tính chủ động của thầy, tính tích cực của trò - Học lý thuyết gắn với thực tiễn, tích cực tự nghiên cứu, thảo luận, … - Học tập, nghiên cứu gắn với thực tiễn. 3.2. Ý nghĩa Môn học chính trị có ý nghĩa to lớn trong vi ệc giáo d ục ph ẩm ch ất chính trị, lòng trung thành v ới l ợi ích c ủa giai c ấp và dân t ộc; b ồi d ưỡng tinh thần học tập, lao đ ộng sáng t ạo, có k ỹ thu ật, có k ỷ lu ật và năng su ất cao; phát triển thành qu ả cách m ạng, xây d ựng và b ảo v ệ T ổ qu ốc. 2
  3. Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1. C.Mác và Ph. Ăngghen sáng lập học thuyết 1.1 Các tiền đề hình thành - Tiền đề kinh tế - xã hội: + Từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX nền đại công nghiệp TBCN phát triển mạnh ở Châu Âu. Giai cấp công nhân hiện đại ra đ ời và phát triển mạnh nhưng tình cảnh khổ cực. Mâu thuẫn giữa giai c ấp vô s ản và tư sản ngày càng gay gắt và dẫn tới các cuộc đấu tranh tự phát của công nhân. Song, các phong trào đó đều thất bại. + Thực tiễn phong trào cách mạng của giai cấp vô sản đặt ra vấn đề cần phải có lý luận cách mạng soi đường. Đó là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. - Những tiền đề về lý luận và khoa học: + Tiền đề lý luận: C.Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa và phát triển những đỉnh cao của tư tưởng lý luận đương thời như triết học cổ điển Đức, các học thuyết kinh tế tiến bộ ở Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp để xây dựng học thuyết mới. + Tiền đề khoa học: học thuyết về sự tiến hoá các loài (Đácuyn); định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng (Lômônôxốp), h ọc thuy ết t ế bào (Svác và Slâyđen) và các thành tựu khác về hoá học, cơ học,…góp phần củng cố lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen. - Vai trò nhân tố chủ quan của C. Mác và Ph. Ăngghen: Là những người có kiến thức thiên tài trên nhiều lĩnh vực khoa h ọc; hoạt đ ộng gắn bó và hi ểu biết sâu sắc phong trào công nhân, nhân dân lao động, t ừ đó, tìm th ấy s ức mạnh to lớn của họ. Với tư duy khoa học và sự hiểu biết thực tiễn, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đưa chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, sáng 3
  4. lập nên chủ nghĩa Mác với ba bộ phận cấu thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. 1.2. Sự ra đời và phát triển học thuyết Mác (1848-1895) - Tháng 2-1848, tác ph ẩm Tuyên ngôn c ủa Đ ảng c ộng s ản của Mác- Ăngghen được công bố, đặt dấu mốc ra đời chủ nghĩa Mác. - Kế thừa và phát triển tinh hoa trí tuệ của nhân loại và nghiên cứu th ực tiễn C.Mác và Ph. Ăngghen đã viết nhiều tác ph ẩm, đề c ập nh ững v ấn đ ề c ơ bản về triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa h ọc; đ ề ra những vấn đề cơ bản có tình chất nguyên lý về cách mạng vô sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Những giá trị lý luận tiêu biểu của chủ nghĩa Mác: + Triết học: C.Mác và Ph. Ăngghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là h ạt nhân của th ế gi ới quan khoa học và cách mạng để xem xét, giải quyết vấn đề thực tiễn; đem lại cơ sở khoa học cho việc nhận thức về các quy luật của xã hội và hoạt động tự giác của giai cấp công nhân. + Kinh tế chính trị học: học thuyết giá trị thặng dư của Mác đã vạch ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của xã hội tư bản, bản chất của giai c ấp tư sản, vai trò lịch sử của CNTB. + Chủ nghĩa xã hội khoa học: chủ nghĩa Mác đã xây dựng lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; sự tất yếu của cách mạng xã h ội chủ nghĩa, thời kỳ quá độ lên CNXH,... - C.Mác và Ph. Ăngghen đã tích cực hoạt động trong phong trào công nhân: thành lập Quốc tế I (1863-1876), Quốc tế II (1889 - 1895). Năm 1895, sau khi Ăngghen mất, quốc tế II rơi vào phản động. 2. V.I. Lênin phát triển học thuyết Mác (1895 - 1924) 2.1. Sự phát triển của Lênin về lý luận cách mạng - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã kế thừa, phát triển học thuyết Mác trong điều kiện lịch sử mới. 4
