ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG<br />
<br />
ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA<br />
NĂM 1943<br />
T.S. Phan Quốc Anh<br />
Lớp ĐHTC Bình Dương<br />
<br />
Nếu như trong Luận cương chính trị<br />
1930, Đảng ta mới chỉ đặt ra vấn đề<br />
giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí<br />
và tự do báo chí thì Đề cương văn hoá<br />
năm 1943 chính thức đặt vấn đề văn<br />
hoá một cách rộng hơn.<br />
<br />
Đề cương văn hoá Việt Nam bao gồm 5 nội<br />
dung chính:<br />
• Phần I: Cách đặt vấn đề<br />
• Phần II: Lịch sử và tính chất văn hoá Việt<br />
Nam<br />
• Phần III: Nguy cơ của văn hoá Việt Nam dưới<br />
ách phát xít Nhật - Pháp<br />
• Phần IV: Vấn đề cách mạng văn hoá Việt<br />
Nam<br />
• Phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà<br />
văn hoá mácxít Đông Dươngvà nhất là<br />
những nhà văn hoá mácxít ở Việt Nam<br />
<br />
Đề cương văn hoá năm 1943 của Đảng ta<br />
do đồng chí Trường Chinh chấp bút<br />
thực sự là văn kiện lớn có giá trị lịch<br />
sử, đánh dấu quan điểm của Đảng ta về<br />
văn hoá văn nghệ. Xác định "phạm vi<br />
vấn đề văn hoá bao gồm cả tư tưởng,<br />
học thuật và nghệ thuật", bản Đề<br />
cương văn hoá khẳng định: "Thái độ<br />
cộng sản Đông Dương đối với vấn đề<br />
văn hoá:<br />
<br />
a. Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh<br />
tế, chính trị, văn hoá), ở đó người cộng sản phải<br />
hoạt động.<br />
b. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn<br />
phải làm cách mạng văn hoá.<br />
c. Có lãnh đạo được phong trào văn hoá Đảng<br />
mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền<br />
của Đảng mới có hiệu quả". Trên cơ sở ấy, bản<br />
Đề cương văn hoá năm 1943 khẳng định: nền<br />
văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông<br />
Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xã hội chủ<br />
nghĩa và chỉ ra ba nguyên tắc vận động của<br />
cuộc vận động văn hoá: dân tộc hoá, đại<br />
chúng hoá và khoa học hoá.<br />
<br />