Đề cương bài giảng Giáo dục chính trị - TS. Phạm Ngọc Đỉnh
lượt xem 107
download
Đề cương bài giảng Giáo dục chính trị gồm 4 chương. Nội dung trình bày về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương bài giảng Giáo dục chính trị - TS. Phạm Ngọc Đỉnh
- KHOA MÁC - LÊNIN BAN BIÊN SOẠN Đề cương bài giảng GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TS. Phạm Ngọc Đỉnh Nghiên cứu viên chính Giảng viên chính Chuyên viên chính Trưởng khoa Mác - Lênin ( Chủ biên ) Tập thể tác giả TS. Phạm Ngọc Đỉnh - Chuyên gia tư vấn - Trưởng khoa Mác Lênin Ths. Võ Văn Mười - Giảng viên CN. Nguyễn Thị Ái Mỹ - Giảng viên CN. Phan Hữu Tài - Giảng viên Đề cương Giáo dục chính trị dành cho sinh viên (học viên) Trường Đại học Trà Vinh gồm 75 tiết với 2 lần kiểm tra giữa kỳ (cộng lại chia lấy trung bình điểm) và 1 lần thi hết môn cộng lại với trung bình điểm giữa kỳ và lấy trung bình điểm là điểm kết thúc môn học. Và là môn thi tốt nghi ệp trung cấp chuyên nghiệp. Lưu hành nội bộ, sinh viên không được photocopy theo luật định Chỉ phân phối theo yêu cầu đăng ký Liên hệ: TS. Phạm Ngọc Đỉnh ĐT: 0918131293 CHƯƠNG NHẬP MÔN Đề cương Giáo dục chính trị Page 1
- KHOA MÁC - LÊNIN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ I. GIÁO VIÊN - Giảng dạy theo phương pháp truyền thống (thuyết trình) và hiện đại (dùng máy chiếu) tuỳ theo điều kiện cụ thể ứng dụng cho phù hợp. - Truyền tải 3 vấn đề : + Lý luận nêu bật những luận điểm cơ bản nhất. + Thực tiễn, liên hệ thực tế toàn cầu, khu vực, Việt Nam, vùng, địa phương, ngành nghề sinh viên (học viên) đang theo học và cuộc sống bản thân con người. + Tính thời sự được công nhận mới nhất. II. SINH VIÊN (học viên) 1. Tài liệu học: Đề cương bài giảng Giáo dục chính trị (TS. Phạm Ngọc Đỉnh chủ biên), lưu hành nội bộ, sinh viên không được photocopy và chỉ phân phối theo yêu cầu đăng ký. 2. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Sinh viên đọc những phần có liên quan với tài liệu học) III. PHƯƠNG PHÁP HỌC: 1. Trong lớp: chú ý, yên lặng lắng nghe, tiếp thu có chọn lọc, ghi chép lại. 2. Ở nhà: đọc lại vở ghi, đọc giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, đọc tài liệu tham khảo. 3. Viết tóm tắt từng chương đã học. 4 Trả lời câu hỏi đặt ra và lập bảng đề cương chi tiết. 5 Nắm những luận điểm cơ bản nhất để vận dụng trong cuộc sống. IV. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - Giáo dục: Giáo dục là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đề cương Giáo dục chính trị Page 2
- KHOA MÁC - LÊNIN - Chính trị: Chính trị, theo nguyên nghĩa, là những công việc nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ lợi ích giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Phạm trù Chính trị có thể hiểu theo một số nội dung cơ bản: + Quan hệ về lợi ích. + Việc tổ chức chính quyền Nhà nước. + Biểu hiện tập trung của kinh tế. + Lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất liên quan đến vận mệnh mọi người, giải quyết nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tóm lại, Chính trị là quan hệ lợi ích giữa các quốc gia trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước. Như vậy Giáo dục chính trị là thực hiện việc truyền bá Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng c ủa Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm giúp cho sinh viên học tập, tu dưỡng và rèn luy ện để trở thành người tốt việc tốt (người công dân tốt, người lao động tốt) phục vụ thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội. Sống tốt nhất và có văn hoá nhất. Chương 1 Đề cương Giáo dục chính trị Page 3