  5. - Kế thừa lý luận của Mác, Ăngghen và qua thực tiễn cách mạng ở Nga, Lênin đã phát triển lý luận mới trên nhiều lĩnh vực: + Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí một nước, nơi yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Người nêu khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. + Khi chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân sẽ làm cho phong trào công nhân trở thành tự giác. + Chủ nghĩa xã hội khoa học kết hợp với phong trào công nhân s ẽ t ất yếu hình thành Đảng cộng sản của giai cấp công nhân. Đ ảng đ ược xây d ựng theo những nguyên tắc của một Đảng kiểu mới. + Xây dựng lý luận mới về chiến tranh và hoà bình; nhà nước và cách mạng,... 2.2 Chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực - Với thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (1917), lý luận về chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực trên đất nước Nga. Từ th ực ti ễn n ước Nga, Lênin tiếp tục phát triển lý luận trên nhiều vấn đề mới… - Những giá trị chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin: + Là học thuyết duy nhất nêu lên đưa ra mục tiêu, con đ ường, l ực lượng, phương pháp để đạt mục tiêu là giải phóng xã h ội, gi ải phóng giai cấp, giải phóng con người; đưa con người và các dân tộc phát triển toàn di ện, bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc. + Là học thuyết mang bản chất khoa học và cách mạng vì nó ra đời trên cơ sở chín muồi của các tiền đề kinh tế - xã hội; kế th ừa và phát tri ển t ư tưởng lý luận và khoa học của nhân loại; được sáng lập bởi những lãnh t ụ thiên tài và hiểu biết sâu sắc về thực tiễn. + Cung cấp thế giới quan và phương pháp luận để nhìn nhận đúng đắn những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã h ội và tư duy, nh ận th ức con người. Học thuyết không chỉ là công cụ để hiểu và giải thích th ế giới mà v ấn đề căn bản là cải tạo và phát triển thế giới. + Luôn gắn bó và cải tạo thực tiễn; lấy th ực tiễn là th ước đo ki ểm nghiệm; là học thuyết mở, luôn đòi hỏi bổ sung, phát triển năng động, sáng tạo. 5
  6. 3. Chủ nghĩa Mác – Lênin từ 1924 đến nay 3.1. Vận dụng và phát triển lý luận xây dựng CNXH (1924 – 1991) - Từ năm 1924 đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuy ết lý lu ận đóng vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản trên thế giới trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Các Đảng cộng sản và công nhân ở từng nước đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng, đề ra những nhiệm vụ cụ thể của nước mình, góp phần bổ sung, phát triển lý luận mới. - Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu sau 20 năm xây dựng CNXH, trở thành cường quốc và là trụ cột của các lực lượng cách mạng, thành trì của nền hòa bình thế giới. - Từ sau Chiến tranh thế giới hai, lý luận và kinh nghiệm xây dựng CNXH được vận dụng ở tất cả các nước XHCN làm cho hệ thống XHCN phát triển mạnh, góp phần vào thắng lợi của phong trào dân tộc ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh. Thực tế này chứng minh sự phát triển và ảnh h ưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, của độc lập dân tộc gắn liền CNXH. - Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, CNXH hiện thực lâm vào khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô. Đây không phải là sự sụp đổ của lý luận XHCN, mà là c ủa m ột mô hình XHCN hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô. Qua đó, Đảng ta rút ra nhiều bài học quý. Từ sự sụp đổ đó và thành tựu của công cuộc cải cách ở Trung Quốc, lý luận về xây dựng CNXH được bổ sung, phát triển mới. 3.2. Đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực - Sau khi Liên Xô và CNXH ở Đông Âu sụp đổ, kẻ thù chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng quyết liệt và nguy hiểm hơn, kích động dao động tư tưởng, kêu gọi từ bỏ con đường XHCN; thực hiện “diễn biến hòa bình”, tổ chức các hoạt động gây rối chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,... - Công cuộc xây dựng CNXH ở các nước còn lại tiếp tục giành nhiều thắng lợi, lý luận Mác – Lênin đang tiếp tục được bổ sung, phát triển trong 6
  7. điều kiện mới, làm cho học thuyết này có thêm sức sống mới, thực ch ất và năng động hơn, đi sâu vào thực tiễn cách mạng thế giới. - Ở Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, làm phong phú lý luận Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước mình, đem l ại nhi ều thành tựu quan trọng. Bài 2 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Chủ nghĩa xã hội 1.1. Tính tất yếu và bản chất của chủ nghĩa xã hội a. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội - Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: xã hội loài người phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế - xã hội. Tiến lên CNXH và CNCS là quy luật phát triển của xã hội loài người. - Hồ Chí Minh đã khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Tất cả các dân tộc dù sớm hay muộn đều đi lên CNXH. - Mỗi hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với một kiểu quan h ệ sản xuất đặc trưng phù hợp. Trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất phát triển ngày càng cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất dựa trên ch ế độ chiếm h ữu t ư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này bi ểu hiện v ề m ặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai c ấp t ư s ản. D ưới s ự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cách mạng XHCN tất yếu n ổ ra đ ể gi ải quy ết mâu thuẫn đó, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thiết lập CNXH thay thế CNTB. 7
  8. - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra giai đoạn quá đ ộ t ừ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, mở ra khả năng cho nhi ều nước quá độ tiến lên CNXH. b. Bản chất của CNXH - Có nền kinh tế phát triển cao được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện đại và phát triển bền vững (nền đại công nghiệp cơ khí). - Có quan hệ sản xuất tiến bộ, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Thực hiện phân phối theo lao động (ở giai đoạn CNXH) và theo nhu cầu (ở giai đoạn CNCS). - Có nền văn hoá và tư tưởng tiến bộ dựa trên cơ sở bình đẳng, dân chủ và chủ nghĩa tập thể. Con người phát triển tự do, toàn diện. - Các dân tộc trên thế giới đoàn kết hữu nghị và bình đẳng, cùng đi lên CHXH. 1.2. Các giai đoạn phát triển của CNXH a. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH - Từ hình thái KT - XH này sang hình thái KT - XH khác t ất y ếu ph ải trải qua thời kỳ quá độ. - Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu s ắc, tri ệt để, toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới vì giai cấp công nhân và nhân dân lao động dù đã giành được chính quyền nhưng vẫn phải tiếp tục đấu tranh với giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng chưa hoàn toàn bị xoá bỏ; trong xã hội, cái cũ chưa bị thủ tiêu hoàn toàn, cái mới xây dựng chưa vững chắc. Do đó, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ để cải tạo xã h ội cũ, t ừng b ước xây dựng xã hội mới. - Có 2 kiểu quá độ lên CNXH: + Quá độ trực tiếp: Đi lên CHXH từ những nước tư bản đã phát triển cao. + Quá độ gián tiếp: Đi lên CNXH từ những nước tư bản trung bình hoặc những nước tiền tư bản. b. Hai giai đoạn CNXH và CNCS 8
  9. Sau khi kết thúc thời kỳ quá độ phải tất yếu qua hai giai đoạn phát triển để tiến lên CNCS. - Giai đoạn thứ nhất của CNCS là CNXH: đây là giai đoạn th ấp, còn tồn tại những tàn dư xã hội cũ. - Giai đoạn cao của CNCS: tàn dư xã hội cũ đã bị xoá bỏ, lực lượng sản xuất phát triển cao, của cải dồi dào, lao động trở thành nhu c ầu đ ầu tiên c ủa con người, mỗi người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. 2. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam 2.1. Cơ sở khách quan cua thời kỳ quá độ ở Việt Nam ̉ a. Đặc điểm của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ - Nước ta quá độ lên CNXH từ xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua ch ế độ TBCN. - Hậu quả chiến tranh, tàn dư của chế độ cũ còn nặng nề. - Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và nền độc lập của nước ta. b. Khả năng để Việt Nam thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN - Có Đảng cầm quyền và lãnh đạo toàn diện; có nhà nước XHCN bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. - Nhân dân ta có truyền thống và phẩm chất tốt đẹp; trung thành và tin tưởng vào Đảng. - Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú… - Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực, tạo thế và lực mới cho đất nước ti ếp tục đi lên. - Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng t ỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, v ề xã h ội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. 2.2. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 9
  10. a. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 2011) - Mục tiêu của thời kỳ quá độ: + Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ: xây dựng đ ược v ề c ơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. + Mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI: phấn đấu xây dựng nước ta tr ở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đặc trưng của CNXH ở Việt Nam: + Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. + Do nhân dân làm chủ. + Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. + Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. + Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. + Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. - Phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ: + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường. + Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 10