- KHOA MÁC - LÊNIN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN I. Chủ nghĩa Mác-Lênin là gì? 1. Khái niệm Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học do Mác, Ăngghen sáng lập và sự phát triển của Lênin, được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học hợp thành học thuyết lý luận khoa học và cách mạng nhằm giải phóng con người. 2. Khái lược sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin - Thời cổ đại (thế kỷ VIII trước công nguyên – thế kỷ thứ III), trung cổ (thế kỷ thứ III – thế kỷ XV), Phục Hưng (thế kỷ XVI), cận đại (thế kỷ XVII), cổ điển Đức (thế kỷ XVIII), chủ nghĩa Mác (thế kỷ XIX), Lênin phát triển chủ nghĩa Mác (thế kỷ XX): chủ nghĩa Mác-Lênin hiện nay. - Sự ra đời Chủ nghĩa Mác: + Điều kiện kinh tế – xã hội • Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. • 1825 khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa làm hàng loạt cuộc đấu tranh công nhân nổ ra: 1831, 1834 ở Pháp; 1835 ở Anh; 1844 ở Đức. • Đặt ra yêu cầu khách quan phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. + Tiền đề lý luận • Triết học cổ điển Đức: G.Hegel và L. Feuerbach (phép biện chứng, quan điểm duy vật trong tự nhiên). • Kinh tế chính trị cổ điển Anh: Smith và Ricardo (học thuyết giá trị). • Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Saint-simon, Fourier, Owen (chủ nghĩa xã hội khoa học). + Tiền đề khoa học tự nhiên Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tiến hoá và thuyết tế bào: thế giới vật chất vô cùng vô tận tự tồn tại, vận động và chuyển hoá. - Chủ nghĩa Mác hình thành và phát triển do Mác (1818-1883), Ăngghen (1820- 1895) thực hiện từ những năm 1842 – 1843 đến những năm 1847 - 1848, từ 1849 – Đề cương Giáo dục chính trị Page 4
- KHOA MÁC - LÊNIN 1895 quá trình phát triển của nó trở nên sâu sắc và hoàn thiện hơn (Mác-Ănghen toàn tập, 55 tập). - Lênin (1870-1924) bảo vệ chủ nghĩa Mác: (1893 – 1907), (1907 – 1917), (1917 – 1924) (Lênin toàn tập, 55 tập). Chủ nghĩa Mác-Lênin.. - Chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. - Riêng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động (gồm: Chủ nghĩa Mác-Lênin (110 tập) và Tư tưởng Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập). 3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. - Vấn đề cơ bản của bao gồm 2 mặt: thứ nhất giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào quyết định; thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? - Giải quyết vấn đề cơ bản trên là xuất phát điểm, cơ sở để phân biệt các trường phái lớn, xác định lập trường Chủ nghĩa duy tâm hay Chủ nghĩa duy vật. * Chủ nghĩa duy tâm: - Xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, do xem xét phiến diện gắn với giai cấp bóc lột. - Duy tâm và tôn giáo nương tựa vào nhau. - Duy tâm chủ quan: chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. - Duy tâm khách quan: chỉ là ý niệm tuyệt đối của thực thể tinh thần. * Chủ nghĩa duy vật biện chứng: - Xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là vật chất, có nguồn gốc từ khoa học và thực tiễn. - Chủ nghĩa duy vật chất phác: đồng nhất vật chất với một hay một số vật c ụ thể. - Chủ nghĩa duy vật siêu hình: một bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập tĩnh tại, góp phần chống thế giới quan duy tâm và tôn giáo. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng: phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. * Tính thống nhất vật chất của thế giới: Đề cương Giáo dục chính trị Page 5
- KHOA MÁC - LÊNIN - Quan niệm thần thoại, tôn giáo, duy tâm thế giới có: thiên đàng, trần gian và địa ngục. - Quan niệm chủ nghĩa duy vật biện chứng: + Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, bản chất thế giới là vật chất. + Tồn tại vĩnh viễn vô tận vô hạn. + Biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất. Không chỉ giải thích mà tiếp tục nhận thức về tính đa dạng ấy. + Được chứng minh bằng kết quả khoa học, thực tiễn như: thiên văn học, khoa học vũ trụ, địa chất học, địa lý, hoá học. * Vật chất: - Vật chất là phạm trù triết học, là sản phẩm của tư duy con người với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. - Tồn tại khách quan. - Cái có thể gây nên cảm giác ở con người. - Ý nghĩa: + Thuộc tính tồn tại khách quan, khắc phục hạn chế của quan điểm duy vật cũ, duy tâm . + Khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan. - Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: mọi sự thay đổi và diễn ra trong vũ trụ là thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình và tự thân vận động. - Năm hình thức vận động cơ bản là: cơ giới, vật lý, hoá học, sinh vật và xã hội. + Vận động cao xuất hiện trên cơ sở vận động thấp, bao hàm các hình thức vận động thấp hơn. + Cơ sở phân loại, phân ngành, hợp loại, hợp ngành khoa học. + Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn. - Đứng im cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động, xảy ra trong một mối quan hệ nhất định, một hình thức vận động. Đứng im là tương đối, tạm thời. - Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất: + Không gian: là vị trí, quảng tính (cao, rộng, dài) nhất định, tồn tại trong mối tương quan (sau, trước, phải, trái) với những dạng vật chất khác. Đề cương Giáo dục chính trị Page 6
- KHOA MÁC - LÊNIN + Thời gian: là quá trình biến đổi nhanh, chậm, kế tiếp, chuyển hoá. + Tính chất chung là khách quan, vĩnh cửu, vô tận vô hạn. + Không gian ba chiều (cao, rộng, dài) còn thời gian một chiều (quá khứ đến tương lai). Vậy, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan. * Ý thức: - Nguồn gốc tự nhiên: + Ý thức: • Thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. • Chức năng của óc người. • Kết quả hoạt động sinh lý, thần kinh của óc người. + Con người với thế giới khách quan trong mối quan hệ tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo. + Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. • Những đặc điểm mang thông tin là cái phản ánh. • Dạng vật chất tác động là cái được phản ánh. • Phản ánh cơ, lý, hoá cho vật chất vô sinh, thụ động. • Phản ánh sinh học cho giới tự nhiên hữu sinh, cảm ứng tạo cảm giác qua phản xạ không điều kiện. • Phản ánh tâm lý: cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua phản xạ có điều kiện. • Phản ánh năng động, sáng tạo ở bộ óc người, chủ động lựa chọn xử lý, tạo ra, phát hiện thông tin, hình thành ý thức. Hình thành tâm lý động vật. - Nguồn gốc xã hội: + Lao động: • Con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên cho phù hợp nhu cầu con người. • Quá trình thay đổi cấu trúc cơ thể. Đề cương Giáo dục chính trị Page 7
- KHOA MÁC - LÊNIN • Bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật của nó thông qua các giác quan bộ óc, hình thành tri thức. + Ngôn ngữ: • Hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. • Phương tiện để biểu đạt mang tính tập thể. • Giao tiếp, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng. Hình thành ý thức (quyết định). - Bản chất của ý thức: + Tính chất năng động, sáng tạo. + Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, sự khách quan quy định nội dung, hình thức, cải biến qua chủ quan con người. + Một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội. - Cấu trúc của ý thức: + Tri thức: • Toàn bộ những hiểu biết của con người. • Phương thức tồn tại của ý thức, điều kiện để ý thức phát triển. • Gồm nhiều loại: tự nhiên – xã hội – nhân văn; đời thường – khoa học; kinh nghiệm – lý luận; cảm tính – lý tính. + Tình cảm: • Những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các mối quan hệ. • Cảm xúc cụ thể. • Yếu tố, động lực của nhận thức. • Bao gồm: tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo… + Ý chí: • Khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. • Mặt năng động, tự giải, tự đấu tranh, tự kiềm chế, tự làm,chủ, quyết đoán của ý thức. Quan hệ biện chứng tri thức là cái quyết định nhất. Luôn luôn phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức. Đề cương Giáo dục chính trị Page 8
- KHOA MÁC - LÊNIN * Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: - Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. + Con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất. + Vật chất là nguồn gốc của ý thức. + Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất, nó quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức. Đó là vai trị của vật chất. - Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. + Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo. + Xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu của mình. + Có hướng tích cực hoặc tiêu cực. + Có thể quyết định hành động con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả. * Ý