  11. + Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. + Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. + Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn k ết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. + Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. b. Nội dung con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã xác định mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2011 – 2015: - Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và s ức chi ến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Nhiệm vụ chủ yếu: + Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. + Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri th ức. T ập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đ ời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục xây dựng n ền văn hoá Vi ệt 11
  12. Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường. + Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính tr ị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. + Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân t ộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đ ổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. + Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. - Nhiệm vụ trọng tâm: + Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; + Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân; + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cu ộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; + Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông. + Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nh ập c ủa cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất h ợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nh ập hiện nay; + Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội); + Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này. 12
  13. Bài 3 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Nguồn gốc và quá trình hình thành a. Hoàn cảnh lịch sử và nguồn gốc hình thành * Hoàn cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: - Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu th ế kỷ XX: chính quy ền tri ều Nguyễn từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, l ần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng. Các phong trào yêu nước đều l ần l ượt thất bại. Cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. 13
  14. - Bối cảnh quốc tế: + Chủ nghĩa đế quốc đã xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới, trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. + Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước TBCN diễn ra sôi nổi. + Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) mở ra th ời kỳ mới trong lịch sử loài người, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. + Quốc tế Cộng sản ra đời (1919) đã thúc đẩy s ự phát tri ển và m ối quan hệ giữa phong trào công nhân trong các nước TBCN và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ. * Nguồn gốc hình thành: - Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: + Truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất: chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là c ội nguồn c ủa trí tu ệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam. Đó là sức mạnh thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. + Tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng. + Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách. + Trí thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây + Phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc những giá trị tích cực trong các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, … + Phương Tây: Hồ Chí Minh tiếp thu các tư tưởng về t ự do, bình đ ẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp; tiếp thu các giá tr ị c ủa b ản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng Pháp, các giá tr ị v ề 14
  15. quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ… - Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu: + Đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có sự chuyển biến về chất. Từ đây tư tưởng Hồ Chí Minh có bước ngoặt phát triển mới, định hướng rõ theo hệ tư tưởng vô sản, mang tính ch ất cách mạng và khoa học. + Thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp H ồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để phát hiện ra ph ương hướng tìm con đường cứu nước đúng đắn. - Phẩm chất và năng lực cá nhân Hồ Chí Minh: + Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và rất sáng tạo. Người tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sự vật. + Người khổ công học tập, rèn luyện ý chí. + Yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cho nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì t ự do, h ạnh phúc của đồng bào. b.Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: * Thời kỳ từ 1890 – 1911: - Thời kỳ này Người đã học chữ Quốc ngữ, chữ Hán, tiếp xúc với văn hóa phương Đông và sách báo tiến bộ Pháp, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam. - Hành trang tư tưởng đầu tiên của Người là tinh thần yêu nước nồng nàn, kiến thức văn hóa, sự cảm thông với nỗi khổ của người dân mất nước, phân tích nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối và hình thành ý chí quy ết tâm ra đi tìm đường cứu nước. * Thời kỳ tìm tòi, khảo sát để đến với chủ nghĩa Lênin (1911-1920) - Từ năm 1911, Người sang Pháp và đến nhiều nước trên thế giới. Những năm tháng ở nước ngoài, Người làm nhiều nghề, kiên trì chịu đựng gian khổ để xem xét và tích lũy hiểu biết. Từ tình cảm yêu nước, yêu đồng 15
  16. bào ban đầu đã nảy nở trong tư tưởng của Người ý th ức giai c ấp, th ương yêu những người nghèo khổ. - Tháng 6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và giải đáp được những điều về con đường giành độc lập cho dân tộc. Tháng 12/1920, Người trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. - Từ người yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc trở thành Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước nhảy vọt, thay đổi về ch ất trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. * Thời kỳ Người hoạt động chuẩn bị chu đáo cho sự thành l ập Đ ảng C ộng sản Việt Nam (1921-1930): - NguyÔn ¸i Quèc tiÕp tôc cã nh÷ng ho¹t ®éng thùc tiÔn vµ lý luËn phong phó, viÕt nhiÒu bµi b¸o tè c¸o chñ nghÜa thùc d©n, ®Ò cËp ®Õn mèi quan hÖ gi÷a c¸ch m¹ng thuéc ®Þa vµ c¸ch m¹ng chÝnh quèc... - C¸c t¸c phÈm cña NguyÔn ¸i Quèc nh B¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n Ph¸p (1925), §êng C¸ch mÖnh (1927), C¬ng lÜnh ®Çu tiªn cña §¶ng (1930) vµ nhiÒu bµi viÕt kh¸c cña Ngêi trong thêi kú nµy lµ sù ph¸t triÓn vµ tiÕp tôc hoµn thiÖn t tëng vÒ gi¶i phãng d©n téc. - Thời kỳ này Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới và khẳng định tư tưởng cứu nước theo con đường cách mạng vô s ản, chuẩn bị cho thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến đây, nh ững nội dung tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh đã hình thành về cơ bản. * Thời kỳ Người gặp những thử thách và kiên trì giữ vững quan điểm tư tưởng của mình về đấu tranh giải phóng dân tộc (1931-1940) - Do ảnh hưởng của khuynh hướng “tả” khuynh trong Quốc tế Cộng sản, một số người xem Nguyễn Ái Quốc là “hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa”. Người đã kiên trì bảo vệ quan điểm về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, xem xét nó trong mối quan hệ hữu cơ với vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp. 16
  17. * Thời kỳ Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (1941-1969): - Tháng 2/1941, Người về nước hoạt động và trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Dưới sự chỉ đạo của Người, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ tháng 9/1945 Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, về chiến tranh nhân dân, về kháng chi ến ki ến quốc,… - Sau năm 1954, tư tưởng của Người về xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà từng bước hình thành. - Khi qua đời Người để lại bản Di chúc thể hiện những quan đi ểm cơ bản, quan trọng của cách mạng Việt Nam. 2.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh - Định nghĩa: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào đi ều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại nh ằm gi ải phóng dân t ộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. - Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: tư tưởng về độc lập dân t ộc gắn liền CNXH; t tëng vÒ vÊn ®Ò d©n téc vµ c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc; t tëng vÒ CNXH vµ con ®êng ®i lªn CNXH; t tëng vÒ §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam; t tëng vÒ ®¹i ®oµn kÕt d©n téc vµ ®oµn kÕt quèc tÕ; t t- ëng vÒ d©n chñ, Nhµ níc cña d©n, do d©n, v× d©n; t tëng vÒ v¨n ho¸, ®¹o ®øc... - Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Vi ệt Nam, soi sáng con đường tiến lên xây dựng một nước Việt Nam độc l ập, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 17