nghĩa phương pháp luận: - Nguyên tắc: mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan, đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức. - Phòng chống, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chống chủ nghĩa kinh nghiệm, bảo thủ, trì trệ, thụ động. 4. Phép biện chứng duy vật - Biện chứng: + Là những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá, vận động, phát triển theo quy luật của vật chất. + Biện chứng khách quan: biện chứng của thế giới vật chất. + Biện chứng chủ quan: sự phản ánh vô ý thức của con người. - Phép biện chứng: là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học của nhận thức và thực tiễn. - Phép siêu hình: phương pháp tư duy về thế giới vật chất trong trạng thái cô lập và bất biến. Đề cương Giáo dục chính trị Page 9
- KHOA MÁC - LÊNIN - Hình thức: + Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. + Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: Kant, Hegel. + Phép biện chứng duy vật trong chủ nghĩa Mác-Lênin. - Phép biện chứng duy vật: là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và tư duy. - Đặc trưng: + Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. + Thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận (duy vật biện chứng) nên nó là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. - Vai trò: là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận, tạo nên tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. * Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: - Mối liên hệ: là sự quy định, tác động chuyển hoá lẫn nhau của vật chất. - Tính chất: + Khách quan: quy định tác động, chuyển hoá là cái vốn có của nó, tồn tại đ ộc lập không phụ thuộc vào ý chí con người. Con người có thể ý thức, vận dụng nó. + Phổ biến: bất cứ sự tồn tại nào cũng là một hệ thống, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. + Đa dạng: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ c ụ thể khác nhau, nó giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển. Cùng một mối liên hệ nhất định, điều kiện cụ thể khác nhau, giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động phát triển thì tính chất, vai trò khác nhau. Có mối liên hệ: bên trong – bên ngoài, bản chất – hiện tượng, chủ y ếu – th ứ yếu, trực tiếp – gián tiếp Ngoài ra còn có mối liên hệ đặc thù trong mọi sự vật, hiện tượng (trung gian). - Ý nghĩa phương pháp luận: trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm: + Phổ biến - toàn diện: xử lý tình huống trong mối quan hệ biện chứng qua l ại giữa các yếu tố, bộ phận, giữa các sự vật, hiện tượng trong chính sự vật đó và sự vật khác. Đề cương Giáo dục chính trị Page 10
- KHOA MÁC - LÊNIN + Lịch sử - cụ thể: như tính đặc thù, tình huống, xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau trong tình huống cụ thể. + Khắc phục những quan điểm: phiến diện, siêu hình, chiết trung, nguỵ biện. * Nguyên lý về sự phát triển: - Quan điểm siêu hình: phát triển là tăng giảm, tiến lên liên tục, không quanh co. - Quan điểm phép biện chứng: + Phát triển là quá trình vận động, theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. + Phát triển không đồng nhất với vận động. + Quá trình phát sinh, giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật. + Quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực, kế thừa những nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. - Tính chất: + Tính khách quan: từ bản thân sự vật, hiện tượng giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng và không phụ thuộc vào ý thức của con người. + Tính phổ biến: trong mọi lĩnh vực tự nhiên – xã hội – tư duy, trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình, mọi giai đoạn bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới. + Tính đa dạng: Phát triển là khuynh hướng chung, không hoàn toàn giống nhau, tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau có thể sự phát triển cũng khác nhau. Phát triển thay đổi chiều hướng, có thể thụt lùi tạm thời, phát triển mặt này thoái hoá mặt khác. - Ý nghĩa phương pháp luận: + Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến đối lập với phát triển. + Luôn đặt sự vật hiện thượng theo khuynh hướng đi lên, bao hàm thuận nghịch, mâu thuẫn, tính quanh co, phức tạp. + Phải đặt trong nhiều giai đoạn khác nhau, biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng đi lên. 5. Chủ nghĩa duy vật lịch sử * Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đề cương Giáo dục chính trị Page 11