  18. 2.1. Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức sáng ngời, tiêu bi ểu nh ất c ủa truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam - Tiếp thu giá trị đạo đức của dân tộc, quê h ương, gia đình, ti ếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại, đạo đức tôn giáo nhất là chủ nghĩa Mác - Lê nin v ề đạo đức vô sản, rèn luyện tu dưỡng cá nhân, Hồ Chí Minh có ph ẩm ch ất đ ạo đức cách mạng, tiêu biểu nhất cho những truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn. Người đã tìm ra con đường cứu nước và đặt nền tảng cho con đường cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Người là hiện thân cho sự trung thành với Đảng, với lợi ích của dân tộc. - Tấm gương đạo đức của Người biểu hiện nổi bật ở phẩm chất tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng với phong cách lãnh đạo dân chủ; phong cách làm việc khoa học, quý trọng thời gian, giữ gìn kỷ luật, sống mực thước, nêu gương. - Văn hoá ứng xử của Người tự nhiên, chân tình, cởi mở, ch ủ đ ộng và t ế nhị. Lối sinh hoạt bình dị, khiêm tốn, gần gũi, th ương yêu con ng ười, hy sinh vì độc lập dân tộc, hạnh phúc, ấm no của nhân dân; không ham danh lợi. 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng a. Đạo đức là gốc của người cách mạng - Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải có những người có đạo đức cộng sản. - Đức là cái gốc của người cách mạng. Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng không thành công. Đức là cái tâm trong sáng, là lối s ống vì dân tộc, vì mọi người. b. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất của người cách mạng - Trung với nước: tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và gi ữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, suốt đ ời ph ấn đ ấu cho 18
  19. Đảng, cho cách mạng. - Hiếu với dân: thương dân, tin dân, hết lòng phục vụ dân. Muốn vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm g ốc. Cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. Việc gì có lợi cho dân ph ải h ết sức làm. Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. c. Đạo đức cách mạng là phải hết lòng yêu thương con người - Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý nhất. Ở đời và làm ng ười càng phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ. - Với những người mắc sai lầm, khuyết điểm, Hồ Chí Minh phê phán có lý, có tình, nghiêm khắc nhưng bao dung, độ lượng; phải nâng đỡ cái tốt, khắc phục cái xấu để cái tốt ngày càng phát triển, cái xấu thì bớt dần đi. d. Cốt lõi của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính - Cần là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, tinh th ần lao đ ộng sáng tạo, giữ kỷ luật, năng suất cao, có trách nhiệm và luôn tự l ực cánh sinh. Để có cần, phải rèn luyện thường xuyên, phải chống thói lười nghĩ, lười làm, ham chơi. - Kiệm là tiết kiệm, tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, ti ết ki ệm s ức lao động, thời gian, tiền của. Tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi, từ cái to đ ến cái nhỏ. - Liêm là tôn trọng, bảo vệ của công, không tham lam, không ham tâng bốc mình. - Chính là thẳng thắn, quang minh chính đại. Tâm th ẳng th ắn đ ối v ới người, với việc, không tự cao, tự đại, luôn thật thà, tự kiểm điểm mình. Đ ặt việc công trên việc tư, không sợ khó, sợ khổ, việc thiện dù nh ỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. e. Đạo đức cách mạng là có tinh thần quốc tế trong sáng - Hồ Chí Minh luôn khẳng định giá trị và tầm quan trọng của tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản. - Người khẳng định: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước dân 19
  20. chủ, không muốn gây thù oán với ai. Đoàn kết các đảng anh em và các nước anh em trên cở sở Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình. f. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng - Chuẩn mực đạo đức chung cho mọi tầng lớp người: + Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính; + Biết thắng chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ; + Đặt lợi ích dân tộc, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; + Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm; + Đoàn kết nhân ái. - Đạo đức của mỗi công dân:l àm tròn nghĩa vụ công dân, tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; hăng hái tham gia công việc chung; bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc. - Đạo đức của đảng viên: + Làm đúng chính sách của Đảng, làm gương cho quần chúng; + Hết lòng phục vụ nhân dân, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân. + Phải ngăn ngừa và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. - Đạo đức của lực lượng vũ trang: Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã h ội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, k ẻ thù nào cũng đánh thắng. - Đạo đức của người công an cách mạng: + Đối với mình phải cần kiệm liêm chính. + Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ; + Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành; + Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép; + Đối với công việc phải tận tuỵ; + Đối với địch phải cương quyết khôn khéo. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2