- KHOA MÁC - LÊNIN - Lực lượng sản xuất: + Mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất + Người lao động: năng lực, kỹ năng, tri thức. + Tư liệu sản xuất: đối tượng lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động. - Quan hệ sản xuất: + Mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất. + Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. + Quan hệ tổ chức – quản lý trong quá trình sản xuất. + Quan hệ phân phối kết quả lao động. - Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: + Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất • Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật. • Quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế. • Quan hệ sản xuất tác động tích cực hoặc tiêu cực, phụ thuộc tính phù hợp hay không phù hợp với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. + Mối quan hệ thống nhất bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập và sự phát sinh mâu thuẫn. • Nó cũng tuân theo quy luật lượng – chất, phủ định của phủ định. • Quá trình phát triển sản xuất xã hội vừa mang tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn. • Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc, động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất, toàn bộ đời sống xã hội, lịch sử nhân loại, toàn bộ các hiện tượng xã hội, các sự biến đổi trong đời sống chính trị, văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử. 6. Vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin: - Vai trò thế giới quan và phương pháp luận đối với các ngành khoa học cụ thể. - Các ngành khoa học cụ thể là chứng minh, thực thi những luận điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin. II. Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Đề cương Giáo dục chính trị Page 12
- KHOA MÁC - LÊNIN 1. Hàng hoá - Hàng hoá: + Là sản phẩm của lao động. + Thoả mãn nhu cầu nhất định của con người. + Thông qua trao đổi, mua bán. - Giá trị sử dụng: + Thoả mãn bất cứ loại nhu cầu nào của con người. + Nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. + Được phát hiện dần dần. + Một phạm trù vĩnh viễn. + Thể hiện khi sử dụng hay tiêu dùng, là nội dung vật chất của của cải. + Không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá như: không khí, nước suối. + Cái mang giá trị trao đổi. - Giá trị: + Giá trị trao đổi: một quan hệ về số lượng, tỷ lệ trao đổi những giá trị sử dụng thuộc các loại khác nhau. + Đều có thể quy về được, nó có một tính chất chung là sản phẩm c ủa lao động. + Sự hao phí sức lao động của con người được tích luỹ lại. + Trao đổi lao động ẩn giấu trong những hàng hoá ấy. + Sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng bản thân, gia đình không có giá trị, thuộc tính tự nhiên là giá trị sử dụng làm ra sản phẩm để trao đ ổi thì hao phí lao động mang giá trị, do vậy thuộc tính xã hội là giá trị. - Hàng hoá thống nhất giữa hai mặt đối lập. - Lao động cụ thể: + Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. + Bao gồm mục đích, phương pháp, phương tiện, kết quả riêng. + Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất đ ịnh, hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. + Phạm trù vĩnh viễn. Đề cương Giáo dục chính trị Page 13
- KHOA MÁC - LÊNIN - Lao động trừu tượng: + Sự hao phí sức lực, trí óc, thần kinh, sức cơ bắp nói chung. + Hao phí đồng chất của con người, chỉ có trong nền sản xuất hàng hoá. + Tạo ra giá trị cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. + Phạm trù lịch sử riêng. - Trong nền sản xuất hàng hoá, lao động tư nhân – xã hội không phải hai lao động khác nhau mà là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất. Đó cũng là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá và là tiềm ẩn khủng hoảng của “sản xuất thừa”. - Chất giá trị hàng hoá là lao động xã hội: lao động hao phí tạo ra. - Lượng giá trị hàng hoá là lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hoá. - Thước đo lượng giá trị của hàng hoá: + Thước đo thời gian: giờ, ngày. + Do thời gian lao động quyết định. + Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hoá. + Thước đo lượng giá trị của hàng hoá được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. - Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá: + Năng suất lao động xã hội: sức sản xuất của lao động. + Cường độ lao động: mức độ khẩn trương. + Mức độ phức tạp của lao động: giản đơn – phức tạp. Lao động giản đơn: không qua đào tạo. Lao động phức tạp: phải có sự đào tạo, huấn luyện tay nghề. - Cơ cấu của lượng giá trị hàng hoá gồm hai bộ phận: + Lao động quá khứ là tư liệu sản xuất, giá trị cũ. + Lao động sống là sức lao động, giá trị mới. 2. Hàng hoá sức lao động: - Sức lao động trong điều kiện lịch sử nhất định sẽ trở thành hàng hoá: Có thể mua và bán theo thoả thuận. - Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: + Giá trị: Đề cương Giáo dục chính trị Page 14
- KHOA MÁC - LÊNIN • Năng lực sống, duy trì cuộc sống bản thân, tư liệu sinh hoạt nhất định: ăn, mặc, ở, học hành (đào tạo) và gia đình, con cái. • Phụ thuộc hoàn cảnh lịch sử, mỗi nước, từng thời kỳ, địa lý, khí hậu. + Giá trị sử dụng: • Quá trình sử dụng hay tiêu dùng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu. • Giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. • Nguồn gốc sinh ra giá trị mới lớn hơn, đó là tư bản. - Tiền công trong chủ nghĩa tư bản: + Tiền công là do công nhân làm việc hoàn thành công việc và được nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định. + Tiền công theo thời gian: • Phân biệt giờ, ngày, tuần, tháng. • Căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. • Giá cả một giờ lao động là thước đo chính xác. + Tiền công theo sản phẩm: • Số lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. • Thường số tiền công trung bình một ngày với số lượng sản phẩm trung bình một ngày. • Hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian. • Giúp tư bản quản lý, giảm sát dễ dàng hơn. • Kích thích lao động tích cực, khẩn trương tạo nhiều sản phẩm. + Tiền công danh nghĩa: • Số tiền người công nhân nhận được do bán sức lao động cho nhà tư bản. • Giá cả sức lao động. + Tiền công thực tế: • Biểu hiện bằng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. • Có xu hướng hạ thấp. • Tư bản cải tiến tổ chức, kích thích bằng lợi ích vật chất. 3. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư - Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị, giá trị thặng dư. Đề cương Giáo dục chính trị Page 15
- KHOA MÁC - LÊNIN - Đặc điểm: + Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. + Sản phẩm do lao động tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. - Giả định sản xuất hàng hoá A ứng ra 27.000 đồng + Mua nguyên liệu: 20.000 đồng + Hao mòn máy móc: 4.000 đồng Chi phí sản xuất: + Mua sức lao động: 3.000 đồng + Sản phẩm có được: 20.000 đồng 27.000 đồng + Giá trị máy móc: 4.000 đồng + Giá trị mỗi công nhân lao động 12 giờ: 6.000 đồng 30.000 đồng - Như vậy: + Sản phẩm có được hai phần: • Giá trị tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể tạo ra chuyền vào giá trị cũ (24.000). • Giá trị do lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (6.000) là giá trị sức lao động, giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không (m). + Ngày lao động được chia thành hai phần: lao động cần thiết và thặng dư. + Trong lưu thông, tư bản mua được hàng hoá sức lao động, trong sản xuất tạo ra giá trị thặng dư. Vạch ra bản chất bóc lột của tư bản. + Tư bản: giá trị mang lại giá trị thặng dư (đúng với mọi tư bản). + Tư bản: giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. - Tư bản bất biến là tư liệu sản xuất, điều kiện cần thiết không thể thiếu (C). - Tư bản khả biến là sức lao động, quyết định tư bản lớn lên (V). 4. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản - Thế kỷ XVIII – XIX: Công trường thủ công, tự do cạnh tranh, chiến tranh nóng: Anh, Pháp, Nga. Đề cương Giáo dục chính trị Page 16
- KHOA MÁC - LÊNIN - Thế kỷ XIX – XX: Đại công nghiệp cơ khí, độc quyền Nhà nước, chiến tranh lạnh: Mỹ, Nhật, Tây Âu. - Thế kỷ XX – XXI: Tự động hoá, liên quân, liên minh, hợp tác đ ấu tranh hoà bình, khủng bố: cụm nước, khối cộng đồng. 5. Ý nghĩa - Chủ nghĩa tư bản phát triển so với xã hội trước, tiến bộ hơn các xã hội trước như: phong kiến, chiếm hữu nô lệ, công xã nguyên thuỷ. - Bản chất của chủ nghĩa tư bản không đổi, vẫn bóc lột giá trị thặng dư ngày càng nhiều, về kinh tế là bóc lột giá trị thặng dư, về chính trị là hiếu chiến và xâm lược. - Chủ nghĩa tư bản phải được thay thế bằng xã hội sau và cao hơn là xã hội xã hội chủ nghĩa. III. Hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa 1. Định nghĩa ngắn gọn giai cấp công nhân: - Là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, ngày càng có trình độ xã hội hoá, quốc tế hoá cao. - Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người công nhân không có tư hữu sản xuất buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. 2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: - Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ, phương thức sản xuất trong tương lai. - Mặt khách quan: là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao đ ộng đấu tranh xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới. - Đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân: + Giai cấp tiên phong cách mạng . + Giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất. + Giai cấp có ý thức tổ chức kỹ luật cao. + Giai cấp có bản chất quốc tế. - Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời trước giai cấp tư sản, phần lớn xuất thân từ nông dân, bị ba tầng áp bức là địa chủ, chủ nghĩa thực dân, tư sản và sớm giác ngộ cách mạng . Đề cương Giáo dục chính trị Page 17
- KHOA MÁC - LÊNIN 3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa - Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa: + Cuộc cách mạng thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. + Cuộc cách mạng chính trị, tiếp theo là sử dụng nhà nước để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. + Thực hiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. 4. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa Hình thái kinh tế – xã hội chủ nghĩa cộng sản chia thành ba thời kỳ: * Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: - Đặc điểm: sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội, trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh trên tất c ả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và phát triển theo đ ịnh hướng xã hội ch ủ nghĩa. - Thực chất: + Kinh tế: tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần. + Chính trị: kết cấu giai cấp đa dạng, phức tạp, ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau thì có sự khác nhau. + Văn hoá – xã hội: nhiều tư tưởng và văn hoá khác nhau. - Nội dung: + Kinh tế: sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất. + Chính trị: xây dựng, củng cố Nhà nước và nền dân chủ. + Văn hoá – xã hội: xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Xã hội: xây dựng bình đẳng xã hội. * Xã hội xã hội chủ nghĩa (đặc trưng): - Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp. - Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. - Tạo ra được cách tổ chức lao động và kỹ thuật lao động mới. - Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất. - Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Đề cương Giáo dục chính trị Page 18
- KHOA MÁC - LÊNIN - Thực hiện được sự giải phóng con người, thực hiện bình đẳng xã hội , con người có điều kiện phát triển toàn diện. * Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa: - Kinh tế: thực hiện được nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. - Xã hội: con người được giải phóng hoàn toàn. 5. Tình hình thế giới hiện nay - Chủ nghĩa xã hội hiện thực + Thế giới từ năm 1917 Liên xô tiến lên xã hội chủ nghĩa, (1940) 11 nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, (1960) gần 40 nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, (1989) hơn 40 nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. + Ở Việt Nam, 1954 Miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa, 1975 cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, 1985 khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện -> phải đổi mới. + Từ 1989 – 1991 các nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ do sai lầm về mô hình, lãnh đạo, tư tưởng, tổ chức, hành động, sự can thiệp quá sâu của chủ nghĩa đế quốc. - Hiện nay nhận thức lại chủ nghĩa xã hội, tìm cách khắc phục sai lầm, tìm đường phát triển mới đi lên chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với xu thế mới là toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin, giải quyết những vấn đề toàn cầu hoá đặt ra: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiên tai, bùng nổ dân số, khủng bố và tham nhũng… Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Khái niệm * Định nghĩa Đề cương Giáo dục chính trị Page 19
- KHOA MÁC - LÊNIN - Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại nhằm gi ải phóng con người. - Nội dung khái niệm gồm : + Chủ nghĩa Mác – Lênin. + Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. + Tinh hoa văn hoá dân tộc. + Tinh hoa văn hoá nhân loại. + Giải phóng con người. + Cảm nghĩ về Hồ Chí Minh. * Cơ sở hình thành và phát triển - Nhân tố khách quan. + Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. • Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. • 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. • Phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp rầm rộ trên phạm vi cả nước. • Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung) (1890-1969) ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nghệ tĩnh). Cha : Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho cấp tiến, yêu nước thương dân (mộ ở Đồng Tháp). Mẹ : Hoàng Thị Loan (mộ ở trên núi Nghệ An). • Bối cảnh thời đại. • Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền (Chủ nghĩa đế quốc) thế kỷ XIX sang thế kỷ XX. • Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa TK XIX đầu TK XX dẫn đến Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời. • 3-1919 Quốc tế Cộng Sản ra đời (Quốc tế III), Lênin lãnh đạo phong trào công nhân và các dân tộc trên thế giới đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc. Đề cương Giáo dục chính trị Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục học đại cương
49 p | 8649 | 1607
-
Đề cương bài giảng Giáo dục học đại cương - Phan Vũ Thiệt
23 p | 488 | 100
-
Đề cương bài giảng Phương pháp Nghiên cứu khoa học giáo dục - ĐH Thái Nguyên
142 p | 450 | 98
-
Đề cương bài giảng học phần: Giáo dục học đại cương - ThS. Nguyễn Thiện Thắng
24 p | 499 | 91
-
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI CẤP THCS Ở KHU VỰC NÔNG THÔN NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG HỢP HÒA-2
13 p | 483 | 65
-
Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - TS. Phạm Ngọc Đỉnh
30 p | 242 | 57
-
Bài giảng Giáo dục học - Nguyễn Đức Thanh
72 p | 218 | 50
-
Bài giảng Giáo dục học - CĐ Sư phạm
74 p | 194 | 43
-
Bài giảng Giáo dục học khiếm thính: Bài 1 - GV. Nguyễn Thị Chung
17 p | 193 | 38
-
Đề cương bài giảng Chính trị
35 p | 301 | 37
-
Đề cương bài giảng Thống kê giáo dục
38 p | 141 | 22
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh và đối ngoại
21 p | 117 | 9
-
Đề cương bài giảng Giáo dục chính trị (Trình độ CĐ/TC) - Trường CĐ nghề xây dựng
37 p | 54 | 6
-
Đề cương bài giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh (Trình độ CĐ/TC) - Trường CĐ nghề xây dựng
37 p | 38 | 6
-
Đề cương bài giảng Giáo dục hòa nhập - Hỗ trợ trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa nhập
12 p | 39 | 4
-
Đề cương bài giảng Phương pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non
56 p | 13 | 2
-
Đề cương bài giảng Phương pháp dạy trẻ mầm non định hướng trong không gian và thời gian: Phần 1
46 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn